Đông y bàn về liệt dương

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 11 Tháng một 2008.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Nhiều người cho rằng khi bị bất lực thì không nên sinh hoạt tình dục. Thực ra, việc yêu đương với mức độ vừa phải có tác dụng "kích hoạt" khả năng tình dục của bạn. Nếu "nhịn hẳn", khả năng đó sẽ "lịm" luôn.
    Khi cơ thể suy yếu thì việc tiết dục là hết sức cần thiết để bảo tồn tinh khí và giữ gìn sức khỏe. Tuy vậy, ngoại trừ những trường hợp bị bất lực ở mức độ nặng, nghĩa là không thể "hành sự" được, còn với mức độ nhẹ và vừa thì vẫn nên duy trì sinh hoạt tình dục với tần số thích hợp. Điều này không chỉ có tác dụng giải tỏa về mặt tâm lý mà còn tạo ra những kích thích có tính hưng phấn, rất cần cho sự phục hồi dương sự.
    Theo y học cổ truyền, việc ái ân có thể khơi thông ngũ tình, làm cho can khí thông suốt, tâm huyết điều hòa. Nếu tuyệt dục lâu ngày thì can khí không điều hòa, khí huyết ứ trệ, từ đó mà không đạt được mục đích dưỡng sinh. Ngay cả với những trường hợp bất lực ở mức độ nặng, nếu như không có sự gần gũi với người khác giới, không có sự động viên, khích lệ, ve vuốt của người bạn đời thì dẫu cho thuốc có hay đến mấy thì kết quả trị liệu cũng rất hạn chế.

    Bất lực nghĩa là thận hư?

    Từ quan niệm sai lầm này mà nhiều quý ông khi có trục trặc về dương sự là lập tức đi cắt thuốc bổ thận, có khi bệnh càng nặng thêm. Thực ra, theo y học cổ truyền, chứng bất lực có nhiều nguyên nhân như: tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp...), phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở luỵ (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)...

    Do đó, biện pháp trị liệu cũng không giống nhau. Phần lớn nguyên nhân gây nên bất lực là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết), tác động trước hết đến các tạng như can, tâm và tỳ, tạo nên những thể bệnh như can khí uất kết, tâm tỳ lưỡng hư...
    Chỉ cần dùng thuốc bổ thận tráng dương là chữa khỏi chứng bất lực?

    Sự ngộ nhận này là hệ quả tất yếu của quan niệm sai lầm vừa kể trên; nó khiến cho những người đàn ông "yếu" sùng bái thuốc tráng dương, cường dương, vô tình trở thành "con mồi" của các lang băm. Nhiều ông lang vô tình hoặc cố ý khuếch đại về công dụng của thuốc bổ thận tráng dương khiến cho "con bệnh" vì quá tin mà lạm dụng. Hậu quả là, bệnh trạng của người bệnh không những không được cải thiện mà có khi còn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lở loét miệng, chảy máu chân răng, mụn nhọt, khô miệng, tăng huyết áp...

    Đối với những người bị bất lực do dùng tân dược chữa tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, đái đường... thì việc dùng nhầm hoặc lạm dụng các thuốc cường dương.
    4 Bài Thuốc Chữa Liệt Dương


    Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ). Đơn thuốc được kê tùy theo các nguyên nhân này.

    Liệt dương do suy nhược cơ thể

    Thể này hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính về tiêu hóa hoặc hệ thống tuần hoàn. Ngoài triệu chứng liệt dương, bệnh nhân còn có biểu hiện da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, thảng thốt, tinh thần bất an, đoản hơi, đoản khí.

    Bài thuốc: Nhân sâm, long nhãn, bạch truật, phục thần mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ, đương quy, toan táo nhân mỗi thứ 16 g, mộc hương 6 g, viễn chí 6 g, cam thảo 4 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày thì nghỉ 10 ngày, liên tiếp trong 3 tháng.

    Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

    Thể này do hoạt động tình dục quá độ, thủ dâm gây ra.

    Nếu do thận âm hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hoạt tinh, người gầy, da khô, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngủ ít. Dùng bài thuốc: thục địa 16 g, sơn thù, trạch tả, đan bì mỗi thứ 8 g, hoài sơn, phục linh, kỷ tử, nhục thung dung, ngũ vị tử, trâu cổ, long nhãn mỗi thứ 12 g. Ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày, trong 3 tháng liên tiếp.

    Nếu do thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn), di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Dùng bài thuốc: thục địa, thỏ ty tử, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao mỗi thứ 120 g, làm viên hoàn, ngày uống 30 g.

    Liệt dương do viêm nhiễm

    Hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ.

    Bài thuốc: hoàng bá nam 20 g, ý dĩ, trâu cổ mỗi thứ 16 g, mạch môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi thứ 12 g, tỳ giải 24 g, sắc uống ngày 1 thang, uống 20 thang trong 1 tháng.

    Chú ý: Trong thời gian uống thuốc, cần tránh quan hệ tình dục.
    Sức Khỏe & Đời Sống
    BS Khang Ninh
    (Vietnet.com.au)
     
  2. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đông y bàn về liệt dương

    Hải mã - “Viagra” động vật
    DS. Hữu Bảo
    (Cập nhật: 25/1/2008)


    Thuốc chữa chứng yếu sinh lý ở nam giới gồm những dược liệu nguồn gốc thực vật như dâm dương hoắc, tỏa dương, rễ cau... và dược liệu từ động vật như ngài tằm đực, tôm càng, hải mã... Trong đó, hải mã được lưu truyền sử dụng với đầy đủ giá trị của nó đến tận ngày nay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
    [​IMG]Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng, dài 5-20cm, có loài đến 30cm. Đầu giống đầu ngựa nằm ngang vuông góc với thân hoặc gấp xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to, bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ. Con đực có túi ở bụng để hứng trứng do con cái đẻ vào, nên nhiều người lầm tưởng đó là con cái. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không có vây. Màu sắc thường là vàng, trắng, vàng - nâu, có khi pha đỏ và xanh đen nhạt.
    Hải mã bắt về, rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột, uốn đuôi cho cong tròn lại, rồi phơi hay sấy khô. Có người còn dùng bàn chải đánh sạch lớp màng da màu thẫm bên ngoài, rửa sạch rồi mới mổ. Hoặc ngâm hải mã vào rượu hồi hoặc rượu quế một thời gian để khử mùi tanh, rồi mới phơi hoặc sấy khô. Ở thị trường, người ta thường bán hai con hải mã buộc chung với nhau, một to, một nhỏ, tượng trưng cho con đực và con cái.
    Sau khi chế biến, hải mã giống như một gióng dài, dẹt và cong, phần giữa to, mặt ngoài màu trắng ngà hoặc vàng nâu. Toàn thân có những đốt vân nổi rõ và nhô lên ở suốt dọc lưng, bụng và hai bên sườn như gai. Đầu gập xuống hoặc hơi choãi ra, đỉnh đầu có một u lồi, hai mắt lõm sâu. Đuôi thuôn dần và cuộn tròn vào phía trong. Chất nhẹ cứng. Thứ to, màu sáng đều, đầu và đuôi còn nguyên vẹn là loại tốt.
    Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, dược liệu hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh (nếu không sao tẩm), tính ấm, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, chủ trị chứng yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, đàn bà chậm có con do suy dương khí. Dạng dùng thông thường là thuốc bột, viên hoàn hoặc rượu ngâm. Dùng riêng, hải mã một đôi, sấy khô vàng, tán nhỏ, rây bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-5g với rượu. Dùng phối hợp, hải mã 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm vào một lít rượu trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40ml chia làm hai lần. Người không uống được rượu, pha thêm nước và mật ong mà uống. Hoặc hải mã 2 con, ngài tằm đực 5 con, tôm càng 20g, sao vàng, tán bột mịn, chia làm 2-3 ngày, uống với nước ấm.
    Rượu hải mã - “Viagra” động vật
    Trong dân gian, người ta hay ngâm rượu hải mã với chim bìm bịp, tắc kè và một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loại sâm rừng, nhất là củ sâm cau (một dược liệu có tác dụng kích thích sinh lý mạnh). Hải mã còn được bào chế với nhung hươu, ngài tằm đực, nhân sâm, ba kích, hà thủ ô, hồ đào... thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70o) và viên bao với tên gọi là Bipharton theo Chương trình nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại của Nhà nước.
    Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, hải mã để tươi ngâm rượu mới quý. Do đó, trong mỗi chuyến ra khơi, họ thường mang theo hàng lít rượu trắng để ngâm ngay khi bắt được hải mã. Họ còn cho biết phải dùng một đôi hải mã đang "quấn nhau" và còn nguyên mắt mới tốt.
    Ngoài ra, hải mã còn được dùng chữa thở khò khè, hen suyễn, đái són: Hải mã 5g, đương quy 10g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày.
    Chữa viêm thận mạn tính: Hải mã một con to, rang cho chín vàng giòn, tán bột; bầu dục lợn một quả, bổ đôi, rửa sạch, cho bột hải mã vào, buộc chặt. Hấp cách thủy rồi ăn làm một lần trong ngày, liền trong 15 ngày (tài liệu nước ngoài).
    Dùng ngoài, hải mã tán thành bột mịn, rắc chữa mụn nhọt, lở loét.
    Chú ý: Người thể âm hư, nội nhiệt, cảm mạo, không dùng hải mã.
    (SKDS)
     

Chia sẻ trang này