Đông y và giấc ngủ

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Tử Vi, 30 Tháng tám 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Đông y và giấc ngủ

    BS. Nguyễn Thị Hồng

    (Cập nhật: 9/8/2007)


    Ngủ là một trạng thái sinh lý thể hiện bằng sự nghỉ của các hoạt động và sự mất hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn các khả năng liên lạc với bên ngoài, song chúng được phục hồi vì được bồi bổ tốt và trở nên khỏe khoắn hơn. Ngủ là một quá trình từ ngủ nông tiến tới ngủ sâu và ngược lại, từ ngủ sâu sang ngủ nông, nó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian ngủ. Thời gian ngủ trong một ngày ở người trẻ và người già không giống nhau. Càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều, càng lớn tuổi ngủ càng ít, trung bình 7-8 giờ trong một ngày. Trong giấc ngủ sâu cơ thể tiết ra hormon sinh trưởng. Trong giấc ngủ nói chung, tiết ra hormon lutein, tăng tiết prolactin. Từ ngủ nông vào ngủ sâu, nhịp thở, lượng thông khí giảm, huyết áp nhịp tim giảm, các cơ được thả lỏng. Từ ngủ sâu sang ngủ nông, nhịp thở, lượng khí lưu thông huyết áp nhịp tim thay đổi, và hay nằm mộng. Ở người có tuổi, có thể không còn giấc ngủ sâu.

    Đông y cho rằng, ngủ là giai đoạn cơ thể được bồi bổ âm tinh theo các hoạt động âm dương trong một ngày đêm. Đó là đến giữa trưa (chính ngọ) thì dương cực và sinh ra âm, từ trưa đến chiều âm tăng dần, dương giảm dần đến 18 giờ (mặt trời lặn) thì dương tận, từ đó đến giữa giờ tí (24 giờ) âm tăng dần đến mức cực đại rồi bắt đầu sinh ra dương, từ giữa đêm đến sáng dương tăng dần, âm giảm dần, đến 6 giờ sáng (mặt trời mọc) thì âm tận, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa thì dương tăng dần đến mức cực đại thì sinh ra âm và cứ thế tiếp tục. Ban đêm khi ngủ âm tinh được bồi bổ đầy đủ thì có sức sinh dương, để đến sáng dậy dương khí đủ tinh thần sảng khoái, người khỏe khoắn và ban ngày làm việc tốt (đó là giấc ngủ có chất lượng tốt). Nếu âm tinh không được bồi bổ đầy đủ hoặc dương bị tiêu hao quá mức (do lạnh) khi tỉnh dậy dễ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, tinh thần không sảng khoái (đó là giấc ngủ có chất lượng không tốt).

    Để giấc ngủ có chất lượng tốt, Đông y khuyên làm như sau:

    Thời gian ngủ nên theo nhịp ngày đêm:

    Để âm dương được bồi bổ theo quy luật âm, dương. Sách ghi như sau: Mùa xuân mùa hạ ngủ muộn, dậy sớm (mặt trời lặn muộn, mọc sớm); mùa thu, ngủ sớm dậy sớm (mặt trời lặn sớm, mọc sớm); mùa đông ngủ sớm dậy muộn (mặt trời lặn sớm, mọc muộn). Nên tránh thức quá 12 giờ đêm, vì như vậy âm không được bồi bổ, dương bị tiêu hao quá mức. Không nên thức đêm, ngủ ngày vì không theo quy luật âm dương; bạn thử thức trắng một đêm và 2 ngày sau ngủ bù thì vẫn cảm thấy người mệt mỏi.

    Trong lúc ngủ, tốt nhất là:

    - Phòng yên tĩnh, “không nói to, gọi to”.

    - Tắt đèn, mắt không hướng ra ngoài trời để thần có điều kiện tàng ở tâm (ngủ tốt).

    - Không nằm cạnh cửa sổ mở hoặc chỗ có gió lùa (vì có thể bị trúng gió - trúng phong, hoặc cảm phong); nếu phải nằm ngoài trời thì nhất thiết phải đủ ấm, trùm kín đầu (để sương lạnh, gió không thấm vào người). Hải Thượng Lãn Ông khuyên: “Nằm nơi mát lạnh nên kiêng, mặc dù tiết nóng chớ nên cởi trần, khi ngủ ngực bụng trùm chăn”. Làm được như vậy thì khí âm hàn của đêm ít có khả năng làm tổn thương khí dương (làm mất nhiều nhiệt lượng) của cơ thể, bảo đảm giấc ngủ có chất lượng tốt.

    Chọn hướng đầu nằm thích hợp:

    Có nhiều ý kiến khác nhau như: Mỗi mùa nằm đầu theo hướng (xuân hướng đông, hạ nam, thu tây, đông bắc), hoặc xuân hạ hướng đông, thu hạ hướng tây; song phần lớn cho rằng nên nằm đầu theo hướng đông (vì phương đông tạo ra sinh khí bồi bổ cho ta tốt, mặt khác, có một hướng giường ổn định không phải kê lại giường theo mùa) và đều cho rằng không nên nằm đầu hướng bắc (vì phương bắc là âm ở trong âm, nằm đầu hướng bắc dễ bị khí âm làm tổn thương khí dương của cơ thể).

    Chọn tư thế nằm:

    Nằm nghiêng tốt hơn nằm ngửa, nằm nghiêng bên phải tốt hơn bên trái, vì nó không gây nên trạng thái ứ trệ ở tỳ, nên giúp tiêu hóa tốt hơn, người cao tuổi tâm khí đã yếu, nằm nghiêng bên trái dễ làm cho vận hành của âm khí bị trở ngại. Nằm ngửa, tay thường để ở ngực dễ nằm mộng, và dễ ngáy to. Tuy nhiên, nếu đã quen nằm ngửa thì có thể để 2 tay duỗi thẳng không để tay lên trán.

    Khi ngủ dậy:

    Cần vận động chân tay ngay khi còn ở trên giường vì buổi ban mai là lúc khí sinh, vận động chân tay làm dinh vệ khí huyết các khí dinh vệ lưu thông tốt. Ở người có tuổi, càng nên chú ý đến điều này.


    ( SKDS)
     
  2. NhaTrang

    NhaTrang New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    37
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đông y và giấc ngủ

    "Chọn hướng đầu nằm thích hợp:

    Có nhiều ý kiến khác nhau như: Mỗi mùa nằm đầu theo hướng (xuân hướng đông, hạ nam, thu tây, đông bắc), hoặc xuân hạ hướng đông, thu hạ hướng tây; song phần lớn cho rằng nên nằm đầu theo hướng đông (vì phương đông tạo ra sinh khí bồi bổ cho ta tốt, mặt khác, có một hướng giường ổn định không phải kê lại giường theo mùa) và đều cho rằng không nên nằm đầu hướng bắc (vì phương bắc là âm ở trong âm, nằm đầu hướng bắc dễ bị khí âm làm tổn thương khí dương của cơ thể)."

    Theo Phong Thủy thì mỗi người nằm hướng đầu giường khác nhau.
    Phái Bát Trạch thì người Đông Tử xoay đầu giường về hướng Đông, Đ N, Nam và Bắc; người Tây Tử thì 4 hướng ngược lại.
     

Chia sẻ trang này