Đằng sau li hôn

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi Thái Dương, 20 Tháng mười 2007.

  1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    ... là bé thơ nỗi buồn khôn nguôi, là sự "hận thù" của hai kẻ từng nghĩ sẽ không thể thiếu nhau trong cuộc đời, là sự phát triển "què quặt" của những đứa trẻ thiếu sự chỉ bảo của cha hoặc không có tình thương của mẹ.
    Hội chứng hậu ly hôn
    Sự tan vỡ trong hôn nhân đôi khi khiến hai người từng là tri kỷ trở thành "kẻ thù không đội trời chung". Đứng giữa hai kẻ thù ấy, những đứa trẻ trở thành vũ khí để họ giành quyền lợi, đôi khi dùng để tra tấn lẫn nhau về tình cảm. Và họ quên rằng, mình đang tước đoạt đi những điều kiện để con trẻ được lớn khôn toàn diện.
    Ai cũng hiểu, khi cha mẹ ra tòa, kẻ đau khổ hơn cả là những đứa con. Và vì thế, có người nhẫn nhịn để nuôi con không lớn rồi mới "giải thoát" cho mình. Một bà chủ doanh nghiệp ở Q.5 kể "Tôi với ông ấy lấy nhau 22 năm. Kinh tế gia đình một mình tôi lo toan, ông ấy chỉ ăn chơi, bồ bịch, cá độ. Khi con còn bé, tôi ráng chịu đựng. Nhưng nay con đã lớn, tôi hết chịu nổi.
    Biết tôi có ý định ly hôn, ông ấy dùng hai đứa con làm áp lực. Ông ta lấy tiền để mua sắm và đăng ký cho chúng đi du lịch nước ngoài nhắm lấy lòng chúng. Tôi dạy một đàng, ông ấy phá một nẻo. Đến khi ly hôn rồi, ông ấy cũng không để cho tôi yên. Ông ấy dùng tiền để "lấy lòng" thằng con trai đến nay mới 18 tuổi và đã làm nó sinh hư. Gần đây, ông ấy về yêu cầu tôi đưa cho ổng 500 triệu và dọa nếu không đưa, ông ấy sẽ nói cho vợ một người - là đối tác làm ăn của tôi - rằng tôi "léng phéng" với chồng họ. Tôi làm xuất khẩu thuỷ sản. Tôi cần có những đối tác làm ăn lâu dài chứ có tình ý gì đâu. Bây giờ tôi phải làm sao?"
    [​IMG]Đừng để con cái thêm nỗi đau sau khi gia đình đã tan vỡ
    Cái sự nói xấu, trả thù của những cặp vợ chồng ly hôn, hay "gần ly hôn" không phải là chuyện hiếm. Ở phương Tây, sau ly hôn người ta là bạn. Còn ở ta, chia tay nhau rồi, đường ai nấy đi và chẳng còn gì phải giữ gìn nữa nên họ thoải mái nói xấu nhau.
    Nói xấu chưa đủ, nhiều người còn tìm cách cắt đứt tình mẫu/phụ tử, lấy con trẻ ra để trừng phạt người kia, không cho bố/mẹ gặp con, hoặc thậm chí nói rằng bố/mẹ nó đã chết. Bà N.T.T, 70 tuổi ở quận Ba Đình, Hà Nội tâm sự: "Con gái tôi ly dị chồng khi con trai nó mới 5 tuổi. Rồi nó ôm con vào Sài Gòn làm ăn. Suốt 10 năm qua, nó cắt đứt mọi liên lạc không cho bố thằng bé thư từ, thăm hỏi. Tội nghiệp cháu ngoại tôi! Bao lần nó hỏi mẹ về bố, ở đâu làm gì... mẹ nó đều không nói. Nó hận mẹ, có lúc nghĩ đến việc bỏ học để ra Bắc tìm bố".
    Còn anh NKT, 35 tuổi, ở Q.3. Tp.SG thì đau khổ vì sau khi chia tay, vợ anh cấm anh đến thăm con gái. "Không hiểu đầu độc con bé thế nào mà mới chỉ học lớp 1, có đôi lần tôi gọi điện thoại đến, nghe tiếng tôi là cháu dập máy. Tôi đau lòng quá! Không lẽ tôi lại mất cả con..."
    Những đứa trẻ khi mất đi một nửa yêu thương thường thu mình, nhút nhát hoặc mặc cảm tự ti. Các bác sĩ khoa tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 (Tp. SG) cho biết: đa số bệnh nhi đang điều trị tâm lý tại bệnh viện đều có nỗi đau về gia đình. Các em thường không tập trung được tư tưởng, chán học, ói khi ăn, tim đập nhanh, ngộp thở, ngất xỉu, nhức đầu, đau bụng...
    Ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng cảm nhận được sự ly tán trong gia đình và hậu quả là chúng mắc chứng rối loạn trong giấc ngủ, ăn uống, hành vi... Trẻ lớn hơn, nhạy cảm hơn thì hậu quả có khi còn nặng nề hơn. Một cô bé 16 tuổi ở Tp.SG than vãn: "Em cô đơn quá! Em ở nhà một mình, căn nhà rộng thênh thang và người em tiếp xúc hằng ngày là chị giúp việc. Bố mẹ em ly thân đã ba năm nay, em nghe họ cãi nhau "ông ăn chả bà ăn nem", nói xấu nhau quá nhiều rồi. Chẳng ai quan tâm đến em, họ chỉ biết cho em tiền. Em không cần tiền, chỉ cần có cả ba lẫn mẹ yêu thương em như ngày xưa. Họ sắp ra tòa rồi! Không biết em sẽ ở với ai? Nhiều lúc em muốn đi bụi để trả thù họ,rồi ra sao thì ra!"
    Một mình mẹ hoặc cha không thể bù đắp được phần thiếu hụt trong con trẻ. Vĩnh viễn trong suốt cuộc đời chúng, sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình là một vết đau khó lành. Nhìn con ngồi khóc một mình khi thấy bạn bè ríu rít cùng bố mẹ đi chơi, chị N.V.N, giáo viên tiểu học ở Gò Vấp, Tp.SG đau đớn nói: "Tôi thương con, nhưng với mức lương giáo viên tiểu học, tôi làm sao có thể lo cho con như các gia đình khác? Bố cháu thì biệt tăm, từ ngày ly dị đến nay không thèm thăm nom chu cấp cho cháu một đồng nào". Trách nhiệm người làm cha làm mẹ chẳng lẽ sau cuộc ly hôn là chấm hết?
    Chia tay, không phải là đã hết
    Người viết bài này đã từng tham dự đám cưới cô con út của một gia đình có ba người con. Mặc dù bố mẹ họ ly dị 15 năm và ai cũng đã "đi bước nữa", nhưng họ đều có trách nhiệm lo cho con cái. Trong đám cưới cô con gái út, họ vẫn đứng bên nhau ở vị trí trang trọng dành cho song thân của cô dâu, chú rể. Họ tươi cười, hãnh diện vì hạnh phúc của các con. Còn ông bố dượng và bà mẹ kế cô dâu cũng có mặt. Họ vui vẻ nâng ly đáp lễ khi cô dâu chú rể đến tận bàn chúc rượu, cảm ơn. Thiết nghĩ, nếu cuộc sống chung đã đủ đau khổ thì các cặp vợ chồng cũng nên bớt làm khổ nhau sau mỗi cuộc chia tay, để nỗi đau của hai người, của con trẻ vơi dần bằng sự tôn trọng nhau và bằng trách nhiệm với con cái.
    TrẻToday (Theo TGPN)
     

Chia sẻ trang này