Địa Lý Phong Thủy

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi Như Ý, 25 Tháng năm 2011.

  1. Như Ý

    Như Ý New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng năm 2011
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Kinh Dịch trong Địa Lý Phong Thủy

    Địa lý phong thủy của Trung Quốc là sản phẩm của dịch lý học Đông phương mà có gốc xuất xứ từ truyền thuyết Hà Đồ - Lạc Thư của kinh dịch. Trước kinh dịch thì dân tộc Trung Hoa đã có thuyết âm dương và ngũ hành , thuyết này làm nền tảng để các bậc thánh nhân kế thừa và phát triển thành kinh dịch. Sau khi dân tộc Trung Hoa có chữ viết thì các nhà dịch lý đã triển khai nó thành các phái dịch học khác nhau, để phục vụ cho các mục đích khác nhau của cuộc sống như bói toán việc lành dữ, chữa bệnh bằng Đông y, khảo sát thiên văn để dự báo thời tiết, thậm chí hình thành các môn phái đạo giáo (Nho giáo – Lão giáo,vv…)và đặc biệt hình thành nghành học thuật rất được coi trọng là PHONG THỦY ĐỊA LÝ. Môn phái địa lý phong thủy của Trung Quốc có cơ sở lý luận của Hà Đồ - Lạc Thư của kinh dịch và đã được ứng dụng rộng rãi từ vua chúa, quan lại cho đến dân chúng. Các nhà địa lý phong thủy nổi tiếng của Trung Quốc như Quách Cảnh Thuần đời nhà Tần, Dương Quân Tùng đời Đường, đời Tống có Chu Công – Thái Công là các nhà địa lý kiệt xuất, sau này có Quách Phác, Khám Du, Liêu Công, Lại Công, vv…là những nhà địa lý phong thủy tài năng lỗi lạc , đã để lại cho đời sau các tư liệu quý giá về địa lý phong thủy của Trung Quốc cổ đại.

    Địa lý phong thủy coi khí là cái gốc để tồn tại và sinh thành vạn vật, vạn vật có được là do khí mà ra, khí tồn tại khắp trong vũ trụ và trong lòng đất, trong lòng vạn vật, cấu tạo thành vạn vật, khí không ngừng vận động và biến hóa, vì vậy sách Thủy Long Kinh viết : “Ban đầu chỉ có khí, đầu tiên hóa thành nước, tích tụ tạp chất hóa thành núi, vì thế khí là mẹ của nước, nước là con của khí, khí chuyển động thì nước chuyển động theo, nước dừng thì khí cũng dừng, khí và nước theo nhau…”.Đây chính là bản chất của phong (khí) và thủy (nước). Phong và thủy đều tác động trực tiếp trên bề mặt quả đất và trong lòng đất (các dòng nước ngầm). Vậy phong và thủy cùng với địa (đất) có mối quan hệ hữu cơ với nhau, để tạo thành các dòng khí mạch tốt hay xấu đang vận hành suốt ngày đêm trên mặt đất và trong lòng đất, cái đó được gọi là LONG MẠCH mà các nhà địa lý cần phải tìm kiếm. Phép tìm kiếm long mạch để phục vụ cho cuộc sống của con người được gọi là thuật địa lý phong thủy.


    (Nguyễn Như Ý - Kinh Dịch trong Địa Lý Phong Thủy)
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng năm 2011

Chia sẻ trang này