Điểm mặt các loại viêm xoang

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi hoangphuong2003, 5 Tháng mười một 2010.

  1. Viêm xoang là bệnh rất thường gặp. Đây là trường hợp bị viêm niêm mạc trong các xoang gây khó chịu , thậm chí có những biến chứng nặng nề cho người bệnh.Tuy nhiên vẫn còn nhiều người không biết được hoặc vẫn còn nhầm lẫn căn bệnh này với bệnh cảm thông thường.

    [​IMG]

    Viêm xoang được chia thành các dạng tùy thuộc vào thời gian, diễn biến bệnh, vị trí xoang bị viêm hoặc nguyên nhân gây ra bệnh. Dựa vào đây chúng ta sẽ có phương hướng để điều trị bệnh tốt nhất.
    Theo tiến trình thời gian
    Dựa vào đây chúng ta phân viêm xoang thành 2 loại : Viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Sự phân chia này dựa theo thời gian tồn tại triệu chứng của bệnh lý. Khi bệnh viêm xoang kéo dài khoảng 4 tuần và chấm dứt bệnh nhân được xếp vào trường hợp bệnh viêm xoang cấp tính . Nếu bệnh kéo dài trên 8 tuần được xem là viêm xoang mạn tính. Còn nếu bệnh chấm dứt trước 8 tuần hoặc sau 4 tuần thì gọi là bán cấp. Tuy nhiên trên thực tế, khi người lớn bị viêm xoang dưới 8 tuần, trẻ em bị viêm xoang dưới 12 tuần thì được xếp vào viêm xoang cấp tính. Còn trường hợp người lớn bị bệnh viêm xoang trên 8 tuần, trẻ em bị viêm xoang trên 12 tuần được xem là viêm xoang mạn tính.

    Biểu hiện lâm sàng của viêm xoang mạn tính có thể dưới 3 dạng:
    Mạn tính dai dẳng, điều trị nội khoa không dứt điểm;
    Mạn tính hồi viêm. Mỗi năm bệnh nhân có 4 đợt hồi viêm với các triệu chứng cấp tính nặng nề. Ngoài ra vẫn còn tồn tại những triệu chứng viêm xoang tối thiểu âm ỉ,khó chịu.
    Cấp tính tái hồi. Bệnh nhân có nhiều đợt viêm xoang cấp tính quanh năm, trên 4 đợt , điều trị dứt điểm và giữa các đợt hoàn toàn không có triệu chứng hoặc khó chịu.
    Ở nước ta chưa có nghiên cứu thống kê về dịch tễ học, nhưng theo số lượng nghiên cứu của Khoa tai mũi họng, bệnh viện nhân dân gia đình TP Hồ Chí Minh, tỉ lệ khám tai mũi họng chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh. Trong đó 1/3 bệnh nhân bị viêm xoang cấp và mạn tính, là bệnh đứng đầu về tai mũi họng hiện nay.

    Tùy vào mức độ viêm xoang ta sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu nhẹ chúng ta có thể điều trị bằng nội khoa (thuốc). Tuy nhiên , thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa sau khi đã thăm khám chẩn đoán nguyên nhân. Nếu do vi khuẩn phải dùng thuốc kháng sinh. Điều trị tại chỗ như rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho sạch những dịch viêm trong xoang chảy ra, sau đó dùng thuốc xịt mũi để điều trị. Lưu ý ,phải dùng thuốc xịt chống viêm chứ không phải dùng thuốc co mạch chống ngạt.

    Nếu viêm xoang đã chuyển thành viêm xoang mãn và điều trị nội khoa tích cực trong 3 tháng không có kết quả, bệnh nhân tái phát cần phải can thiệp bằng phẫu thuật nhằm lấy bỏ những phần viêm lâu trong xoang, bảo tồn niêm mạc,làm sạch và thông thoáng xoang. Tuy nhiên , bệnh nhân phải chăm sóc sau mổ đúng yêu cầu của bác sĩ thì phẫu thuật mới có kết quả.

    Viêm xoang theo nhiều nguyên nhân
    Đầu tiên phải kể đến là viêm xoang do nhiễm khuẩn. Không khí ô nhiễm , bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ bẩn... không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn nấm mốc. Vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi và sau đó chuyển thành viêm xoang.

    Ngoài ra, viêm xoang còn do vệ sinh cá nhân kém, không thường xuyên vệ sinh cá nhân đầy đủ. Vi khuẩn sẽ vào mũi gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
    Để phòng ngừa cần bảo vệ mũi bằng cách thường xuyên mang khẩu trang khi ra đường hoặc ở trong môi trường bụi bẩn (Chẳng hạn khi làm vệ sinh). Vệ sinh mũi hàng ngày bằng cách lấy khăn giấy mềm vệ sinh trong mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra tránh giớ, bụi, khói thuốc lá, khói hương bàn thờ, nhang diệt muỗi, hơi hóa chất.

    Tiếp theo là trường hợp viêm xoang dị ứng. Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất , thức ăn biển... làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xoang bít tắc sẽ bị nhiễm trùng khi bị viêm xoang với nguyên nhân này, nên sử dụng thuốc chống dị ứng và cải thiện môi trường sống.

    Viêm xoang do thoái hóa niêm mạc thành Polype, liên quan đến nấm dị ứng. Cũng có trường hợp đặc biệt là viêm xoang do nhiễm trùng răng hàm trên. Vi khuẩn ở lỗ sâu răng đưa vào xoang gây viêm nhiễm tụ mũ rất hôi. Viêm xoang cũng có thể xảy ra do thay đổi áp lực đột ngột, nhất là khi bay lên cao và lặn sâu xuống nước quá nhanh. Ngoài ra viêm xoang cũng có thể do chấn thương. Nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

    Theo vị trí của xoang. Cấu trúc xoang của chúng ta gồm 4 xoang ở mỗi bên. Xoang trán nằm trong xương trán, xoang sàng nằm trong khối xương sàng. Xoang hàm nằm trong khối xương hàm trên. Và xoang bướm nằm trong xương bướm. Tùy theo vị trí tổn thương , ta có thể chia viêm xoang thành 3 dạng. Dạng thứ nhất là viêm xoang đơn lẻ. Bệnh nhân chỉ bị viêm 1 trong 4 xoang.Dạng 2 là viêm xoang kết hợp . Dạng này bao gồm viêm xoang trước và viêm xoang sau. Viêm xoang trước gồm viêm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán, hoặc xoang hàm xoang trán và một phần xoang hàm trước. Viêm xoang sau là viêm xoang bướm và xoang hàm sau. Dạng 3 là viêm đa xoang ,có nghĩa là bệnh nhân bị viêm tất cả các xoang.


    Tư vấn chuyên môn:
    GS.TS.BS.NGUYỄN HỮU KHÔI,
    Nguyên chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng , trường Đại học Y dược TP,HCM
    .Yến Thư
    Theo báo Sức Khỏe
    Nguồn :Điểm mặt các loại viêm xoang
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>
     

Chia sẻ trang này