Đi lên bằng chính mình

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi hkeikun, 23 Tháng một 2008.

  1. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    1. Anh chàng Cơ khí

    Không học giỏi, nhưng 12 tuổi, cậu bé Nguyễn Hữu Năm đã bộc lộ khả năng sáng chế robot. Năm 2005, Năm giành giải nhất cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng”. Những robot thông minh, thiết kế tinh xảo, nhiều máy móc ứng dụng cho công, nông nghiệp đã ra đời từ đôi bàn tay tài hoa của cậu bé.

    Có công… nhặt sắt
    Năm lớn lên trong một gia đình làm nông nghèo, đông anh em ở Phù Yên, Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Tây. Từ nhỏ Năm đã phải làm lụng vất vả, mấy anh em vì thế không có điều kiện học hành tới nơi tới chốn. Hết cấp II, Năm đành nghỉ học ở nhà phụ cha mẹ làm ruộng.
    [​IMG]
    Năm vẽ bản thiết kế cho ý tưởng “Bộ van cân bằng chống lật xe”

    Hàng ngày, chăn thả bò trên cánh đồng cạnh các khu công nghiệp, nhìn những nhà máy đang xây, Năm say sưa ngắm chiếc máy cẩu với tính năng linh hoạt, có thể cẩu, nhặt mọi vật chỉ nhờ bàn tay của một người điều khiển. Năm “thèm” có được một chiếc cẩu “mini” giống như thế tự tay mình làm ra. Bất chợt trong tâm trí cậu bé lóe lên khát vọng chế tạo robot cẩu.
    Năm dành những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi rồi nhặt nhạnh, thu gom linh kiện từ những chiếc ô tô, xe máy hỏng, đầu video quá đát, để tích cóp… sắt vụn. Vận dụng kiến thức vật lý đã học hồi cấp 2, Năm mày mò thiết kế, tìm nguyên lý và bắt đầu sáng chế. Con robot đầu tiên ra đời năm 2002, khi đó Năm mới 14 tuổi. Người dân cả xã Trường Yên ai nấy đều kinh ngạc bởi tài năng của một cậu bé nhà nghèo.
    Năm 2004, nghe cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên do Bộ Công nghệ và Trung ương Đoàn tổ chức, Năm lại tìm “nguyên liệu” phế thải ở các nhà máy, khu công nghiệp ở Đông Anh, các khu chợ trời ở Hà Nội.
    Mất hơn 4 tháng, Năm có đủ “bộ xương” cho con robot mới tên cẩu DC 26. Sản phẩm này có thể dùng cho công nghiệp nặng, nhẹ hoặc vui chơi giải trí. Vượt qua gần 100 thí sinh của cả nước, robot DC 26 của Năm đoạt giải nhất cho ý tưởng độc đáo. Năm mừng đến bật khóc.
    Năm 2006, anh tiếp tục cải tiến, phát minh một robot khác với tính năng tinh xảo hơn. Năm đã gửi con robot DN5 này đi dự thi ở Ấn Độ, hiện đang chờ đợi kết quả.

    Ông chủ xưởng cơ khí
    Sống trong gia đình cả bố và 4 anh em đều làm mộc, mẹ làm ruộng, Năm mơ ước có thể sáng chế những chiếc máy mini để tiết kiệm thời gian và công sức cho người lao động chân tay.
    [​IMG]
    “Ông chủ” Năm với chiếc máy thái sắn 40 tấn
    Phát minh đầu tiên là chiếc máy bào gỗ. Mất hơn một tuần kiếm sắt mỏng, sắc, đẽo gỗ thành khuôn, sau đó Năm lồng ghép tạo thành máy bào gỗ. Sản phẩm có công suất gấp 5 lần máy thủ công, giá 150.000đ/chiếc.
    Sau sản phẩm đầu tiên, Năm tìm đến các xưởng, nhà máy chế biến bột ngô, sắn… để tìm hiểu mô hình hoạt động. Máy thái sắn ra đời, có công suất 98 tấn/ngày, trong khi một người làm thủ công năng suất cao lắm cũng chỉ 5 – 6 tạ/ngày. Hiện, Năm đã sản xuất được 5 máy với giá 20 triệu đồng/máy.
    Máy thái sắn thành công, Năm nuôi ý tưởng sáng chế giàn đảo ngô, sắn. Phải mất 4 tháng anh mới hoàn tất chiếc máy, có thể sấy khô ngô, sắn chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, với người làm thủ công phải mất 5 tiếng.
    Năm khoe: “Ước mơ của tôi là mở công ty cơ khí chế tạo máy nhưng ban đầu vốn còn eo hẹp nên tạm mở một xưởng cơ khí nhỏ tại nhà”. Đầu tư vốn, máy móc, nhân công ngoài 200 triệu đồng, là kết quả anh thu được từ những sản phẩm trước đó.
    Hiện, xưởng của Năm có 5 thợ: tiện, phay, lắp ráp, hàn. Anh đầu tư mua vật tư, máy khoan, máy tiện để làm các chi tiết máy dạng tròn như ốc, vít, trục; máy phay cho những chi tiết dạng phẳng, mang cá; gia công đường định hình khuôn mẫu như nón bảo hiểm, ghế nhựa, khay nhựa, những vật dụng đơn giản trong gia đình.

    Chỉ vào đống máy móc, anh khoe: “Máy tiện có thể làm được trục tròn, dài tùy ý, nếu khách hàng yêu cầu, em sẽ lắp ráp hoàn chỉnh trao tận tay. Máy uốn gầm bào thanh gỗ, máy soi trục đứng, máy đục mộc vuông cơ, máy đục thủy lực dầu, máy soi, nén…”.

    Đến nay, Năm đã bán được 6 máy cuốn gầm, 5 máy đục thủy lực, 2 máy đục cơ, 20 máy soi trục đứng. Và mới đầu năm 2008 nhưng Năm đã “khóa sổ” đơn đặt hàng của năm 2009. Năm giải thích: “So với máy của Đài loan, Nhật, Đức, máy của tôi rẻ hơn nhiều. Máy tiện, máy soi của Đài Loan phải 40 triệu đồng/cái.
    Mình nhập nguyên liệu rẻ, chi phí sản xuất rẻ, không phải chịu thuế, giá đến thẳng tay người tiêu dùng. Hiện nay, máy soi trục đứng đang hút nhất vì đang mùa xây dựng. Bán một máy, trừ chi phí tôi lời khoảng 4 triệu. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng mặt bằng, đặt gần quốc lộ để khách dễ tìm”.
    Thời gian rảnh, Năm lại vi vu lên các trường cao đẳng, kỹ thuật để học lỏm bạn bè. Anh cũng vừa học xong chương trình văn hóa bổ túc. Năm 2006, với bản thiết kế “Bộ van cân bằng chống lật xe ô tô áp dụng cho xe tải ben”, Năm đã được UBND tỉnh Hà Tây tặng bằng khen ý tưởng sáng tạo.
    Mới 20 tuổi, mà trông Năm già trước tuổi. “Ước muốn của tôi là làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra, ở đây người dân chủ yếu làm nông nghiệp, những chiếc máy của tôi sẽ giúp họ đỡ vất vả”.

    HOÀNG HOA (Báo Sài gòn giải phóng)
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng một 2008
  2. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đi lên bằng chính mình

    2. Cậu bé nghèo thành “ông chủ”


    [​IMG]
    Từ nhỏ đến tuổi trưởng thành Lê Quyết Chiến chưa hề biết một bữa cơm no. Vậy mà không bỏ học như những bạn bè cùng cảnh ngộ. Học xong PTTH phải đi làm thuê 4 năm, đi làm thuê vẫn nung nấu ước mơ trở thành “ông chủ ”. Bây giờ thì mơ ước đó đã thành sự thật nhưng anh vẫn “quyết chiến”.

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Không quên quá khứ đói nghèo[/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Năm 2002 Lê Quyết Chiến hai lần được về thủ đô Hà Nội tham dự những hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Lần thứ nhất vào tháng 3/2002 anh là đại biểu duy nhất của tỉnh Phú Thọ đi dự cuộc gặp mặt những nhà DN trẻ tiêu biểu toàn quốc. Lần thứ 2 vào tháng 11/2002 Lê Quyết Chiến là một trong ba người của tỉnh Phú Thọ về dự Đại hội đại biểu thành lập Hội các nhà DN trẻ toàn quốc. Phát biểu tại diễn đàn hay trả lời câu hỏi của các nhà lãnh đạo, của các nhà báo anh khiêm tốn khi nói về những điều đã làm được và không quên nhắc tới quá khứ đói nghèo của mình. Mà quá khứ đói nghèo của Chiến có lâu la gì? Mới 1991 - 1993 đây thôi.[/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Lê Quyết Chiến sinh cuối năm Quý Sửu (1973) ở xã Hưng Long, huyện miền núi Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Quê Chiến nghèo lắm. Cũng như bao gia đình người Mường khác ở địa phương, tuy đã định canh, định cư nhưng diện tích cấy lúa nước chưa nhiều nên bữa ăn còn nhiều khoai sắn. Nhà Chiến lại cảnh mẹ goá con côi nên từ nhỏ đến 18 tuổi anh chưa biết một bữa cơm no, một bộ quần áo đẹp. Tuy vậy từ nhỏ Chiến đã hơn hẳn bạn bè cùng lứa là ham học. Các bạn cùng lứa có người bỏ học từ lớp 4, lớp 5. Đến lớp 9 thì nhiều bạn bỏ học lắm, còn đến phổ thông trung học thì hầu hết đã rơi rụng. Cả khu chỉ mỗi mình Chiến tốt nghiệp PTTH. Bà Nguyễn Thị Tý - mẹ Chiến kể: Ngày nhỏ cháu cũng biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, mình đi học thì mẹ sẽ vất vả hơn nên một buổi đến trường một buổi lên nương mót sắn về giúp mẹ. Nhưng vì “bệnh sĩ” trẻ con nên cứ chờ trời thật tối mới gùi sắn về để khỏi ai trông thấy. Năm 1991 tốt nghiệp PTTH không có điều kiện học tiếp Chiến đi làm thợ mộc cho một số nơi trong huyện hoặc ở huyện Thanh Sơn. Năm 1992 Chiến đi Cao Bằng, Thái Nguyên làm thuê cho các cơ sở sản xuất gạch bông, gạch granito...[/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]

    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Ngay trong khi làm thợ phụ rồi làm thợ chính cho các cơ sở Lê Quyết Chiến đã nung nấu ước mơ trở thành “ông chủ” một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Để biến ước mơ thành hiện thực anh vừa chăm chú học tập, nắm vững các thao tác kỹ thuật vừa quan sát học hỏi tác phong quán xuyến quản lý công việc của các “ông chủ” tổ hợp sản xuất. Ba năm làm thuê cũng là ba năm Chiến học nghề, học cách quản lý của các “ông chủ, bà chủ”. Tháng 8/1994 anh cùng một người bạn tên là Tùng về Minh Phương, xã vùng ven TP Việt Trì mở tổ hợp sản xuất gạch hoa lát nền. Với số vốn ít ỏi 3,7 triệu đồng tích cóp mấy năm chỉ đủ mua một cái máy làm gạch và một ít vật tư, còn nhà xưởng thì về quê xin tre, nứa, lá cọ. Vậy mà cũng “khởi nghiệp” đầy đủ thủ tục như ai. Và sản phẩm của hai “ông chủ” mặt còn non choẹt cũng chẳng kém ai. Tuy nhiên, do bỡ ngỡ lại chưa quen với thị trường nên sản phẩm bán hết mà tiền thì khách cứ dây dưa nên có lúc cụt vốn. Vay ngân hàng thì không có thế chấp, thế là phải đi tìm bạn bè vay từng trăm nghìn, từng chục nghìn đồng một. ấy vậy mà cơ sở Chiến Tùng cũng vượt qua sóng gió. Năm 1996 người bạn cùng tổ hợp tách ra, Chiến vẫn tiếp tục duy trì, mở rộng sản xuất. Ngoài sản xuất gạch lát nền, anh mạnh dạn mua khuôn, mở xưởng sản xuất vật liệu xây dựng bằng xi măng đúc sẵn như gạch thoáng, ống cống, cục vỉa đường nhựa, cột km... vừa làm, anh và rút kinh nghiệm, thành công cũng nhiều mà thất bại cũng không ít. Nhưng thành cônghay thất bại cũng đều trở thành kinh nghiệm, thành bài học để anh vươn tới. Cho đến năm 2000 thì Lê Quyết Chiến đã có một cơ ngơi kha khá, có năng lực sản xuất hàng chục loại sản phẩm và đạt doanh thu hàng tỷ đồng.

    [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Em vẫn quyết chiến...[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Tháng 3/2001 căn cứ vào cơ sở vật chất, vốn liếng và khả năng sản xuất kinh doanh tổ hợp sản xuất vật liệu xây dựng của Lê Quyết Chiến được UBND tỉnh Phú Thọ cấp Giấy phép thành lập DN mang tên “Xí nghiệp xây dựng tuổi trẻ”. Đúng như tên gọi, 65 công nhân của Xí nghiệp đều ở lứa tuổi 18 đôi mươi. Những người từng tham gia lao động trong tổ hợp của Chiến mấy năm nay, những thanh niên thành thị, nông thôn khao khát việc làm được Chiến nhận vào Xí nghiệp. Người giám đốc trẻ không giấu anh em “mình còn trẻ chưa có kinh nghiệm quản lý mong anh em thẳng thắn góp ý xây dựng”. Sự chân tình trong lời nói, trong phong cách đối xử của anh đã thu phục lòng người. Những công nhân coi mình là học trò, là bạn của giám đốc, coi sự thành, bại của Xí nghiệp cũng là sự thành, bại của mình nên họ dốc sức, dốc lòng cùng giám đốc xây dựng Xí nghiệp. Từ 630 triệu đồng đến 800 triệu đồng và nay là hàng tỷ đồng vốn đầu tư, đã tạo cho DN ngày một tăng trưởng. Từ 1,5 tỷ doanh thu năm 2000 đã lên 2,5 tỷ đồng năm 2001. Số sản phẩm từ 7 - 10.000 nay lên trên 30.000 với nhiều chủng loại phong phú. Ngoài sản xuất gạch lát nền thì các vật liệu làm cầu, đường, cột điện cao thế ngày càng nhiều. Đặc biệt DN là đơn vị sản xuất ống cống nhiều và tốt nhất ở Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc. Từ ống cống phi 10 - phi 1.500 của Xí nghiệp xây dựng tuổi trẻ đã được sử dụng làm đường giao thông, thuỷ lợi. Từ quốc lộ 2, khu di tích lịch sử Đền Hùng, sản phẩm của Xí nghiệp có mặt trên nhiều công trình 135 ở Phú Thọ và các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Sơn La, Quảng Ninh...

    [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Ông Ngô Bá Thành từng là một cán bộ tổ chức có kinh nghiệm ở Cty vải sợi Nghĩa Hưng được Giám đốc Chiến mời về làm Trưởng phòng tổ chức Xí nghiệp cho biết: - Lê Quyết Chiến có tư chất của một “ông chủ”. Đồng thời là người rất quan tâm đến đời sống của người lao động, rất hăng hái trong các hoạt động xã hội. Chỉ mấy tháng sau khi thành lập Xí nghiệp anh cho thành lập Công đoàn và tạo điều kiện cho Công đoàn hoạt động. Tuy thành lập sau nhưng Xí nghiệp lại trang bị đồng phục và dụng cụ bảo hộ lao động sớm hơn một số cơ sở thành lập trước đó hàng năm trời. Ông Trưởng phòng tổ chức còn cho biết Giám đốc Chiến tuy còn ít tuổi nhưng đã có bản lĩnh “Thắng không kiêu, bại không nản”. Năm 2002 Xí nghiệp gặp rủi ro: một xe ôtô chở sản phẩm của Xí nghiệp cho một công trình giao thông ở tỉnh Sơn La, bị đổ, gây thiệt hại 70 - 80 triệu đồng nhưng anh không bối rối, bình tĩnh xử lý, giải quyết mọi việc đâu vào đấy tạo niềm tin cho anh em trong đơn vị và đối tác.

    [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Mặc dù DN mới, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, quỹ vốn chưa nhiều, nhưng Xí nghiệp xây dựng tuổi trẻ Phú Thọ luôn quan tâm đến công tác chính sách xã hội. Từ năm 2001 đến năm 2003 Xí nghiệp đã nhiều lần ủng hộ, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, các nạn nhân chất độc da cam ở địa phương, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, đóng góp vào quỹ xoá đói giảm nghèo địa phương hàng chục triệu đồng.[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Xí nghiệp còn là một địa chỉ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của tuổi trẻ nhiều vùng, miền đất nước. Ngoài các đơn vị trong tỉnh, năm 2002 và đầu năm 2003 Xí nghiệp đã đón đoàn đại biểu cán bộ đoàn của tỉnh Ninh Thuận, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu về tham quan giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

    [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Đồng thời đích thân Giám đốc Lê Quyết Chiến cũng dẫn đầu đoàn của Xí nghiệp đi tham quan, học tập các đơn vị bạn, tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Điện Biên Phủ, Sơn La, Quê Bác và Cố đô Huế. Lê QuyếtChiến tâm sự: Hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao, tham quan học tập đơn vị bạn không chỉ để giải trí mà còn nâng tầm nhận thức, hun đúc nghị lực, nhiệt tình phấn đấu cho anh chị em trong đơn vị. Sắp tới Xí nghiệp đưa hoạt động này vào nền nếp.[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Một số công nhân cùng quê Yên Lập được chứng kiến hoàn cảnh và phong cách của Chiến, nói với chúng tôi là chưa thấy ai có tấm lòng thơm thảo, kính trọng mẹ như giám đốc của họ. Những năm đi làm thuê ở Thái Nguyên anh nhặt nhạnh từng chiếc vỏ bao xi măng bán đi lấy tiền mua mì tôm gửi về cho mẹ. Bây giờ có cơ ngơi kha khá, có xe to, xe nhỏ anh đón mẹ xuống phụng dưỡng, đưa mẹ đi thăm thú đó đây. Các cuộc giao lưu tiếp khách, các bữa liên hoan tổng kết bao giờ anh cũng dành cho mẹ một vị trí trân trọng.

    [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Trả lời tôi về những dự định trong thời gian tới, người Giám đốc trẻ nói:[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]- Anh thấy đấy, tháng 6/2003 chúng em không đủ hàng cung ứng cho các công trình mới phát sinh. Tuy nhiên, em cũng có biện pháp tăng lực lượng hợp đồng ngắn hạn theo mùa vụ bổ sung cho các điểm sản xuất vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mục tiêu doanh thu cả năm 4,5 tỷ đồng đến nay đã đạt 60%. Lương bình quân từ 500.000 đ mỗi tháng đã tăng lên 600.000 đ. Chúng em phấn đấu 700.000 đ/tháng vào cuối năm 2003. Để đạt mục tiêu này Xí nghiệp còn phải phấn đấu nhiều nhưng anh yên tâm, tên em là Quyết Chiến mà!

    [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Có một điều cũng cần nói thêm: ở chặng “Quyết Chiến” tới những khó khăn thử thách không ít nhưng người giám đốc trẻ có thêm một cộng sự đắc lực, đó là cô Bùi Kim Ngân, người vợ, người bạn đồng hành tuyệt vời của anh. Kim Ngân vốn là đại diện của Cty xi măng Thanh Ba, nơi Xí nghiệp tuổi trẻ lui tới mua hàng. Thời gian qua Ngân bận sinh nở, nuôi con, nay cháu đã 2 tuổi lại có bà nội từ Yên Lập xuống chăm sóc nên cô có điều kiện cùng chồng “Quyết Chiến”. Trước đây là quyết chiến với đói nghèo của gia đình mình, nay là giúp mọi người, cùng với mọi người phát huy nội lực “Quyết Chiến” vượt qua đói nghèo xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Đúng như khẩu hiệu hành động của Hội các nhà DN trẻ VN mà Chiến là một thành viên: DN trẻ VN vì nước, vì dân lập thân, lập nghiệp kiến quốc[/FONT]

    Thanh Tú - Theo tintucnhadat.com
     
  3. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đi lên bằng chính mình

    3. Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc


    [​IMG]
    Đã từng kinh qua các vị trí quan trọng cho Tập đoàn kiểm toán quốc tế KPMG tại VN, Tập đoàn Cargill VN và bây giờ là giám đốc tài chính của Tập đoàn ACE Life VN.
    Con người này lại từng kiếm sống bằng một công việc “lạ lùng”: giặt khăn trải giường suốt năm năm trời!

    Nếu không có một tố chất đặc biệt và sự vươn lên mãnh liệt thì Nguyễn Hồng Sơn đã chẳng thể đạt được vị trí như hôm nay với mức lương mỗi năm tương đương giá của một căn hộ cao cấp khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, khi mới tròn 36 tuổi.

    Dấu vết nhọc nhằn

    Xòe hai bàn tay ra trước mặt chúng tôi, bàn tay to còn hằn những vết chai sần nổi thành từng cục, Nguyễn Hồng Sơn, giám đốc tài chính của Tập đoàn ACE Life VN, nói trong hồi tưởng: "Tay tôi thì chai cứng còn chân thì phong thấp hành hạ bao năm, lúc nào tôi cũng sợ trúng gió sau một lần suýt chết trong phòng giặt. Tất cả đều là những kỷ niệm mà tôi chẳng bao giờ quên.

    Tôi vào Sài Gòn học tài chính, sinh viên từ quê ra mà, biết làm gì để trang trải cuộc sống đây, may lúc đó có người quen xin cho tôi một chân giặt giũ trong khách sạn. Đó là những ngày rất dài và cơ cực, suốt ngày ngâm mình trong nước, trong xà phòng và ngập trong những tấm trải giường đủ để cả người rộp lên vì nước ăn. Sau đó trở về chỗ trọ bé xíu mà tôi chỉ đủ tiền để thuê... cái hành lang, nằm xuống là không cựa quậy gì được vì thân xác rã rời...".

    Vậy mà Sơn học giỏi! Sơn luôn tin một điều rằng dù ở môi trường nào, thử thách nào mình cũng phải nằm trong số những người giỏi nhất lớp.

    Sau đợt thực tập, một công ty in đã "xem giò, xem cẳng" và nhận Sơn vào làm kế toán. Đó là tháng 7/1991, Sơn được ở lại Sài Gòn, dù cho mức lương ngày ấy không đủ xoay chuyển tình thế của một sinh viên nghèo. Sáng đi làm ở công ty, tối về Sơn vẫn phải tiếp tục đi giặt thêm mới đủ sống.

    Cái đói, cái cực đã làm Sơn ngã gục. Sau này nhiều nhân viên khách sạn mà Sơn đi giặt thuê kể lại rằng: "Cậu ấy bị trúng gió, khủng khiếp lắm, lăn đùng ra trong phòng giặt, mình mẩy tím ngắt, tụi tôi cứ nghĩ là cậu ấy chết rồi chứ!".

    Hồi tỉnh sau cơn bạo bệnh, Sơn nghĩ lại: không thể lao đầu vào mọi thứ bất cần thân thể để kiếm tiền rồi đổ bệnh, có khi không còn mạng nữa chứ đừng nói tới tương lai! Sơn quyết định phải thoát ra khỏi cuộc sống ấy, xin vào làm ở chỗ một người bạn thân: một chân thủ kho cho công ty bột ngọt.

    "Cái thời ấy cũng lạ, đi làm người giữ kho mà suốt ngày phải vật lộn với một đống bảng biểu, số liệu... cao vượt mặt theo những công thức chán ngắt. Lúc đó tôi tự hỏi: tại sao người ta không có một chương trình nào có thể tự quản lý những thứ này thay cho việc cặm cụi ngồi tính tính, toán toán. Rồi tôi tự trả lời, không có sẵn thì mình tạo ra, còn không biết tạo thì mình đi học, phải công nhận lúc đó tôi liều mạng thật!..." - Sơn nhớ lại.

    Anh xin vào thẳng lớp học lập trình nâng cao dù chỉ mới "a,b,c" về tin học. Thế mà cũng học được, rồi về vật vã với những hàm, những biến của Foxpro để rồi cuối cùng cho ra được một phần mềm quản lý kho cho công ty.

    "Nhưng oái oăm là sau khi có phần mềm quản lý, có máy làm thay mình rồi thì mình đâm ra rảnh rỗi. Ngồi cả ngày mà không có việc gì để làm, cứ ngồi ngáp ngắn ngáp dài và nghĩ ngợi lung tung, nghĩ về cuộc sống, về những giấc mơ... Quá nhiều ước mơ phía trước mà bây giờ lại đi ngồi ngáp vặt chờ ăn lương thôi sao! Đời trai như thế nhục không chịu được...".

    Sơn bỏ việc và... vác đơn đi xin việc khác, nộp hơn 50 bộ hồ sơ xin việc, 30 lần được mời đi phỏng vấn, có lần vào đến vòng "chung kết" nhưng "trời ơi", người ta lại tuyển Sơn làm... thủ kho! "Cho dù có phải quay lại với cái nghề giặt giũ đến bã cả da, bủng cả người, trúng gió lăn quay để có tiền đi học một nghề gì khác thì tôi cũng chịu, tôi không thể trở lại cái nghề thủ kho chết tiệt này nữa!" - Sơn cương quyết.

    Để giấc mơ thành sự thật

    Cho đến một hôm, người bạn thân thấy Sơn tội quá nên chìa ra cho Sơn một tờ đơn xin việc của Tập đoàn kiểm toán KPMG. "Ôi trời! Tài chính là nghề của tôi mà. Tôi xin và được nhận vào làm ở KPMG, lúc ấy KPMG tuyển cũng tương đối dễ vì cái văn phòng bé tẹo chỉ mới có vài nhân viên từ Malaysia vừa sang...".

    Nhiệm vụ đầu tiên của Sơn là tháp tùng sếp bay ra Đà Nẵng, sau này Sơn thú thật: "Toát mồ hôi vì sướng và vì lần đầu tiên trong đời được đi máy bay!". Ra đến nơi, sếp bảo: "Tôi bảo gì anh làm nấy thôi, không được hỏi". Sơn gật đầu.

    Thế là Sơn làm... thiên lôi. Lần đầu tiên bước chân vào ngành kiểm toán, được xem sổ sách của người khác cũng có những thú vị là lạ. Và tuyệt diệu nhất là khi về nhà, sếp gọi vào để thực hiện "tiết mục" hỏi và đáp. Tất cả mọi ấm ức, thắc mắc, băn khoăn lẫn tò mò được dịp bày tỏ, Sơn như một người bị lạc vào một thế giới sương mù.

    "Hầu như tất cả kinh nghiệm về kế toán, về tài chính của mình trong thời gian trước đều không thể ứng dụng được". Sơn biết kiến thức về tài chính mà anh và nhiều sinh viên khác đã học qua là quá ít ỏi so với một thực tế như đại dương mênh mông của nghề nghiệp. Sơn đăng ký đi học, lấy thêm bằng kế toán Mỹ, học kiểm toán viên...

    "Được cái là công ty có nhiều sách vở, tài liệu cho mình nghiên cứu và tiếng Anh của tôi cũng đang khá dần lên nên tiếp thu khá nhanh". Bước thăng tiến nghề nghiệp bắt đầu mở ra trước mắt anh thủ kho ngày nào...

    Rồi cũng có ngày anh được ra "đại dương", công ty cử Sơn sang Mỹ làm việc hai năm. Trước là để học tập kinh nghiệm, sau là để dọn đường cho những thành viên khác sang thực tập tại công ty mẹ... Sơn không ngất ngây trước sự tráng lệ, không ngộp trước nền tài chính khổng lồ của thế giới, nhưng cái thú nhất của anh trong những ngày ở Mỹ là "được phân công làm sếp một số người Mỹ mắt xanh da trắng ở Chicago, đối với tính cách Mỹ điều này không dễ dàng chút nào, họ vẫn nhìn mình đầy nghi ngờ.

    Sau đó rất lâu họ mới thật sự tâm phục khẩu phục sau những gì mình chứng minh được trong công việc. Tôi có một tâm niệm trong chuyến thử thách này: mình phải làm thật giỏi và phải mang về được một chứng nhận chuyên nghiệp trong công việc...". Và Sơn đã thực hiện được tâm niệm đó với tấm bằng kiểm toán viên quốc tế...

    Từ chối mọi đề nghị ở lại Mỹ làm việc, Sơn quay về nước nhưng KPMG thay đổi cơ cấu điều hành, Sơn sang làm cho Cargill VN với chức danh giám đốc tài chính.

    "Có lẽ mọi giấc mơ của tôi sẽ dừng lại ở Cargill nếu ACE Life không xuất hiện. Tôi bị thuyết phục bởi một yếu tố ở tập đoàn mới này: công ty Việt, nhân lực Việt và văn hóa Việt, chỉ duy có cái tên và vốn là của Mỹ". Một công việc mới, thử thách mới nhưng thú vị đang chờ đón con người nghị lực này...

    Trầm ngâm trong căn phòng làm việc, xoay xoay chiếc nhẫn cưới trên tay, Nguyễn Hồng Sơn thổ lộ chuyện riêng tư: "Đến giờ tôi mới có thể thực hiện khát vọng lớn nhất cuộc đời mình: xây cho gia đình một mái nhà thật khang trang.

    Ngày xưa nghèo khó quá, anh chị em suốt ngày cứ chí chóe giành nhau từng miếng ăn. Lớn một chút thì ly tán. Rồi tôi lại đi học xa, đi làm xa... Tôi muốn gầy dựng một chốn bình yên cho cha mẹ, anh chị em sum họp với nhau, quây quần đoàn tụ như ngày xưa, cái ngày mà người làng cứ bảo gia đình tôi được phong danh hiệu... đông con nhất làng"!

    * Nguyễn Hồng Sơn sinh năm 1969 tại Quảng Ninh, Quảng Bình.

    Tốt nghiệp khoa tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM. Từng làm kế toán tại Công ty In số 2, TP.HCM; thủ kho của Ajinomoto; chủ nhiệm kiểm toán tại KPMG VN và KPMG Mỹ; giám đốc tài chính của Tập đoàn thức ăn gia súc Cargill VN và hiện là giám đốc tài chính của Tập đoàn Bảo hiểm ACE Life VN.

    Thanh Tú - Theo tintucnhadat.com
     
  4. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đi lên bằng chính mình

    4. Cô hàng rong trở thành triệu phú


    [​IMG]
    Chị Dương Thị Bình

    Với 50.000 đồng làm vốn, ngày ngày đi bộ 15 km từ Phúc Tân đến Ngã Tư Sở bán hàng, tối chen chúc 27 người trong căn phòng 20 mét vuông, cô bé chăn vịt ngày nào đã trở thành doanh nhân thành đạt.

    Học luôn đứng đầu lớp, là quản ca gương mẫu, thế nhưng cô học sinh Dương Thị Bình (xã Thành Công, Khoái Châu, Hưng Yên) không có cơ hội được học hành đến nơi đến chốn. Hết lớp 7, Bình phải chia tay với mái trường làng yêu dấu bởi lý do gia đình cô quá nghèo.

    Ngày này qua tháng khác, Bình phải dậy từ 4 giờ sáng, chạy đua với mặt trời đi đào giun cho vịt. Đến trưa, Bình bế con thuê cho nhà hàng xóm những mong có miếng cơm lót dạ. Làng quê nghèo cùng người mẹ tần tảo sớm khuya đã nuôi trong cô một ý chí đang ngày một lớn dần: Phải thay đổi!

    Để biến quyết tâm đó thành hiện thực, với 50.000 đồng làm vốn, số tiền mà mẹ cô đã phải chạy vạy ngược xuôi khắp làng trên xóm dưới, cô bé 12 tuổi Dương Thị Bình cất bước lên tàu thuỷ ra Hà Nội dù cho chưa biết sẽ làm gì ở chốn phồn hoa đô thị nhiều cám dỗ.

    Không có thời gian choáng ngợp trước nhịp sống Hà thành, ngay lập tức, con bé nhà quê ấy đã tính đến chuyện... đi buôn. Đầu tư 2000đ mua một cái mẹt hàng xén, mua hàng bấm móng tay, bật lửa, ví da hết 45.000 đồng& Còn 1000đ mua 3 chiếc bánh mì cỏn con giắt lưng, phòng khi đói bụng. 1000 đồng để đóng tiền trọ cho 1 đêm tá túc ở bãi Phúc Tân. Và 1000 đồng còn lại để... phòng thân.

    Quan điểm sống của tôi: Nếu tin là việc gì đúng thì tôi sẽ làm mà không cần phải quá quan tâm đến người khác sẽ nghĩ gì. Bởi lẽ mình sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm việc mình làm.

    Ngày ngày đi bộ 15 km từ Phúc Tân đến Ngã Tư Sở bán hàng, gần 2 năm sau, Bình bỏ mẹt hàng xén, chuyển sang bán bưu thiếp cho khách du lịch. Để giao tiếp được với... Tây, đấu tranh tư tưởng mãi, Bình mới bỏ ra 200.000đ tiền mồ hôi gom góp bấy lâu để tham dự khoá học tiếng Anh sơ cấp tại phố Nhà Chung trong vòng 4 tháng. Cơn khát học từ ngày cấp I như tích tụ trên từng bước chân trần rát bỏng bụi đường để rồi biến thành ngọn lửa bùng cháy trong trái tim bé nhỏ áy.

    Cô bé học miệt mài, học hăng say. Có những khi đi trên đường chân bước, mắt vẫn nhìn mà miệng không ngừng lẩm bẩm nhắc lại đoạn hội thoại trong sách. Đêm về, 27 người ngủ trong căn phòng hơn hai chục mét vuông tưởng Bình bị bệnh vì cô bé ngủ mơ, toàn nói những từ... không phải là tiếng mẹ đẻ.

    Vươn lên từ gian khó, hiện nay, Bình đã là Giám đốc Khách sạn Sao Hà Nội với một cơ ngơi vững chãi ở 25 Mã Mây và một nhà hàng trên phố Kim Mã. Thế nhưng, hàng năm, mỗi lần có chuyến công tác lên Sapa, người ta lại thấy một cô gái bé nhỏ với túi lớn túi bé những quà bánh, bút mực, sách vở cho bọn trẻ thất học, sớm phải vào đời lo miếng cơm manh áo. Mấy ai biết rằng, bằng nghị lực và những giọt mồ hôi mặn chát đắng cay, từ một cô bé lang thang kiếm sống trên đường phố, Dương Thị Bình đã trở thành... Giám đốc.

    Cô tâm sự :"Với tôi, triết lý kinh doanh đơn giản là: trong kinh doanh, làm ăn phải có chữ tín và phải có lòng nhân hậu. Mình phải thực sự yêu ngành nghề mình làm. Không có việc nào chán mình, chỉ có mình chán công việc mà thôi".

    Thanh Tú - Theo tintucnhadat.com
     
  5. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đi lên bằng chính mình

    5. Thúy “nhóc” và những mặt hàng “độc và lạ”
    [​IMG]Cô chủ "Nhóc Ban Mê" đang tư vấn cho khách hàng.


    Bị bạn bè gọi là “nhóc”. Thế nhưng, đừng có “trông mặt mà bắt hình dong”, ở tuổi 23, Nguyễn Phương Thúy đang là một “siêu sao” thiết kế, chủ một shop quà lưu niệm nổi tiếng ở Thủ Đức và quản lí một xưởng gia công hàng trang sức “chuyên nghiệp” ở Buôn Mê Thuột



    Những mặt hàng “độc và lạ” của Thúy “nhóc” giờ đây không còn bó hẹp ở thị trường Tây Nguyên mà đang dần “phủ sóng” khắp toàn quốc và tìm đường “xuất ngoại”.
    Bên ly cà phê sóng sánh, Thúy “nhóc” đã có cuộc trò chuyện để chia sẻ về con đường khởi nghiệp, những khó khăn và những “bí kíp” thành công của bản thân.

    Học Luật để làm kinh doanh

    Chào Thúy! “Máu” kinh doanh bắt đầu “chảy” từ khi nào trong bạn vậy?

    Máu kinh doanh không ăn vào người mà là có sẵn trong mình. Hồi còn ngồi trên ghế tiểu học, thầy cô thường hỏi học sinh “các em thích làm nghề gì?”. Các bạn của Thúy đồng thanh: “Em thích làm cô giáo”, “Em thích làm bác sĩ”… lúc đó, Thúy chỉ thầm nhủ, “mình sẽ chỉ làm giám đốc một công ty”.
    Nhà gần chợ nên thành thạo việc buôn bán. Thúy rất thích đi chợ trả giá, không đơn giản để mua được món hàng giá rẻ mà muốn thể hiện khả năng thuyết phục người khác, nhất là mấy cô hàng chợ.

    Khi vào Sài Gòn, buổi học, buổi làm thêm, rong ruổi trên đường mà lúc nào Thúy cũng để ý “sao tiệm này dùng tông màu như thế này để trang trí?”, “câu slogan của công ty này cô đọng mà ý nghĩa ghê”… Những suy nghĩ như vậy cứ miên man trong đầu, tự mình đặt vấn đề, tự mình giải thích, rồi tự mình rút ra bài học về ý tưởng kinh doanh. Nói chính xác, kinh doanh xuất phát từ sự say mê của chính bản thân chứ không có động lực nào hết.

    Thi Y Dược, sao Thúy lại học Luật?

    Từ nhỏ, ba đã xác định tư tưởng, con nhất định phải thi Y Dược, nhà phải có một đứa làm bác sĩ. Khi học lớp 11, 12 thì lại thi học sinh giỏi môn Sinh, rồi học đều môn Hóa. Lúc làm hồ sơ thi đại học, ba ngồi bên cạnh, nhất định phải là Y Dược. Thì cũng nghe lời nhưng mà lén làm thêm bộ hồ sơ khối A vào Đại học Luật.

    Đúng ra là làm hồ sơ thi Kinh tế nhưng nghe ba nói với má là “cấm con Thúy thi vào kinh tế, tính Thúy liều lĩnh, máu làm ăn nên sợ phận gái lao đao”. Sợ ba mẹ buồn, vậy là quyết định nộp đơn vào Đại học Luật. Vả lại, Thúy nghĩ làm luật sư thì khả năng giao tiếp tốt, biết “luật” thì việc kinh doanh dễ dàng hơn, sau này mình lớn, có đầy đủ kinh nghiệm, kinh doanh chắc ba cũng không cản.

    Nghệ thuật” trong cuộc sống và chữ “tâm” trong kinh doanh




    [​IMG]


    Thúy thích nhất hai chữ “nghệ thuật”, đó là cái tốt đẹp, tinh túy, là giá trị để mình vươn tới, làm con người mình văn minh, hiện đại hơn.​



    Là dân có máu kinh doanh nhưng mà rất lãng mạn và nghệ sĩ. Bản thân Thúy thích giữ lại giá trị truyền thống theo cách của thế hệ hiện đại, nghĩa là vẫn giữ được cái “chất” nhưng phải thay đổi để phù hợp và quan trọng hơn hết là phải có giá trị đạo đức của bản thân.

    Thúy đặt chữ “tâm” trong cuộc sống lên hàng đầu, vậy chữ “tâm” trong kinh doanh của Thúy là gì ?

    Bản thân Thúy đi mua hàng cũng muốn lựa được hàng tốt. Hàng tốt chỉ có thể do người kinh doanh có “tâm”. Mỗi một sản phẩm kinh doanh được trau chuốt kĩ lưỡng thì sẽ có phản ứng tốt từ khách hàng. Nó góp thêm vào sự thành công của sản phẩm.

    Ngày trước, cũng chưa nghĩ gì đến chuyện cái “tâm” với nghề. Lúc đi chào hàng ở Hội An, lần thứ nhất, mình nói là hàng này không đổi trả gì được. Lần thứ hai quay lại, thấy một số mặt hàng không bán được, mình về suy nghĩ mất ăn mất ngủ. Rồi lần thứ ba, mình quyết định: “Sẽ đổi những mẫu mã phù hợp với khu vực”. Rồi mình trao đổi với nhiều chủ shop để tìm hiểu style của khách hàng…

    Qua tháng sau, một vị khách nước ngoài đặt một toa hàng lớn để đem về nước bán. Lần đầu tiên cầm được một “nắm” tiền đô trong tay, Thúy “sướng” rơn trong người. Từ đó Thúy mới “ngộ” ra một điều, cái gì cũng phải đầu tư bằng tâm huyết thì mới có được kết quả và mang lại thành công.

    Những khó khăn hiện nay của hàng trang sức thủ công Việt Nam và mặt hàng của Thúy nói riêng?

    Hàng trang sức thủ công của Việt Nam chưa rõ nét, khách hàng xưa nay vẫn quen xài hàng Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc. Thậm chí có người chỉ đeo trang sức khi thấy vừa mắt chứ không nghĩ đến chuyện phối hợp với quần áo để tạo hiệu ứng đẹp nhất

    Nguyên liệu thô thì có nhưng cần máy móc tinh xảo để làm nhiều sản phẩm nghệ thuật cao, mình có nhiều ý tưởng mà chưa đủ điều kiện để thực hiện.

    Kế hoạch cho tương lai


    [​IMG]

    Hiện tại Thúy có một xưởng sản xuất “chuyên nghiệp” ở Buôn Mê Thuột. Thúy đang ra dòng hàng trang sức. Một kênh chuyên hàng Hip hop cho tuổi Teen, học sinh - sinh viên ở Shop Nhóc - Thủ Đức và phân phối cho đại lý các tỉnh, thành trong cả nước. Một kênh hàng thắt dây thủ công phân phối các tỉnh du lịch, từ Hải Phòng tới Nha Trang, Hội An, Phú Quốc. Còn một dòng hàng đá “xịn” hơn đang phân phối cho các shop thời trang cao cấp tại TPHCM. Thúy cũng dự tính sẽ xuất đi một số nước trên thế giới.

    Kế hoạch sắp tới sẽ mở một siêu thị tặng phẩm giá rẻ, hàng đẹp, độc đáo và cá tính dành riêng cho học sinh - sinh viên. Thúy muốn mở cửa hàng bán lẻ để trực tiếp nghe ý kiến của khách hàng về sản phẩm. Nắm bắt xem khi thời trang thay đổi thì các bạn cần những bộ trang sức chất liệu gì, màu sắc, kiểu dáng như thế nào. Xa hơn một chút, Thúy muốn mở công ty cho riêng mình, thương hiệu “Nhóc Ban Mê” bay cao và xa hơn.

    Câu hỏi cuối, nếu buộc phải chọn một trong hai nghề luật sư và kinh doanh thì Thúy sẽ “hi sinh” nghề nào?

    Theo quan điểm của Thúy, thế hệ 8X là thế hệ may mắn lãnh ngộ được kiến thức khoa học và văn minh của thời đại, không còn cảnh chiến tranh, đạn bom. Việc cần nhất của thế hệ trẻ là học hỏi và sáng tạo. Thúy thấy mình có quá nhiều thứ cần phải tiếp cận, quá nhiều thứ cần khám phá… Luật là việc học, là kiến thức, bây giờ tốt nghiệp cử nhân Luật rồi, cũng đã học xong lớp nghiệp vụ luật sư, chắc chắn Thúy sẽ học tiếp lên lấy bằng Thạc sĩ.

    Còn kinh doanh là cái “nghiệp”, là đam mê. Cái này bổ trợ cho cái kia cho nên nghề nào cũng khó mà “hi sinh”. Thôi thì đành làm “người con gái tham lam” vậy! (cười)

    Cám ơn và chúc Thúy thành công với những dự định của mình!

    Theo Chuyên san Trí Tri số 26
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng hai 2008

Chia sẻ trang này