Đoán sức khỏe từ bàn tay

Thảo luận trong 'Kiến thức Nhân Tướng Học-Âm Dương, Ngũ Hành' bắt đầu bởi cabachlong, 4 Tháng ba 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Xem tay đoán sức khỏe
    [​IMG]

    Xem tướng tay là một nghề cổ xưa, từ cổ đến kim, từ trong đến ngoài nước đều có. Khi xem tay, y học không dự đoán được vận mệnh của con người, nhưng lại có thể biết được bệnh tật.



    Đông y cho rằng, trong 12 đường kinh mạch của con người, đại bộ phận đều hội tụ ở đầu ngón tay. Hễ cơ thể bị bệnh thì tín hiệu báo bệnh tật thông qua phản ứng của thần kinh, huyết quản và kinh mạch sẽ đến với các vân tay. Khoa học hiện đại cho rằng, bản thân con người là một thể hoàn chỉnh, được cấu tạo bằng các tế bào nhỏ; hoặc trong sự sắp xếp chủ thể của mỗi một bộ gene di truyền đều mang theo đặc trưng có tính hiện rõ toàn bộ sinh mệnh của một con người, tay chứa đựng toàn bộ thông tin của các giác quan như mắt, tai, lưỡi... Cho nên từ góc độ Đông y hay Tây y đều chứng thực bàn tay con người có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.

    Người bình thường thì ngón tay đẫy đà hồng nhuận, chuyển động linh hoạt, co vào duỗi ra như ý, 5 ngón tay phối hợp nhịp nhàng. Bàn tay có màu hồng nhạt hoặc màu phấn hồng, sáng nhuận, trơn bóng, khí sắc đều đặn. Hễ ngón tay biến dạng hoặc trở nên vụng về, màu sắc bàn tay biến sang màu sẫm hoặc nhạt đi, thậm chí có thể sang màu sắc khác thì tình trạng sức khỏe tất phải có vấn đề khác thường cần chú ý ngay.

    Màu sắc ngón tay, bàn tay bị thay đổi

    Ngón trỏ trắng bợt và nhỏ yếu, chứng tỏ công năng gan mật hơi kém, những người như vậy dễ bị mỏi mệt, tinh thần hay suy sụp, không phấn chấn được.

    Ngón giữa trắng bợt, nhỏ bé và bải hoải rã rời, chứng tỏ công năng của tâm huyết không đủ hoặc bị thiếu máu.

    Ngón vô danh trắng bợt và nhỏ bé chứng tỏ công năng của thận và công năng của hệ sinh dục tương đối kém.

    Ngón út trắng bợt, nhỏ yếu, hiện tượng này thường thấy ở những người bị bệnh tiêu hóa gây hấp thu kém hoặc bị táo bón, tiêu chảy...

    Đầu ngón tay hai bàn tay trắng bợt, lạnh giá có thể là biểu hiện bệnh ở dạ dày, ruột mạn tính và có khuynh hướng bị ung thư hóa.

    Bàn tay có màu xanh lam thường thấy ở người có bệnh đường tiêu hóa.

    Bàn tay có màu xanh lục chứng tỏ bị thiếu máu hoặc bị bệnh ở tỳ vị.

    Bàn tay có màu xanh biếc thường thấy ở người có bệnh gây trở ngại cho tuần hoàn máu.

    Bàn tay có màu vàng thường thấy ở người có bệnh mạn tính.

    Bàn tay có màu vàng óng thường thấy ở người có bệnh gan. Da bàn tay trở nên dày, cứng, nhẵn bóng, khô khốc, có màu vàng nhạt, gọi là bệnh sừng hóa bàn tay, đây là bệnh có tính chất di truyền, do sai sót của nhiễm sắc thể. Bệnh thường phát ở thời kỳ 1 tuổi, thường có tiền sử gia đình.

    Bàn tay xuất hiện mao mạch dạng lưới màu hồng, hiện tượng này thường thấy do thiếu vitamin C.

    Toàn bộ bàn tay có đốm ban màu đỏ sạm hoặc màu tím, thường thấy ở người bị bệnh gan.

    Bề mặt bàn tay, nhất là ô mô của ngón cái, ô mô của ngón út và ở đầu ngón tay, da bị sung huyết phát đỏ ra, thường thấy ở người bị xơ gan và ung thư gan. Bàn tay sau khi có màu đỏ, lại dần chuyển sang màu tím sẫm, thường thấy ở người bị bệnh đau tim và dự đoán bệnh tình đang tăng nặng lên.

    Người có màu sắc bàn tay quá đỏ, chứng tỏ có thể bị trúng phong. Người bị cao huyết áp nếu cả bàn tay có màu đỏ như nước chè, có thể là điểm báo trước bị xuất huyết não.

    Tổ chức dưới da bàn tay bị ứ huyết phát ra màu đen pha màu hồng, có màu tím ngắt, thường thấy ở người bị ngất xỉu do cảm nhiễm nghiêm trọng...

    Trên mặt bàn tay có lấm chấm bàng bạc giống như tàn thuốc thường thấy ở người nghiện thuốc lá bị mắc bệnh tim.

    Bàn tay có màu đen thường thấy ở người bị bệnh thận. Giữa bàn tay có màu nâu đen là hiện tượng thường thấy ở người bị bệnh đau dạ dày và ruột

    Ngón tay và bàn tay có hình dáng khác thường

    Đốt ngón tay cái tương đối ngắn và quá cứng rắn, không dễ uốn cong: Hiện tượng này thường thấy ở người có bệnh đau đầu do cao huyết áp, bệnh đau tim, trúng phong.

    Đầu ngón tay trỏ bị cong lệch, khe đốt ngón tay rộng và đường nếp vân tay phân tán lộn xộn thường thấy ở người có bệnh gan mật mà dẫn tới công năng tỳ vị thất thường.

    Đầu ngón tay giữa bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe chứng tỏ công năng của tim và ruột non tương đối yếu.

    Đầu ngón tay vô danh (ngón đeo nhẫn) bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe, thường thấy ở những người bị bệnh ở hệ tiết niệu và bị suy nhược thần kinh. Ngón tay út bị cong về một bên và da bàn tay bị khô thường thấy ở những người hệ tiêu hóa không tốt.

    Người có ngón tay hình dùi trống (tức đầu ngón tay to hơn đốt ngón, giống như cái dùi đánh trống) có khả năng bị bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi khá nặng như lao phổi, ung thư phổi... Đó là do hiện tượng thiếu ôxy lâu ngày gây ra. Bàn tay rũ xuống rã rời hoặc các khớp ngón tay co quắp như chân chim gặp trong bệnh teo cơ đang tiến triển ở tay do thần kinh quay của cánh tay bị tổn thương.

    Các khớp ngón tay sưng to, da bị teo, các cơ bị teo, hiện tượng này thường thấy trong bệnh tạo keo.

    Các khớp ngón tay sưng tấy, hai đầu nhỏ, giữa to giống như cái thoi dệt vải và bị cong, tê cứng, không thể duỗi thẳng ra được, đau đớn tăng khi cử động: Thường thấy trong bệnh viêm khớp do phong thấp.

    Nhắm mắt đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, ngón tay xòe ra, nếu ngón tay bị run, đó là biểu hiện của bệnh cường tuyến giáp trạng.

    Các tế bào của tổ chức dưới da bị mất nước, da đầu ngón tay, da bàn tay nhăn nheo, bị khô lép, giống như tay bị ngâm nước lâu, hiện tượng này thường thấy ở bệnh đường ruột, dạ dày cấp tính, các chứng tiêu chảy, nôn mửa nhiều lần...

    Cả bàn tay trở nên rộng và dày lên, ngón tay thô và ngắn, đồng thời xương gò má, xương hàm dưới, xương hàm trước... đều nhô lên, hiện tượng này thường thấy ở những người bị khối u ở tuyến yên.

    Da bàn tay mọc mụn nước, da bị lột tuột, ngứa, phần nhiều là do bị nấm mà người ta quen gọi là bệnh tổ đỉa ở bàn tay.

    Trên bàn tay, trên ngón tay có gân xanh (giãn tĩnh mạch) lộ ra, hiện tượng này phần nhiều là biểu hiện trong ruột bị ngừng trệ phân, bí đại tiện.

    Da mu bàn tay bị khô nhăn nheo, các khớp ngón tay bị cứng, không linh hoạt, nếu động vào một cái gì là có cảm giác tay bị đông lạnh, một năm 4 mùa đều như thế, đó là mắc chứng lạnh giá chân tay, thường thấy ở người già cơ thể suy nhược.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đoán sức khỏe từ bàn tay

    Bàn tay tiết lộ khá nhiều bí mật của mỗi chúng ta. Nó cho thông tin về quá khứ tương lai, tính cách và tình trạng sức khỏe của thân chủ.
    [​IMG]
    Bạn cần cảnh giác mỗi khi nhìn thấy dấu hiệu thay đổi trên lòng bàn tay. Những chỉ số dưới đây sẽ giúp bạn khả năng "khám" sức khỏe cho mình và cho người thân.
    Lòng bàn tay đỏ khác thường cho biết gan đang bị nhiễm độc (có thể là hepatit). Có những vân hoa mờ trên mặt lòng bàn tay: có vấn đề với hệ thần kinh thực vật.
    Nếu da cổ tay có sắc vàng, cần kiểm tra gan, mật có khả năng mắc bệnh sỏi mật, hepatit...
    Nếu da cổ và đặc biệt lòng bàn tay có hiện tượng bong tróc vẩy da nhỏ có nghĩa là cơ thể đang thiếu vitamin A,D. Nếu bong mảng da lớn, cần đến khám bác sĩ da liễu để điều trị bệnh nấm.
    Nhiệt độ bàn tay tiết lộ
    Bàn tay lạnh là dấu hiệu rối loạn tuần hoàn máu ngoại biên, cơ thể không đủ vitamin B12. Nên bổ sung bằng thuốc uống kết hợp thực phẩm như sản phẩm sữa, thịt, cá, nấm, đậu hạt, bắp cải.
    Lòng bàn tay nóng khác thường: gan đang nhiễm độc thuốc điều trị, rượu hoặc hóa chất.
    Nếu thấy cảm giác kiến bò ở lòng bàn tay: nội tiết cơ thể có vấn đề.
    Bàn tay ẩm ướt: trục trặc nội tiết, hỏng chức năng tuyến tiền liệt.
    Lòng bàn tay quá khô: cần kiểm tra tim mạch. Da ngón tay khô: có vấn đề về đường hô hấp.
    Đầu ngón tay luôn bị nhăn (không phải do ngâm nước): thận yếu, chú ý nội tiết, đe dọa bệnh tiểu đường.
    Ngón tay có màu đỏ tươi: hệ tiêu hóa kém. Nếu ngón có màu đỏ bầm tím: gan thận suy.
    Nếu thấy ngứa ở phía bên cạnh trên của ngón chỏ: ruột già có vấn đề.
    Các khớp ngón và cổ tay kêu răng rắc- thiếu calxi
    Khi day các đốt khớp giữa ngón tay nếu thấy cứng có nghĩa là gan mật yếu chức năng.
    Bẻ đốt ngón và cổ tay có tiếng kêu răng rắc: báo động cơ thể thiếu calxi. Các đốt khớp ngón biến dạng méo mó: đã mắc bệnh thấp khớp hoặc gout (gút).
    Khớp ngón đau và chuyển màu đỏ: dấu hiệu của bệnh viêm động mạch.
    Qua hình dạng bàn tay, đoán bệnh sắp đến.
    Thông thường, bàn tay rộng dày, ấm là người có sức khỏe đáng yên tâm. Tuy nhiên nếu bàn tay rộng mà không tỷ lệ với các ngón thì lại có đe dọa bệnh tật trong tương lai.
    Bàn tay rộng với các ngón ngắn quá: sẽ có vấn đề với tuần hoàn máu, nguy cơ bị bệnh huyết áp cao.
    Bàn tay hẹp, ngón mảnh, da tay xanh xao: thường gặp ở người thần kinh yếu, thân nhiệt lên xuống thất thường, huyết áp dễ bị ảnh hưởng bởi múi giờ, tiếng động mạnh hoặc cảm xúc.
    Người có cổ tay nhỏ dễ bị tổn thương hệ thần kinh thực vật, đe dọa bệnh hen, khó thở, viêm ruột, huyết áp thấp.
    Điểm đau nhói trên tay báo động căn bệnh bên trong
    Nếu bẻ ngược ngón tay về phía cổ tay, thấy đau khác thường: triệu chứng của bệnh tim và thiếu máu cục bộ.
    Cảm thấy đau ê ẩm ngón giữa và ngón áp út: cần kiểm tra hệ thống tiết niệu và phụ khoa.
    Hoàng Anh
    ( Tin Việt Online)
     

Chia sẻ trang này