10 bước để vượt qua FOMO

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Rubixinh, 22 Tháng một 2015.

  1. Rubixinh

    Rubixinh New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng tám 2012
    Bài viết:
    368
    Điểm thành tích:
    0
    Trong bài trước chúng tôi đã nói về khái niệm FOMO (Sợ bỏ lỡ cơ hội) và những nguy hiểm của tình trạng âm thầm này. Trong bài này chúng tôi cung cấp mười bước đảm bảo giúp giải phóng bạn khỏi sự kìm kẹp của FOMO và nâng cao chất lượng của những mối quan hệ của bạn cũng như chất lượng của hạnh phúc nói chung trong cuộc đời bạn.


    1. Chậm lại. Phần lớn chúng ta di chuyển với một tốc độ nhanh hơn mức cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Luyện tập đừng vội vã khi ăn, lái xe, nói chuyện, làm tình và khi thực hiện những công việc hằng ngày. Dán những nhắc nhở về ý định này ở những nơi dễ thấy để hỗ trợ bản thân trong việc đạt được ý định này. Chúng tôi đã sử dụng một dấu hiệu trong nhà bếp của chúng tôi "Chậm lại". Nó hiệu quả. Tranh thủ sự hỗ trợ của những người khác, đặc biệt những người bạn sống cùng hoặc có quan hệ gần gũi với họ.

    2. Luyện tập phân biệt điều gì thực sự quan trọng và cần thiết với những thứ chỉ đơn thuần là đáng khao khát, và chọn xoá bỏ một số thứ không góp phần vào sự sâu sắc của chất lượng kinh nghiệm sống của bạn. Hãy sẵn sàng nói "không" với nhiều thứ. Điều này sẽ đem lại cho bạn nhiều thời gian để dành cho những kinh nghiệm mang lại phần thưởng sâu sắc hơn đó. Hãy nhớ rằng nhiều hơn không hẳn là tốt hơn. Hãy tập trung vào những thứ nâng cao chất lượng chứ không phải số lượng của những trải nghiệm của bạn.

    3. Chọn kinh nghiệm, không chọn biểu tượng. Sẽ luôn luôn có những người mà chúng ta ngưỡng mộ và có lẽ ganh tỵ. Nó là hội chứng "cỏ nhà hàng xóm xanh hơn". Sự ganh tỵ có thể dễ dàng trở thành tức giận nếu chúng ta không nhận ra những cơ hội có sẵn với chúng ta trong cuộc sống của mình để tạo ra những kinh nghiệm nâng cao cuộc sống. Tập trung vào kinh nghiệm (một cảm giác của thành công, phiêu lưu mạo hiểm, kết nối, vui vẻ, tôn trọng bản thân, tự do...) nằm dưới vật thể hoặc biểu tượng (như sự giàu có, hôn nhân, một chiếc xe hơi thể thao, một ngôi nhà xa xỉ...) giúp chúng ta phân biệt điều gì thực sự là hạnh phúc với những gì có thể chỉ mang lại một cảm giác vui vẻ tạm thời. Niềm vui là một điều tuyệt vời, nhưng một sự ám ảnh với nó có thể làm giảm khả năng trải nghiệm hạnh phúc sâu sắc hơn có thể đến từ việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta.

    4. Sẵn sàng không có được tất cả. Những nhu cầu là có giới hạn. Những ham muốn là vô hạn. Chấp nhận sự vô ích khi cố gắng thoả mãn mọi khao khát của chúng ta là một sự khôn ngoan hơn là nuông chiều tất cả những thôi thúc đạt được sự thoả mãn của chúng ta. Ưu tiên những hoạt động nào đó cho phép chúng ta từ bỏ những hoạt động khác. Quyết định những ưu tiên cao nhất của bạn là gì và tập trung vào chúng. Từ "quyết định" đến từ chữ Latin decidere, có nghĩa là “cắt bỏ”. Quyết định ưu tiên điều gì đòi hỏi chúng ta cắt bỏ những sự lựa chọn, nhưng nó có thể mang lại sự chú ý lớn hơn và rõ ràng hơn với những thứ mấu chốt, tinh tuý và ý nghĩa đối với chúng ta.

    5. Làm lần lượt từng việc một. Ngay cả khi những người xung quanh chúng ta đang làm nhiều việc cùng một lúc, thì chúng ta cũng không cần phải làm như họ. Từ những năm 1990, các nhà tâm lý học từng thực hiện các thực nghiệm về những giới hạn của làm nhiều việc cùng một lúc, và các nghiên cứu mang tính thuyết phục. Các đối tượng trong những thực nghiệm đó bộc lộ trở ngại nghiêm trọng khi được yêu cầu thực hiện ngay cả những công việc rất đơn giản cùng một lúc. Họ phát hiện thấy bộ não con người chỉ có thể đáp ứng với một yêu cầu hành động vào một lúc. Nhà tâm thần học Edward M. Hallowell mô tả làm nhiều việc cùng một lúc như một “hoạt động hoang đường mà con người tin rằng họ có thể thực hiện hai hoặc nhiều hơn hai nhiệm vụ cùng một lúc mà vẫn hiệu quả như thực hiện một nhiệm vụ.” Khi con người cố gắng thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc, họ thường không thành công. Khi họ tập trung vào một nhiệm vụ, và dành toàn bộ sự chú ý của họ cho nó, họ không chỉ có nhiều khả năng thành công trong việc tạo ra một kết quả có chất lượng cao, mà mức độ thoả mãn cuả họ trong lúc thực hiện nhiệm vụ cũng cao hơn nhiều.

    6. Luyện tập tỉnh thức. Thay vì theo đuổi những thứ có thể chỉ là một ảo tưởng của hạnh phúc, chúng ta có thể phấn đấu chầm chậm để có được sự thoả mãn sâu sắc hơn đến cùng với việc trau dồi tỉnh thức. Tỉnh thức là sự tập luyện có mặt ở hiện tại trong cuộc sống của chúng ta và không đánh giá kinh nghiệm trong khoảnh khắc hiện tại của chúng ta. Thay vì liều mạng tìm kiếm ngôi sao nhạc rock, hãy trau dồi nghệ thuật thưởng thức những niềm vui bình thường, trần tục. Cuốn sách của Sylvia Boorstein, Don’t Just Do Something, Sit There, mang đến nhiều hiểu biết sâu sắc về làm thế nào bạn có thể hợp nhất việc tập luyện này vào cuộc sống của bạn. Có rất nhiều cuốn sách và đĩa CD khác có thể giúp bạn đưa việc luyện tập này vào cuộc sống của bạn.

    7. Ưu tiên các mối quan hệ trước những thứ kiếm được. Về mặt mức độ thoả mãn, hạnh phúc của chúng ta trong cuộc sống, chất lượng những mối quan hệ chiến thắng số lượng của những vật sở hữu và những kinh nghiệm. Đầu tư thời gian và năng lượng vào các mối quan hệ và trau dồi các kỹ năng mà những mối quan hệ tuyệt vời đòi hỏi có thể là một trong những điều tốt nhất chúng ta có thể làm để mang lại những mức độ hạnh phúc cao hơn trong cuộc sống chúng ta, đó là một thứ thuốc giải độc tuyệt vời cho hoạt động bốc đồng là đăc trưng của FOMO.

    8. Thưởng thức giây phút hiện tại. Hãy kéo dài những trải nghiệm thú vị hơn là vội vã hoàn thành chúng để tìm kiếm niềm vui tiếp theo. Thực sử ngửi mùi càfe (và những bông hoa hồng và những mùi thú vị khác mà bạn gặp). Từ tốn thưởng thức niềm vui thuộc cảm giác và trau dồi nghệ thuật thưởng thức những mùi vị, cảnh tượng và những cảm giác khác mà bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày của bạn.

    9. Trau dồi một thái độ biết ơn. Thay vì theo đuổi những huyễn tưởng mà chúng ta tin rằng sẽ làm thoả mãn chúng ta, chúng ta có thể trau dồi lòng biết ơn. Việc luyện tập này cho phép chúng ta cảm kích sâu sắc hơn đối với những thứ chúng ta có hơn là tập trung vào những thứ chúng ta thiếu hoặc mong muốn. FOMO là nỗi sợ về việc không có được một thứ gì đó cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta. Lòng biết ơn cho phép chúng ta đếm những điều may mắn, phúc lành đang có trong cuộc sống chúng ta bây giờ, nơi cuộc sống đang diễn ra.

    10. Thưởng thức quá trình. Hợp nhất những bài luyện tập đó vào cuộc sống của bạn có thể là một việc làm vì tình yêu và có thể được trải nghiệm như một phúc lành và một cơ hội, hơn là một loạt những nghĩa vụ. Hãy để bản thân tận hưởng niềm vui trong mức độ thư giãn và thanh thản cao đi vào cuộc đời bạn như thể bạn tặng cho bản thân những kinh nghiệm đó. Không chỉ mình bạn, mà tất cả mọi người trong cuộc sống của bạn đều có lợi khi đánh mất FOMO!


    Rubi dịch
    Nguồn:
    http://www.psychologytoday.com/blog/stronger-the-broken-places/201501/ten-steps-overcoming-fomo-0
    ____________________________________________________________
     

Chia sẻ trang này