3 lý do để chấp nhận cái tôi “không thật” của bạn

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Rubixinh, 9/12/13.

  1. Rubixinh

    Rubixinh New Member

    Tham gia ngày:
    5/8/12
    Bài viết:
    368
    Điểm thành tích:
    0
    Với nhóm bạn, tại nơi làm việc, với người yêu, với gia đình và khi ở một mình, bạn có thể cảm thấy bạn là con người khác. Đôi lúc bạn thậm chí cảm thấy mình giống như một kẻ lừa gạt. Bạn nghĩ rằng mình nên hiểu biết nhiều hơn, khác biệt hơn, có một số kỹ năng xã hội mà bạn không chắc bạn thực sự có trong cuộc sống thực, vì vậy bạn khoác lên người một cái tôi giả tạo để thuyết phục bản thân và người khác rằng bạn là người mà bạn tin là như vậy, rằng bạn tốt hơn con người thực của bạn. Nhưng quá trình này làm bạn cảm thấy không thoải mái, giả dối và không thực.

    Sau đây là 3 lí do để chấp nhận con người mà có thể đôi lúc bạn cảm thấy như là cái tôi không thật của bạn:

    1. Bản sắc tâm lý là không thể đo lường được

    Hầu hết mọi người đều đặt câu hỏi về bản sắc tâm lý của họ. Đôi lúc chúng ta sử dụng những công cụ để hiểu mình thực sự là ai bằng những bài test và bảng hỏi chúng ta làm ở trên mạng hoặc trong các tạp chí. Các nhà tâm lý sử dụng những tâm lý lượng học, những bài test hành vi, những đánh giá về tính cách và nhiều công cụ khác để định phẩm chất, xác định số lượng, so sánh và hiểu con người bạn. Chỉ số IQ, tính cách, nhận thức và những mối quan hệ của bạn với người khác có thể được đo lường như một cách để hiểu bản thân bạn, và để người khác hiểu bạn. Nhưng bản chất con người bạn có thể rất khác với những tính cách được nắm bắt bởi những đánh giá đó.

    2. Cái tôi không thật của bạn là một phần của bạn

    Hãy tưởng tượng bạn đang bị thu hút vào một cuộc trò chuyện gay cấn, có thể là với một nhóm người mà bạn đang cố gắng gây ấn tượng, và họ đang bày tỏ những quan điểm không khớp với của bạn. Bạn có thể bị thôi thúc tham gia vào cuộc thảo luận theo cách không thực sự phản ánh những niềm tin của riêng bạn, bạn rút lui thay vì đứng lên ủng hộ cho điều bạn tin. Nhưng đây là điều quan trọng nhất của kinh nghiệm này: khi bạn tuân theo áp lực và hành động khác với những gì bạn cảm nhận thì bạn có thể cảm thấy không thật. Nhưng bạn vẫn hành động theo cách này. Một phần trong bạn đang háo hức muốn làm hài lòng người khác hoặc tạo một ấn tượng đầu tiên tích cực, hoặc giả vở bạn có trình độ trong khi bạn đang cảm thấy không thật. Nhưng kinh nghiệm của cảm giác không thật là một phần của bạn là ai. Sau tất cả, nó đến từ bên trong bạn, ngay cả nếu nó là vì những lí do mà bạn không cảm thấy chân thật.

    3. Nỗi xấu hổ gây phản tác dụng

    Cảm thấy xấu hổ với con người “thật” của bạn có thể khiến bạn cảm thấy bạn đã hành động “không thật.” Sau đó, xấu hổ vì hành động không thật có thể khiến bạn tự chỉ trích mình nhiều hơn, đến lượt nó ghi nhớ mãi hành động và cảm giác không thật. Nỗ lực để chấp nhận và hợp nhất tất cả những khía cạnh của con người bạn – ngay cả những khía cạnh không phù hợp với phiên bản bạn tin về bạn – có thể làm bạn cảm thấy thoải mái hơn với con người bạn trong hiện tại. Quá trình này làm giảm sức mạnh của xấu hổ và giúp bạn tiến đến chỗ chấp nhận bản thân.

    Nó có thể cảm thấy như thể nhiều bản sắc bị phân mảnh bị buộc phải thống nhất vào cơ thể của bạn. Nhưng thực tế là tất cả chúng ta đều phong phú và phức tạp, và tất cả những sự phức tạp đó vẫn là những bộ phận của con người chúng ta, ngay cả khi chúng cảm thấy không thật, mất kết nối hoặc phân tách. Dù một số phần là ít được mong muốn thì điều đó vẫn ok. Thật trớ trêu, nỗ lực để chấp nhận rằng đôi lúc bạn có thể cảm thấy mình giống một kẻ lừa gạt có thể giúp bạn cảm thấy chấp nhận và đánh giá cao hơn về bản thân bạn.


    Nguồn
    3 Reasons to Embrace Your “False” Self
    Not knowing who you are is part of who you are
    Published on December 3, 2013 by Suzanne Lachmann, Psy.D. in Me Before We
    PsychologyToday
     

Chia sẻ trang này