36 kế nhân hòa - Kế 12. Kế hóa giải

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 22 Tháng ba 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Làm sao phá vỡ cục diện bế tắc trong quan hệ người với người?
    Được người ta hoan nghênh kỳ thực là kế vuông tròn trong quan hệ
    giũa người với người. Khi cần “tròn” thì “tròn”, dù trong tình thế phức tạp
    thế nào đi nữa cũng có thể vượt qua được. Loại kỹ thuật làm người đó là
    giỏi ở "tròn” (hóa giải), công năng của kỹ thuật này có thể gói gọn trong
    16 chữ: giải tỏa tranh chấp hóa giải mâu thuẫn, tránh khỏi rắc rói, phá
    vỡ bế tắc.
    Về mặt chủ động, hóa giải là để cứu nguy đang tâm vào cảnh khó
    xử, giúp họ thoát khỏi quán bách, chủ động giải vây, mở đường thoát cho
    họ.
    Về mặt bị động, tự ta gây ra sạt sót thì phải giải cứu chữa, hóa giải
    lời nói của mình. Khi chẳng may sa vào cuce diện bế tắc thì quyền biến
    phá tan băng giá. Khi xảy ra không vui lòng với người khác thì không thể
    không xuề xòa, hòa hoãn, khiến cho đối phương ít một thể diện bảo vệ thể
    diện, làm cho cục diện trở nên bình thường,
    thậm chí biến việc xấu thành việc tốt.
    Làm người muốn cho công đức viên mãn có một nguồn nhân duyên
    tốt đẹp không thể không nhờ vào thuật hóa giải dù nó có thể chỉ là bã
    đậu, chỉ là nói để nói, không đạt mục đích gì.
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 12. Kế hóa giải

    1 . Trên đời không có mắc míu nào không hóa giải được
    Không có mâu thuẫn và tranh chấp thì trong quan hệ giao tế không
    có cái gì phải hóa giải, không có rắc rối và bế tắc thì không cần nói đến
    giải tỏa và giảng hòa. Trái lại, hễ có những sự việc đó thì không thể
    không ra tay giải quyết. Thực tế chỉ cần hóa giải đúng phép thì không có
    mắc mớ nào không giải tỏa được.
    Không từng tranh chấp với những kẻ chuyên gây sự thì không thể
    hiểu được thực tế sau đây: hai bên đã tranh cãi đến mức bất phân thắng
    bại thì bên nào (kể cả bên gây chuyện) cũng muốn rút lui. Nhưng không
    ai chịu nhượng bộ trước, vì vậy hai bên lời qua tiếng lại ngày càng gay
    gắt, khẩu khí cũng càng ngày càng căng thẳng, thậm chí dẫn đến ẩu đả.
    Khi hai bên đã đấm đá nhau rồi mà những người vây quanh vẫn đứng
    xem hổ đấu không một lời can gián thì quả là bi ai.
    Nếu không phải là đánh nhau trên xe hay giữa đường mà là giữa
    các đồng sự một cơ quan với nhau thì hai bên đang đánh nhau đều nghĩ:
    "Bản tính lũ người này đều đã bộc lộ ra cả".
    Bởi vậy, nếu anh có thể đứng ra giải vây thì trong lòng họ tất cảm
    kích, cho anh là người "am hiểu nhân tình thế thái”. Đến khi anh cần
    người giải vây, tất có người đứng ra giúp anh khiến cho anh khỏi bị ăn
    đòn ê ẩm.
    Nhưng khuyên can những vụ mắng chửi đánh đấm như thế cần có
    kinh nghiệm. Người không có kinh nghiệm đánh nhau thì không biết
    thời cơ tốt để khuyên giải; cho nên không dám đứng ra can ngăn. Ví dụ
    như không xét đúng lúc mà đã khuyên: !'Này này, hai anh hãy dừng tay
    ngay!” thì có thể một người đang đánh nhau sẽ hét to: “Hai anh này là ai
    ? Đánh nhau tại nó!"
    Còn nếu nói với một người: "Thôi, đừng đánh nhau nữa!" thì lại dễ
    bị hiểu nhầm là thiên vị, người không được khuyên sẽ cho anh là đồ súc
    sinh.
    Vậy thì thời cơ tốt để khuyên can là lúc nào?
    1 . Khi hai bên đang ngồi, bỗng một người đứng dậy to tiếng.
    2 . Khi hai bên đang đứng, bỗng một người bước tới sắp ra tay.
    Lúc đó, anh nên lập tức tiến đến khuyên can người sắp ra tay thì sẽ
    không bị coi là thiên vị. Vấn đề là người không có kinh nghiệm đánh
    nhau, khó có năng lực phân biệt tình huống. Khi họ đang đánh nhau mà
    nhảy vào can ngăn thì khó lòng tránh khỏi bị đánh. Chính vì vậy mà
    những người đang đứng xem không dám xông vào can ngăn nếu như họ
    không thể kéo hai người ra trước khi đánh nhau. Yếu lĩnh can ngăn đánh
    nhau có mấy phương thức như sau:
    Dồn hết sức hét to: "Dừng tay!" sẽ giảm bớt khí chế hung hăng của
    họ.
    Chú ý: không nên để cho họ hăng máu đánh nhau đến mệt nhoài
    mới xông vào căn ngăn, như thế quá tàn nhẫn.
    Thấy người ta đánh nhau bươu đầu sứt trán mà khoanh tay tọa sơn
    quan, hổ đấu không ra tay can ngăn thì bị cho là người, vô tình.
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 12. Kế hóa giải

    2. Ba tấc lui giải nguy
    Đại đa số tranh chấp không phải đều kích thích tay đao tay búa
    đánh nhau mà thường là đánh võ mồm như các cuộc tranh chấp trong gia
    đình, thân thích, bằng hữu, đồng sự láng giềng hay giữa những người
    không quen biết. Nếu không giải quyết kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến
    quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến cả sự đoàn kết ổn định trong xã hội.
    Cho nên nắm vững nghệ thuật ngôn từ giải tỏa tranh chấp, hóa giải mâu
    thuẫn là điều rất có ý nghĩa. Giải tỏa cục diện căng thẳng nhiều khi chỉ
    nhờ vào ba tấc lưỡi.
    1. Phát động chân tình trong tròn có vuông, trong khuyên can có
    uy lực.
    Ông Trần có mâu thuẫn với vợ là một minh tinh màn bạc bị đuổi ra
    ngoài cửa. Ông Trần căm giận muốn phá cửa cho hả giận. Một cảnh sát
    già bảo ông: "ông bạn này tôi rất thông cảm với ông. Tôi biết ông là chống
    bà ta cho nên đây cũng là nhà của ông. Bà nhà đuổi ông là không đúng
    nhưng nếu ông làm náo loạn thì người ta có
    cớ kiện ông. Lại còn một điều nữa, hôm nay là ngày tết, phòng tạm giam
    của công an cũng nghỉ việc, nếu như ông làm ầm ĩ, tôi không thể không
    gọi cảnh sát khác đến. Ai mà không có nhà? Ai không muốn sum họp cả
    nhà ăn Tết? Quấy rầy họ trong lúc này tất họ không vui lòng. Ông nên
    nghĩ lại. "
    Người cảnh sát già tuy nói năng tựa hồ chất phác nhưng lại vừa tỏ
    ra thông cảm ông Trần, vừa tỏ ý chê trách minh tinh nọ. Đồng thời người
    cảnh sát già cũng tỏ ra quan tâm đồng sự của mình, không muốn để cho
    họ mất ăn tết vui vẻ nếu ông Trần gây náo loạn. Nhưng cũng dễ dàng
    nhận thấy trong lời nói của ông hàm ý răn đe chớ làm điều vi phạm pháp
    luật. Chính lời nói có tình có lý của ông cảnh sát già đã khiến ông Trần
    suy nghĩ không làm điều vi phạm pháp luật, do đó hóa giải được một
    tranh chấp có thể đẫn đến vi phạm pháp luật.
    2. Xóa bỏ hiểu lầm, việc gì cũng thương lượng được.
    Có một số tranh chấp do hiểu lầm cho nên chỉ cần nói rõ nguyên do
    là có thể xóa bỏ hiểu lầm, hóa giải mâu thuẫn. Một số cán bộ kế hoạch thị
    trấn Đồng Hoàn thành phố Quảng Châu đến kiểm tra công tác sinh đẻ có
    kế hoạch của một cửa hiệu dược phẩm nọ. Chủ hiệu thuốc bị kiểm tra la
    lối om sòm khiến cho hàng trăm người kéo đến xem. Bấy giờ bí thư thị
    trấn đến hiệu dược phẩm nói với chủ hiệu: "Có việc gì thì thương lượng,
    kêu la om sòm không giải quyết được việc gì đâu. Kiểm tra sinh đẻ có kế
    hoạch là quyết đinh của thị trấn, ông cứ trình bày rõ ràng là được, phối
    hợp với chúng tôi triển
    khai công tác. Nếu ông có khó khăn gì cứ nói, chỉ cần không vi phạm
    pháp luật thì chúng tôi giúp đỡ. Nghe xong, ông chủ hàng dược biết mình
    ngộ nhận mục đích việc kiểm tra lập tức hết giận, nhận mình hiểu lầm
    tưởng là kiểm tra hóa đơn buôn bán bèn tỏ ý hợp tác, sẵn
    sàng chịu kiểm tra. Như thế mâu thuẫn đã được giải quyết
    3. Khiêm nhưng đạt đến hòa giải.
    Có khi hai bên tranh chấp hay mâu thuẫn đều muốn hóa giải
    nhưng không tìm ra lối thoát. Người hóa giải có thể khéo léo thay mặt
    bên này xin lỗi lên kia, khiến cho bên kia cảm động quay lại xin lỗi đối
    phương. Như vậy, hai bên sẽ tiến đến hòa giải. Nhà văn nổi tiếng Lương
    Tiểu Thanh có viết một câu chuyện về việc tranh chấp giữa mẹ của ông
    và mẹ con bà hàng xóm họ Lô. Tranh chấp về sử dụng đất đai. Sàu khi
    tìm hiểu sự việc, ông bèn phê bình mẹ, chứng minh mẹ con bà Lô xây một
    gian phòng nhỏ trên mảnh đất trước cửa sổ là vì nhà bà đông người
    thiếu chỗ ở. Sau đó, ông sang nhà bà Lô thay mặt mẹ xin lỗi." Cả nhà bà
    Lô nghe xong đều cảm động cầm tay ông nói rằng: “ Không nên trách mẹ
    cháu, không nên trách mẹ cháu!". Cả nhà bà Lô lại sang xin lỗi mẹ của
    ông vì đã nóng nảy cãi nhau không biết tôn trọng người già. Hai nhà lại
    hòa hảo như cũ
    4. Xử phạt đòng đều mỗi bên đánh 30 roi.
    Một số tranh chấp có nguyên nhân phức tạp hoặc đã quá lâu đời
    nhiều việc tích tụ lại cho nên người hòa giải phải nghiên cứu cụ thể, phân
    tích cụ thể cho hai bên đều đồng tình mới giải quyết được tranh chấp.
    Một thôn của trấn Đồng Hòa của thành phố Quảng Châu tranh
    chấp quyền sử dụng đất đai với một đơn vị quân đội đóng trên địa bàn
    thôn đã mấy năm liền không giải quyết được. Họ mời bí thư thị trấn đến
    giải quyết. Bí thư nghiên cứu cụ thể tình hình rồi đưa ra quan điểm của
    ông. Ông nói: "Giải quyết tranh chấp đất đai phải
    nắng vững 16 chữ nguyên tắc: tôn trọng lịch sử, nhìn thẳng thực tế,
    tương nhượng lẫn nhau, hiệp thương giải quyết. Mảnh đất nào bộ đội đã
    vạch ranh giới, xây tường bảo vệ là do bộ đội sử dụng, dù rằng bộ đội
    chưa bồi thường, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    nhưng địa phương nên chiếu cố toàn cục, ủng hộ bộ đội bay dựng. Mảnh
    đất nào đã vạch ranh giới rồi nhưng bộ đội chưa sử dụng và cũng chưa
    trưng dụng, dân trong thôn vẫn cày cấy thì thuộc quyền sở hữu của đia
    phương. Mảnh đất nào chưa vạch ranh giới song bộ đội đã dùng làm co sở
    quân dụng thì thuộc quyền sử dụng của bộ đội.
    Mảnh đất nào quân đội mượn để dùng vào việc quân sự mà nay lại dùng
    vào việc khác thì đia phương có thể thu hồi hay hai bên cùng nhau khai
    thác". Hai bên đều tiếp thu ý kiến của bí thư, nhanh chóng lập thành
    hiệp nghị. Thế là giải quyết được tranh chấp đất đai lâu năm.
    5. Vụng chèo khéo chông.
    Trên một chuyến xe, một phụ nữ bán kem, đầu tiên nói hai hào rưỡi
    một que, sau lại nói 5 hào một que. Một bà mua kem liền bảo: "Mới bán
    hai hào rưỡi bây giờ lại bán 5 hào, buôn bán như thế này sao? Bà bán
    kem nói: “ Tiền nào của nấy, hai hào rưỡi làm sao so đuốc với 5 hào, kem
    của tôi là thứ thiệt", lại nói thêm: "đồ rởm?". Bà
    mua kem bừng bừng đỏ mặt, cao giọng nói: “Bà nói gì đó. Bà nói ai rởm
    Bà bán kem đần mặt, bà mua kem càng hét to, sắp nổ ra chiến tranh rồi.
    Bấy giờ một vị hành khách nhanh trí nói: “Bà bán kem nói kem rởm mới
    rẻ chứ không phải nói bà rởm". Bà bán kem cũng vội
    vàng nói theo: "Tôi nói kem rởm chứ không nói bà rởm. Xin lỗi, tôi nói
    không rõ". Bà mua kem cũng dịu giọng nói: "ơ, ờ, tôi hiểu nhầm". Thế là
    hòa.
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 12. Kế hóa giải

    3. Bảy loại kỹ xảo thường dùng khi hóa giải
    Trong giao tế, kịp thời mở lối thoát khiến cho người ta không mất
    thể diện là một nguyên tắc lớn của hóa giải. Nhưng mở lối thoát như thế
    nào, hóa giải như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ. Dưới đây tổng
    kết đơn giản thuật hóa giải:
    1. Xuống giọng tự tìm lối thoát
    Nếu như do anh bất cẩn mà không có lối thoát thì phải tự chịu lấy
    hậu quả. Một nhóm bạn đồng học gặp lại nhau sau hơn 20 năm có một
    nam một nữ từng ngồi cùng bàn nên chuyện trò thoải mái. Nhưng cô bạn
    mới góa chồng ít lâu thì cậu bạn lại không biết cho nên khi chuyện trò đã
    vô ý nhắc đến chồng cô ta. Một ngươi bạn khác biết sự tình của cô bạn
    bèn tìm cách ngăn chặn nhưng cậu ta không hiểu lại càng đùa nhiều hơn.
    Người bạn chỉ còn cách nói rõ sự tình, cậu bạn vô cùng bối rối. Nhưng cậu
    ta nhanh chóng định thần, tự tát mình một cái rồi nhẹ nhàng nói: "Cậu
    xem cái mồm của tớ, mấy chục năm rồi mà vẫn như thời học sinh không
    biết giữ mồm giữ miệng vẫn cử huyên thuyên. Đáng vả miệng! Đang vả
    miệng!". Cô bạn thấy thế tuy trong lòng đau khổ nhưng vẫn tha thứ cho
    bạn cũ, gượng cười bảo: "Người không biết không có tội. Việc đã qua lâu
    rồi, bây giờ không nhắc lại”. Một khi sơ suất không có lối thoát thì tốt
    nhất tự chế giễu mình vụng về sơ suất, xuống giọng làm lành. Như cậu
    bạn học đã vô ý chạm nỗi đau lòng của cô bạn cũ thì cách giải quyết như
    thế là nhẹ nhàng, dễ dàng, có lối thoát.
    Ai cũng có thể lâm vào tình cảnh không có lối thoát nhưng chỉ cần
    suy nghĩ một chút thì không khó khăn gì trong việc tự tìm ra lối thoát.
    Muốn tự mình tìm ra lối thoát thì tất cả các phương pháp tốt đều có một
    điểm chung: Trong lúc quẫn bách cần kịp thời điều chỉnh tư tưởng, khéo
    léo cải tiến cục diện bị động trước mắt chuyển sang chủ động.
    2. Chỉ lừa làm ngựa, giải thích khéo léo, hóa giải mâu thuẫn
    Có khi một hành vi nào đó trong trường hợp đặc biệt tuy có ý nghĩa
    đặc nhưng người hóa giải đã khéo léo giải thích thành một ý nghĩa khác.
    Khi Goocbachop cùng phu nhân Risa đi thăm nước Mỹ, trên đường đến
    Bạch ốc dự tiệc, giữa đường Goocbachop đột nhiên xuống xe bắt tay người
    đi đường. Cán bộ bảo vệ của Liên Xô vội vàng nhảy xuống xe vây lấy
    Goocbachop, hét bảo những người Mỹ đang vây quanh Goocbachop phải
    rút tay ra khỏi túi. Ông ta sợ trong túi của người Mỹ có vũ khí, khách
    qua đường rất căng thẳng. Lúc đó, Risa rất nhanh trí, lập tức đứng ra
    hóa giải. Bà giải thích với các người Mỹ xung quanh là cán bộ bảo vệ yêu
    cầu họ giơ tay ra để bắt tay vợ chồng bà. Lập tức, không khí trở nên náo
    nhiệt, mọi người vui vẻ bắt tay Goocbachop. Đó là do Ria nhanh trí ứng
    biến hóa giải tình huống căng thẳng lúc bấy giờ.
    3. Dùng hư vinh hóa giải
    Cổ kim quân tử lẫn tiểu nhân không ai không ưa nghe lời nói ngọt.
    Có khi đang sầu não bực tức mà nghe người bên cạnh nói vài câu bùi tai
    thì họ lập tức vui vẻ lên.
    Một lần Giải Phiến tháp tùng Chu Nguyên Chương câu cá ở sông
    Kim Thủy. Chu Nguyên Chương rất buồn bực bảo Giải Phiến làm thơ ghi
    lại sự việc. Không câu được cá đã quá ngán ngẩm thì làm thơ sao được?
    Giải Phiến không hổ danh tài tử, suy nghĩ một chốc lập tức đọc: “ Sổ xích
    luân ty nhập thủy trung, kim câu phiêu khứ vĩnh vô tông, phàm ngư bất
    cảm triều thiên tử, vạn tuế quận vương chỉ điếu long" mấy thước sợi tơ
    ném xuống nước, lưỡi câu vàng chìm xuống không tông tích, cá phàm đâu
    dám triều kiên thiên tử, vạn tuế quân vương chỉ câu rồng). Chu Nguyên
    Chương (vua nhà
    Minh) nghe xong rất đẹp lòng.
    Nam triều Tống Văn Đế câu cá ở hồ Thiên Tuyền nửa ngày không
    được con cá nào, trong lòng rất bực bội. Vương Cảnh thấy thế bèn nói:
    "Bởi vì người câu quá thanh liêm nên không câu được con cá tham mồi".
    Câu nói đó khiến Tống Văn Đế vui vẻ nhấc cần câu trở về
    cung.
    4. Dùng giả thiết tránh mũi nhọn
    Trong những trường hợp giao tế nhất định, có lúc vì thể diện, có lúc
    vì nắm bắt không chuẩn thì nên dùng thuyết. Ông Giáp có hai người bạn
    là ông ất và ông Bính không ngờ hai ông này trở mặt thành thù. Một
    hôm ông ất bảo ông Giáp rằng: ông Bính nói xấu và lôi việc riêng của ông
    Giáp ra trước công chúng. Ông Giáp bán tín bán nghi, mắng ông Bình thì
    sợ oan cho ông ta, không mắng ông Bính thì hận không chịu được, hơn
    nữa sợ ông ất làm rắc rối. Ông Giáp suy nghĩ hồi lâu, bèn nói một câu vô
    thưởng vô phạt: “ Nếu quả như thế thì ông Bính đáng trách".
    Có khi biện luận với bậc cha chú hay với cấp trên, anh xác định
    quan điểm của mình đúng, không thể nhượng bộ, nhưng do lễ phép
    không tiện nói ra thì có thể đưa ra câu "giả như..." để giải tỏa cục diện
    tiến thoái lưỡng nan.
    Một học sinh tranh luận với thầy chủ nhiệm về vấn đề học sinh
    nam có thể đến phòng học sinh nữ nói chuyện phiếm hay không? Thầy
    chủ nhiệm kiên quyết cho là không được. Học sinh không thuyết phục
    được thầy và lại thấy hình như thầy có vẻ giận. Để kết thúc tranh luận,
    mở lối thoát cho thầy, cậu học sinh nói khéo: “Nếu như thầy nói đúng thì
    em quả là sai rồi". Câu này vốn vô tích sự vì không khẳng định thầy
    đúng nhưng thầy nghe xong lại không tranh luận nữa. Có khi không kịp
    nghĩ ra hay không muốn trả lời, hay không tiện trả lời thì anh có thể
    dùng phương thức này. Câu hỏi: "Anh yêu cô Vương phải không Đáp án I:
    "Nếu cô Vương yêu tôi, tôi cũng yêu cô Vương"
    Đáp án 2: "Nếu cô Vương đáng yêu, tôi yêu cô Vương" ;
    Đáp án 3: "Nếu tôi yêu cô ta thì đó là tôi yêu cô ta". Do kèm theo điều
    kiện giả thiết khiến cho diễn đạt uyển chuyển khiến người nói lẫn người
    nghe đều tiếp thu được .
    5. Nhận khuyết điểm, thành khẩn xin lỗi
    Đời người có biết bao nhiêu điều mâu thuẫn, trong đó có số mâu
    thuẫn có thể hóa giải bằng xin lỗi. Làm tổn thương ngươi khác chỉ cần tự
    phê bình, dũng cảm nhận khuyết điểm, thành khẩn xin lỗi thì có thể hóa
    giải được mâu thuẫn.
    Chu Dương là người lãnh đạo giới văn nghệ nhưng vì tình thế chính
    trị, ông không thể không làm những việc hại ngươi. Cuối cùng ông cũng
    bị khởi tố. Dù sao ông cũng không thể trốn trách nhiệm vì việc nhiều văn
    nghệ sĩ bị khởi tố cho nên rất nhiều văn nghệ sĩ hết sức oán ghét ông.
    Nhưng sau khi mười năm kiếp nạn kết thúc, trong nhiều hội nghị Chu
    Dương đã phản tỉnh hết sức sâu sác nhiều lần xin lỗi những người bị ông
    đưa ra khởi tố Vì vậy dù rằng nhiều người vẫn ấm ức trong lòng, nhưng
    đa số người không nói Chu Dương không có chút gì tốt. Cuối đời Chu
    Dương còn thanh thản trong lòng là nhờ ông đã thành tâm xin lỗi những
    người đã bị ông phê phán. Mâu thuẫn của ông với nhiều người đã được
    hóa giải thông qua những lời xin lỗi của ông.
    6. Chủ động tự bôi mặt có lợi hơn đánh nhau
    lãnh đạo phát sinh tranh chấp với cấp dưới có khi chỉ cần chủ động
    chịu trách nhiệm là có thể hóa giải mâu thuẫn. Cậu Vương và cụ Chu
    cùng công tác trong một phòng. Một lần cậu Vương lên ủy ban thị xã
    nghe báo cáo, cụ Chu không biết cho nên rất bất bình, trực tiếp hỏi cậu
    .Vương tại sao đi nghe báo cáo mà không báo. Hai
    người bèn tranh cãi. Chủ nhiệm Bành tìm hiểu nguyên nhân tranh cãi
    rồi bảo cụ Chu: "Đi nghe báo cáo mà không báo cho cụ không phải là
    khuyết điêmr của cậu Vương mà do tôi yêu cầu cậu ta không báo cho cụ,
    bởi vì một trong hai người đi nghe báo cáo là đủ rồi. Nếu cụ có ý kiên xin
    cứ góp cho tôi, không nên trách cậu Vuông. Cụ Chu nghe xong nhận thấy
    mình sai bèn chủ động xin lỗi cậu Vương, họ lại hòa hảo như cũ.
    7. Hài hước thường có hiệu quả hóa giải
    Người hài hước nhất là người có khả năng thích ứng nhất Hài hước là
    thang thuốc hạ nhiệt trong giao tế. Một câu hài hước có thể khiến song
    phương cả cười mà lượng thứ cho nhau. Khi nhà văn Phùng Cấp Tài
    thăm Mỹ, một bạn Mỹ dẫn con đến thăm. Khi hai người đang mải nói
    chuyện với nhau thì cậu bé khỏe như bò mộng này leo lên giường ông
    Phùng nhảy nhót ầm ầm. Nếu bảo cậu ta xuống thì mếch lòng người cha
    mà lại tỏ ra không nhiệt tình. Vì vậy, ông Phùng bèn nói một câu hài
    hước: “ Gọi con anh xuống quả đất đi!". Người cha đáp: "Được, để tôi tôi
    bảo nó". Kết quả vừa đạt mục đích vừa lý thú. Trên đây giới thiệu 7 kỹ
    thuật hóa giải thường dùng, hy vọng mọi người tham khảo để làm sao
    hóa giải cho khéo léo và thỏa đáng. Thực tế khó nói hết cáo phương pháp
    trong một vài chương vài tiết. Hãy phát huy trí thông minh và lưu ý cách
    làm của người khác để bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật hóa giải của mình.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 12. Kế hóa giải

    4. Nói quanh xảo diệu cốt ở tâm
    Giao tiếp với người ta nhiều trường hợp khiến cho cả đôi bên đều
    khó chịu, ví dụ như trách móc, phê bình, cự tuyệt vv... Trong tình hình
    tương tự, hóa giải là hoàn toàn cần thiết.
    1. Sai lần của người khác bị anh phát hiện
    Các công trình nghiên cứu tâm lý học cho biết, không ai muốn bộc
    lộ khuyết điểm hay đời tư của mình trước công chúng. Một khi bị người
    khác lột trần thì cảm thấy khó chịu hay phẫn nộ. Vì vây, trong giao tế
    nếu như không vì một nhu cầu đặc biệt nào, nói chung nên hết sức tránh
    xúc phạm những điểm nhạy cảm của người khác, tránh làm cho họ xấu
    hổ trước đám đông. Khi cần thiết thì khéo léo ám thị cho đối phương biết
    một cách tế nhị.
    Trong một tiệm rượu nổi tiếng ở Quảng Châu, một khát nước ngoài
    ăn điểm tâm xong bèn len lén lấy một đôi đũa Cảnh Thái Lam đút túi. Cô
    phục vụ thản nhiên đến bên cạnh hai tay nâng một hộp lụa đựng đôi đũa
    Cảnh Thái Lam nói: "Thấy ngài trong lúc ăn đã yêu mến mân mê đôi đũa
    Cảnh Thái Lam xinh đẹp không nỡ rời tay. Rất cảm ơn ngài trân trọng
    chút đồ công nghệ tinh xảo của nước tôi. Để biểu thị tấm chân tình cảm
    xích, đuốc chủ hiệu cho phép, nay xin đem tặng ngài một đôi đũa Cảnh
    Thái Lam có con dấu bản hiệu đã được khử trùng, tính theo giá ưu đãi
    của bản hiệu đã ghi vào hóa đơn của ngài, ngài thấy có được không”. Vị
    khách nước ngoài đương nhiên hiểu ý ngầm trong câu nói đó, sau khi
    cảm ơn bèn nói vì uống hai cốc Brandy, đầu óc choáng váng nên đã đặt
    nhầm đôi đũa vào túi. Đồng thời ông cũng chấp nhận lối thoát một cách
    thông minh, nói: "Nếu đôi đũa không khử độc không dùng được thì tôi xin
    đổi đôi cũ lấy đôi mới! Ha, ha, ha", nói xong rút đôi đũa trong túi đặt lên
    bàn, nhận chiếc hộp nhỏ của cô phục vụ, đàng hoàng đến quầy trả tiền.
    2. Người khác nói dối bị anh phát hiện
    Trong giao tế có một số người quen thói nói dối hay vì sĩ diện không
    muốn nói thật, hay do khó nói mà phải nói dối. Đương nhiên chúng ta
    phải mắt nhắm mắt mở, không nên trực tiếp vạch mặt. Có người kể câu
    chuyện:
    Một lần tôi gọi tắc xi, đứng ở cửa chờ, thấy chiếc xe đang lăn bánh
    đến trước mặt. Bỗng nhiên tài xế nhầm địa chỉ hay không tìm ra địa chỉ
    của tôi nên chạy thẳng, hoàn toàn không chú ý tôi vẫy tay gọi. Đợi hơn 10
    phút mới thấy xe quay đầu lại. Lên xe tôi trách tài xế. "Sao câu thấy tôi
    đã nói rõ trong điện thoại chỉ 5 phút sau phải có xe!. Lái xe đáp: "Đúng
    vậy, nhưng đường đông quá!". Tôi đang bực tức không kịp suy nghĩ, bèn
    nói: "Thôi, thôi! Tôi thấy anh chạy qua mặt tôi. Anh không tìm thấy địa
    chỉ chứ không phải đường đông quá". Tài xế không nói gì, đỏ mặt tía tai,
    ánh mắt lộ vẻ tức giận. Vì sao? Bởi vì tôi đã vạch mặt nói dối của anh ta.
    Vấn đề là: nói thẳng như thế ích gì? Chỉ sợ tổn thương thể diện, kết oán
    thù.
    3. Khi anh tóm được tóc người ta
    Trong giao tế ai cũng có lúc bộc lộ sai lầm, ví dụ như đọc sai chữ
    Hán, nói sai chuyên môn, nhớ sai danh tính, chào hỏi không đúng đối
    tượng v.v... Khi đã sai lầm nếu không ảnh hưởng đại cục thì nên bỏ qua,
    không nên náo loạn. Anh càng không nên châm biếm, chế diễu họ mua
    vui trước mặt đám đông. Làm như vậy không lợi cho quan hệ giao tế của
    anh, dễ làm cho người ta nghĩ anh là người điêu toa, phải xa lánh, trong
    giao tiếp xã hội phải dè chừng anh.
    Một xí nghiệp nọ có một chàng trai thích đánh tú lơ khơ lúc nhàn
    rỗi, chơi đến quá nửa đêm. Vợ rất không bằng lòng, quyết tâm bắt chồng
    quay ngược 1800. Một buổi tối, đúng lúc chồng và các bạn đang đánh tú lơ
    khơ hứng khởi nhất thì vợ đến gọi không. Chồng bảo về ngay, hãy về
    trước đi. Vợ không nghe, nhất định chồng phải về ngay, cầm áo lôi không
    đi. Chồng thấy vợ làm mất thể diện mình giữa đám đông. Sau khi về nhà
    càng nghĩ anh ta càng tức, đánh vợ một bạt tai. Ông chồng vì sao lại nổi
    trận lôi đình như thế. Không cần nói cũng biết, vì vợ làm anh ta mất mặt
    giữa đám đông.
    4. Khi người ta yêu cầu anh giúp đỡ mà anh không thể cự tuyệt
    Cự tuyệt là một loại hiện tượng thường thấy nhưng cự tuyệt thế
    nào để cho ngươi ta không khó chịu, để cho người ta có lối thoát thì phải
    có kỹ xảo nhất định. Anh phải cự tuyệt một cách đầy tình cảm và hữu
    nghị, làm cho đối phương biết anh rất đồng tình nhưng không thể làm
    được việc bạn nhờ, lời lẽ phải rất uyển chuyển dịu dàng.
    Cô Hoàng nhân viên bán vé hàng không phải từ chối nhiều khách
    đặt vé. Mỗi lần từ chối cô đều tỏ ra rất đồng tình với khách, nói: !'Tôi biết
    ngài rất cần bay chuyến này tôi rất muôn giúp ngài nhưng vé đã hết rồi,
    không thể nào giải quyết cho ngài được, xin ngài báo chuyên khác!'.
    Không ai có thể có ý kiến gì với lời từ chối của cô
    5. Khi anh luôn luôn chiên thượng phong trong các cuộc thi hoạt
    động văn hóa.
    Trong các cuộc thi đấu hoạt động văn hóa như thi đấu cờ, thi đấu
    bóng bàn, thi đấu cầu lông v.v...ai cũng muốn thắng. Người có kinh
    nghiệm giao tiếp thì ngay khi anh có chắc chắn thắng cũng không bao giờ
    để cho người khác thảm bại, mà thậm chí nhường cho đối phương , thắng
    một vài ván đủ để cho đối phương không mất thề diện mà vẫn đảm bảo
    chiến thắng của anh.
    Ví dụ có một số cao thủ chơi cờ sau khi thắng liền vài ván thường cố
    ý đi sai vài nước để cho đối phương thắng một ván. Đối xử với người khác
    cũng giống như đánh cờ. Chỉ có những thiếu niên nông nổi không từng
    trải mới thắng liên tiếp bảy tám ván khiến đối phương đỏ mặt không
    ngẩng đầu lên được, mà vẫn hét . to "tướng". Kỳ thực trong hoạt động
    giao tế không nên quá quan tâm thắng bại, mục đích chủ yếu là giao lưu
    tình cảm, gia tăng hữu nghị, thỏa mãn nhu cầu hoạt động văn hóa. Nghe
    nói, nguyên lão Quốc Dân Đảng là Hồ Hán Dân thích đánh cờ và lại rất
    háo thắng. Một hôm, sau bữa trước, ông đánh cờ với Trần Cảnh Di siêu
    cao thủ cờ tướng đã đạt một đều lại đòi đánh ván thứ ba, đến khi cờ tàn
    bị đối phương giết một xe, lập tức mặt Hồ Hán Dân trắng bệch, vã mồ
    hôi, vừa sốt ruột vừa lo lắng ngã xuống ngất lịm. Ba ngày sau chết vì
    xuất huyết não.
    6. Cử chỉ của người ta khiến anh bất mãn, anh muốn có ý kiến
    Trong cuộc sống hàng ngày cũng có khi anh bị mạo phạm một cách
    vô ý hay hữu ý, cần phải có phương hướng diễn đạt sự bất mãn và khiến
    cho đối phương vui lòng cải chính nhưng đồng thời cũng phải để cho
    người ta "có lối rút lui, không thể thẳng thừng phê phán.
    Nhiều người khi tìm hiểu yêu đương thì xem người yêu rất hoàn mỹ khi
    hoa nở, như trăng rằm, anh anh em em, đôi khi biết rõ đối phương có
    khuyết điểm gì đó nhưng sợ vạch ra sẽ làm tổn thương tình cảm của bạn
    tình. Kỳ thực chỉ cần khéo léo thì có thể khiến cho bạn tình tiếp thu ý
    kiến. Cô Nhã Thanh rất thích khiêu vũ mà bạn trai là cậu Trương lại
    thích yên tĩnh, đang lúc học tập để thi chuyên môn lại thường bị cô rủ đi
    xem khiêu vũ. Nhã Thanh có một tập quán rất không tốt, khi sàn nhảy
    chưa đóng cửa thì chưa ra về, lâu ngày cậu Trương khó chịu nổi. Có một
    lần họ rời sàn nhảy lúc hơn 12 giờ đêm cậu Trương nói: lem nhảy nhịp
    bốn rất tốt, anh xem mãi không chán. Em nhảy về đến nhà được không?
    Nhã Thanh nũng nịu: “ Anh muốn em mệt chết hay sao? Cậu Trương nói:
    “ Em nhảy disco, anh không nhảy được, ngồi một mình ngủ gật em
    không sợ kẻ cắp móc túi anh sao? Bấy giờ Nhã Thanh biết bạn tình vốn
    không thích khiêu vũ, về sau đi khiêu vũ ít hơn. Hóa giải không có kỹ
    thuật vạn năng mà tùy trường hợp. Hóa giải yêu cầu phải có tâm, xử lý
    thích hợp thỏa đáng.
    Có một câu chuyện rất có ý nghĩa. Một lần, một người ngoại quốc
    đặt tiệc mời khách ở phạn điếm Thủy Linh Cung ở Thiên Tân mời 10
    người, gọi 3 chai rượu. Cô Đinh phục vụ bàn tiệc biết 10 người 5 món ăn,
    ít ra phải cũng phải 5 chai rượu mới đủ nhưng cô không nói gì, cứ rót
    rượu cho khách. Sau khi ăn món, rượu trong cốc của khách vẫn còn đầy.
    Người khách ngoại quốc này mạt mày rạng
    rỡ cảm kích cô Đinh đã hóa giải cho ông, khi tạm biệt hứa lần sau lại đến.
    Nếu cô Đinh muốn cho ông khách mà xấu hổ thì rất dễ, nhưng nếu làm
    như thế sẽ mất khách. Người giỏi giao tiếp biết lặng lẽ giải vây cho đối
    phương.

    (sưu tầm)
     

Chia sẻ trang này