36 kế nhân hòa - Kế 17. Kế đe dọa

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 27 Tháng ba 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Làm thế nào lợi dụng nhược điểm nhân tính để khống chế con
    người?
    Mọi người đều biết, sợ là một trong những bản năng của loài
    người. Đa số gười đều không chịu đựng được sợ hãi không chiến thắng
    được sợ hãi trong lòng. Đó là cơ sở tâm lý của kế đe dọa.
    Đe dọa thường dùng vào lúc mới bắt đầu đọ sức dùng kế này để tạo
    cho mình xu thế tâm lý và ngoài ra còn có thể đả thảo kinh xà khiến cho
    đối phương bộc lộ nhược điểm.
    Muốn đe dọa người ta thì bản thân mình phải lớn gan hơn người,
    khí thế hung hãn hơn người. Khi hai bên đối đầu có thể dùng mấy
    phương pháp sau đây để tăng dũng khí của mình.
    1. Tìm ra lý do để khinh thường đối thủ.
    2. Nói to tiếng tạo ra thanh thế.
    3. Dùng ánh mắt sắc như dao bức bách đối phương.
    4. Dương oai diễu võ làm ra vẻ tất thắng.
    5. Đứng quay lưng về mặt trời hay ánh sáng.
    Đe dọa có mấy chiến thuật thông dụng không thể không biết đến.
    1. Giỏi vận dụng pháp luật như “thượng phương bảo kiếm" để trấn
    áp đối phương, là một phương pháp quan trọng trong xã hội pháp chế
    đương đại.
    2. Trong lời ca tụng tán dương có kèm theo ý đe dọa cũng thường
    có hiệu qủa, đôi khi không thể không làm như thế.
    3. Tiên phát chế nhân (ra tay trước, nói trước, hạ thủ trước) là hay
    nhất, nỗ lực sáng tạo ra thời cơ hạ thủ trước khuất phục đối phương
    giành thắng lợi.
    4. Nói chậm rãi, giọng trầm tỏ ra anh kiên định. Đó là một biện
    pháp vẹn toàn.
    5. Dùng im lặng đáp lại những lời hung hăng của đối phương, lấy
    im lặng làm đe dọa, không thèm đếm xlà đối phương. Đây là một
    phương pháp đe dọa thượng thặng.
    Ngoài ra cần nhấn mạnh: đe dọa là một kỹ thuật rất khó khống
    chế, nếu không hiểu rõ đối phương mạnh yếu nông sâu như thế nào thì
    dễ khiến cho hay hóa dở, cho nên kỹ thuật này rất mạo hiểm.
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 17. Kế đe dọa

    1. Phấn phát dũng khí tiêu diệt uy phong địch thủ
    Thời Đông Hán, Liêm Phạm là con cháu danh tướng Liêm Pha
    nước Triệu thời Chiến Quốc, làm chứng Thái thú quận Vân Trung
    (thuộc Nội Mông ngày nay). Đương thời quân Hung Nô xâm lấn đại quy
    mô, ngày nào cũng có báo động. Theo quy định, khi quân địch hơn 5.000
    người thì báo cho quận lân cận biết. Các thuộc hạ của Liêm Phạm muốn
    phát lệnh cầu viện. Liêm Phạm không những không đồng ý mà còn thân
    dẫn một đội quân nhỏ ra biên giới chống kỵ binh Hung Nô.
    Quân Hung Nô đông hơn quân Liêm Phạm. Vừa
    đúng lúc mặt trời lặn, Liêm Phạm ra lệnh quân lính mỗi người cầm hai
    bó đuốc đốt cháy rừng rực phân bố trong khu vục doanh trại và xung
    quanh doanh trại, lập tức lửa rực khắp nơi hằng hà sa số như sao trên
    trời, quang cảnh thật là hùng tráng. Quân Hung Nô từ xa nhìn thấy
    doanh trại quân Hán bao la, đuốc lửa chập chờn khắp nơi, bèn cho rằng
    quân cứu viện đến nên rất kinh sợ. Liêm Phạm bảo với bộ hạ rằng:
    "Mưu kế của chúng ta bây giờ là nhân đêm tối đột kích quân Hung Nô
    và khiến cho chúng không biết quân sô' ta bao nhiêu. Như vậy chúng sợ
    hãi hồn hồn xiêu phích lạc, chúng ta có thể tiêu diệt cũng được.”
    Sáng sớm hôm sau khi quân địch sắp rút quân, Liêm Phạm ra
    lệnh quân lính ăn cơm sớm rồi xông thẳng vào doanh trại Hung Nô. Vừa
    lúc đó có gió to, ông sai mười tên lính mang trống trận mai phục sau
    doanh trại Hung Nô, ước hẹn khi nào thấy lửa chậy thì vừa đánh trống
    vừa hò reo. Quân lính khác thì cầm binh khí và cung tên mai phục hai
    bên cửa lớn của doanh trại địch quân. Liêm Phạm bèn nương theo thiều
    gió phóng hỏa, quân mai phục đánh trống hò reo vang trời. Quân Hung
    Nô không đề phòng nên rối loạn dẫm đạp lên nhau mà nhạy chết hơn
    ngàn người. Quân Hán thừa thế truy kích,
    chém chết hơn trăm người đại thắng lợi. Từ đó về sau, quân Hung Nô
    không dám xâm lấn Vân Trung nữa.
    Một trong những tiền đề của kế đe dọa là phải giả vờ hung dữ như
    thật. Chỉ khi nào làm cho đối phương sinh ra khiếp nhược thì mới có thể
    dọa được họ. Một người nhát gan tự ti thì không thể đe dọa người khác
    được, nếu dùng kế đe doạ e có khi lại có hại cho bản thân. Nói cho cũng
    dùng kế đe dọa biến nhỏ thành lớn, yếu thành mạnh là một sự đọ sức về
    dũng khí, về ý chí đấu chọi.
    Dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp:
    1. Khi anh cảm thấy nhát gan hay tự ti thì anh nên tìm cho ra
    nhược điểm của đối thủ, đánh gục đối phương ngay trong tâm lí của
    anh.
    Đó là một biện pháp (dùng khi anh cảm thấy đối thủ đe dọa anh.
    Lúc đó cảm giác bị sức ép dồn nén sẽ tiêu tan. Nếu như anh không tìm
    ra chỗ khiếm khuyết của đối thủ thì anh có thể tưởng tượng ra đối thủ
    trong một trường hợp bi kịch nào đó như vậy thì cũng có thể hạ thế uy
    hiếp của đối thủ. Ví dụ như đối thủ sợ vợ như cọp, hay đối thủ là một
    giám đốc công ty rất sợ giám đốc công ty mẹ ... đều là những nhược
    điểm của đối thủ giúp anh chế ngự đối thủ, hạ uy thế đối thủ trong tâm
    lý của anh. Nếu như anh chỉ thấy ưu điểm của đối thủ thì thường đánh
    giá quá cao đối thủ và sinh ra ý nghĩ không thể nào thắng được đối thủ.
    Nhưng nếu anh nghĩ đối thủ
    cũng chỉ như mọi người bình thường là một con người mà thôi chứ
    không siêu nhân hay cao thủ gì, rồi anh nghĩ đến khuyết điểm của anh
    ta như sợ vợ, sợ thủ trưởng cấp cao chẳng hạn thì anh sẽ không còn tự ti
    nữa.
    2. Nói thật to tiếng để phấn khích tâm lý bản thân, tạo ra không
    khí áp đảo đối thủ.
    Thanh âm cao lớn hùng dũng có thể làm cho đối thủ có ấn tượng
    về lòng tự tin của anh, do đó sẽ có hiệu quả bất ngờ. Trong khi biện luận
    hay tranh cãi, có người bất giác cao giọng át tiếng nói đối thủ. Đó là lợi
    dụng bản năng “âm thanh có thể tăng cường lòng tự tin". Thời xưa ở
    Trung Quốc khi quân đội hai bên dàn trận đối diện nhau thì đều đánh
    trống trận ầm ầm, thanh âm càng cao sĩ khí càng cao. Nước Lỗ với nước
    Tề đánh nhau nước Tề nổi trống trước, tiếng trống ầm ầm kinh thiên
    động địa sĩ khí hừng hực. Quân Lỗ vẫn án
    binh bất động. Tiếng trống quân Tề dần dần nhỏ đi, sĩ khí cũng dần dần
    sa sút. Bấy giờ quân Lỗ mới thúc trống trận liên hồi, quân lính hưng
    phấn ào ào xông lên đánh bại quân Tề. Đó là việc lớn.
    Còn việc nhỏ như trẻ con ban đêm đi ngang qua bãi tha ma thường
    huýt sáo lảnh lót cũng là để cho thêm bạo dạn không sợ ma. Đó là chúng
    đã thổi dũng khí của chung lên.
    Thanh âm của anh là vũ khí trời ban, chỉ cần anh biểu hiện đầy
    đủ dũng khí thì dũng khí của anh sẽ dâng cao. Tỏ ra dũng cảm thì dũng
    khí xuất hiện, tỏ ra nhút nhát chạy trốn thì lòng sợ hãi xuất hiện.
    3. Đưa mắt nhìn chằm chằm vào một bộ phận cơ thể nào đó của
    đối thủ thì đối thủ sẽ có cam giác bị sức ép mạnh.
    Ví dụ như hai đối thủ nảy sinh mâu thuẫn trong tranh đoạt tình
    yêu thì người cao thủ sẽ hai mắt chiếu thẳng vào tay hoặc mắt đối thủ
    truyền đạt lòng phẫn nỗ của anh cho đối thủ. Lúc bấy giờ "vô thanh
    thắng hữu thanh" (im lặng mạnh hơn tiếng nói). Như vậy đã tạo ra áp
    lúc tâm lý cho đối thủ, lấy sự lạnh lùng như sắt thép thay vì tranh cãi
    ồn ào mà áp đảo tâm lý đối thủ. Trong các cuộc tranh chấp thì chiến
    thuật "đột phá một điểm” rất có hiệu quả. Cái gọi là "đột phá một điểm”
    là tập trung tinh lực công kích một chỗ yếu của đối phương.
    Ví dụ trong đối thoại, mắt anh chăm chăm nhìn vào một bộ phận
    thân thể nào đó của đối phương. Như vậy không những không bị đối
    phương uy hiếp mà còn khiến cho đối phương không thể không chuyển
    sự chú ý sang bộ phận thân chế bị anh dùng mắt xạ kích. Nói một cách
    khác, ánh mắt của anh không những khiến cho đối phương mất thăng
    bằng phân tán tư tưởng và tâm lý mà còn tạo ra cục diện hoang mang
    rối loạn về tâm lý của đối phương. Như vậy anh đã thắng một bước.
    4. Khi hai bên giằng co, anh phải đứng sao cho có khí thế thì mới
    uy hiếp được đối phương.
    Khi hai bên sắp ra tay thì động tác hình thể của anh là một loại vũ
    khí tăng cường lòng tự tin. Trong tác phẩm Chim sẻ của nhà văn Nga
    Tuốegơnep đã kể một câu chuyện như sau:
    Sau khi mưa, một chú chim sẻ con rơi từ trên cành cây xuống.
    không bay nổi nữa, một con chó săn nhìn thấy bèn chạy đến. Bấy giờ
    một con chim sẻ già khác từ trên cành cây bay xuống che chắn chim sẻ
    con, xù lông giương cánh tiên về phía con chó săn, mắt chằm chằm
    hung dữ nhìn con chó săn, con chó săn bỗng đờ đẫn dừng lại. Con chim
    sẻ đã sử dụng một cách bản năng lông cánh, động tác và ánh mắt trời
    cho để thị uy với con chó săn, gạt bỏ lòng sợ hãi của mình khiến cho con
    chó săn chùn bước. Trong thi đấu thể thao, có lúc để gia tăng tự tin vận
    động viên ngẩng cao đầu ưỡn ngực tỏ ra vẻ không biết sợ đối thủ.
    Trong các cuộc đàm phán cũng có thể dùng kế đe dọa để đàn áp đối
    phương cũng đã từng có hiệu quả như thế.
    5. Chiếm vị trí quay lưng ánh sáng cũng có thể tạo ra hiệu qủa uy
    hiếp đôí phưng.
    Đứng ở vị trí xoay lưng ánh sáng, khiến cho ánh sáng chiếu vào
    mặt đối phương sản sinh hiệu quả vật lý, khiến đối phương hoa mắt,
    đồng thời cũng sản sinh những ảnh hưởng tâm lý khác nữa. Đầu tiên
    trên hậu trường thì tư thế đứng xoay lưng ánh sáng khiến đối phương
    không nhìn rõ nét mặt của anh. Trái lại đối phương bị ánh sáng chiếu
    rọi khắp thân thể lồ lộ từng bộ phận chỉ như vậy đối phương đã lo lắng
    bất an rồi. Hơn nữa ánh sáng sau lưng làm cho hình tượng của anh hòa
    vào ánh sáng gây ra ấn tượng anh to lớn hơn sự thực đã áp đảo tinh
    thần đối phương.
    Chỉ cần suy xét loại nguyên lý này thì không đứng ở vị trí bị ánh
    sáng chiếu vào mặt mà cũng không đứng trong chỗ tôi không có, ánh
    sáng. Như vậy trong tình huống đối phương có vẻ vạm vỡ hơn, anh đã
    lợi dụng hiệu quả ánh sáng chiến thắng tâm lý đối phương cũng là đã
    thắng một bước rồi.
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 17. Kế đe dọa

    2. Ca tụng mà không đe dọa thì kém phần thành công
    Đại sư Lý Tông Ngô có một kiến giải sâu sắc về mối quan hệ giữa ca
    tụng và đe dọa. Khi bàn về quan trường phong kiến, ông nói: “ De doạ là
    một động từ trực tiếp. Đại ý hai chữ rất sâu xa tinh vi, tôi xin trình bày
    đôi điều. Quan chức là cái rất quí báu, không thể dễ dàng ban cho ai. Có
    người ca tụng ngàn vạn lần mà vẫn không có hiệu quả vì thiếu đi một
    chút đe dọa. Phàm những đại nhân vật cầm quyền đều có điểm yếu, chỉ
    cần tìm được chỗ yếu cốt tử của họ, điểm nhẹ một cái, họ bèn giật hình
    kinh sợ là lập tức tặng cho anh quan chức. Các học giả nên biết hai chữ
    ca tụng và đe doạ phải sử dụng phối hợp. Người giỏi đe doạ có ca tụng,
    kẻ bàng quan thấy họ ngang nghạnh buông lời chỉ trích cấp trên nhưng
    kỳ thực caqáp trên lại mở cờ trong bụng, nở từng khúc ruột”. Đó chính
    là cái gọi là “ trong lòng mỗi người hiểu một cách”, “ thợ mộc giỏi chỉ có
    thể dạy học trò dùng thước thợ chứ không truyền kỹ xảo”. Điều này
    những ai yêu cầu xin quan tước nên suy nghĩ cẩn thạn mà lãnh hội lấy
    nghệ thuật ca tụng cà đe doạ. Điều quan trọng nhất là đe doạ có mức độ
    hợp thời, nếu quá tay thì đại quan nhân quá thẹn thành giận vung tay
    không lại, như thế há không phải là phản bội mục đích cầu xin quan
    tước hay sao? Thế còn gì khổ bằng? Không phải lúc không còn cách nào
    khoe thì chớ sử dụng đe dọa một cách bừa bãi.
    Luôn luôn ca tụng thì khiến người ta khinh dễ, đó là thực trạng xã
    hội. Ví dụ như khi nam giới tán tỉnh nữ giới nói chung thường có rất
    nhiều âu lo. Ví dụ như chàng là xưởng trưởng, nàng là công nhân thì tất
    nhiên lo âu sự việc bại lộ sẽ ảnh hưởng đến uy tín. Nam giới một khi
    tình cảm bùng nổ thì thường không đếm là hậu quả. Cho nên nữ giới
    thông minh phải nhắc nhở chàng hậu qủa đó, uy hiếp chàng khiến cho
    chàng tỉnh táo trở lại, không gây ra hậu quả. Có một phụ nữ nhưng là
    thủy thủ trường kỳ phiêu bạt hải ngoại cho nên chị sống cô độc qua
    ngày tháng. Ban ngày đi làm còn dễ chịu, tối về nhà trống vắng cô đơn
    lạnh lẽo. Để tiêu pha thời gian chị bèn đi học đại học ban đêm. Đêm thứ
    nhất đến lớp học phát hiện một người bạn trai của chồng thời trung học
    cũng có mặt. Người bạn này quan hệ khá tốt với chồng chị cho nên tự
    nhiên chị thân thiết với anh ta. Không ngờ anh bạn này lại ngấm ngầm
    mưu đồ xấu xa. Chị phát hiện động cơ không tốt của người bạn. Chị bèn
    nói với anh ta một cách nghiêm túc: "Tục ngữ có câu "không nên tơ
    tưởng vợ bạn. Anh là bạn chồng tôi, chồng tôi thường ngày đôí xử rất tử
    tế với anh. Nay nếu như tôi bảo chồng tôi về thái độ của anh đối với tôi
    thì liệu chồng tôi sẽ nghĩ như thế nào về anh?” Người bạn học mất hồn
    van xin: “xin chị... xin chị chớ làm như thế!”
    Câu chuyện “mượn rượu cướp binh quyền" trong lịch sử Trung
    Quốc là một điển hình thành công của kế trước ca tụng sau đe dọa. Sau
    khi Triệu Khuông Dẫn chiếm được ngôi vua của nhà Hậu Chu, cầm đầu
    các tướng lĩnh nam chinh bắc chiến cơ bản thống nhất Trung Nguyên,
    thiên hạ thái bình. Dần dần Triệu Khuông Dẫn cảm thấy những người
    huynh đệ đã từng xông pha trận mạc vào sinh ra tử nay đã trở thành vô
    dụng. Bọn họ đã cùng ông hưởng vinh hoa phú quý mà mỗi người còn
    nắm trong tay binh quyền nhất định. Nếu một ngày nào họ cảm thấy
    quyền không đủ cao chức không đủ trọng
    bèn nổi lên tạo phản thì cục diện thật khó hóa giải. Nhưng nếu xuống
    tay sát hại huynh đệ thì sợ thiên hạ phẫn nộ. Mỗi vị huynh đệ đều có vô
    số người thân tín, nếu Triệu Khuông Dẫn hạ thủ họ thì biết bao tay
    chân của họ nổi loạn khiến cho ông khó lòng ngồi trẽn ngôi vàng được
    nữa. Vậy thì làm thế nào? Suy đi nghĩ lại mãi, Triệu Khuông Dẫn phát
    hiện ra rượu, chỉ có rượu mới giải quyết được vấn đề hóc búa này.
    Ngày hôm sau, Triệu Khuông Dẫn mời những huynh đệ có nắm
    binh quyền đến cùng nhau uống rượu vui chơi. Mọi người đều uống
    thoải mái, nói thoải mái cười thoải mái tận sáng tới tối, ai ai cũng mặt
    đỏ bừng? Triệu Khuông Dẫn thấy thời điểm đã đến, bèn kể việt xưa
    huynh đệ cùng nhau kề vai sát cánh chiến đấu gian khổ, cuối cùng thở
    dài than rằng: "Nếu vĩnh viễn sống như nhữug ngày qua thì sung sướng
    biết bao nhiêu! Ban ngày thúc ngựa múa đao chém giết, ban đêm gối
    cán đao ngã ra ngủ thấy thoái biết bao! Đâu có giống như bây giờ đêm
    đêm không yên giấc."'. Các huynh đệ nghe xong bèn ân cần hỏi: “sao đại
    ca lại không ngủ yên?". Triệu Khuông Dẫn đáp: "Há không rõ ràng hay
    sao, huynh đệ ta ai cùng xứng đáng ngồi chiếc ghế ta đang ngồi, không
    ai muốn ngồi chiếc ghế đó hay sao? ”. Mọi người nhìn nhau, cảm thấy
    tình thế trở nên nghiêm trọng, nghĩ đến câu chuyện lịch sử sau khi lên
    ngôi Lưu Bang lần lượt giết hết các công thần. Mọi người thất kinh bèn
    quì xuống tâu rằng: " Không dám". Triệu Khuông Dẫn đã tiên liệu hiệu
    quả này bèn tiếp tục truy kích, nói rằng: “Các ngươi tuy nói không dám,
    nhưng ai bảo đảm thuộc hạ của các ngươi không nghĩ như thê? Một hồi
    hoàng bào đã khoác lên thân các ngươi thì các ngươi cũng không thể tự
    mình làm chủ được". Nghe xong mọi người biết Triệu Khuông Dẫn nghi
    kỵ họ. Bọn họ sợ hãi lạy liên tục không dám đứng dậy xin Triệu Khuông
    Dẫn chỉ cho một cho một con đường. Triệu Khuông Dẫn nói: “Đời người
    ngắn ngủi, mọi người theo Trẫm đã khổ nửa đời người rồi phải chăng
    lên lĩnh một món tiền lớn về quê sống nốt những ngày thanh bình, thế
    chẳng hạnh phúc hơn hay sao?”. Mọi người đều gật đầu tâu : "Tuân chỉ"
    . Ngày hôm sau các vị công thần đó lần lượt dâng tấu cáo lão về quê,
    trao trả binh quyền cho Triệu Khuông Dẫn, nhận một số tiền về quê
    làm phú ông nơi thôn dã.
    Triệu Khuông Dẫn đã vận dụng tài tình có hiệu quả kế đe dọa như
    thế đó.
    Chỉ ca tụng không đe dọa thì đối phương an nhàn tự tại, cho hay
    không cho tùy thích, quyền chủ động trong tay đối phương. Còn trong ca
    tụng có đe dọa thì quyền chủ động trong tay ta, ca tụng chỉ là mở lối để
    cho đối phương không mất thể diện, thực chất họ không thể không
    thuận theo ta.
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 17. Kế đe dọa

    3. Nói trước được lời
    Có một lần thương gia Trần Đông, hoa kiều ở Mỹ mua một lô hàng
    của tập đoàn Phồn Vinh ký kết hợp đồng mua rồi trả một nửa tiền, mặt
    một nửa trả trái phiếu. Ngày giao dịch ký hợp đồng thì Trần Đông lại
    không ra mặt, sai con là Trần Tiểu Đông thay mặt. Một tháng sau đến
    kỳ hạn của trái phiếu thì ngân hàng lại từ chối thanh toán. Tập đoàn
    Phồn Vinh mấy lần thôi thúc, Trần Đông cứ khất lần, cuối cùng không
    tiếp điện thoại nữa. Bấy giờ tập đoàn Phồn Vinh biết đã bị mắc lừa.
    Giám đốc tập đoàn Phồn Vinh là Trần Ngọc Thư nói rằng trừ khi Trần
    Đông trốn lì ở Mỹ ra, không làm ăn ở Hồng Kông nữa, còn nếu như còn
    đến Hồng Kông làm ăn thì tôi nhất đinh bắt anh ta phải trả tiền". Trần
    Ngọc Thư bố trí theo dõi. Một hôm Trần Đông đến Hồng Kông, Trần
    Ngọc Thư lập tức sai người liên lạc với ông ta, tiếp thị bán giá ưu đãi
    một số hàng chim thú Cảnh Thanh Lam. Trần Đông đến công ty Phồn
    Vinh. Trần Ngọc Thư mở rộng cửa bước vào đứng xoạt hai chân hét to:
    trần Đông, anh mắc lừa rồi Trần Đông biến sắc kinh hãi như ếch thấy
    rắn đứng lặng. Trần Ngọc Thư nói tiếp: “ ông đã đến đây vậy tôi xử lý
    ông" và chìa tay ra bảo tiếp: “Trần Đông tiền của tôi đâu Trần Đông
    đáp: "Tôi không thiếu tiền ông, con tôi thiếu tiền ông." 'Trần Ngọc Thư
    đáp lại rằng: “ Nếu ông không gọi điện thoại cho tôi thì sao tôi lại để con
    ông nhận hàng?”. Trần Đông đáp lại rằng: “Con mắc nợ bắt của trả nợ.
    Điều này không phù hợp pháp luật nước Mỹ.” Trần Ngọc Thư nói rằng: “
    Đây là Hồng Kông. Hôm nay mà ông bước ra được khỏi của thì tôi không
    phải họ Trần. Chúng ta đều là người biết tiền người biết cách xử lý
    những kẻ không biết điều. Ông biết tôi là ai không?” Rồi không đợi cho
    Trần Đông tra lời, Trần Ngọc Thư hét to: “Từ khi còn bé ở Indonesia, tao
    là lưu manh!”
    Tục ngữ nói: “mềm sợ cứng, cứng sợ ngang, ngang sợ liều mạng"
    Lúc này Trần Đông mồ hôi đầm đìa, tay mò túi áo ngực tìm thuốc trợ
    tim. Trần Ngọc Thư bảo Trần Đông rằng: chúng tôi rất nhân đạo. Hôm
    nay tôi đòi tiền ông, không trả tiền chớ bước ra khỏi phòng này được.
    Trần Đông biết chối cãi vô ích, ngụy kế cũng không dùng được, chi còn
    cách cúi đầu gọi điện thoại, bảo người nhà đem tiền đến thanh toán.
    Trần Ngọc Thư đe dọa tiên phát chế nhân? chiếm ưu thế tâm lý cho nên
    đã thắng lợi hoàn toàn. Tục ngữ nói: “Tiên hạ thủ vi cường” chính là đạo
    lý này.
    Rất nhiều người khi nghe nói phải đối mặt với cường bạo trong
    lòng khiếp sợ hoặc vừa thấy đối phương đã toan chạy trốn, cách làm như
    vậy cũng bằng can tâm chịu thất bại. Nếu anh có thể tìm cách tiên phát
    chế nhân thì có thể giảm nhẹ áp lực tâm lý đó.
    Vua quyền anh hạng nặng Mohamet Ali trước khi thượng đài lần
    nào cũng làm bài thơ tự ca tụng thề quyết hạ gục đối thủ. Hành động
    này được người ta phong cho Ali biệt hiệu "Đại vương đại ngôn", thực ra
    đó là chiến lược tâm lý của riêng Ali. Trước khi đấu tuyên bố quyết tâm
    và mục tiêu của mình là một đòn đánh vào tâm lý đối thủ chiếm lấy ưu
    thế tinh thần.
    Trong giao tế xã hội tuy không tay đao tay búa nhưng làm thế nào
    để đoạt được ưu thế tâm lý thì có mấy cách làm cụ thể sau đây:
    1. Mới bắt đầu đã tuyên bố mục tiêu đối thủ của mình để áp chế đốí
    phương.
    Đối với người gặp lần đầu tiên, nếu như đánh được một đòn tiên
    phát chế nhân áp chế đối phương thì hiệu quả rất cao. Ví dụ như mở
    đầu đã tuyên bố ngay mục tiêu tối thiểu: hôm nay anh chỉ cần nhớ tên
    tôi là đủ rồi." hay là nói: "Dù sao cũng xin cho tôi năm phút.", như vậy
    đối phương đã hiểu phải ghi nhớ tên anh hay để cho
    anh có cơ hội phát biểu ý kiến dù chỉ năm phút do đó cuộc đối thoại tiếp
    theo sẽ diễn biến theo xu hướng có lợi cho anh.
    2. Trong tranh luận nếu anh nêu ra vấn đề đầu tiên thì đã chiếm
    được thê' thượng phong.
    Trong những cuộc võ mồm, anh chớ nên chờ đối phương nói rồi mới
    phát biểu một cách bị động theo ý kiến của họ. Trái lại, đầu tiên anh
    phải phản vấn đối phương, bắt đối phương phải tranh luận theo phương
    hướng của anh. Như vậy ít ra anh cũng đã thắng một đòn tâm lý.
    3. Để cho đôí phương tỏ ra lễ phép và anh làm ngơ như không
    quan tâm lễ nghi là để cho hai bên có thể tiến hành thương thảo một
    cách thuâqnj lợi.
    Ví dụ, về lễ tiết người địa vị thấp phải chào hỏi người địa vị cao
    trước tiên hay mời ăn cơm thì phải chờ người có địa vị cao cầm đũa
    trước. Như vậy lễ nghi phản ánh quan hệ tôn ti xã hội giữa người và
    người. Như vậy nếu anh dùng những động tác của bề trên như đợi cho
    đối phương cúi chào trước, cầm đũa trước đối phương thì đã chiếm được
    thượng phong. Có thể cố ý không quan tâm đến lễ nghi thì đó là một
    chiến thuật tâm lý rất quan trọng.
    4. Đến chỗ hẹn trước đối phương.
    Khi anh đến trễ thì khó lòng không hổ thẹn. Nếu đến mà chưa
    thấy mặt đối phương thì anh thoải mái, thong dong tự tại. Đến khi gặp
    mặt đối phương tất anh cảm thấy mình ưu việt.
    5. Chớ chủ động xin lỗi
    Nghe nói ở nước ngoài khi đụng xe chớ có nói trước “xin lỗi". Bởi vì
    dù do lỗi của đối phương thì ở âu Mỹ người cho rằng, ai xin lỗi trước là
    người có lỗi phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa lúc đó mà mở màn xin lỗi
    trước thì anh ở vào thế yếu bởi vì hai từ “xin lỗi" quyết định thứ bậc tâm
    lý.
    Tóm lại, một khi nói trước, đoạt được ý chí đối phương, chiếm lĩnh
    thượng phong về tâm lý thì đối phương có thể nảy sinh sợ hãi, thế là
    anh đã thành công. Tiếp theo chỉ còn là vấn đề nắm chắc quyền chủ
    động.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 17. Kế đe dọa

    4. Chuyện đe dọa phải nói thầm
    Lời nói bao gồm nội dung và thanh điệu. Khi kích động thì thanh
    điệu cao, khi tâm thần không thoải mái thì thanh điệu trầm lắng. Bọn
    lưu manh khi uy hiếp người ta thì cố ý nói giọng trầm để biểu thị “trong
    tình thế nào tao vẫn rất bình tĩnh".
    Thường nghe nói trong hội nghị ai to tiếng là người chiếm thượng
    phong, nhưng khi muốn thuyết phục người ta mà to tiếng thì lại có hiệu
    quả trái ngược. Bởi vì càng la to hét lớn, đối phương nghe bèn hiểu đó là
    hình thức cưỡng chế dù biết anh có lý đi nữa mà đối phương cũng dễ
    dàng sinh ra mất cảm tình. Cho nên muốn thu thuyết phục người khác,
    nói nhỏ nhẹ mới là phương sách. Đối phương dễ dàng tiếp thu, hơn nữa,
    nói nhỏ khiến cho đối phương sợ nghe không rõ, phải lắng nghe cẩn
    thận.
    Có một câu chuyện nhỏ mà ý nghĩa lại lớn. Có một cảnh sát giao
    thông phạt một người vì dừng xe quá một phút. Thái độ của người cảnh
    sát không cương quyết lắm, người nọ bèn đi đến phía anh cảnh sát. Anh
    cảnh sát đang đứng giũa ngã tư đường. Anh ta nói khẽ: "Đồng chí cảnh
    sát, tôi đang định điều tra vấn đề dừng xe ở thành phố. Xin hỏi đồng
    chí từ đây đến chỗ "dừng xe một giờ “còn bao xa?” Người cảnh sát trả lời:
    "Đại khái còn khá xa đấy" và không biên phạt nữa.
    Nói khẽ dễ khiến cho người ta tin tưởng bởi vì giọng nói biểu lộ
    lòng tự tin kiên định không chút khoa trương của người nói.
    Khi có người làm nhục anh, anh chớ đỏ mặt mà dùng giọng trầm
    mà đe dọa lại, họ tất sợ anh. Nếu anh cho là đối phương lừa anh, anh
    dùng giọng trầm vạch rõ những chứng cứ lừa đảo thì đối phương phải
    rút lui. Cho nên chỉ có bọn vô lại mới vừa đe dọa vừa quát tháo.
    Trong giao tế thường có tình hình như sau: nói càng to, cãi càng
    dài thì đó là biểu lộ sự sợ hãi. Hãy nhằm vào nhược điểm chí mạng đó
    mà tấn công thì có thể chỉ một đòn đã cho đối phương đo ván. Một cán
    bộ thuế đến một cửa hàng bán thuốc lá truy thu thuế. Chủ cửa hàng
    kêu la ầm nào là cán bộ thuế nghe lời người khác, tin người khác hãm
    hại ông, mắng chửi các cửa hàng bán thuế lá khác gì đố kị mà bịa đặt tố
    cáo ông ta. Tựa hồ cán bộ thuế đắc tội với ông ta. Song người cán bộ
    thuế này có kinh nghiệm phong phú nên biết rằng loại người này càng
    la hét càng có vấn đề. Cán bộ thuế không muốn xung đột trực diện bèn
    trầm giọng bảo: “Ông chớ la hét, vài ngày nữa tôi đưa mấy đồng chí nữa
    đến kiểm tra hết cửa hàng của ông rồi sẽ có kết luật?” Ông chủ hiệu
    nghe xong trong lòng băn khoăn lo lắng. Tuy ngoài mặt ông vui vẻ tiễn
    người cán bộ thuế nhưng cán bộ thuế đã thấy rõ trong lòng ông ta sợ
    kiểm tra. Người cán bộ thuế bố trí người ở gần theo dõi động tình của
    ông chủ hiệu. Chiều hôm đó một chiết xe xích lô chở hơn 20 thùng thuốc
    lá ngoại đi chỗ khác. Người theo dõi báo với cán bộ thuế đến kiểm tra
    ngay, bắt quả tang trốn thuế. Chủ hiệu không còn cánh gì chối cãi. Nếu
    như trước đó cán bộ thuế tranh cãi với chủ hiệu kẻ nói qua người nói lại
    thì chỉ là mắc mưu chủ hiệu. vừa không hoàn thành nhiệm vụ vừa
    chừng khống chế được chủ hiệu.
    Trong cuộn đấu tranh này, cán bộ thuế sử dụng chiều đe dọa đả
    thảo kinh xà. Bí quyết thành công là lúc đa thảo không nhiều lời cao
    giọng mà chỉ nói một câu giọng trầm là đã có tác dụng đe dọa. Nếu to
    tiếng đe dọa thì đối phương có thể không sợ mà lại cho là chỉ dọa mà
    thôi .

    (Sưu tầm)
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng ba 2007

Chia sẻ trang này