36 kế nhân hòa - Kế 34. Kế ám thị

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 26/4/07.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Làm thế nào dùng lời nói khéo léo khiên cho đôi phương hứng
    thú?
    1. Lời nói nghe thanh, chiêng trống nghe âm
    Trong cuộc sống có nhiều lời không thể nói trực tiếp mà phải
    ám thị. Cho nên có lối nói nước đôi, nói bóng nói gió, chỉ chó mắng
    mèo.
    Năm 1972, tổng thống Mỹ Nixon đang thăm Liên Xô sắp đi
    thăm các thành phố khác. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản viên Xô
    Bretgonhep ra sân bay tiễn khách. Máy bay có sự cố, một động cơ
    không làm việc. Nhân viên sân bay lập tức kiểm tra máy bay. Nixon
    và tùy tùng đành chờ. Bretgonhep từ xa nhìn, lông mày nhíu lại. Để
    che giấu sự quẫn bách, ông bèn cố ý nói nhẹ nhàng: "Thưa Ngài Tổng
    Thống, thật đáng tiếc, xin lỗi Ngài làm lỡ chuyến bay của Ngài!" ông
    vừa nói vừa chỉ tay những người đang bận rộn trên sân bay và nói
    tiếp: "Ngài xem, tôi phải xử phạt họ như thê'nào?” Nixon đáp rằng:
    "Không! Nên đề bạt họ! Nếu như không phát hiện được sự cố thì khi
    máy bay lên trời rồi càng đáng sợ hơn!" Lời nói của Nixon ngầm ý
    châm chọc cay chua, chỉ trích một cách vô thanh mà lại thể hiện ra
    tựa hồ khen ngợi. Nghe lời nói đó ngoài cười đau khổ ra khó còn biết
    nói gì nữa.
    Nghe lời nói phải nghe thanh, nghe chiêng trống phải nghe âm,
    tức phải hiểu cái ẩn tàng bên trong thanh và âm.
    Nghe lời nói có chính xác hay không thì ngoài năng lực tu dưỡng
    ngôn ngữ của bản thân ra, giải mã lời nói chính xác hay không mới là
    quan trọng. Không nên xem thường sai lầm giải mã lời nói. Sai lầm đó
    không những làm trò cười mà còn ảnh hưởng đến mâu thuẫn và hiểu
    lầm trong giao tế.
    Có khi người ta không nhận thấy thông tin của anh bởi vì họ
    không nắm được ý thật trong lời nói của anh.
    Cậu Cường Ni nói với thầy giáo rằng: "Em không muốn dọa
    người nhưng cha em bảo, nếu thành tích học tập của em kém thì có
    người phải bị đòn". Thầy giáo ngộ nhận là cha cậu dọa đánh thầy
    giáo.
    Để tránh hiểu lầm thì khi nói, chúng ta phải chú ý đến dùng chữ
    có đắc hay không và cũng phải chú ý ẩn ý của lời nói có thích đáng
    hay không. Ví dụ có một câu quảng cáo thường gặp: "Heineken có thể
    là loại bia ngon nhất thế giới". Có người cho quảng cáo này tương đối
    thực tế, không khoa trương. Nhưng nếu xét từ góc độ ẩn ý thì câu
    quảng cáo đó có vấn đề. Câu đó có hàm nghĩa là Heineken không nhất
    định là loại bia nhất thế giới. Hàm nghĩa này tất người quảng cáo
    không thích.
    Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, đến chơi nhà người ta chớ
    thấy vật hay đẹp mà khen. Đại loại như: “Chai rượu này rất ngon",
    "Cái bật lửa này đẹp quá", như vậy chủ nhà lầm tưởng anh muốn
    uống rượu và muốn có tặng phẩm.
    Nhưng khi anh lỡ nói ra một câu có thể có hàm nghĩa không tốt
    thì không nên hoang mang bởi vì ngữ nghĩa thông dụng của từ hội
    mạnh hơn ẩn ý của lời nói. Hoàn toàn có thể sửa lại cho khỏi hiểu
    lầm. Ví dụ khi anh khen rượu ngon bị hiểu lầm muốn uống rượu thì
    anh có thể nói thêm anh không uống được rượu vì lý do gì đó. Thế là
    chủ nhà hiểu ý của anh, không còn hiểu theo ẩn ý lời nói nữa.
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 34. Kế ám thị

    2. Dĩ nhu khắc cương, che giấu chỗ lợi hại của mình
    Trong cuộc sống hàng ngày, trực tiếp nhục mạ người khác tất họ
    dễ dàng hiểu ngay. Còn nếu như biết dùng ẩn ngữ để nhục mạ người
    khác thì người nghe phải chú ý lắm mới hiểu. Người nghe không
    những phải nghe ra ác ý của người nói và hơn nữa khi cần thiết có thể
    dùng gậy ông đập lưng ông phản kích lại.
    Nghe nói có một thương gia gặp thi sĩ Haimt (nhà thơ Do Thái)
    bèn nói với ông ta rằng: "Gần đây tôi đến đảo Tahiti, ông có biết trên
    đảo có cái gì đáng chú ý hay không Haimt đáp lại rằng: "ông nói đi,
    cái gì vậy? Thương gia nói: "Trên đảo đó vừa không có người Do Thái
    vừa không có con lừa." Haimt trả lời: "Hay lắm, nếu tôi và ông cùng
    đến Tahiti thì có thể bổ khuyết hai thiêú sót đó. "
    Thương gia đánh đồng người Do Thái với con lừa, rõ ràng ngầm
    mắng người Do Thái giống con lừa. Haimt hiểu đối phương mắng
    mình bèn trả lời ẩn ý thương gia là con lừa khiến cho thương gia cụt
    hứng mà mang nhục vào thân.
    Khi bị bọn tiêu nhân nói bóng nói gió nhục mạ anh thì anh có
    thể dùng các biện pháp sau đây:
    1. Dĩ nha hoàn nha (nếu người ta đánh gãy răng anh thì anh
    cũng đánh gãy răng người ta).
    Anh phải kịp thời nắm bắt được chỗ sơ hở trong lời nói đối
    phương phản kích vạch mặt đối phương. An Đồ Sinh rất giản dị, đội
    một chiếc mũ rách đi ra đường. Có người qua đường chế nhạo ông nói
    rằng: "Cái đồ chơi gì trên đầu anh đấy? Có thể gọi đó là cái mũ ư?" An
    Đồ Sinh lập tức phản kích nói rằng: "Cái đồ chơi gì dưới mũ anh đấy?
    Có thể gọi đó là cái đầu được ư?” An Đồ Sinh đã dùng lại phương thức
    nói của đối phương để ăn miếng địa miếng khiến cho mọi người xung
    quanh thích thú vô cùng.
    2. Lấy lùi làm tiến.
    Thời xưa Yến Anh của nước Tề đi sứ nước Sở. Yến Anh lùn, vua
    Sở bèn chế giễu nói rằng: !'Chẳng nhẽ nước Tề hết người rồi hay sao?
    Yến anh đáp rằng: "Người qua lại trên nước đường thủ đô nước Tề chỉ
    cần giơ tay áo lên là che mặt trời, nhỏ mồ hôi xuống thì như mưa, mọi
    người chen chân nhau sao lại nói là nước Tề không có người”. Vua sở
    tiếp tục nói: “ Nếu đã đông người như thế thì sao lại phái người như
    ông đi sứ?” Yến Anh đáp lại rằng: “ Vua Tề sai người có bản lĩnh nhất
    đi sứ nước có vua hiền tài nhất, phái người hèn kém nhất đến nước có
    vua kém nhất. Tôi là người hèn kém nhất nên bị phái đến nước Sở”
    Vua Sở hổ thẹn.
    Trong câu chuyện này Yến Anh đã dùng phương pháp lấy lùi
    làm tiến tựa hồ tự đánh giá mình thấp mới bị phái đến nước Sở đó là
    lùi, thực tế là chế giễu vua Sở bất tài, đó là tiến. Lấy lùi làm tiến, giấu
    kim trong bọc khiến cho Sở Vương không nhục mạ được Yến Anh mà
    trái lại lại bị chê bai.
    3. Che giấu lợi hại của mình.
    Trong một số trường hợp có thể đem một từ tách ra giải thích
    đem lại một ý mới cảnh mới. Có một lần Chu ân Lai tiếp kiến ký giả
    Mỹ, một ký giả không có thiện ý khiêu khích hỏi rằng: "Thưa Ngài
    thủ tướng tại sao người Trung Quốc gọi đường cái con người đi là mã
    lộ (mã là ngựa, lộ là con đường)?" Thủ tướng Chu ân Lai nghe xong
    trả lời một cách tự hào rằng: "Người Trung Quốc chúng tôi là Mã
    Khắc Tư phi lộ (con đường của Mác) gọi tắt là mã lộ". Vị ký giả này
    câm miệng không nói nên lời. Câu trả lời thần diệu này của Chu ân
    Lai đã lợi dụng khéo léo phương pháp tu từ học sáng tạo ra một hàm ý
    tân kỳ điểm thạnh vi kim, hóa thuyết thành xảo vửa bảo vệ được sự
    tôn nghiêm của Trung Quốc lại phản kích khéo léo vị ký giả Mỹ nọ.
    Thật là che giấu lợi hại của mình quy thần không thấy được, một khi
    bộc lộ lợi hại thì thiên hạ không ai chống lại được.
    4. Dĩ nhu khắc cương.
    Ví dụ hai ông Giáp và ất vốn quan hệ với nhau kháng tốt . Một
    hôm hai ông gặp nhau trong hẻm nhỏ. Giáp ngạo mạn bảo Ất rằng:
    "Ta không nhường lối đi cho ngươi, ngươi làm gì được ta? ăn thịt ta
    ư?” Ất chậm rãi nói rằng: "Đương nhiên tôi không thể ăn thịt anh vì
    tôi theo đạo Hồi". Câu trả lời tựa hồ Ất thỏa hiệp với Giáp, kỳ thực
    ngầm mắng Giáp là con lợn (vì người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn).
    Trong lời lại có lời, cơ bản có hai công cơ bản. Một là có thể nghe
    được ý tại ngôn ngoại của đối phương, hiểu được thâm ý ác độc, nếu
    không thì trở thành đầu đề đàm tiếu của người ta. Hai là phải biết
    diễn đạt ý mình một cách uyển chuyển khéo léo, lời nói rất nghệ thuật
    mà lại khiến cho người nghe ngầm hiểu trong lòng biết rõ chỗ
    lợi hại trong lời nói của anh. Địch thủ của anh tiến công cạnh sườn có
    ý ác độc, đó là một loại sấm sét vô hình, thậm chí (có thể làm cho anh
    thân bại danh liệt. Anh chớ có xem thường. Thượng sách để đối phó
    với ám tiễn bắn lén là ảo thuật bắt tên quay lại đả kích địch thủ. Bảo
    vệ thanh danh và thể diện của mình là tự bảo vệ. Muốn đứng vùng
    trong trường đời phải chuẩn bị công lực.
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 34. Kế ám thị

    3. Làm bẽ mặt người ta vừa đủ thì thôi
    Trong quan hệ giao tế, do nhiều nguyên nhân có lúc chúng ta
    làm bẽ mặt người khác. Nếu xử lý không thỏa đáng dễ dẫn đến đắc tội
    với người ta, thậm chí kết oán thù. Người ta có lỗi với anh thì anh vẫn
    phải có thể tha được thì tha. Tha tội cho người khác cũng không thể sỗ
    sàng. Tâm sự với người thân cũng phải hàm súc khéo léo, không được
    lỗ mãng. Lợi dụng trong lời có lời để ám thị cho người khác cũng
    không thể không có kỹ xảo ảo diệu.
    1. Cư tuyệt cũng phải co phương pháp.
    Có một số người nhờ người giúp đỡ song vì nhiều lý do không
    tiện mở miệng nói thẳng, thích dùng ám thị ném đá dò đường. Lúc đó
    tốt nhất anh cũng dùng ám thị để cự tuyệt.
    Hai người đi làm thuê tìm đến nhà anh Lý đồng hương đang
    công tác tại thành phố, phàn nàn làm thuê khó nhọc mà lại không đủ
    tiền ở nhà trọ hay thuê phòng riêng. Ngầm nói muốn ở nhờ nhà anh
    Lý. Anh Lý nghe xong bèn ám thị nói rằng: "Đúng rồi, thành phố
    không bằng ở nhà quê ta, chỗ ở rất khó khăn, như tôi đây hai gian
    phòng nhỏ như lỗ mũi mà ở cả ba thế hệ. Cậu con học trung học của
    tôi không có giường, đêm đêm đành ngủ trên đi văng. Hai anh từ xa
    đến thăm tôi đáng lẽ phải giữ lại chơi vài ngày, đáng tiếc không thể
    làm được!" Hai vị đồng hương nghe xong hiểu ý bèn rút lui.
    2. Trách móc cũng phải có kỹ thuật.
    Nói chung trong tranh luận thì phía có ưu thế rõ rệt chớ nói quá
    rắn, quá chặt chẽ. Dù cho đối phương sai cả thì tốt nhất kẻ thắng cuộc
    cũng nên buộc đối phương nhận lời và kết thúc tranh luận một cách có
    thể diện.
    Một công nhân viên chức một cơ quan nọ trong khi ăn cơm ở một
    hiệu cơm phát hiện có con ruồi trong bát canh bèn nổi giận. Anh ta
    chất vấn người phục vụ, người này thản nhiên không đếm xỉa. Sau đó
    anh tìm chủ hiệu hỏi: "Bát canh này là cho ruồi hay cho tôi, xin ông
    giải thích cho?" Chủ hiệu mắng người phục vụ mà thản nhiên không
    quan tâm anh ta. Anh ta bèn ám thị chủ hiệu: “Xin lỗi, xin ngài cho
    tôi biết khởi tố hành vi xâm phạm quyền lợi người khác của con ruồi
    như thế nào?" Bấy giờ chủ hiệu mới ý thức sai sót của mình bèn đổi
    bát canh khác và xin lỗi: "Anh là khách quí nhất của chúng tôi". Rõ
    ràng anh công nhân có lý trăm phần trăm nhưng không quấy nhiễu
    chủ hiệu mà mượn việc tố cáo con ruồi để ám thị cho đối phương buộc
    phải xin lỗi. Thật vô cùng hài hước hóm hỉnh mà lại hóa giải rất đạt
    tình thế quẫn bách của hai bên.
    3. Dùng lựa chọn kết thúc xung đột.
    Trong cuộc tranh luận náo nhiệt, khi kẻ có lý thấy rằng dùng lý
    lẽ phân bua không ích gì nữa thì dùng một cách nói ngoài mềm trong
    rắn kết thúc tranh luận. Đem hình thế không thể lưỡng toàn kỳ mỹ
    đặt ra trước mặt đối phương, khiến cho họ mất cơ sở tranh luận thì có
    thể đạt kết quả cảnh tỉnh đối phương làm dịu không khí tranh luận.
    Nhà sinh vật học Baxit đang làm thí nghiệm trong phòng thì
    một thanh niên đột nhiên xông vào chỉ trích ông dụ dỗ vợ anh ta.
    Tranh luận dẫn đến hai bên quyết đấu ổng Baxit thanh bạch hoàn
    toàn có thể đuổi anh thanh niên ra khỏi phòng hay hơn là quyết đấu.
    Nhưng làm như vậy không giải quyết được vấn đề, thậm chí có thể
    dẫn đến cả hai bên đều bị thương. Lúc bấy giờ Baxit trầm giọng nói
    rằng: "Tôi vô tội... Nếu như anh không thể không quyết đấu vậy thì
    tôi sẽ chọn vũ khí." Đối phương đồng ý. Baxit bèn nói rằng: "Trước
    mặt có hai chiếc lọ, một chiêc đựng vi khuẩn đậu mùa, một chiếc đựng
    nước lã Anh hãy chọn lấy một lọ mà uống cạn, lọ còn lại tôi sẽ
    uống nốt. Có được không Anh thanh niên lặng người, bỗng chốc anh
    ta lâm vào tình thế nan giải vì không biết lọ nào có vi khuẩn lọ nào là
    nước lã. Anh ta đành phải chấm dứt tranh luận và khiêu chiến, lặng
    lẽ rút lui. Rõ ràng Baxit đã đưa ra một vấn đề hóc búa, bề ngoài mềm
    mỏng mà bên trong chứa đầy chông gai, như vậy mới kết thúc được
    việc quyết đấu.
    4. Giải nghĩa để loại bỏ khốn quẫn, đưa ra một cách giải thích
    nào đó để tỏ sự bất mãn của mình.
    Chu nữ sĩ đi công tác ngồi trên xe lửa cạnh một chàng trai có vẻ
    đạo cao đức trọng. Anh ta bắt chuyện với Chu nữ sĩ. Chu nữ sĩ thấy
    ngồi im cũng vô vị bèn trò chuyện với anh ta. Khi bắt đầu thì chàng
    trai còn tỏ vẻ đứng đắn chi bàn luận việc đi tàu vất vả mà một số vấn
    đề xã hội không hợp lý. Nhưng không biết vì sao đang nói chuyện
    bỗng nhiên chàng trai chuyển sang hỏi Chu nữ sĩ rằng: "Cô đã kết
    hôn chưa?" Chu nữ sĩ bỗng thấy chán ghét anh ta bèn bình thản trả
    lời: "Thưa ông, tôi nghe người ta nói không nên hỏi đàn ông thu nhập
    bao nhiêu cho nên tôi không hỏi thu nhập của ông. Và người ta nói
    không nên hỏi phụ nữ kết hôn chưa cho nên tôi không thể trả lời câu
    hỏi của ông. Xin lỗi ông. Chàng trai nghe nói thế bèn cảm thấy mình
    quá đường đột, gượng cười không nói nữa.
    Chúng ta không thể không thán phục Chu nữ sĩ lợi khẩu. Chỉ
    mấy câu mà vừa tỏ ý bất mãn đối phương thất lễ lại không làm cho
    đối phương không còn đường xuống đài, được cả đôi đường.
    5. Giả vờ hồ đồ.
    Người nghe được trong lời có lời mà lại giả vờ không nghe ra
    khiến cho đối phương vô kế khả thi. Ví dụ cậu Minh nói với cha rằng:
    "Cha này, hôm nay cha của cậu Vĩ đưa nó đi chơi". Người cha bèn trả
    lời: "Đúng, cha biết rồi". Cậu Minh có ẩn ý xin cha dẫn đi chơi. Cha
    cũng hiểu ý con song cố ý giả vờ hồ đồ.
    6. Ngầm trao tâm sư.
    Có thể nhìn thấy thế giới nội tâm một con người qua sắc mặt cử
    chỉ và ngôn từ. Bạn tình có hàm dưỡng thì có thể hiểu rõ tình cảm của
    người yêu qua một cử chỉ, thậm chí một cái nhìn của đối phương. Khi
    xem các tiết mục văn nghệ thì bạn trai thường bình luận thao thao
    bất tuyệt làm ảnh hưởng bạn gái và người xung quanh, lúc đó bạn gái
    có thể dùng ngôn ngữ thân thể để tỏ ý bất mãn hoặc giả chăm chú
    xem biểu diễn, tỏ ý không quan tâm nghe lời chàng nói hoặc giả xem
    tạp chí, tỏ ra không hứng thú lời chàng. Chàng bèn dừng lời bởi vì
    thấy nàng không quan tâm. Trong lúc yêu đương, lắm lúc chàng quá
    kích động không khống chế được tình cảm, ánh mắt hay cử chỉ của
    chàng tỏ ra rất ham muốn. Thế thì nàng nên đối phó như thế nào?
    Trách móc thì e tổn thương chàng mà để cho chàng tùy ý muốn làm gì
    thì nàng không muốn. Tốt nhất nên nhìn chàng một cách giận dỗi hay
    xị mặt xuống làm ra vẻ lạnh nhạt thì chàng sẽ hiểu nàng bất mãn
    không dám tùy tiện nữa.

    (sưu tầm)
     

Chia sẻ trang này