7 nơi săn ảnh đẹp nhất ở New York

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Toc'Ma^y, 23 Tháng sáu 2007.

  1. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đã đến New York thì hầu hết du khách đều chụp ảnh Tượng thần tự do, tòa nhà Empire State hay Quảng trường Times. Tuy nhiên, báo The New York Times khuyên bạn đến những điểm sau để thỏa chí săn ảnh. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]1 - Đài phun nước ở Viện bảo tàng Brooklyn[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Những tia nước như đang nhảy múa. Lúc lên cao, khi xuống thấp, lúc như đang duyệt binh, khi thì xòe ra như cánh hoa rực rỡ. Buổi tối những tia nước trông càng huyền ảo hơn với ánh đèn. Những đứa trẻ xinh xắn vừa hò la vừa chạy nhảy, những đôi bạn trẻ trông đầy hạnh phúc… Với không khí như thế, bạn sẽ săn được nhiều bức ảnh sống động New York. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]2 - Góc Đại lộ số 5 và đường 57[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đại lộ số 5 là con đường năng động bậc nhất thế giới. Bạn sẽ bắt gặp đủ thành phần, đủ mọi hạng người đang chen vai sát cánh dọc xuôi trên đường. Cứ ngắm nhìn và bấm máy, sẽ có lúc du khách có được một tấm ảnh nói lên được cái “thần” của cuộc sống nhộn nhịp này. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Toàn cảnh Central Park ở New York. [/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]3 - Phía Bắc cuối công viên Central Park[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khởi hành từ đường số 100 phía Tây, ngang qua một cái hồ nhỏ và khi tới sân trượt tuyết, bạn sẽ gặp nhiều tay máy chuyên nghiệp ở đây. Hơn nữa, nếu đi đến chỗ này vào buổi sáng, bạn sẽ gần như độc hành trên đường và chẳng có gì hiện hữu để bạn nhận ra bạn đang đứng tại một trong những thành phố tất bật nhất thế giới. Không khí tĩnh lặng, hoang dã và tâm trí bạn cũng sẽ trở nên thích ứng với chung quanh.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]4-Công viên Fort Tryon[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đây là địa điểm để có những bức ảnh đẹp về phong cảnh sông Hudson và cầu George Washington. Hãy nhớ có mặt ở đây 1giờ trước khi mặt trời lặn, tìm một vị trí để có góc máy đẹp và đợi hoàng hôn buông xuống. Những tia nắng chiều mong manh, óng ánh dường như chỉ chờ đợi bạn bấm máy.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]5- Khu Tribeca vào buổi tối[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Là khu vực có nhiều cửa hàng thời trang và nhà hàng sang trọng rất giống Paris. Nếu có thời gian lang thang ở đây, bạn sẽ thấy nó càng hấp dẫn và bí ẩn hơn.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]6- Đảo Coney[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đây cũng là nơi để mọi người tìm những giây phút thú vị bên người thân bạn bè, cắm trại, chơi đùa và nạp thêm năng lượng. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]7- Khu trượt băng tại Central Park[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tới đây, bạn sẽ gặp đủ các kiểu người lập dị trong xã hội. Ngay cạnh đó, Sheep Meadow, tên một đồng cỏ xanh ngăn ngắt trải dài, những cây sồi, cây du… là khu vực ưa thích và nổi tiếng nhất tại Central Park. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trẻ Today[/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif] (Theo T.T)[/FONT]
    Được đăng bởi: ducminh
     
  2. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 7 nơi săn ảnh đẹp nhất ở New York

    Cô gái câm điếc tham dự cuộc thi hoa hậu thế giới 2007[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cuộc thi hoa hậu thế giới năm 2007 sắp diễn ra sẽ có sự tham dự của một thí sinh rất đặc biệt, đó là á hậu Pháp, Sophie Vouzelaud, người đẹp 20 tuổi bị câm điếc bẩm sinh.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sophie Vouzelaud sinh ra và lớn lên tại Saint-Junien, Pháp. Cô bị điếc ngay từ khi mới lọt lòng, nhưng lại may mắn được ông trời ban cho một nhan sắc tuyệt trần. [/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vào tháng 12 năm 2006, Sophie Vouzelaud tham dự cuộc thi hoa hậu nước Pháp và trở thành cô gái câm điếc đầu tiên giành ngôi á hậu 1 của Pháp. Sophie Vouzelaud chỉ chịu xếp sau người đẹp Rachel Legrain-Trapani. Sau khi Sophie Vouzelaud giành ngôi á hậu 1, cô còn nổi tiếng hơn cả đương kim hoa hậu Rachel Legrain-Trapani. Cả thế giới đều đưa tin về cô.[/FONT]

    [​IMG]
    Sophie Vouzelaud tại cuộc thi hoa hậu Pháp

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Rachel Legrain-Trapani, 19 tuổi, hoa hậu Pháp đã đại diện cho quốc gia của mình tham dự [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]cuộc thi hoa hậu hoàn vũ 2007 [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]vừa diễn ra tại Mexico. Rachel không lọt được vào Top 15 người đẹp nhất cuộc thi và cô có thể thử vận may của mình tại [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]cuộc thi hoa hậu thế giới [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]diễn ra vào ngày 1/12 tới tại khu du lịch biển Tam Á (Sanya), Hải Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, Rachel Legrain-Trapani đã không làm thế.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]
    Rachel Legrain-Trapani vừa bất ngờ đề nghị với ban tổ chức cuộc thi hoa hậu Pháp là cô muốn được trao lại vương miện hoa hậu của mình cho người đẹp Sophie Vouzelaud, để Sophie đủ điều kiện tham dự cuộc thi hoa hậu thế giới sắp diễn ra.[/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Rachel Legrain-Trapani nói: “Tôi thán phục lòng quyết tâm và sự dũng cảm của Sophie Vouzelaud. Nếu Sophie Vouzelaud tham dự cuộc thi hoa hậu thế giới, cô ấy sẽ chứng tỏ được rằng: Ốm yếu và bệnh tật không thể ngăn cản con người giành chiến thắng”.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]
    Hiện nay, trong phần danh sách các thí sinh dự thi hoa hậu thế giới 2007 đã có tên Sophie Vouzelaud - đại diện cho nước Pháp. Chắc chắn người đẹp nghị lực này sẽ là người gây chú ý nhất tại cuộc thi hoa hậu thế giới năm nay.[/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Năm 1994, tại Mỹ cũng lần đầu tiên có một cô gái bị điếc giành vương miện hoa hậu Mỹ, đó là Heather Whitestone. Heather Whitestone sau đó cũng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới.[/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sophie không phải là thí sinh câm điếc duy nhất tham dự một cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc tế. Năm 2007 này, tại cuộc thi hoa hậu quốc tế sắp tới, Vanessa Peretti - đại diện của Venezuela cũng bị điếc.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trẻ Today[/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif] (Theo VNE)[/FONT]
     
  3. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 7 nơi săn ảnh đẹp nhất ở New York

    “Kẻ đầu tiên phải chết” – tiểu thuyết trinh thám bán chạy nhất tại Mỹ

    [​IMG]

    Bìa cuốn sách.
    Được đánh giá đứng thứ 3 trong danh sách những nhà văn có thu nhập cao nhất thế giới sau Dan Brown và JK. Rowlling, nhà văn James Patterson vừa giới thiệu với độc giả Việt Nam cuốn Kẻ đầu tiên phải chết – cuốn truyện trinh thám bán chạy nhất của Mỹ trong một thời gian dài.
    Sức hấp dẫn riêng của Kẻ đầu tiên phải chết ở chỗ tác giả không cho độc giả một sợi dây liên hệ nào để mà “đoán già đoán non” cốt lõi câu chuyện. Và đa số đã phỏng đoán nhầm.
    Patterson có biệt tài mở ra nhiều “nút thắt” trong tựu trung một nút chủ đạo. Ông là người am hiểu tâm lí và cũng có năng lực khám phá những sự kiện. Rất nhiều các biến cố ngẫu nhiên “chen ngang” mà nếu không tỉnh táo, thám tử Lindsay có thể bị lạc hướng (chứ đứng nói gì độc giả).

    Cuốn sách nằm trong dòng sách best-seller của New York Times bình chọn trong một thời gian dài. Tuy là một tiểu thuyết đượm sắc màu trinh thám, người ta vẫn tự tìm ra cho mình các giá trị nhân văn. Sách do NXB Văn hóa Thông tin ấn hành.

    Trẻ Today (Theo VnM)
    Được đăng bởi: donkysoft
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng sáu 2007
  4. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 7 nơi săn ảnh đẹp nhất ở New York

    Vĩnh biệt NTK lừng danh Gianfranco Ferre

    Nhà thiết kế thời trang người Ý Gianfranco Ferre, được mệnh danh là "kiến trúc sư của thời trang", người góp phần rất quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho thương hiệu thời trang nổi tiếng Christian Dior trong các thập niên 80, 90 thế kỷ trước, vừa mới qua đời vào cuối tuần qua tại Bệnh viện San Raffaele, Milan, ở tuổi 62 do bệnh xuất huyết não.
    [​IMG]
    Nhà thiết kế thời trang người Ý Gianfranco Ferre (bên phải)

    Sự ra đi đột ngột của nhà thiết kế danh tiếng này để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người hâm mộ phong cách thời trang giản dị mà thanh lịch, độc đáo với những đường nét ấn tượng của ông.
    TreToday ( NW)Được đăng bởi: aya
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng sáu 2007
  5. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 7 nơi săn ảnh đẹp nhất ở New York

    Phụ đề phim cũng là nghệ thuật

    Thay vì xuất hiện yếu ớt, thậm chí lướt qua rất nhanh bên dưới màn hình thì giờ đây khán giả sẽ được chiêm ngưỡng những phụ đề đầy kịch tính. Với sự sáng tạo đặc biệt, nhà làm phim người Nga Timur Bekmambetov đã trở thành người tiên phong trong một lĩnh vực nghệ thuật vô cùng mới mẻ này qua bộ phim kinh dị có doanh thu khổng lồ "Canh gác ban đêm" (Night Watch).
    Khởi nguồn sáng tạo mới của thiết kế
    [​IMG]
    Bộ phim kinh dị có doanh thu khổng lồ "Canh gác ban đêm" (Night Watch)
    Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, những nhà thiết kế trở nên sáng tạo hơn bao giờ hết với iPhone được đồn thổi từ lâu của Apple; loạt sách bìa mềm Estuary English; chuột đa năng Microsoft cho phép trẻ em trong các trường học nghèo có thể sử dụng chung một máy tính; và Spore, trò chơi nhiều tham vọng được phát minh bởi Will Wright như sự nối tiếp The Sins... Và trong khi thiết kế giữ một vị trí đáng tự hào trong việc đánh giá bộ phim tốt hay dở ở khâu kỹ xảo, dựng cảnh, trang phục, tựa đề phim... thì phụ đề vẫn thật "kinh khủng".
    Theo Stuart Comer, người phụ trách phim của bảo tàng Tate Modern tại London: "Phụ đề thường được làm sau khi phim đã hoàn thành và thường ít được đầu tư. Đó là lý do vì sao nó ít được quan tâm đến." Trong khi đó các phương pháp làm phim truyền thống lại không cho phép sự sáng tạo trong phụ đề phim, hoặc không gây được sự tin tưởng dưới dạng văn kể, có lúc còn bị viết sai. Công nghệ máy tính giờ đây khiến mọi thứ trở nên đơn giản và linh hoạt hơn nhưng các nhà làm phim vẫn tỏ ra chậm chạp so với sự phát triển.
    Một vấn đề khác cần đề cập đến là khi nhắc đến phụ đề người ta thường nhắc đến "chất lượng văn viết" mà quên đi rằng nếu được thiết kế bắt mắt nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc truyền tải cảm xúc và hành động của bộ phim. Và vượt qua những quy tắc thông thường, Timur Beckmambetov đã làm được điều đó.
    Phụ đề - một nhân vật khác trong phim
    Từ dòng phụ đề "b-i-t-c-h" xuất hiện trên miếng thịt của ông già ném vào tường trước sự gầm gừ của một nữ ma cà rồng cho đến dòng chữ "What is it" lóe sáng ngang màn hình, tất cả đều không có giới hạn trong loạt phim Dnevnoy dozor (Day Watch) của Timur Beckmambetov. Day Watch - Dnevnoi Dozor nối tiếp thành công của bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị đầu tiên là Night Watch - Nochnoi Dozor hồi năm 2004 và trở thành bom tấn ở Nga. Đối với hàng triệu người Nga thì Night Watch trước đó không chỉ gây được sự chú ý bởi các kỹ xảo điện ảnh, tính chất ma quái, các cuộc tàn sát quy mô mà còn bởi những dòng phụ đề thông minh và khéo léo tạo nên sự uyển chuyển trên màn hình.
    Ngay sau khi gây cơn sốt tại Nga, Night Watch đã được công ty con của Hollywood studio Fox, Fox Searchlight phát hành rộng rãi trên toàn thế giới. Phần 2 này (dựa trên bộ tiểu thuyết 3 tập bán chạy nhất của nhà văn Sergei Lukyanenko, tập cuối là Dusk Watch - Sumerechniy Dozor cũng do Bekmembetov đạo diễn) với nhiều kỹ xảo khá lạ mắt qua nghệ thuật trình diễn cao cấp, hành động liên tục kéo dài từ kinh ngạc đến sửng sốt. Bộ phim xoay quanh sự xung đột và cân bằng giữa những thế lực của ánh sáng và bóng tối, sẽ đượctrình chiếu trong tháng 6 tại Mỹ, tại châu Âu và Nga vào mùa thu.
    Bekmambetov luôn quan niệm phụ đề như một nhân vật khác trong phim. Hầu hết các phụ đề trong phim Night Watch là rất rõ ràng và thông qua những hình dạng khác nhau để lột tả cùng với tâm trạng và hành động của bộ phim.
    Có phụ đề thì lượn ngang màn hình như những thiên thần, cái thì ánh đỏ nếu nhân vật đặc biệt tức giận hay bị kích động, cái thì xuất hiện trong làn khói sau vụ nổ. Hay trong phân đoạn nhân vật nghe thấy tiếng nói trong đầu thì ngay lập tức hiện lên phụ đề được viết dưới dạng máu tan trong nước của bể bơi. Những âm thanh phát ra từ điện thoại hay điện đài xách tay được miêu tả bằng các ký tự như sương khói. Khi một bà cụ bị tấn công trên phố, lời khẩn cầu "Stop" được viết bằng máu.
    Stuart Comer, nhà phê bình của New York Times cho rằng: "Một phụ đề phim hoàn hảo là phải không được gây khó chịu, kiểu chữ rõ ràng mà không choán nhiều diện tích hoặc đòi hỏi tập trung cao. Và những gì tôi được thấy trong phim Night Watch còn trên cả tuyệt vời, điều đó cho thấy sức sáng tạo phi thường của Bekmambetov và thậm chí cả những người không biết tiếng Anh, hoặc Nga vẫn có thể hiểu được nội dung phim".
    Trẻ Today (Theo T.N)
    Được đăng bởi: ducminh
     

Chia sẻ trang này