Bàn chuyện về ma

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 5 Tháng ba 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Có ma hay không? Câu hỏi này đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi suốt từ xưa đến nay, từ Ðông sang Tây. Và dường như chẳng bao giờ có thể tìm ra lời giải thích thoả đáng cho tất cả mọi người. Ai tin thì cứ việc tin. Còn không... cũng chẳng sao.

    Người ta thường nói: "Ðông - Tây không bao giờ gặp nhau". Nhưng về chuyện "ma" thì dường như.... "những tư tưởng lớn" đã gặp nhau. Chả thế mà sách báo, phim, ảnh có liên quan đến "ma" luôn bán chạy ào ào. Các câu chuyện ma vẫn được truyền tụng đến tận bây giờ. Kể cũng vui, càng sợ người ta lại càng ưa đọc, ưa nghe. Rồi lại càng sợ hơn nhưng vẫn muốn được nghe, được xem thêm nữa. Ðúng là cái vòng luẩn quẩn, phải không?

    Thường thì hai chữ "ma quỷ" hay được dùng chung như từ kép. Nhưng thật ra, "ma" và "quỷ" hoàn toàn khác nhau. Ma có tên tiếng Anh là ghost, còn quỷ là devil. Theo cách định nghĩa thông thường, ma chỉ là hình bóng, là linh hồn của người đã khuất, đúng như câu "hồn ma bóng quế", nên khó thể xác định rõ hình dáng của ma. Thêm vào nữa, ma hay bay lơ lửng, chân không chấm đất, không có bóng, tới lui nhẹ nhàng như làn gió lạnh thoảng qua. Còn quỷ thì khác hẳn. Quỷ thuộc loại đầu đội trời, chân đạp đất, dễ dàng để hình dung như quỷ sứ, quỷ satan, quỷ nhập tràng, quỷ truyền kiếp, vv...vv... Có lẽ vì thế nên những chuyện về quỷ không hấp dẫn như chuyện ma, và cũng chẳng khiến người ta sợ hã“tên” tiếng

    Nói chung, ma thuộc về siêu hình học, không thể phân tích bằng những lý luận khoa học thực nghiệm. Bởi vậy, nên đề tài "có ma hay không?" dù được tranh cãi từ bấy lâu nay nhưng vẫn chưa tìm ra kết luận. Một số nhà tâm linh học Tây Phương tin tưởng rằng khi một người vừa chết, linh hồn sẽ thoát ra và có thể kết tụ lại thành những bóng trắng lờ mờ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhiều cuộc thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm chứng lý thuyết này, nhưng vẫn chưa được chính thức nhìn nhận. Một số nhà nhiếp ảnh đã đổ xô đến các ngôi nhà được mệnh danh "nhà ma" để bắt những bóng ma hiện lên giấy ảnh. Tiếc rằng những tấm hình này không được sự tin tưởng của mọi người vì khó kiểm chứng, nhất là với các xảo thuật trong nghề nhiếp ảnh. Biết bao nhiêu truyền thuyết được truyền tụng, biết cơ man nào mà kể những chuyện "thấy" ma, "gặp" ma với nhiều tình tiết éo le, rùng rợn nhưng cũng thật hấp dẫn người nghe. Chỉ có điều hầu hết các chuyện kể này thường bắt đầu đại khái như "nghe đồn rằng", "nghe bạn tui nói", "ai cũng bảo", .... và luôn xảy ra vào thời điểm mặt trời khuất bóng, tại những nơi hẻo lánh, vắng vẻ hay ít người. Phải chăng vì ma thuộc về âm nên chỉ có thể "tung hoành ngang dọc" khi vầng dương đã lặn, khí dương yếu kém?

    Vậy "chân dung" thật của ma ra sao? Quả khó xác định rõ ràng vì mỗi người kể mỗi khác. Vả lại, đâu phải ai cũng có thể dễ dàng "được" gặp ma chứ. Người ta thường bảo rằng chỉ riêng ai yếu bóng vía hay có "duyên" với cõi âm thì mới có khả năng giao tiếp với người ở thế giới bên kia. Nói nôm na thì người yếu vía thường dễ gặp ma. Chẳng hiểu người ta dùng cách chi để biết yếu bóng vía hay không nữa. Chỉ biết những ai không tin có ma vì chưa từng gặp đều được gán ghép cho là nhờ cứng bóng vía nên ma không dám lộ diện. Phải chăng đó là một cách để giải thích cho xuôi câu chuyện?

    Dẫu sao, góp nhặt qua các câu chuyện, tài liệu, phim, ảnh, sách, báo, ta có thể thấy rất nhiều loại ma khác nhau. Chẳng hiểu có thật vậy chăng? Nếu đồng ý với quan niệm rằng ma chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng của loài người, thì phải khâm phục óc giàu tưởng tượng của dân Ðông Phương. Ma trong sách báo, phim ảnh Tây Phương, ngoài loại Ma Cà Rồng (vampire, dracula) ra, dù có được trang điểm theo nhiều kiểu kỳ quặc thì quanh đi quẩn lại vẫn chỉ được gọi chung là ghosts. Trong khi đó, có biết cơ man nào mà kể cho xiết các loại ma Ðông Phương. Ngoài những loại ma đâu đâu cũng có như ma cụt đầu, ma một giò, ma lưỡi dài, ... ra. Ở miệt sông rạch đặc biệt có ma da. Ở vùng rừng núi lại có ma xó, ma rừng, ma núi, ma lai, ma trành. Ở chốn thành thị thì có ma bàn ủi, ma nhà xác. Bên Trung Hoa còn có loại ma "cương thi" rất độc đáo với bím tóc dài và trang phục nhà Thanh. Ôi thôi, đủ kiểu, đủ loại, dễ nể dễ sợ vô cùng. Nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là loại ma liêu trai. Ðó là những hồn ma diễm lệ, đa tình, giỏi cầm kỳ thi hoạ thường chỉ hiện thân khi gặp kẻ tri âm để dệt nên bao truyền thuyết liêu trai khiến rung động lòng người. Tương truyền, trẻ em ở mạn ngược khi chết bất đắc kỳ tử thường được người ta phù ếm sao đó để thành ma xó giữ nha. Có lẽ đây là loại ma hiền lành nhất, chỉ trừng phạt những kẻ thấy nhà vắng chủ rồi nẩy lòng gian tham lấy trộm đồ đạc. Có người tin rằng oan hồn của kẻ bị cọp vồ sẽ biến thành ma trành, phải hầu hạ cho cọp đến khi nào có hồn oan khác thay thế mới được đầu thai. Ma da nghe đồn chỉ hù doạ những người lảng vảng gần bờ sông lúc trời đã xế bóng. Người ta còn đoan quyết chính vì ma da kéo chân nên mới có người bị chết đuối. Ma bàn ủi thì tên sao, hình dạng như vậy. Không có mắt, mũi, mồm. Bộ mặt phẳng lì y như mặt bàn ủi. Dễ sợ quá hén. Ma cà rồng thì chuyên trị ... hút máu người ta với răng nanh nhọn hoắt. Nhưng kinh khủng nhất có lẽ là ma lai. Nghe kể rằng, loại ma này khi hiện hình rất khủng khiếp, chỉ có cái đầu dính liền với khúc ruột lòng thòng, bay là là trên không, tìm hút máu dơ. Ngoài ra còn có... ma le, ma mút. Có lẽ hai loại ma này thuộc loại "trời bắt xấu" nên mới nảy sinh thành ngữ "xấu như ma le" hay "xấu như ma mú“trang

    Với người tin tưởng sự hiện hữu của thế giới vô hình thì ma có thật, và không bị chi phối bởi giới hạn của không gian, thời gian. Nói chung, ma rất thiên hình, vạn trạng, thoắt ẩn, thoắt hiện khó ai biết được. Có khi hiện thành hình dáng yêu kiều, quyến rũ để trêu ghẹo khách qua đường. Nếu nổi lòng tà thì sẽ bị trừng phạt. Có lúc hiện hình rất khủng khiếp để hù doạ những người yếu bóng vía. Cũng có trường hợp ma không lộ diện, chỉ phá phách bằng cách di chuyển hay giấu giếm vật dụng trong nhà, khua động bàn ghế, gây tiếng động ồn ào hay xô người ta té xuống đất. Nghe kể ở thôn quê thường hay có người bị ma giấu. Khi tìm thấy, miệng thường bị nhét đầy đất sét. Có lúc còn bị kẹt trong bụi tre gai, hay trong các lùm bụi đầy gai góc. Mỗi lúc có người bị chứng bệnh lạ thì thiên hạ hay xì sầm rằng bị ma hành. Khi ngủ bị tức ngực, khó thở, người ta lại đổ thừa bảo bị ma đè. Thật là oan ức cho ma quá, có phải không? Người ta tin tưởng rằng những hồn ma luẩn quẩn nơi dương gian vì muốn trả ơn ân nhân hay muốn báo oán. Cũng có hồn ma chết oan, không thể siêu thoát được vì chưa đến "số". Khi nằm mơ thấy người thân đã khuất, người ta thường tin là hồn còn quyến luyến, không đành lòng đầu thai, nhưng vì âm dương cách biệt, không thể trực tiếp liên lạc nên chỉ còn cách báo mộng. Ngoài ra, cầu cơ, cầu hồn, xem bói, lên đồng cũng được tin là phương cách để giao cảm với thế giới vô hình quanh ta. Người tin, người không. Kẻ thật tâm mong nhờ người khuất mặt giải đáp điều thắc mắc. Người chỉ muốn thử vì tò mò. Nhưng có lúc cũng rộn lên thành một phong trào khiến quý vị hành nghề bói toán phát tài.

    Ngoài loại ma thuộc về thế giới siêu hình đã đề cập đến ở trên, còn có những "ma" khác nữa cũng khiến nhiều người sợ. Không tin ư? Này nhé, với quý vị ưa sợ ma femme thì được ưu ái mời gia nhập phái... râu quặp. Dân học trường dòng thì hẳn chắc phải sợ ... ma-sơ? Kẻ không mạnh lý trí sẽ dễ bị bạn bè rủ rê để thành nô lệ cho ma tuý. Con nít luôn luôn ngán sợ ông ma men. Kẻ trộm thì ớn lạnh cây ma trắc (truncheon) của giới bạn dân (cảnh sát). Người yếu bóng vía dễ bị bóng ma chơi làm đứng tim. Kẻ hiền lành hay sợ kẻ ma lanh, ma mãnh. Khi đổi trường thường sợ lâm cảnh "ma cũ" bắt nạt "ma mới". Lỡ uốn quá giờ, tóc xoắn tít thò lò thì rất sợ bị gán cho cái nickname ma rốc, ma ní chà và (Morocco). Với dân ghét tính toán chắc là sợ ma trận (matrices). Các hiệp khách trong phim tập Hồng Công thường e ngại khi phải đương đầu với ma chưởng. Ngoài ra, người làm ăn đàng hoàng thường hay sợ bị "ma cô", "ma cà bông" đến quấy nhiễu. Khi bị sa ngã, người ta ưa đổ thừa vì bị "ma ám" hay bị "ma bịt mắt" nên mới lầm đường lạc bước, vậy thì "ma lực" cũng đáng sợ lắm chứ, phải khôsợ

    Chẳng hiểu do đâu mà người ta tin rằng ma ưa thích ăn nhang khói. Bởi thế, những mâm cỗ cúng luôn luôn nghi ngút khói hương, nhất là vào tháng Bẩy ở bên nhà. Suốt cả tháng, lai rai mỗi ngày đều có nhà bày lễ vật để cúng "cô hồn". Nhưng rầm rộ nhất là vào ngày rằm tháng Bẩy. Từ sáng đến tối, đâu đâu cũng tấp nập cảnh trẻ con (và đôi khi cả người lớn) kéo nhau đi phá cỗ. Chắc hẳn khó ai quên được, đúng không? Ở bên này, ngày lễ Halloween là dịp để trẻ em phá cỗ, nhưng hiền lành và nhộn nhịp mầu sắc hơn. Ðây cũng là dịp tốt để các cửa tiệm, các rạp chiếu phim hốt bạc. Biết cơ man nào mà kể những loại trang phục hoá trang. Nhiều bộ phim ma rùng rợn cũng được tung ra đúng lúc để tô điểm thêm vẻ huyền bí cho ngày lễ "ma quỷ". Ngoài các phim kinh dị ra, còn có những phim ma vui nhộn như Ghostbuster. Nhưng đặc sắc nhất là phim Ghost do Demi Moore thủ vai nữ chính. Dù tin hay không, thế giới vô hình vẫn bao trùm trong tấm màn huyền bí. Chưa ai có thể giải đáp rõ ràng những điều thắc mắc. Bài viết này cũng chỉ với mục đích mua vui, chắc không tránh khỏi chuyện sai sót ngoài ý muốn, mong thông cảm giùm.
    (nguồn: http://macdinhchireunion.net/board/index.php?action=vthread&forum=7&topic=787)
     

Chia sẻ trang này