Bày biện bàn thờ tết theo phong tục

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi cabachlong, 9 Tháng hai 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Bàn thờ tổ tiên ngày Tết - ý nghĩa và cách bài trí
    08.02.2007 - 02:58


    Ngày Tết, ai cũng nghĩ về tổ tiên nên các gia đình không quên nơi ngự của các đấng thiêng liêng, để hương trầm ngày Tết góp phần vào không khí ấm cúng của sự quần hội.

    Ý nghĩa bàn thờ trong nhà là gì?

    Theo TS. Trần Lâm Biền, trước tiên bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Từ những đặc tính cơ bản này, người Việt đã hội dần vào bàn thờ nhiều hình tượng phụ mang tính thiêng liêng khác.

    Có thể kể tới một trục vũ trụ là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu vươn lên trong bát hương. Trục này mang ý nghĩa tinh thần, được coi như gạch nối giữa trời với đất, cho âm dương đối đãi đem tới một nguồn hạnh phúc. Hai bên bát hương, phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh một bông lớn. Hai cành hoa này tượng trưng cho ngày dương (hoa vàng bên trái), âm (hoa bạc bên phải).

    Nhiều gia đình còn đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ, phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Những nhà giàu có, đằng sau bát hương thường có đỉnh trầm bằng đồng trang trí nhiều hình được thiêng liêng hoá như lân ở đỉnh, tượng trưng cho sự thông minh, sức mạnh, để kiểm soát tâm hồn người hành lễ, hổ phù mang tư cách cầu no đủ, cây trúc biểu hiện tính quân tử.

    Cành đào được cắm trên bàn thờ có huyền lực trừ ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoa đào thắm là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu xuân.

    Việc cầu phúc đôi khi được hội vào lọ cắm một cành hoa tre, nhuộm ngũ sắc gần giống như cây đũa trên bát cơm cúng cho kiếp đời đã qua.Ở nhiều nơi, trên bàn thờ còn có khảm (gần giống chiếc am nhỏ, bằng gỗ có cánh cửa đựng bài vị tổ tiên) được chạm trổ với tứ linh long, ly, quy, phượng cùng hoa cỏ thiêng...

    Những nhà nông thôn nghèo, không có khảm, người ta thường treo lên tường phía trên bàn thờ một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... để cầu sự no đủ, đồng thời làm sáng, ấm ngôi nhà.

    Những nhà theo đạo Phật ít bày đồ mặn trên bàn thờ chính, mà thường đặt thấp hơn để tránh sự uế tạp và để hồn tổ tiên dễ siêu thoát. Cây mía được đặt ở bên bàn thờ thường nói là để các cụ chống gậy về vui với con cháu.

    Thực ra, từ xưa, cây mía đã là cây linh thiêng gắn với câu chuyện tạo thiên lập địa của cư dân hải đảo. Mía được du nhập vào đất Việt trở thành một thứ trục vũ trụ, gạch nối tầng trên với tầng dưới, để dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về với con cháu. Khi phát hiện ra lửa, người ta nhận thấy chỉ có khói bay lên và dần dần khói lửa đã đi vào hội lễ, từ đó nảy sinh nến và hương trong việc tín ngưỡng.

    Trước bàn thờ, người ta thường thắp 2 ngọn nến tượng trưng cho hai vầng nhật nguyệt, tiếp đó là một nén tâm hương để hướng tới mọi điều tốt lành vì tâm hương có nghĩa là ngũ hương. Nhưng cũng có nhiều người thắp 3 nén hương nhằm cầu cho một sự việc nào đó được tiến triển vì số 3 lẻ dẫn tới chuyển động, biến đổi, phát triển.

    Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.

    Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an toạ.

    Suy cho cùng, tất cả vì lòng người, vì một tâm hướng thiện. Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hoá truyền thống. Nơi đây rực rỡ với mỗi độ xuân sang. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai.

    Ta nhìn vào nơi thờ tổ tiên để thấy truyền thống và vẻ đẹp truyền thống dân tộc chứ không phải là mê tín dị đoan.



    bachvan


    ( Vanhoaphuongdong.com)
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  2. spring

    spring New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng một 2007
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bày biện bàn thờ tết theo phong tục

    Đọc bài viết này tôi thấy rất hay nhưng trong dân gian thì ban thờ , hướng ban thờ, cách thờ cúng ,.... đều có qui định cụ thể theo từng tuổi của gia chủ và nếu đặt sai kích thước, sai hướng, không biết tế lễ .... thì vận hạn sẽ tới nhà hoặc không phù trợ được ... Vậy theo nhantrachoc thì như vậy là đúng hay sai ? có tác dụng gì không trong cuộc sống >?
     
  3. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Mâm ngũ quả ngày Tết

    [​IMG]

    Dù ở thành phố hay nông thôn, dù nhà khá giả hay nghèo khó, trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền của mọi gia đình nước ta đều có mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên. Quan niệm về mâm ngũ quả ở mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi hoàn cảnh cũng khác nhau; có khi chỉ gồm hai, ba loại quả, nhưng cũng có khi tới hàng chục loại khác nhau.

    Mối liên hệ giữa ngũ quả và ngũ hành

    Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 trạng thái vật chất cấu tạo nên vũ trụ.

    Kim màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng. Mâm ngũ quả cũng lung linh năm sắc màu đó.

    Các quả thường được bày vào dịp Tết là: Bưởi, chuối, hồng, cam, quýt, quất, xoài, táo, đào, na (mãng cầu), đu đủ, dưa hấu... Tất cả đều là sản phẩm được tạo nên bởi sự giao hòa của trời đất (càn khôn), là kết quả lao động của con người.

    Trong những ngày Tết, ai cũng muốn tỏ lòng biết ơn trời đất tổ tiên nên bày mâm ngũ quả thờ cúng để "báo" tổ tiên những thành quả của năm qua, mong muốn năm mới sẽ thành công hơn.

    Khi chưng mâm ngũ quả, người cao niên thường chọn các quả có ý nghĩa như: Quả bưởi tròn ý nói sự đầy đủ, sung túc; Quả na nhiều hạt ngụ ý sự sum vầy đông con cháu; Quả quất tượng trưng cho người quân tử; Quả đu đủ là sự cầu mong của những gia đình nghèo được "đủ ăn".

    Theo các nhà dược liệu và thầy thuốc Đông y thì mâm ngũ quả cũng là một tập hợp của nhiều vị thuốc.

    Tác dụng chữa bệnh của một số loại quả trong mâm ngũ quả

    * Quả bưởi (quả bòng): người Thái gọi là cọ phúc, thuộc họ cam quýt - Rutaceae.

    - Lá bưởi có tác dụng chữa cảm (dùng cùng một số lá khác để nấu nồi thuốc xông chữa cảm sốt).

    - Vỏ bưởi dùng chữa đầy chướng bụng, bí tiểu.

    - Vỏ hạt bưởi có chất pectin để cầm máu.

    - Múi bưởi giúp giải khát, dùng tốt cho người tiểu đường.

    - Hoa bưởi có hương thơm đặc biệt, dùng ướp trà và một số thực phẩm.

    * Đu đủ: còn có các tên là phiêu mộc, phan qua thụ, mắc hung.

    Quả chín có tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho trẻ em và người cao tuổi, người mới khỏi bệnh.

    Đu đủ xanh chứa chất papain có tác dụng phân giải tế bào, giúp nấu thịt chóng mềm. Rễ đu đủ dùng làm thuốc cầm máu.

    Hoa đu đủ hấp đường phèn làm thuốc chữa ho cho trẻ em khàn tiếng.

    Ở châu Phi, dân gian còn dùng lá đu đủ để chữa khối u.

    * Quả hồng: tên khác là thị đinh.

    - Tai quả hồng còn có tên Thị đế dùng chữa khí nghịch - nấc.

    - Thị sương là chất đường tiết ra từ quả hồng; dùng chữa đau rát họng, khô họng.

    - Thị tất là nước ép từ quả hồng xanh, dân gian dùng chữa cao huyết áp.

    * Hồng xiêm: (có lẽ do di thực từ Thái Lan nên có tên này). Tên khác: Tầm lửa, Sacoche, Saboche. Tên khoa học: Sapota achras.

    - Nhựa hồng có tác dụng kích thích tiêu hóa.

    - Vỏ quả chữa tiêu chảy

    * Chuối: là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho người cao tuổi và trẻ em bị táo bón. Không dùng chuối cho người tiểu đường. Chuối hương phối hợp bột lòng đỏ trứng gà dùng chữa trẻ suy dinh dưỡng.

    Như vậy, mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành.

    Theo Sức khỏe & Đời sống​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  4. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Hướng dẫn thực hiện mâm cỗ Việt ngày Xuân

    [​IMG]

    Mâm cỗ Tết Việt với một số món ăn truyền thống của hai miền Bắc và Nam như chả cá Lã Vọng, gà hấp hành lá chanh, canh giò heo hầm măng, bánh chưng, thịt đông lạnh...

    1. Chả cá Lã Vọng

    Nguyên liệu:

    - Cá Lăng 200g (hay cá Lóc)

    - Thì Là 100g

    - Hành hương 50g

    - Mẻ: 2 muỗng càphê

    - Nước mắm ngon: 1 muỗn càphê + 1/2 muỗng cà phê bột nêm + bánh đa: 1 cái.

    [​IMG]
    Chả cá Lã Vọng

    Cách làm:

    - Cá Lăng làm sạch, cắt khoanh vừa. Ướp cá với gia vị-mẻ + nước mắm + bột nêm + bột nghệ + thì là cắt nhỏ.

    - Để cá ngấm gia vị 20 phút.

    - Bánh đa đem nướng. Bắc bếp than hồng, nướng cá.

    - Ăn cá nướng nóng với thì là + hành hương và bánh đa.

    2. Gà hấp lá chanh:

    Nguyên liệu:

    - Gà ta 1 con

    - Hành hương + lá chanh non + bột ngọt + muối tiêu

    [​IMG]
    Gà hấp lá chanh

    Cách làm:

    - Bắc nồi hấp cho sôi, kế tiếp cho già vào tô lớn, cho hành hương vào bụng gà. Hấp độ 45 phút thì gà chín.

    - Chặt gà sắp ra đĩa, để hành xung quanh. Dãi lá chanh lên trên thịt gà.

    - Ăn với muối tiêu chanh.

    3. Canh giò heo hầm măng

    Nguyên liệu:

    - Giò heo (chân trước): 1 cái

    - Măng khô 0,3 kg

    - Nấm mèo 20g

    - Bún tàu: 50g

    - Ngò rí 5g + hành lá 5g.

    - Gia vị, bột ngọt, muối tiêu.

    [​IMG]
    Canh giò heo hầm măng

    Cách làm:

    - Cho giò heo vào nấu cho thậy mềm. Nêm bột ngọt + muối cho vừa ăn. Kế đến cho măng vào, sau đó cho nấm mèo, bún tàu vào.

    - Cho canh giò heo hầm măng ra tô kế đến cho ngò, hành lá cắt nhỏ vào. Rắc một ít tiêu.

    - Ăn nóng với cơm trắng.

    4. Tráng miệng: Chè đậu ngự

    Nguyên liệu:

    - Đậu ngự 200g

    - Lá dứa 50g

    - Đường cát 500g

    [​IMG]
    Chè đậu ngự

    Cách nấu:

    - Đậu ngự rửa sạch cho vào luộc sơ bỏ vỏ.

    - Nấu nước đường với lá dứa. Cho đậu ngự vào vào. Canh vừa mềm cho ra.

    - Chè này ăn nóng, lạnh đều được.

    Theo TTO ​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  5. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Chọn gốm trang trí

    Gốm là một chất liệu hiện được sử dụng nhiều trong trang trí nhà. Việc sắp đặt, bố trí bình gốm tương đối đơn giản và mang đến hiệu quả tốt về thẩm mỹ. Các yếu tố cần chú ý khi chọn lựa là kích thước, chất liệu gốm và chủng loại gốm.

    Bản thân bình gốm là tác phẩm nghệ thuật nên càng tìm kiếm được những bình độc đáo sẽ càng tăng khả năng trang trí, như những loại bình cổ dài, bình lớn miệng thắt nhỏ, bình cao hình ống, bình theo bộ liên hoàn, bình phối hợp với chất liệu khác như hạt cườm, mây tre...

    [​IMG]
    Cách bài trí bình gốm thông dụng nhất là trang điểm cho không gian, chứ không phải là lấn át không gian. Nghĩa là căn phòng hay khu vực trưng bày bình gốm phải được “dọn“ tương ứng và có chủ đích để khi đưa bình gốm vào thì yếu tố thẩm mỹ và điểm nhấn được tăng lên. Căn cứ kích thước bình để chọn vị trí. Bình lớn ở góc cầu thang, góc phòng. Loại trung bình bố trí ở bàn góc sa-lông, tủ lớn. Bình loại nhỏ bày trên kệ, bậu cửa sổ hay hốc âm tường. Chủ đề của bình gốm cũng cần được cân nhắc sao cho phù hợp với thời điểm mà gia chủ sắp đặt, ví dụ như dịp Lễ Tết, Giáng sinh hay sinh nhật đều nên khác nhau.

    Chất liệu bề mặt gốm cũng tùy thuộc phong cách nhà. Loại gốm đơn giản tự nhiên, men lì, gốm dân dã kiểu như chum vại thích hợp nhà nhiệt đới truyền thống. Nếu nhà có phong cách hiện đại trẻ trung thì bình gốm nên chọn loại phá cách, màu mạnh, dáng lạ. Có thể bài trí theo bộ hai ba chiếc thành cụm, hoặc dùng cùng tông như “anh em sinh đôi“. Lời khuyên cuối cùng: không nên quá dễ dãi khi chọn gốm để rồi biến nhà mình thành... “bảo tàng bất đắc dĩ”!

    Theo TNO ​
     
  6. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Bố trí nội thất trong ngày Tết

    Hãy thử sắp xếp lại đồ đạc phòng khách của bạn để có một không gian như mới. Rất nhiều căn phòng sử dụng lâu năm mà không biết rằng có thể bài trí theo phương pháp khác tối ưu hơn cho nhu cầu sử dụng của gia đình. Khi bài trí lại căn phòng, xin lưu ý một số vấn đề:

    - Tìm cách đặt TV gần ổ cắm và không nên kê đối diện cửa sổ sáng hay bên cạnh gương, dễ gây phân tán.

    - Nếu phòng rộng, nên kê salon cách tường, salon dài kê đối diện TV để tiện theo dõi.

    - Chú ý đến giao thông sao cho chủ nhà từ trong ra và khách từ ngoài vào đều dễ dàng tiếp cận.
    [​IMG]
    Sau khi hài lòng với phương án đã chọn, bạn bắt đầu tính đến bước trang trí tiếp theo. Ngày Tết, số lượng cây hoa tăng đột biến cũng tạo cảm giác khác cho căn phòng của bạn. Trang trí cây hoa tuỳ thuộc rất nhiều vào gu của gia chủ, nhưng bạn nên chú ý những điều sau:

    - Hạn chế treo đèn nháy lên cây đào, mai bởi chúng gây héo hoa rất nhanh. Đèn nháy còn gây xịt bóng bay trên cây. Ngoài ra, cũng không nên đặt cây có đèn nháy cạnh TV vì sẽ gây khó chịu khi xem.

    - Cây thân gầy như tầm xuân nên cắm bình cao và đặt ở góc nhà để bớt chênh vênh, gãy đổ.

    - Cây cam cảnh, quất rất dễ rụng lá và quả nên hạn chế để những nơi hay qua lại.

    - Bình hoa nếu cắm quá to thì không nên đặt trên bàn khách, nên để trên đôn riêng và không nên tham nhiều loại hoa quá gây rối mắt.

    Cũng có nhiều cách làm mới phòng khách như treo thêm tranh, hay chỉ là lắp thêm một chiếc đèn rọi vào tranh đã có. Đặt rèm cửa, trang trí tượng hoặc phù điêu cũng gây ấn tượng mạnh cho căn phòng ngày Tết của bạn.

    Theo VnExpress ​
     
  7. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Cách lau chùi vật dụng gia đình

    [​IMG]

    Trong những ngày tết, rất nhiều đồ ăn, bánh kẹo dư, nếu không biết cách vô tình bạn lại bỏ phí đi nhiều thứ vẫn có thể dùng lại được, hay những cách lau chùi các vật dùng thường dùng trong gia đình...xin bày cho bạn vài mẹo nhỏ rất cần đến trong những ngày xuân.

    * Làm vệ sinh vật dụng, nhà cửa:

    Việc dọn dẹp đón Tết thường được tiến hành trước 1 tuần. Để mọi việc nhẹ nhàng, xin mách một số mẹo:

    - Hút bụi bằng cách rắc bã trà hoặc báo cắt vụn thấm nước, cát bụi sẽ dính vào đó, bụi sẽ không tung lên

    - Bàn học bị dính mực: dùng giẻ sạch nhúng vào giấm nấu sôi, chùi lên vết mực vài lần, sẽ không còn nữa. Nếu không có giấm, có thể thay bằng nước cốt chanh.

    - Kệ bếp bám dầu mỡ: hãy đổ bã trà lên, dùng tấm mút lau 1 lượt, trà có tính năng hút dầu mỡ.

    - Kính trong bếp bị dính dầu mỡ, phun nước tẩy rửa lên giấy báo dán lên kính trong vài phút, gỡ ra, lau chùi sẽ sạch bóng.

    - Nếu muốn xé bỏ tấm ảnh hay giấy hoa dán trên tường, dùng máy sấy tóc thổi nóng tấm giấy làm keo bị chạy mềm, dùng tay xé bong ngay.

    - Quét mạng nhện, lấy khăn mặt cũ hay vớ nilon cũ quấn vào chổi cao. Các vật này sẽ hút mạng nhện nhờ tính năng tĩnh điện của nó.

    - Tẩy đồ sứ: dùng vải gòn hoặc vải mỏng và muối mịn hạt thoa nhẹ lên đồ vật. Lọ thủy tinh (hoặc phích nước) bị dơ bên trong: dùng giấm chua cho thêm 2 muỗng canh muối và vài mảnh vỏ trứng, ít cát mịn hoặc vài hạt gạo sống vào, lắc nhẹ, vết dơ sẽ tan ngay.

    * Nội trợ ngày Tết:

    - Bánh ngọt sau khi dọn tiếp khách, bị mềm xìu, hãy cho vào tủ lạnh, sẽ ngon lại như cũ.

    - Để bánh mì không bị vụn, hãy hơ dao cắt bánh lên ngọn lửa rồi cắt.

    Theo Thanh Niên ​
     
  8. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Hướng dẫn thực hiện: Cỗ Tây cho Tết ta

    Súp "Mừng sức khoẻ", salad mì Soba sống lâu, trứng cút may mắn, đồng tiền thịt heo và "thỏi vàng" cá chẽm sốt kem mù tạc là 5 món ăn kết hợp Á - Âu trong mâm cỗ Đông Tây Phát Tài. 5 món ăn trong mâm cổ Đông Tây Phát Tài được sử dụng những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm là kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây do bếp trưởng Evanne Kerr của nhà hàng Fusions (khách sạn Palace) giới thiệu.

    1. Súp "Mừng sức khoẻ" - Món Súp ớt đỏ

    Theo tín ngưỡng châu Á thì màu đỏ là màu đem lại sự may mắn. Dựa vào điều này, đầu bếp Evanne đã chế biến món súp ớt đỏ để mọi người có thể bắt đầu năm mới bằng một tô súp có màu đỏ chót.

    [​IMG]
    Súp "Mừng sức khoẻ"
    Nguyên liệu:

    - Ớt Đà Lạt đỏ
    - Dầu Olive
    - Tỏi, hành tây, cà chua.
    - Ớt sừng
    - Nước xương gà

    Cách nấu

    - Cho dầu vào chảo nóng, tỏi phi cho thơm. Sau đó cho ớt Đà Lạt đỏ, cà chua, ớt sừng vào xào sơ.
    - Khi ớt hơi chín cho nước súp gà vào.
    - Khi tất cả đã chín đều, đem ra xoay nhuyễn, nấu lại và nêm nếm.

    2. Trứng cút may mắn

    [​IMG]
    Trứng cút may mắn
    Người Đông phương cho rằng hình tròn tượng trưng cho sự toàn vẹn may mắn và thành công trong mọi việc. Vì vậy Evanne Kerr dùng trứng cút để chế biến món ăn với những hình tròn mang ý nghĩa.

    Nguyên liệu:

    - Trứng cút
    - Thịt gà bằm
    - Trứng gà, bột năng, gừng, bông hẹ.
    - Mà tạc, bột xù

    Cách nấu

    - Trộn thịt gà bằm với bột xù, lá hẹ và các gia vị khác
    - Đêm thịt gà ướp cuốn tròn trứng cút và đem chiên vàng.

    3. Salad mì Soba trường thọ

    [​IMG]
    Mì soba trường thọ
    Sở dĩ người Trung Quốc tạo ra sợi mỳ dài là vì theo họ ăn những sợi mỳ dài sẽ kéo dài thêm được tuổi thọ.

    Nguyên liệu

    - Mè trắng rang
    - Mì soba luột để khô
    - Giấm Balsami
    - Đường cát trắng, bông cải xanh
    - Nước tương, tỏi, dầu mè, hành lá

    Cách nấu

    - Cho giấm, đường cát, nước tương, tỏi, dầu mè, hành lá làm sốt
    - Sắp mì và bông cải xanh vào nhau, chan nước sốt

    4. Thỏi vàng - Cá chẽm sốt kem mù tạc

    [​IMG]
    Cá chẽm sốt kem mù tạc

    Món ăn được bày trí theo hình thỏi vàng với mong muốn thỏi vàng này sẽ đem lại tài cho bạn suốt cả năm.

    Nguyên liệu

    - Cá chẽm, ướp muối tiêu, bột nghệ
    - Bột nghệ, chanh, rượu vang tráng, mù tạc, kem, bơ, sữa, khoai tây.

    Cách nấu

    - Các chẽm ướp xong đem chiên cho vàng
    - Dùng bột nghệ, nước chanh, rượu vang trắng, mù tạc, kem làm nước sốt
    - Khoai tây tán nhuyễn, kho sữa tươi. Sau đó cho bơ vào làm bánh khoai tây.

    5. Đồng tiền may mắn - Xúc xích heo sốt sả

    [​IMG]
    Xúc xích heo sốt sả
    Tương tự như thỏi vàng, đồng tiền sẽ tượng trưng cho tài lộc. Trên đĩa thức ăn, bạn sẽ thấy các lát xúc xich, dưa leo, cà rốt hình đồng tiền. Ngoài ra, theo người phương Tây thì xúc xích là một món ăn may mắn.

    Nguyên liệu

    - Xúc xích heo
    - Tỏi, sả xay, kem tươi, rượu vang trắng, cà rốt, mướp tây, khoai tây nhỏ

    Cách nấu

    - Xúc xích, cà rốt và mướp tây cắt thành từng khoanh.
    - Khoai tây nhỏ cắt thành từng khoanh, đem xào chung, nêm nếm.
    - Cho sả xay, vang trắng, kem tươi, tỏi nấu sốt.
    - Sau khi xào đồ xong cho ra đĩa chang sốt lên.

    Theo TTO ​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  9. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Bừng sáng góc Xuân

    [​IMG]

    Năm mới hãy làm cho ngôi nhà của mình bừng sáng, rực rỡ và ấm cúng. Để thực hiện được điều này, bạn không nhất thiết bỏ ra nhiều tiền mua sắm đồ đạc mới song tất nhiên phải có chút thời gian dành cho việc sắp đặt nội thất, tìm lại một vài chiếc bình gốm, lọ hoa, vài cái âu lớn, mấy mảnh thổ cẩm hay tranh ảnh. Đồ trang trí không thể không có là đèn và hoa, thậm chí một vài khúc cây, lá, sỏi và... "hoa tay" của bạn. Với mỗi không gian phòng khách, bếp, phòng ngủ... bạn có thể lựa chọn từng góc sắp đặt, trang trí tương ứng cho phù hợp với những nguyên liệu thật đơn giản, dễ kiếm.

    Những bình hoa nhiều màu sắc sẽ làm cả phòng khách bừng sáng rực rỡ. Bạn có thể đặt chúng vào những vị trí tạo điểm nhấn bắt mắt: trên bờ tường lửng ngoài tiền sảnh, bàn tiếp khách hay một kệ nhỏ góc phòng. Bên cạnh đó là sự kết hợp về màu sắc, chất liệu với vài mảnh thổ cẩm, tranh ảnh, đèn trang trí hay thậm chí đơn giản chỉ là một đĩa cà tím. Với nguyên liệu chính là những bông đồng tiền trắng, vài cành dương xỉ, đá sỏi, cỏ lau, sao, ốc biển cùng cành cây khô, bạn đã tạo được một góc bờ biển hoang sơ nơi tiền sảnh phòng khách. Trước hết hãy đặt cành cây khô nằm ngang trên miếng xốp cắm hoa rồi rải đá, sỏi phía trước, hai cành lau cắm vuông góc với nhau, đồng tiền trắng được cắm xen kẽ giữa các bông lau sau đó dùng dương xỉ phủ kín những phần còn trống.



    [​IMG]

    Với nội dung một câu chuyện về tình yêu và lòng chung thủy, hoa thạch thảo tím được cắm tròn trên miệng bát gốm (có sử dụng xốp hoặc bàn chông), hai lá cau tết thành hình trái tim, dương xỉ và lá vạn niên thanh cắm tạo nền. Vậy là bạn đã có một bát hoa đầy ấn tượng trên bàn tiếp khách.

    Với một bình gốm cao, vài bông đồng tiền, thạch thảo trắng, dương xỉ, lá vạn niên thanh, bạn sẽ có một bình hoa mộc mạc góc phòng khách sau những thao tác thật đơn giản: một bông đồng tiền trắng có chiều dài bằng độ cao của bình được buộc cùng hai bông khác (dài bằng 1/3 bông trước) và vài lá vạn niên thanh, dương xỉ rồi cắm vào bình sau khi đã đổ nước.

    Phòng ăn cũng là nơi quây quần, sum họp, được sử dụng thường xuyên trong những ngày Tết. Một góc decor mang tên "Tổ ấm" là sự kết hợp giữa hoa và quả trên bàn ăn sẽ mang lại không khí sum họp ấm cúng với điểm nhấn là hai bông thiên điểu, cành tầm xuân, vài nhánh thạch thảo trắng cùng lá dương xỉ .

    Với kiểu bình gốm tròn, thấp, miệng rộng cùng các loại lá cây, bạn có thể tạo cho không gian bếp đơn điệu một màu xanh dễ chịu. Cành lá cau thứ nhất cao gấp 3 lần bình hoa được cắm thẳng, cành còn lại thấp hơn cắm nghiêng sang một bên, hai lá vạn niên thanh cắm tỏa hai bên bình, lá thiết mộc lan được uốn tròn cắm sát miệng bình, tạo dáng mềm mại cho tác phẩm bằng những chiếc lá dương xỉ buông xuống chân bình.

    Phòng ngủ nên tạo sự ấm cúng, nhẹ nhàng, gợi cảm giác thư thái. Với một đĩa pha lê sâu đầy nước và vài loại hoa nhiều màu cắt gần sát cuống, bạn có thể tạo nên một góc nhỏ êm dịu lãng mạn và vui mắt bên tủ đầu giường.

    Màu trắng thuần khiết, lãng mạn của 7 bông hoa zhum được thể hiện như dòng thác đổ sẽ mang lại hiệu quả cho tủ trang trí trong phòng ngủ. Bốn bông được cắm sát miệng bình, hai bông cao hơn cắm nghiêng sang hai bên, bông dài nhất hướng xuống chân bình, lá rum cắm sang phía đối diện tạo thế cân bằng .

    Một bình hoa lớn đặt giữa không gian phòng khách và cầu thang sẽ tạo sự thân thiện chào đón. Kiểu bình gốm có dáng cao, miệng rộng được chèn xốp bên trong, 3 cành tầm xuân cắm thẳng, cành còn lại cắt đôi, một nhánh uốn tròn cắm bên trái, nhánh kia cắm nghiêng sang phải. Ba bông thiên điểu cắm so le, nghiêng sang phải, lá thiết mộc lan uốn tròn cắm sát miệng bình, hoa hồng môn cắm từ trên miệng xuống sát chân bình.

    Theo DDDN ​
     
  10. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Lẵng quả xuân

    Mãng cầu, dừa, đu đủ, sung và xoài là ngũ quả truyền thống của mỗi gia đình trong ngày Tết dân tộc. Ngày nay, bên cạnh các loại quả truyền thống, nhiều gia đình chọn chưng thêm những loại hoa quả nhiều màu sắc như lê, táo Mỹ, nho đỏ, nho xanh, kiwi... Thêm một chai champagne, vài phong bao Tết hay một ít sắc hoa tươi xinh sẽ giúp lẵng quả xuân của gia đình thật sang trọng và ấn tượng. Chọn các loại giỏ mây có kích thước và hình dáng phù hợp với số lượng trái cây cũng như góc phòng đặt lẵng quả xuân.

    Sắp các loại quả như thơm hay chai rượu để định vị lẵng quả. Chọn các loại quả cứng (táo, dưa..) đặt bên dưới giỏ, các loại quả mềm (nho, chuối...) đặt bên trên hoặc phía ngoài.

    Phối hợp màu sắc các loại quả sao cho lẵng quả xuân thật rực rỡ ấm áp.

    Đệm một ít lá hoa vào những khoảng trống để lẵng quả thêm xinh tươi, vui mắt. Có thể đặt lên trên một cánh thiệp hay phong bao lì xì may mắn đầu năm.

    Bạn có thể tự tay xếp tặng bạn bè, người thân những lẵng quả xinh tươi "nặng ký" như thế này nhân dịp xuân về thay cho câu chúc ý nghĩa và trọn vẹn.

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    GIANG GIANG - Ảnh sưu tầm ​
     
  11. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    “Nếm tết” cùng Didier Corlou


    [​IMG]
    Didier Corlou và thực đơn Tết của anh
    Mâm cỗ tết không còn là điều gì quá mới mẻ với Didier Corlou. Mỗi dịp tết D. Corlou đều khuyến khích nhân viên và tự mình nghĩ ra “một cái gì đó” cho thực đơn tết truyền thống. Không quá câu nệ vào các món ăn cổ truyền VN, mâm cỗ tết của D.Corlou luôn có sự hài hòa Đông - Tây, cũ - mới, âm - dương. Ngày Tết, chàng rể Việt tài hoa này (anh lấy vợ VN, một cô gái Hà Nội gốc) giới thiệu một thực đơn rất VN, rất D.Corlou và rất… mới mà anh tiết lộ sẽ dành chiêu đãi đại gia đình bên vợ vào ngày mồng 1. Dĩ nhiên thực khách đến khách sạn của anh cũng sẽ tìm được một thực đơn như vậy để có dịp đánh giá phong vị tết kiểu D.Corlou.

    Rượu khai vị: Rượu cam - quất (tắc) nấu bằng trái cam và quất của Hà Nội. Tác giả: Laurent Severac, một người bạn thân của D.Corlou. Rượu màu vàng hổ phách, thơm vị cam pha quất, ngọt, chua, cay đều rất dịu.

    Món khai vị: Nộm (gỏi) đu đủ thịt bò khô. Món ăn bình dân quá quen thuộc. D.Corlou chỉ nhấn mạnh là đu đủ bao giờ cũng phải đi với lạc rang giã dập và rau kinh giới.

    [​IMG]
    Gỏi đu đủ

    Món chính: Bánh chưng. Năm nay, lần đầu tiên D.Corlou gói bánh chưng nhân... hải sản. Lý do: tết ăn nhiều thịt lợn quá thì rất chóng chán và... để cho bánh có vị mới và lạ. Có hai loại hải sản được dùng làm nhân bánh chưng là cua và tôm.

    [​IMG]
    Bánh chưng hải sản

    Bánh chưng phải được gói bé, rất bé. D.Corlou hiểu rất rõ tâm lý khách mới vào VN: cái gì cũng muốn thử một ít, ăn cả góc chiếc bánh chưng to thì đủ... no cả ngày, sức đâu mà khám phá những món khác. Chiếc bánh chưng của D.Corlou, tính cả lá, chỉ độ 3cm mỗi chiều, một người bình thường ăn một miếng hết... nửa cái.

    Xôi gấc quá gần gũi, quá thân thuộc, quá rực rỡ và gợi cảm, không phải nói gì thêm.

    [​IMG]
    Xôi gấc đầu xuân

    Món sáng tạo: Nem (gỏi) cuốn. D.Corlou quyết định cho khách tìm một cảm giác vừa quen thuộc vừa rất mới mẻ qua món ăn lành và ngon miệng này: nem nhưng không có lá bánh đa nem, nguyên liệu chính là hai miếng bún cắt nhỏ (thay cho bánh mì trong món sandwich), được cuốn ngoài bằng một lá tía tô màu sắc gợi cảm, quấn lại và buộc chặt bằng một cọng hành xanh mướt trần trước qua nước sôi. Nhân có thể là cá, tôm, thịt lợn hoặc cua.

    [​IMG]
    Gỏi cuốn sáng tạo

    D.Corlou lưu ý thực khách nhớ đến các rau thơm và gia vị của ông: cuốn cá thì thêm một cọng rau ngổ; cuốn tôm là một cọng hoa cải; cuốn cua, thịt phải thêm cọng hoa húng quế. “Thơm dã man!” - D.Corlou vừa thản nhiên bốc cuốn cho vào miệng vừa trầm trồ.

    Một tí “tây” nhưng vẫn là “ta”: phomát làm bằng sữa dê (sữa tươi Ba Vì, D.Corlou mua về và tự làm phomát tại khách sạn). Món này ăn với một lát bánh mì mỏng, được phết một lớp cái của rượu nếp cẩm (nếp than), đem nướng giòn. Phomát tây, bánh mì tây uống với rượu nếp cẩm, ăn cả những hạt cái rượu lép bép lạo xạo trong chiếc ly nho nhỏ.

    [​IMG]
    Phomát bánh mì

    Lưu ý: Tất cả đều làm rất ít, bánh chưng bé tẹo, cuốn cũng chỉ làm mỗi người mỗi loại một chiếc, xôi gấc ít, rượu mỗi người mỗi thứ một ly, bánh mì một miếng... Không gì chán bằng đi chơi tết với một cái bụng... ì ạch.

    Câu chúc đầu năm của D.Corlou: “Hãy ăn ngon miệng nhưng đừng ăn nhiều, vì sẽ… mập ù. Vì vậy, thay vì ăn tết, hãy “nếm tết” và dành thời gian sáng tạo những món mới cho năm sau”.
    Theo TTO ​
     
  12. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    "Cốm tết" Phan Thiết

    [​IMG]

    Cốm là một món đặc sản và là đồ cúng không thể thiếu trên bàn thờ của người dân Phan Thiết mỗi khi tết đến. Thứ cốm trắng tinh bọc trong bao ni-lông trong suốt mà bây giờ ai đi chơi Phan Thiết khi về cũng mua vài bịch làm quà cho người thân chỉ là “hậu duệ” của “cốm hộc” ngày Tết. Về đại thể, cũng như cốm Vòng - quà tết nổi tiếng xứ Bắc, nguyên liệu chính để làm cốm hộc cũng là nếp nhưng già nắng hơn. Nếp được đem rang cho nở bung ra tạo thành những hạt to xốp gọi là "nổ".

    Nổ được cho vào thúng hay mẹt lớn để lượm bỏ đi những vỏ trấu, mày sót trước khi đem ngào đường. Đường được đun với nước trong các chảo lớn.

    Ban đầu, các chủ lò cốm chỉ dùng đường thẻ, nhưng sau muốn cho đẹp mắt và bán có giá hơn, họ chuyển qua dùng đường cát trắng. Khi đường gần "tới", người ta cho vào chảo những miếng gừng và thơm nhỏ cắt lát, giã dập để cốm có mùi vị cay, chua dìu dịu đặc biệt mà ai ăn rồi sẽ nhớ mãi.

    Tiếp theo là công đoạn đóng cốm. Người ta dùng ván gỗ đóng các khuôn cốm giống như khối vuông có cạnh khoảng 12 phân mét nhưng hai mặt rỗng. Sau khi cho cốm vào hộc, người đóng dùng một miếng gỗ rời ép chặt xuống cốm cho bằng phẳng.

    Tiếp theo, cốm lấy ra xếp vào một cái nia lớn, rồi đem đi phơi nắng. Khi cốm đã khô, công đoạn cuối cùng là gói cốm. Giấy gói cốm thường là giấy bóng mờ hoặc giấy bóng kiếng trong đủ màu. Để hấp dẫn và bắt mắt hơn, người ta dán thêm một vài cánh hoa giấy lên hai đầu hộc cốm.

    Theo TTO​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  13. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Tết Nguyên Đán

    [​IMG]

    Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

    Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ".

    Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

    Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.

    Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

    Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

    Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

    [​IMG]
    Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

    Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

    Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà.

    Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

    Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

    Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

    Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến...

    Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

    [​IMG]
    Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.

    Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

    Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

    Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

    Theo TCDL ​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  14. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Trung bình 1 người Nhật gửi bao nhiêu thiếp chúc mừng năm mới?

    Nếu lấy tổng số bưu thiếp chúc mừng năm mới mà bộ bưu chính Nhật phát hành năm 1995 chia cho dân số Nhật thì con số đó là từ 35 đến 38 tấm một người. Nhiều người nước ngoài thường ngạc nhiên tự hỏi tại sao người Nhật lại gửi nhiều bưu thiếp chúc mừng năm mới đến thế? Tuy nhiên nếu coi đó vừa là thiếp chúc mừng Giáng sinh thì đó cũng là điều dễ hiểu. Đối với người Nhật thì ngày đầu năm mới là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển tiếp từ năm cũ sang năm mới.



    [​IMG]

    Người Nhật nhân dịp này để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có ơn đối với họ và để hỏi thăm mà lâu ngày họ không có dịp gặp gỡ thăm hỏi. Vì vậy việc này đã trở thành 1 tập quán quan trọng của người Nhật trong việc giữ gìn mối quan hệ giao lưu với nhau.



    [​IMG]

    Nếu như thiếp chúc mừng năm mới được gửi trước ngày 24 tháng 12 thì dù cho người nhận ở đâu trong nước Nhật đi nữa thì họ cũng sẽ nhận được thiếp vào đúng ngày mồng 1 tháng 1.
    Theo TCDL ​
     
  15. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Nguồn gốc về Tết

    [​IMG]
    Trong các ngày lễ, ngày tết cổ truyền trong dân gian Trung Quốc có thể nói Tết xuân là ngày tết được mọi người coi trọng nhất. Tết xuân diễn ra trong tháng chạp, khí trời giá rét và cũng là thời điểm nông nhàn, mọi người có nhiều thời gian rãnh rỗi. Bởi vậy các hoạt động đón tết xuân cũng phong phú đa dạng hơn các ngày lễ ngày tết khác, hơn nữa còn đậm đà bản sắc riêng.
    Tết xuân trong thời cổ gọi là "Nguyên đán". Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng ban mai đầu tiên trong năm. Từ thời Ân-Thương, mọi người coi mỗi chu kỳ Trăng tròn, Trăng khuyết là một tháng, gọi ngày mùng 1 tháng giêng là "Sóc", ngày 15 là "Vọng".

    Sự mở đầu của một năm là tính từ ngày "Sóc" tháng giêng, gọi là "Nguyên đán" hoặc "Nguyên nhật". Đến thời Hán Vũ đế, Tư Mã Thiên sáng lập ra "Lịch Thái Sơ" lấy tháng giêng là tháng đầu năm và ngày mùng 1 là năm mới. Từ đó tập tục tính theo âm lịch này được lưu truyền cho đến ngày nay.

    Theo ghi chép trong "Thi Kinh", năm mới âm lịch hàng năm bà con nông dân đều uống "rượu xuân", chúc "đổi tuổi", thả sức vui chơi, chúc mừng năm bội thu. Đến đời Nhà Tấn còn đốt pháo khiến cho bầu không khí ngày tết càng thêm đậm đà. Đến đời Nhà Thanh các hoạt động đốt pháo, giăng đèn kết hoa, tiễn đưa năm cũ đón mừng năm mới càng thêm sôi động.

    [​IMG]
    Ở các thời kỳ lịch sử khác nhau trong thời cổ đại Trung Quốc, Tết xuân có ý nghĩa khác nhau. Đời Nhà Hán lấy tiết "Lập xuân" trong 24 tiết âm lịch làm Tết xuân. Thời Nam Bắc triều lại coi cả mùa xuân là Tết xuân. Năm 1911, Cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ ách thống trị của Triều đình Nhà Thanh, và quyết định tính theo dương lịch. Đồng thời lấy ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch là ngày tết Nguyên đán và được gọi cho đến ngày nay.

    Tết xuân tượng trưng cho đoàn kết, thịnh vượng, sự mong ước trong năm mới.
    Theo S.T.​
     
  16. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Nói chuyện năm Hợi

    [​IMG]

    Người Việt Nam cũng như đa số các nước châu Á khác đều mừng năm mới theo Âm Lịch. 2007 rơi vào năm Đinh Hợi - con vật cuối cùng trong danh sách 12 con giáp. Tương truyền rằng thời xưa, Phật cho vời muông thú đến gặp ngài vào ngày Tết Nguyên Đán. Khi 12 con vật đến, ngài đặt tên các năm theo tên từng con vật.


    Ngài truyền rằng những người sinh ra trong năm con giáp nào sẽ thừa hưởng một số tính cách của loài ấy. Theo đó, những người sinh năm Hợi thường hành xử rất tốt, dễ kết bạn và giữ bạn, làm việc chăm và thích hưởng thụ sự xa hoa. Họ thường rất đáng yêu và có những người bạn thủy chung.

    Những nhân vật nổi tiếng sinh vào năm Hợi có thể kể: Lucille Ball, Humphrey Bogart, Hillary Rodham Clinton, Wolfgang Amadeus Mozart, Ernest Hemingway, Alfred Hitchcock, Mahalia Jackson, David Letterman, và Arnold Schwarzenegger

    GIANG GIANG - Theo INFOPLZ​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  17. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ngày Tết nói chuyện thần tài



    [​IMG]
    Không ai biết chân dung thật của ông Thần Tài ra sao. Nhưng hễ cứ thấy hình ảnh một ông tướng mạo phương phi, mặt phúc hậu mặc áo đỏ và chung quanh lấp lánh những thỏi vàng là biết ngay đích thị là ông. Tập tục thờ ông Thổ Địa và ông Thần Tài đã có từ rất lâu nhưng với thời kinh tế thị trường ngày nay thì hai ông trở thành nhân vật ngôi sao đối với các nhà kinh doanh mua bán. Vì vậy, từ quê ra tỉnh, nơi nào cũng có bày bán tượngcủa hai ông, đa dạng từ kích cỡ cho đến sắc diện và bàn thờ, vừa với túi tiền của mọi người.

    Tuy nhiên, người ta đồn rằng nếu mua được ông Thần Tài bị chôm của nhà giàu hay nơi buôn bán đang phát đạt thì sẽ gặp may mắn hơn là tượng mới. Nơi đặt bàn thờ Thần Tài là ngay dưới đất ngó ra ngoài đường, nhưng lúc nào cũng nghi ngút khói hương và trái cây dâng cúng. Có khi là nguyên con gà và một chai rượu ngoại.

    Trên thực tế thì cũng có nhiếu người không tin tưởng vào thuyết này lắm, nhất là những nhà không khá giả vì họ cho rằng ông Thần Tài thiên vị: nhà nghèo cũng chỉ xôi chè, nhà chẳng sạch bát chẳng thơm nên ông không màng đến, nên nghèo vẫn hoà nghèo.

    Kinh tế phát triển nên ông Thần Tài cũng được lên hương và ăn theo là ông Thổ Địa. Mà tại sao hai ông này lại liên kết với nhau? Theo như truyền thuyết Trung Hoa từ xưa để lại thì nhà nào cũng thờ Thổ Công (Táo Quân, Thổ Địa và Thổ Kỳ). Và bàn thờ luôn đặt nơi trang trọng nên chỉ những người buôn bán ở thành thị mới thờ. Sự tích ông Thần Tài bắt đầu từ khi người hầu Như Nguyện của lái buôn Âu Minh bị đánh đập nên trốn vào đống rác và biến mất.

    Cũng từ đó công việc làm ăn của Âu Minh không còn phát đạt như thuở mới đwcj thủy thần hồ Thanh Thủy tặng cho con hầu Như Nguyện. Cũng từ đó không quét rác ra ngoài cửa trong ba ngày Tết mà chỉ gom vào một góc vì sợ mất hên, đó là lý do vì sao Thần Tài được thờ dưới đất. Tuy nhiên có một điều mà không ai giải thích được vì sao mà con hầu lại biến thành ông.

    Có lẽ do quan niệm trọng nam khinh nữ chăng?

    Cho đến thế kỷ thứ 19, sự phân biệt giữa Thổ Công và Thổ Địa vẫn chưa rõ rệt. Theo học giả Huỳnh Tịnh Của thì Thổ Công và Thần Tài đều là thần đất, thần giữ tiền của. Do đó, thời xưa người ta thường thờ hai thần chung một chỗ, một cặp bài trùng không tách rời nhau, tuy hai mà một.

    Nhắc đến nghệ thuật vẽ tranh:

    Thần Tài - Thổ Địa thì từ những năm giữa thế kỷ 20 đã thấy xuất hiện tại Hà Nội và các hình ảnh này vẫn chịu ảnh hưởng thần tượng Thần Tài của Trung Hoa: tư thế ngồi ngai chân phương, đội mũ cái chuồn, tay phải vuốt râu 3 chòm, tay trái cầm cây gậy như ý, mặc y phục như quan văn, thêu vàng trên nền vải đỏ rực, thắt lưng trễ ngang gối với hai đồng điếu xâu vào chiếc túi và đích danh là Tăng Phúc Thần Tài. Chúng ta có thể thấy sự đồng điệu và trùng lắp không rõ ràng giữa hình tượng này giữa ông Táo và ông Lộc (Phúc Lộc Thọ).

    Hình tượng của vị thần Tài giống ông Táo nhất là ở vùng Nam Bộ với tư thế ngồi ngay ngắn, đầu đội mũ chuồn hai tay để trên đầu gối, tay phải cầm chiếc túi có thêu chữ “Nguyên” (là đồng bạc), mặc áo thụng đỏ, chân mang hài đen. Song, thần thì cũng thay đổi theo trào lưu thị hiếu của con người, hình tượng gần đây và phổ biến nhất là Phước Chính thần.

    Có người cho rằng thần linh là từ óc tưởng tượng của con người mà ra. Do không tự tin ở chính bản lĩnh của mình nên tạo ra một chỗ mơ hồ nhằm đánh lạc hướng người chung quanh: nếu thành công thì cũng do thần phù hộ, chẳng ai ganh tị mà nếu như thất bại thì cũng đỗ thừa cho thần linh để được nhẹ tội hơn.

    Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không bàn về quan niệm chung quanh việc thờ cúng mà chỉ muốn tìm hiểu về một phong tục tập quán lâu đời còn tồn tại mà thôi. Mùa xuân lại về, muôn hoa khoe sắc, con người tươi trẻ hơn, tình cảm dồi dào thêm và mong muốn an khang thịnh vượng sẽ mãi còn là ước mơ chưa thực hiện được của nhiều người. Hình ảnh ông Thần Tài rạng rỡ sẽ còn đồng hành cùng chúng ta.

    Theo Ninhthuanpt ​
     
  18. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Chọn bộ cánh cho những buổi tiệc cuối năm

    [​IMG]

    Chỉ còn ít ngày nữa là bạn sẽ có cơ hội đến với những buổi tiệc vui vẻ đón năm mới. Bạn đã chuẩn bị cho tủ quần áo của mình một số bộ cánh cần thiết chưa? Bí quyết làm nên vẻ nổi bật của bạn tại các buổi tiệc đó là sự kết hợp khéo léo giữa chiếc áo và những phụ trang cần thiết như giỏ xách, giày. Bạn cần xác định "mức độ" và đối tượng của buổi tiệc để chọn một bộ áo thích hợp, có thể sẽ sang trọng nếu đó là buổi tiệc với các đối tác công việc, có thể sẽ trẻ trung nếu cùng tham gia với bạn bè.

    Một lưu ý nhỏ, trang sức không phải là điều bắt buộc! Đừng nghĩ hễ đi dự tiệc là phải trang sức thật nhiều, bởi đây chỉ là những buổi tiệc họp mặt thân mật cuối năm, nên bạn không cần thiết phải đeo trang sức, mà hãy chăm chút nhiều vào màu sắc của trang phục.

    Sau đây là những điều nên và không nên khi chọn những bộ áo cho các buổi tiệc nhẹ cuối năm cùng bạn bè:

    - Không nên mặc những bộ váy để lộ vai trần, không dây nếu bạn có một bờ vai rộng
    - Nên đi những đôi giày cao gót, đơn giản; những đôi giày gót thấp sẽ không thích hợp.
    - Đừng cố chọn những bộ trang sức quá lấp lóa, dù rằng bạn có chọn những bộ áo tối màu.
    - Nếu bạn tự tin vào hoa tay và thẩm mỹ của mình, hãy mạnh dạn sáng tạo cho phần thắt lưng của mình thêm độc đáo.
    - Đừng mặc một chiếc áo dài thườn thượt nếu bạn thấp. Thay vì vậy, để tạo vóc dáng cân đối, bạn nên chọn một chiếc áo vừa vặn, chiều dài vừa phải.
    - Nếu cần thiết, hãy mặc áo dệt kim, áo len thay vì những chiếc áo chật cứng, bó sát, sẽ không thích hợp với những buổi tiệc cuối năm.







    Theo TTO ​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  19. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Áo kiểu diện Tết

    Những chiếc áo kiểu có phần hơi màu mè, tưởng chừng khó có thể mặc đến công sở, nhưng không, chỉ cần khéo kết hợp với quần tây, váy đen lịch sự bạn sẽ trở thành một bông hoa xinh tươi chốn văn phòng đấy.

    Điểm nhấn của những chiếc áo này là phần phụ trang cho áo như cổ ren, bông cài, lông vũ quanh cổ áo. Hay những đường bèo, đường ben cũng làm chiếc áo thêm duyên.
    Hãy chọn cho mình một kiểu thật đẹp và đầy màu sắc để đến công sở vào những ngày giáp Tết hoặc ngày đầu năm mới nhé.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    THANH QUỲNH ​
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng hai 2007
  20. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Nét đẹp Á Đông

    Những chiếc áo sườn xám, hanbook và kimono đã được biến tấu một cách tuyệt vời thành những chiếc áo kiểu, áo đầm rất lạ mắt, mang đậm phong cách Á Đông. Bộ sưu tập được giới thiệu vào độ xuân về nên những họa tiết và màu sắc cũng được chú trọng, hình ảnh hoa đào, công, phụng trên nền vải đỏ, xanh ... bằng phi bóng thật độc đáo, mang lại một không khí xuân tưng bừng.
    Diện những kiểu áo truyền thống, mang đậm phong cách Á Đông như thế này, càng làm tôn thêm vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của bạn. Hãy ngắm và chọn cho mình một kiểu thật ưng ý nhé.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này