Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi baotran, 12 Tháng ba 2009.

  1. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Đại du niên ca quyết:
    Kiền, lục thiên ngũ hoạ tuyệt diên sinh
    Khảm, quỷ y khí niên mệnh hại sát
    Cấn, sát tuyệt hoạ sinh diên thiên quỷ
    Chấn, niên khí hại mệnh quỷ y sát
    Tốn, thiên ngũ lục hoạ sinh tuyệt diên
    Ly, sát quỷ mệnh niên hại khí y
    Khôn, y diên tuyệt sinh hoạ ngũ lục
    Đoài, khí hại niên mệnh sát quỷ thiên

    Đại du niên ca quyết bên trên ai từng học qua Bát Trạch pháp đều phải biết đến nó. Như Kiền trạch thì cung Khảm là Lục Sát, cung Cấn là Thiên Y, cung Chấn là Ngũ quỷ, cung Tốn là Hoạ Hại, cung Ly là Tuyệt Mệnh, cung Khôn là Diên Niên, cung Đoài là Sinh Khí.

    Đại du niên ca bên trên thực sự xuất phát từ:
    - Sự tương sinh của ngũ hành do Tây tứ trạch Kiền Khôn Cấn Đoài là cục Kim sinh Thuỷ; Tây tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn là cục Mộc sinh Hoả.
    - Phù hợp quy luật sinh thành của Hà Đồ-Lạc Thư do tổ hợp 1-6, 4-9, 2-7, 3-8, vừa là sinh thành vừa là hợp thập vừa là đối đãi với nhau.
    - Quy luật âm dương tương phối, vì Càn Đoài thái dương phối Khôn Cấn thái âm, Tốn Khảm thiếu dương phối Chấn Ly thiếu âm.

    Vì hợp lẽ Tiên thiên dùng cho phương vị Hậu thiên nên có Bát cung biến du niên như trên; Tuy nhiên không hiểu vì sao từ trước đến nay chưa thấy ai đề cập đến việc dụng nạp giáp Tiên thiên vào 24 phương vị Hậu thiên được trình bày trong Bát Trạch Chu Thư đồ thuyết nên hôm nay tôi trình bày ra đây.
    Kiền nạp Giáp Nhâm
    Khôn nạp Ất Quý
    Cấn nạp Bính
    Tốn nạp Tân
    Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
    Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
    Khảm nạp Mậu Thân Tý Thìn
    Ly nạp Kỷ Dần Ngọ Tuất
    Vì Mậu Kỷ trung cung nên không dùng, còn lại đủ 24 sơn

    Như vậy nếu Kiền trạch thì:
    Nhâm sơn là Phục vị
    Tý sơn là Lục Sát
    Quý sơn là Diên niên
    Sửu sơn là Sinh khí
    Cấn sơn là Thiên y
    Dần sơn là Tuyệt mệnh
    Giáp sơn là Phục vị
    Mão sơn là Ngũ quỷ
    Ất sơn là Diên niên
    Thìn sơn là Lục sát
    Tốn sơn là Hoạ hại
    Tỵ sơn là Sinh khí
    Bính sơn là Thiên y
    Ngọ sơn là Tuyệt mệnh
    Đinh sơn là Sinh khí
    Mùi sơn là Ngũ quỷ
    Khôn sơn là Diên niên
    Thân sơn là Lục sát
    Canh sơn là Ngũ quỷ
    Dậu sơn là Sinh khí
    Tân sơn là Hoạ hại
    Tuất sơn là Lục sát
    Kiền sơn là Phục vị
    Hợi sơn là Ngũ quỷ
    Đại du niên ca của Bát Trạch thực không chỉ dùng cho 8 cung, chỉ vì những người học được không nói ra để kẻ học sau phải sai lầm; Bát Trạch như vậy mới đầy đủ vì 24 sơn hoạ phúc không như nhau, mấy ai hiểu được Cấn là Thiên y mà lại có Tuyệt mệnh trong đó, Khảm là Lục sát mà lại có Diên niên, cùng một cung vị mà hoạ phúc lại khác nhau chính là vì vậy.
    Lấy một trạch Kiền để tính, các trạch khác cũng theo đó mà suy ra.
    Từ đây các thứ phối trạch, phối mệnh, định môn, phân phòng, bếp... theo 24 sơn như trên biến thành vô số trường hợp không thể nói hết. Nếu đã tinh thông rồi thì phối với Tiểu du niên tầm lấy cát tinh toạ nơi cát vị, khi đó sẽ thấy Hoạ hại mà phát phúc, Thiên y mà bại vong, đây mới là đỉnh cao của Bát Trạch.
    Bài viết này hy vọng mở đường cho các bạn học Bát Trạch sớm có được thành tựu.

    Nam Phong
     
  2. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Hay quá,
    đây có lẽ sẽ là sự hòa hợp giữa HKPT và Bát Trạch mà lâu nay dongqot68 muốn tìm hiểu,
    BaoTran có thể làm thêm một vài ví dụ cho rõ hơn không?
    Thân
     
  3. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Không phải đâu bạn a! Đây chỉ đơn thuần là kiến thức Bát trạch thôi, vì những sách về Bát trạch trên thị trường hiện nay chỉ là mức cơ bản làm người học hiểu nhầm Bát trạch chỉ có bấy nhiêu. "Bát trạch minh cảnh","Dương trạch tam yếu","Dương cơ chứng giải","Chủ môn táo"... chỉ là một phần của Bát trạch thôi.
    Bát trạch thì định những vị trí hợp lý của cuộc đất cho con người cụ thể ở trong đó, trong khi HKPT lại xác định sự suy vượng của cuộc đất đó. Nếu cục vượng, lại được bố trí các vị trí hợp lý thì vượng phát nhanh chóng; nếu cục vượng mà bố trí các vị trí không hợp lý thì cũng vượng phát nhưng phải qua nhiều khó khăn; nếu cục suy bại mà bố trí các vị trí hợp lý thì chỉ cầu được bình an, khó phát; nếu cục suy bại mà các vị trí lại xấu nốt thì...chết chắc. Đây mới chính là sự kết hợp giữa HKPT và Bát trạch đó bạn.
    Sau khi đạt được mức kết hợp này bạn sẽ thấy hai yếu tố THIÊN(HKPT) và NHÂN(BT) đã hợp nhất rồi. Tuy nhiên toàn vẹn phải là Thiên-Địa-Nhân. Chữ Địa chính là Tam hợp đó bạn.
    Thế nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ vì: "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật huyền quan". Câu này rất rộng nhưng nói trong nghĩa hạn hẹp của Phong thuỷ có nghĩa là cho dù áp dụng kiến thức bao nhiêu phái lý khí vào cục đất đó nhưng gặp cục vô sinh khí thì cũng như không. Vì cục vô sinh khí thì lấy Khí đâu mà dùng Lý của nó? HKPT, BT, Tam hợp kết hợp với nhau toàn diện cũng bằng thừa. Vì vậy trước khi áp dụng các học thuyết lý khí vào cục thì cục phải có sinh khí trước đã. Sinh khí nhiều ít sẽ quyết định cục vượng phát nhiều ít, lâu dài hay ngắn, vì vậy mới nói Loan đầu phải có Lý khí, Lý khí phải xét Loan đầu.
    Vì thấy bạn có ý tìm hiểu về sự kết hợp HKPT và BT với nhau nên tản mạn với bạn dài dòng, khi bạn học nhuần nhuyễn cách lập bàn cho hai phái, một bên là 8 quái, một bên là 9 cung, đem hai cái chồng lên nhau từ từ chiêm nghiệm thì sẽ hiểu. Nếu chưa thông thì đọc cái này đi nhé:

    "Phụ Phục Cự Y vô hoạ ương
    Diên Vũ Tham Sinh chủ cát tường
    Ngũ Liêm hung tinh nhược hội kiến
    Định thương nhân khẩu hữu tai ương
    Sát Khúc vãn lai nhâm quý thuỷ
    Cánh thương lục súc hữu kinh hoàng
    Tuyệt Phá mệnh định tổn nhân khẩu
    Hoạ Lộc lâm chi đại bất tường"

    Nam Phong.
     
  4. mindy

    mindy New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng một 2008
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Chào Bác Bảo Trân
    Cách của Bác chỉ hay quá.Lâu nay áp dụng ngũ quỉ vận tài không có kết quả thì ra là đặt sai tọa độ. nay theo cách này, Tôi bắt đầu thữ lại nếu có kết quả sẽ thông báo sau. Cám ơn.
     
  5. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Chào BaoTran
    Đồng ý với bạn là phải tìm đúng cuộc đất tốt (Địa) sau đó mới kết hợp Thiên (HKPT) và Nhân (BT) vào.

    Mình thấy chủ đề này cũng hay, Bạn đưa thêm vài ví dụ vào thì tuyệt hơn.
    lấy VD nhà của mình nhe :D
    nhà mình toạ Nhâm hướng Bính (Khảm - Ly)
    vậy phương thức nạp giáp như thế nào vậy bạn!?
    Thân
     
  6. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    chào bạn.
    1. Ngũ quỷ vận tài là một pháp tốc phát cứu bần của Tam Hợp phái nhưng nên thận trọng. Người dùng nó vào lúc vận khí vượng(cái này là của tử vi mình không rõ ~_ beatup) thì không sao, lúc vận suy mà cố cải mệnh coi chừng gặp chuyện lôi thôi.
    2. Vì là cách của Tam hợp nên phải nạp giáp theo Tam hợp chứ không dùng theo cách của Bát trạch bên trên được. Cách của Tam hợp chỉ khác cách của Bát trạch ở 2 sơn đó là:
    Nhâm nạp vào Ly(thay vì Càn của Bát trạch)
    Quý nạp vào Khảm(thay vì Khôn của Bát trạch)
    Các sơn còn lại như nhau.

    Vì sao có chuyện lôi thôi như tôi nói bên trên? để lấy nhà toạ Nhâm hướng Bính nói thử nhé:
    Nhâm long thì thuộc Ly cục(không phải Khảm, đây là cái cực kỳ quan trọng). Ly biến hào sơ thành Cấn là Ngũ quỷ, Ly biến hào thượng và trung thành Đoài là Cự Môn. Phép ngũ quỷ vận tài là lập hướng Ngũ quỷ thu Cự môn thuỷ. Tức có nghĩa là lập hướng Cấn, Bính thu Đoài, Đinh, Tỵ, Sửu thuỷ(hoặc lộ) là hợp cách, thu được càng nhiều thuỷ càng phát nhanh.

    Vậy vì sao nói có chuyện lôi thôi? Vì ngũ quỷ vốn thuộc hoả hung, nói ngũ quỷ thu thuỷ cự môn nên trở thành cát là khiên cưỡng. Thực ra tôi chiêm nghiệm được đều này cách đây không lâu khi nghiên cứu phép biến quẻ của dịch. Phép biến hào tự thượng hào biến đến trung hào rồi đến sơ hào; rồi quay lại biến trung hào, biến thượng hào; tiếp quay lại biến trung hào rồi sơ hào... cứ vậy. Như vậy Từ Ly biến tới Cấn là ngũ quỷ, từ Cấn biến tới Đoài cũng là ngũ quỷ. Nói ngũ quỷ đới tài lai thực chất chính là nói hướng ngũ quỷ thu thuỷ ngũ quỷ. Hai cái hoả hung nên mệnh vượng thì tốc phát, mệnh suy thì bại thêm. Các bạn nên cẩn thận.

    Nam Phong
     
  7. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    donggot68:
    Nhà toạ Nhâm hướng Bính vận này rất tốt cho cả đinh lẫn tài, mang ra mổ xẻ thêm làm gì nữa. =D>
     
  8. mindy

    mindy New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng một 2008
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Chào Bạn,
    Cám ơn Bạn đã nhắc nhở, Tôi cũng không rành về phái tam hợp nên chắc phải bỏ ý định dùng ngũ quĩ vận tài vì lợi bất cập hại !!!:-D:-D:-D
     
  9. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Chào bạn BaoTran
    thật ra mình chưa hiểu hết ý của bạn,
    mình cũng chỉ vỏ vẽ thôi
    mong bạn chỉ dẫn thêm.
    Thân
     
  10. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Tinh bàn toạ Nhâm hướng Bính vận 8:
    572---937---759
    661---483---215
    126---848---394
    Thông thường thì sẽ cho rằng đây là tinh bàn song tinh đáo toạ, chỉ vượng đinh không vượng tài, vả lại sao hướng tinh 7 tại đầu hướng vừa bị 9 tử hoả khắc vừa là sao thoái khí nên tán tài. Trung cung và toạ thì mộc thổ dày đặc nên dù vượng đinh cũng là bị...ngu nhiều. :-O. Đây là cách luận của người học Huyền không phi tinh mà bị lậm thuốc ngũ hành nhiều quá :-D không biết rằng Huyền không phi tinh trọng Khí hơn Ngũ hành.

    Lạm bàn vậy: nhìn tại hướng thì dù sao 7 là thoái khí nhưng cung Tốn có Thôi quan thuỷ tinh 2 hỗ trợ. Phương Khôn đắc Thành môn 9 tử hoả phụ trợ; Về sơn thì được sao 8 vượng tại sơn lại đắc Thôi quan sơn tại Càn hỗ trợ. Nhìn toàn cục thì còn trên tinh bàn Vượng sơn vượng hướng một bậc. Đây cũng chính là điều mà hồi trước trên diễn đàn TGVH khi nói về các cục của Huyền không phi tinh tôi đánh giá cao một số cục song tinh đáo toạ-hướng hơn, khi đó có một số người không đồng ý(vì họ bị lậm thuốc ngũ hành), tôi muốn đem lý của Đồ-Thư ra luận khí chuyển hoá, khi khí đã chuyển thì ngũ hành cũng chuyển theo nhưng sau suy nghĩ lại không thèm nói luôn, cứ để họ làm cao thủ vậy :))
    Cần làm một số việc sau để đạt được khí vận vượng nhất:
    - Tại phương Thìn đặt thuỷ, rất kỵ sơn nên không đặt đồ nặng ở đây.
    - Tại phương Tuất đặt đồ vật nặng hoặc hòn giả sơn, rất kỵ thuỷ nếu có thì mang đi chổ khác.
    - Nếu phương Mùi có cửa ngõ hay lộ thông thì quá tốt, nếu không thì nên mở một cái cửa ở tại đây sẽ thông khí Thành môn với hướng.
    Chọn Thìn, Tuất, Mùi mà không chọn các sơn khác trong Tốn, Càn, Khôn vì Nhâm sơn vốn được biến quẻ thượng hào. Vì vậy lấy cung biến thượng hào của Tốn, Càn, Khôn mới được đồng khí quẻ. Nói khó hiểu quá :-bd. Thôi thì nói theo cách của Thẩm thị huyền không là do cùng Địa nguyên long nên được khí đồng nguyên vậy(dễ hiểu nhưng mà hiểu không sâu).
    Làm được các việc này thì vượng phát hai vận 8, 9.


    Nam Phong.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng ba 2009
  11. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Chào BaoTran
    5-2 kị thủy mà bạn
    lạ lùng thật... ~_angrygun
     
  12. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    5-2 kị thuỷ vì Thổ khắc Thuỷ và vì 5-2 đang suy tử, hi..hi.. đã nói lậm ngũ hành mà lại vậy nữa... :">

    Không phải 5-2 của Tốn mà là hợp cung 2-7 của Tốn-Ly, "Địa nhị sinh hoả" chính là nó đó, đây là khí quẻ của Tiên thiên. Nhưng sao lại dùng thuỷ? vì thuỷ này sẽ dẫn cho Hoả tiên thiên 2-7 vượng phát, các hung tinh trong 2 cung này dù là hung tinh gì cũng bị khống chế nên không phải ngại tinh 5, khi 2-7 hợp thành quẻ khí Tiên thiên thì 2 không còn là sao tử khí, 7 không còn là sao suy khí mà cả hai đều trở thành vượng hết.
    Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ 2 sao 2-7 hướng tinh vượng thôi còn sao sơn 2 tại Tốn, sao sơn 7 tại Khôn vẫn là sao suy tử nhé, vì vậy mới nói "Sơn một đường, Thuỷ một đường, Sơn Thuỷ không lẫn lộn".

    Tinh bàn Huyền không phi tinh phải xem toàn cục không thể cắt nhỏ từng cung để nói được, nếu muốn luận từng cung chỉ nên luận hai cung sơn-hướng. Xem khí quẻ làm chính, nếu khí vượng rồi mà ngũ hành có xấu một chút cũng không sao.

    Nam Phong
     
  13. Huong Duong

    Huong Duong New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Chào anh Nam Phong,
    Xin anh giải thích giùm em Kiền nạp Giáp Nhâm là làm gì anh ạ? Nhà em tọa Càn hướng Tốn, có thể vận dụng Bát Trạch Chu Thư đồ thuyết như thế nào?
    Hướng Dương xin cám ơn anh. Chúc anh vui khoẻ.
    Kính mến,
    Hướng Dương
     
  14. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Đúng là bể học mênh mông,
    Ước gì có thể tập hợp các Cao thủ lại, cùng bàn luận, rồi có người thủ bút... đúc kết ra các vấn đề. Tìm kiếm sự hòa hợp trong các trường phái.
    Được như vậy thì giúp được cho biết bao nhiêu cho nhân thế.

    Tỷ như dongqot68 tui đêm ngày quên ăn quên ngũ thật khổ tâm biết chừng nào.

    Nghe nói: Thiên Địa Nhân hòa hợp, nhưng phúc đức cũng phải đủ đầy thì mới mong...
    Thế mới nói "tiên tích phúc hậu tầm long", có "tầm long" được mà phúc đức chưa đủ thì cũng không cách chi mà dùng được...
    Nếu biên soạn được một cuốn kỳ thư hòa hợp các trường phái, rồi quãng bá ra ngoài, thì gọi là tích phúc cho thiên hạ biết bao!!!
    Than ui!!!
     
  15. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    bạn donggot68:
    Ai học phong thuỷ cũng có lúc cảm thấy gần như bạn vậy đó, càng vội vã tìm hiểu, học hỏi thì càng rối tinh lên(mấy năm trước tôi cũng từng bị như vậy). Tốt nhất hãy dừng một thời gian để suy nghĩ ~_coffee, ráp nối các kiến thức lại với nhau, đến lúc nào đó bạn sẽ hiểu được thôi, hiểu được bao nhiêu là còn tuỳ Tâm lĩnh hội, có những điều khi thấu đáo thì nó vượt ngoài phạm vi sách vở mà bạn đã đọc. Ghi khắc cho sâu hình ảnh Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên thiên bát quái, Hậu thiên bát quái, Thuyết âm dương. Càng hiểu sâu về chúng bạn sẽ tự hiểu sâu về phong thuỷ thôi. Nếu không học cho kỹ những cái trên thì bạn càng học sẽ càng bị rối và bế tắc.
    Nhà bạn Nhâm sơn Bính hướng 166 độ đắc vượng khí nhưng có 2 điều làm cái tốt giảm đi:
    1. Toạ độ 166 độ quá gần với tuyến Đại không vong nên khí bảy phần tốt ba phần xấu.
    2. Phương toạ phân kim Kỷ Hợi thuộc Mộc, sao sơn tinh tại đây lại là 8 Thổ, 8 Thổ là vượng tinh nhưng lại bị Mộc khắc nên giảm tốt phần nào.
    Cho nên toạ hướng phân kim này nói chung là tốt nhưng thỉnh thoảng vẫn có bất lợi cho người trong nhà như gây gỗ, đau bệnh.

    Phương Mùi không mở cửa được thì đặt thuỷ tại đây thay thế.
    Khí vận mỗi người mỗi thời gian có thịnh có suy, không nên vì một lúc thấy nhiều việc bất lợi mà sửa chữa nhà cửa lung tung. Ví dụ như phân kim của nhà bạn như trên 8 Thổ bị Mộc khắc, vào mùa Đông, Xuân là Thổ tử, Mộc vượng thì dù bạn có điều chỉnh kiểu gì cũng có gây gỗ trong nhà, hoặc có đau bệnh. Về mùa Hạ, Thu thì Mộc suy Thổ vượng nên dù tượng là bị khắc mà thực chất không bị khắc vậy.

    Nam Phong
     
  16. TinhLe

    TinhLe New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    193
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Tốt nhất hãy dừng một thời gian để suy nghĩ ~_coffee, ráp nối các kiến thức lại với nhau, đến lúc nào đó bạn sẽ hiểu được thôi, hiểu được bao nhiêu là còn tuỳ Tâm lĩnh hội, có những điều khi thấu đáo thì nó vượt ngoài phạm vi sách vở mà bạn đã đọc. Ghi khắc cho sâu hình ảnh Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên thiên bát quái, Hậu thiên bát quái, Thuyết âm dương~_bighug

    Đồng ý với Anh , nhưng còn tùy theo duyên cơ của từng người nữa , mình thấy khó lắm rồi đó :-O
     
  17. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Kiền nạp Giáp, Nhâm tức là sơn Giáp thuộc về cung Chấn lẽ ra phải là Chấn trạch nhưng vì nạp vào Kiền nên quy về Kiền trạch; sơn Nhâm thuộc về cung Khảm lẽ ra là Khảm trạch nhưng vì nạp vào Kiền nên cũng quy về Kiền trạch. Các cái khác cứ thế suy ra.
    Bát trạch chu thư đồ thuyết thực chất không phải là một phương pháp mới, là Bát trạch thôi nhưng vì trước nay mọi người quen hiểu Bát trạch tức là cách định 8 loại trạch, thật tai hại. Vì nghĩa gốc của Bát trạch là 8 sao bày trên 24 sơn.

    Nam Phong.
     
  18. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Chào Bạn BaoTran;
    Ban đầu Mình cũng nghĩ thế, vì không thể có sự sai biệt được,
    Nếu hiểu bát trạch theo nghĩa hẹp, chỉ có 8 cung là không ok, phải là 24 sơn phân bổ tuần hoàn như vậy nó mới hòa hợp với thuyết của PTHK, có chăng là sâu xa quá cho nên nhiều sách mới xuất bản bi giờ không đề cập đến.
    Thân
     
  19. Truong Ngoc Anh

    Truong Ngoc Anh Hội viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng mười một 2006
    Bài viết:
    15
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Trích: Ly biến hào sơ thành Cấn là Ngũ quỷ, Ly biến hào thượng và trung thành Đoài là Cự Môn
    Mình không hiểu ; ban giải thích giúp . Cảm ơn nhiều .
     
  20. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bát Trạch Chu Thư Nhị thập tứ sơn đồ thuyết

    Cám ơn Ban TruongNgocAnh
    thật sự mình cũng chưa hiểu đoạn này, mong bạn BaoTran nhín chút thời gian.
    Thân
     

Chia sẻ trang này