Bí mật của cảm xạ

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi dcba, 7 Tháng ba 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Cảm xạ học ở Việt Nam

    Cũng như ở các nơi khác trên thế giới, hoạt động thuộc lĩnh vực cảm xạ cũng xuất hiện rải rác ở Việt Nam từ xa xưa.
    Khoảng thập niên 1970, nhà nghiên cứu Hoàng Kim Sơn giới thiệu về cảm xạ học trong một số ấn bản nhưng không thu hút được sự quan tâm của dư luận cũng như giới nghiên cứu. Điều này được lý giải rằng, một phần có thể do các công trình này thiếu cứ liệu khoa học đủ sức thuyết phục, một phần thời gian này cảm xạ vẫn bị xếp vào lĩnh vực “mê tín dị đoan” hoặc hơn nữa là “trò lừa bịp”...
    Hơn 20 năm sau, bác sĩ Dư Quang Châu tu nghiệp ở Pháp về nước đã cùng một số cộng sự nghiên cứu thực hiện “Việt hóa” môn cảm xạ học hiện đại, xuất bản sách, nội san và mở các lớp tìm hiều về cảm xạ học. Từ năm 1998, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), lần đầu tiên ở Việt Nam, môn cảm xạ học chính thức được quan tâm nghiên cứu trong một đề tài khoa học mang số hiệu 812 do bác sĩ Dư Quang Châu làm chủ nhiệm.


    Cảm xạ học là ngành khoa học nghiên cứu về khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ từ các vật thể. Khoa học hiện đại đã chứng minh mọi vật thể, sinh vật đều có bức xạ dưới dạng sóng và con người có khả năng cảm nhận, phân tích và sử dụng được lượng thông tin đặc biệt này trong đời sống xã hội nếu có kiến thức về cảm xạ học và các công cụ hỗ trợ.

    Những cuộc tranh luận về cảm xạ học
    Ngược thời gian, khoảng 2.000 năm trước Công nguyên (TCN), người Trung Hoa đã rất thông thạo trong việc sử dụng chiếc đũa hình chữ Y để phát hiện mạch nước ngầm hoặc mỏ khoáng sản... Trên bức tượng một vị vương được tạc vào năm 147 TCN (tay ông ta cầm một dụng cụ như chiếc âm thoa) có ghi rõ: “Ngài nổi tiếng trong việc tìm ra các mỏ, mạch nước ngầm, hoặc của cải chôn giấu; đồng thời biết điều tiết việc trồng trọt thuận theo từng mùa”.
    Năm 1693, một vị linh mục, tu viện trưởng của Vallemont, đã xuất bản cuốn sách “Vật lý học huyền bí”, trong đó tác giả cố gắng tìm cách giải thích những hiện tượng quan sát thấy trong khi tìm mạch nước và khoáng sản. Theo ông, những thứ này đều “có bức xạ”, phát ra những làn sóng đi xuyên lên đất và tác động đến nhà thăm dò, phản ứng của cơ thể người này lại được truyền sang chiếc đũa đang cầm trong tay. Bản thân chiếc đũa làm cho phản ứng đó thể hiện rõ nét hơn nữa.
    Vào thế kỷ XIX, nhà vật lý Chevreuil được Viện hàn lâm khoa học Pháp ủy thác cho việc kiểm chứng vấn đề nói trên. Ông cho rằng phản ứng của chiếc đũa và con lắc (những dụng cụ thường dùng của các nhà thăm dò) chẳng qua là do cử động không ý thức của người sử dụng gây ra và vì thế không cần quan tâm đến vấn đề này nữa. Nhưng một số nhà nghiên cứu khác, trong đó có Briche không thỏa mãn với lối giải thích của Chevreuil. Năm 1833, họ cố gắng đi sâu vào những nguyên nhân gây ra các chuyển động quay hoặc dao động của chiếc đũa và con lắc. Song họ không thành công và câu hỏi chưa có lời giải đáp.
    Năm 1911, Đại hội lần thứ nhất các nhà tìm mạch nước được tiến hành tại Hanover (Đức). Khoảng 20 người tham gia các cuộc giám định dưới sự điều khiển của nhà bác học Armand Viré, Giám đốc Phòng thí nghiệm sinh học trong lòng đất thuộc Viện bảo tàng tự nhiên Paris (Pháp). Kết quả mỹ mãn đến mức làm Viré sửng sốt vì ông vốn là người hoài nghi về những hoạt động này.
    Năm 1913, từ sáng kiến của một nhà thăm dò nguồn nước là M.Mager, một hội nghị gồm những người tìm mạch nước nổi tiếng nhất đã được tổ chức tại Paris. Những cuộc thăm dò mạch nước, suối ngầm, phát hiện các vật chôn giấu dưới đất được tổ chức có quy củ và thành công rực rỡ. Năm 1934, vào thời gian có hạn hán kéo dài, nhà cảm xạ học lừng danh Joseph Treyve đã tìm ra vị trí, độ sâu và lưu lượng của 840 giếng nước mà chỉ có một lần sai sót duy nhất.
    Từ thực tế đó, các nhà cảm xạ học đã đưa ra những cách giải thích về hiện tượng cảm xạ như sau: hoặc nhà cảm xạ là một đài thu sóng do các vật thể phát ra nhờ con lắc hoặc chiếc đũa làm trung gian; hoặc nhà cảm xạ học vừa là đài phát vừa là đài thu - giống như một loại ra - đa, phát ra các “xạ khí” đi tới vật cần tìm, các xạ khí phản hồi sẽ tác động lên cơ thể và lên cả con lắc hay chiếc đũa cầm ở tay; hoặc khả năng cảm xạ là một hiện tượng ngoại cảm, nghĩa là một sự cảm nhận khác thường bằng cách sử dụng trực giác thuần túy.

    Ứng dụng của cảm xạ học trong y khoa
    Vào năm 1932, một bác sĩ đã bảo vệ luận án tiến sĩ y học tại Trường đại học y khoa Paris với đề tài “Chẩn đoán bệnh bằng con lắc”. Đây là lần đầu tiên một trường đại học chính thức công nhận lĩnh vực cảm xạ là một môn khoa học.
    Tại Pháp, cảm xạ học nằm trong ngành y học năng lượng. Có thể tóm tắt về ngành học này như sau: tiến hành việc đo đạc các chỉ số sức khỏe, kể cả những chỉ số về cận lâm sàng, bằng phương pháp cảm xạ học (cảm nhận trực tiếp; dùng đũa hoặc con lắc; dùng máy chụp hào quang...) lấy đó làm căn cứ để phát hiện những rối loạn do nguyên nhân bên trong cơ thể cũng như do sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài; chẩn đoán bệnh; đề xuất phương thức xử lý thích đáng cho từng trường hợp.

    Cảm nhận trực tiếp
    Có thể qua việc phát âm, qua các màu được bức xạ từ đối tượng mà nhận biết bộ phận nào trong cơ thể đang bị suy yếu. Ví dụ, phát âm “a” không đạt chuẩn chứng tỏ luân xa thứ 2 hoạt động kém; màu đỏ bức xạ vừa phải chứng tỏ luân xa thứ nhất hoạt động bình thường...
    Bác sĩ ngành này cho biết, khi đưa lòng bàn tay rà bên trên cơ thể bệnh nhân thấy tay mình bị hút mạnh nơi nào là nơi đó có bệnh. ở một trình độ cao hơn, người ta có thể cảm nhận được điều này ngay cả khi chỉ rà tay trên ảnh chụp của đối tượng khảo sát.
    Dùng đũa hoặc con lắc
    Cũng tương tự như việc dùng tay, nhưng ở đây thầy thuốc có dụng cụ hỗ trợ. Đó là con lắc hoặc đũa. Ví dụ dùng hai đũa kim loại, phía đầu mút gập lại thành hình chữ L. Hai tay cầm hai đũa vừa phải, không chặt quá, chĩa song song về phía đối tượng. Hai đũa bắt chéo nhau được quy ước là dương. Hai đũa cứ song song hoặc chếch xa nhau được quy ước là âm. Nhà cảm xạ từ từ tiến lên, đưa đũa áp sát đối tượng hoặc lùi ra xa để đánh giá mức độ.
    Dùng máy chụp hào quang
    Một cơ thể sống luôn phát ra hào quang. Thế giới cũng đã chế tạo ra được thiết bị chụp hào quang. Căn cứ vào kết quả chụp này, người ta sẽ dễ dàng đánh giá những trục trặc về sức khỏe của đối tượng cũng như khả năng cảm xạ của từng người và do đó những kẻ bịp bợm cũng hết đường trục lợi.

    (Tổng hợp từ tài liệu của UIA)

    Tiểu Yến
     

Chia sẻ trang này