1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Theo quan niệm của người Á Đông, bếp là nguồn cội của năng lượng, tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ của mỗi gia đình. Bếp đóng vai trò quan trọng trong ngôi nhà, bởi nơi ấy đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.



    Bếp là "kho" lưu trữ thực phẩm, nơi chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà, đồng thời cũng là chỗ họp mặt của gia đình vào mỗi bữa ăn. Do đó, sắp xếp gian bếp sao cho vừa tiện dụng, hợp lý, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ lại vừa hợp phong thủy là một vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm.

    Chọn hướng đặt bếp nấu hợp với phong thủy

    Ngay từ khi bắt tay vào thiết kế gian bếp, bạn cần chú ý đến việc chọn hướng để đặt bếp nấu. Lửa là yếu tố có thể khống chế những điều xấu xâm nhập vào nhà, vì thế, vị trí đặt bếp phải luôn nằm trong tầm kiểm soát của chủ nhà. Theo quan niệm phong thủy, hai hướng tối kỵ là hướng Bắc và Tây Bắc. Hướng Bắc được xem là hướng Thủy vượng, sẽ dập tắt yếu tố Hỏa của bếp nấu.

    Trong khi đó, Hướng Tây Bắc lại được ví như "lửa ở cổng trời", sẽ mang lại nhiều nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Không nên bố trí bếp hướng thẳng ra phòng khách, cửa chính hoặc cửa sổ. Những luồng gió xộc thẳng vào bếp sẽ làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm, vốn mang lại sự sung túc cho gia đình. Vị trí xấu này còn khiến cho tài sản của bạn dễ bị thất thoát. Đồng thời, bạn cũng không nên để những góc nhọn chiếu thẳng vào bếp, sẽ gây mất hòa khí vào trong gia đình.

    Nếu trần bếp nhà bạn được trang trí bằng những thanh đà gỗ, cần tránh đặt bếp hoặc bàn ăn nằm ngay bên dưới những thanh đà này. Chúng sẽ tạo nên sự ngột ngạt, gây ức chế nguyên khí, làm người nấu bếp luôn có cảm giác bị đè nén. Muốn khắc phục yếu tố có hại này, bạn có thể cột một dải ruy-băng đỏ vào ống sáo trúc và treo dưới thanh đà để tạo nên một phần hình bát quái tốt lành.

    Hòa giải xung khắc giữa Thủy và Hỏa

    Ngày nay, các kiểu tủ bếp màu đỏ xuất hiện rất nhiều trong gian bếp của những gia đình hiện đại. Trong khi đó, bếp lại là nơi tập trung của hai đối tượng lửa (Hỏa) và nước (Thủy). Chính vì thế, khi sử dụng gam màu nóng để trang trí bếp, bạn cần chú ý đến cách bố trị các đồ vật khác để không làm tăng quá nhiều yếu tố Hỏa trong khu vực này. Mà gian bếp màu đỏ đặt ở hướng Nam sẽ làm cho gian phòng chứa quá nhiều năng lượng dương.

    Để cân bằng, bạn nên lát sàn nhà hoặc bệ bếp bằng đá, tượng trưng cho hành Thổ. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo một bức tranh có hình sông ngòi hoặc sử dụng màn cửa, khăn trải bàn màu xanh lam (hành Thủy) ở trong gian bếp để làm giảm tác dụng của Hỏa. Tuy vậy, vì Hỏa kỵ Thủy nên bạn cũng không nên treo tranh có hình sông ngòi quá gần với khu vực bếp nấu.

    Bên cạnh đó, gia chủ cần tuyệt đối tránh đặt cây xanh trong bếp. Các loại cây đều thuộc hành Mộc. Theo ngũ hành, Mộc sinh Hỏa nên sẽ làm yếu tố Hỏa trong bếp càng mạnh thêm.

    Bếp nấu và những thiết bị nấu nướng hiện đại khác như lò nướng, bình đun nước... đều thuộc hành Hỏa. Trong khi đó, bồn rửa bát và tủ lạnh lại tượng trưng cho hành Thủy. Hai hành này cần được cân bằng khéo léo để chúng không xung khắc với nhau.

    Các nhà phong thủy khuyên bạn không nên thiết kế bồn rửa bát hoặc kê tủ lạnh gần sát hay đối diện với bếp bởi nước có thể dập tắt lửa. Khoảng cách tối thiểu giữa hai yếu tố Thủy và Hỏa này là từ 60cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê một chiếc bàn ở giữa ngăn cách bếp nấu và bồn rửa.

    Để khí dễ dàng luân chuyển trong bếp

    Cũng như những căn phòng khác trong ngôi nhà, khí trong gian bếp cần được luân chuyển thoải mái. Nếu cửa phòng bếp nằm thẳng với cửa chính, luồng khí sẽ chỉ luân chuyển theo một đường thẳng. Trong trường hợp này, bạn nên tạo một rào cản để làm chậm luồng khí lại. Treo một chiếc chuông gió hay đặt mặt chậu cây ngay bên cạnh lối vào bếp sẽ giúp ngăn cản luồng khí chạy xộc vào phòng. Mặt khác, bạn cũng cần giữ nhà bếp luôn thông thoáng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng.



    Lan Anh (Theo tintuconline)

    ( vanhoaphuongdong)
     

Chia sẻ trang này