Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi baotran, 31 Tháng bảy 2008.

  1. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

    Phụ lục Kết hợp Huyền không và Bát trạch:
    Như ví dụ phần trên theo Huyền không có thể Lập hướng khai môn ở Tỵ và Thìn(riêng hướng Tý với người hiểu sâu hơn mới nên dùng). Tỵ và Thìn đều thuộc Tốn cung, theo Bát trạch là thuộc nhóm Đông, hợp với người Đông mệnh, tức mệnh thuộc các cung Ly Tốn Chấn Khảm; tuy nhiên phía toạ của Tỵ là Hợi, Thìn là Tuất lại thuộc cung Càn tức là nhóm Tây, hợp với người Tây mệnh, tức mệnh thuộc các cung Cấn Khôn Đoài Càn. Vậy hợp với mệnh người nên dùng thế nào?
    Nếu chỉ tính theo Bát trạch thì:
    - Mệnh Càn: hướng hoạ hại, toạ phục vị: cát
    - Mệnh Khảm: hướng sinh khí, toạ hoạ hại: trung bình
    - Mệnh Cấn: hướng tuyệt mệnh, toạ thiên y: trung bình
    - Mệnh Chấn: hướng diên niên, toạ ngũ quỷ: hung
    - Mệnh Tốn: hướng phục vị, toạ hoạ hại: hung
    - Mệnh Ly: hướng thiên y, toạ tuyệt mênh: hung
    - Mệnh Khôn: hướng ngũ quỷ, toạ diên niên: trung bình
    - Mệnh Đoài: hướng lục sát, toạ sinh khí: cát
    Vậy tốt với mệnh Càn Đoài, mệnh Khảm Cấn Khôn tạm được, Chấn Tôn Ly thì hung.
    Kết hợp với Huyền không:
    tinh bàn hướng Tỵ toạ Hợi có cặp sao đầu hướng là 1-8, Thổ khắc thuỷ, mà sao 1 lại là sơn tinh nên đại hung với người mệnh Khảm.
    tinh bàn hướng Thìn toạ Tuất có cặp sao đầu hướng là 8-6, Thổ sinh Kim, mà sao 8 lại là sơn tinh nên tiểu hung với người mệnh Cấn.
    xét hướng thuỷ Cấn phối mệnh thì:
    - Mệnh Càn: thiên y: cát
    - Mệnh Khảm: ngũ quỷ: hung
    - Mệnh Cấn: phục vị: trung bình
    - Mệnh Chấn: lục sát: hung
    - Mệnh Tốn: tuyệt mệnh: hung
    - Mệnh Ly: hoạ hại: hung
    - Mệnh Khôn: sinh khí: cát
    - Mệnh Đoài: diên niên: cát
    Vậy tốt với mệnh Càn Khôn Đoài, mệnh Cấn cũng tạm dùng được
    Hợp Bát trạch và Huyền không để xét thì cục hợp cát với các mệnh Càn Đoài, trung bình với Khôn Cấn, Ly Chấn Tốn Khảm đều hung. Thuyết Đông Tây nhị trạch của Bát trạch không phải là đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.
    Kết hợp với Môn lâu ngọc liễn:
    "Kiền Hợi Tuất sơn tòng Tị khởi" thì Tị ở ngay cung Phúc Đức, thượng cát, Thìn ở cung Bại Tuyệt, hung. Như vậy khi xây nhà dùng toạ Hợi hướng Tị thì khai chính môn ở Tị. Nếu xây nhà dùng toạ Tuất hướng Thìn thì khai chính môn ở Tị để được Phúc Đức(cửa mở lệch phía bên phải).
    Phần này đến đây cũng đã đầy đủ rồi, các cục khác cũng tính toán tương tự.

    Nam Phong
     
  2. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

    Tinhle: quan điểm của tôi về hướng là: nếu nhà to cửa nhỏ thì dùng hướng nhà làm hướng, nếu nhà nhỏ cửa lớn thì dùng hướng cửa làm hướng. Cát hung ở nạp khí, nhà to cửa nhỏ khí từ cửa không đủ để làm chủ cát hung mà phải dùng toàn thể căn nhà tức hướng nhà, nhà nhỏ cửa to khí từ cửa làm chủ cát hung nên dùng hướng cửa. Ngoài ra không phải cứ cứng nhắc như vậy mà còn tuỳ hoàn cảnh xung quanh, khí phương nào mạnh, phương nào yếu để định cho đúng hướng.

    Nam Phong
     
  3. TinhLe

    TinhLe New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    193
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

    Chào Nam Phong
    đồng ý với Anh cách định hướng
    Trong " Thẩm Thị Huyền không " cũng nói về hướng nhà rất hay .
    Nhưng đây là ta bàn luận về một nhà hoàn toàn mới chuẩn bị Xây dựng hay mới mua khi vào ở và định hướng như thế nào hay nhất . " Bát Trạch , Huyền Không , An Thần ...... điều này chúng ta liên tưởng rằng Ông Cha ta ngày trước , phải có một bí quyết như thế nào ???? điều này rất khó hiểu .
    Thân
     
  4. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

    Huyền không dùng yếu tố "Thiên" để định hướng nên dùng phi tinh, thực chất là cát hung của Bắc đẩu dời chuyển theo vận.
    Bát Trạch dùng yếu tố "Nhân" để định hướng nên dùng Trạch Mệnh, thực chất là cát hung của mệnh theo hướng.
    Tam hợp dùng yếu tố "Địa" để định hướng nên dùng Thuỷ khẩu, sa sơn, dùng vòng trường sinh định sinh tử, thực chất là cát hung của âm dương thuận nghịch.
    Một số phái dùng nạp giáp, một số lại dựa vào kỳ môn, một số lại tính theo quẻ dịch...
    Mỗi phái đều có cái lý của mình, thực tế tuỳ vào điều kiện mỗi nơi mà áp dụng. Ví dụ nhà phố thì lấy thuỷ khẩu cách nào? lấy các nhà xung quanh làm sa sơn thì một thời gian có nhà đập đi xây lại thì sa sơn phải làm sao? trường hợp này dùng phi tinh Huyền không hay hơn. Nhưng nếu nhà ở trong hẻm nhỏ thì phi tinh Huyền không liệu có đủ sức? Nên phải lấy mệnh để luận thì lại hợp hơn...
    Lập hướng là một trong 3 phần lớn của phong thuỷ(Tầm long, điểm huyệt, lập hướng), có người bỏ cả đời để học nhưng vẫn mơ hồ khi lập hướng. Riêng tôi rất xem trọng việc lập hướng nhất là cho dương trạch, hiện nay vẫn đang đối chiếu các lý thuyết với thực tế, tôi nhận thấy cứng nhắc dùng phương pháp của một phái nào trong mọi trường hợp đều không hay và cần phải quan sát kỹ hình thế xung quanh, trường hợp nào dùng phương pháp nào chỉ có thể nói gọn: "tuỳ tâm lĩnh hội".

    Nam Phong
     
  5. phạm

    phạm New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    15
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

    -Chào anh Nam Phong!
    -Việc lấy cửa làm hướng là đúng nhưng bất cập - Đúng, vì cho rằng cửa là nơi dẫn, nạp, khí vào ra khi con người đi lại, vì thế nó khác rất xa với cửa ban công và cửa sổ, xét về ngũ hành nó cũng khác nhau, một mang tính hỏa, một cái mang tính thuỷ. - Bất cập, vì theo tính chất của hướng tọa, thì người ta thường xét động là hướng, tĩnh là tọa hay âm là toạ, dương là hướng, vì thế nếu xét một căn nhà có cửa nhà (cửa chính) phía đông mà có cổng ra, vào, ở đông nam có con đường cái lớn hay biển, ao, hồ, còn ở phía đông, đông bắc, tây nam và nam không có đường và chỉ núi đồi và nhà cao tầng án ngữ, thì ta nên lấy phía đông hay phía đông nam làm hướng?
    - Còn xét đến vấn đề cửa lớn hay nhỏ là chuyện khác. Tôi đồng ý là việc cửa lớn nhỏ sẽ nạp cát hung khác nhau, bởi vì xét theo tam nguyên long, nếu cửa lớn thì có thể sẽ không cùng nguyên long, dẫn đến bị khí hỗn tạp nhiều. Còn cửa nhỏ thì dẫn đến 2 trường hợp: Đó là nếu hướng có khí tốt thì nhà sẽ không hưởng (nạp) được hết khí tốt này, dẫn đến việc chủ nhà mất nhiều cơ hội tốt. Còn nếu hướng xấu thì cửa nhỏ sẽ hạn chế được phần nào khí xấu của hướng xấu đó.
    -Thân chào!
    ____
    phạm
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười 2008
  6. TinhLe

    TinhLe New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    193
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

    Anh Nam Phong
    Cám ơn nhé!
    Thân
     
  7. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Biện biệt một số vấn đề về lý luận phong thuỷ

    Trích: Phạm
    1. vì thế nếu xét một căn nhà có cửa nhà (cửa chính) phía đông mà có cổng ra, vào, ở đông nam có con đường cái lớn hay biển, ao, hồ, thì ta nên lấy phía đông hay phía đông nam làm hướng?
    2. Còn xét đến vấn đề cửa lớn hay nhỏ là chuyện khác. Tôi đồng ý là việc cửa lớn nhỏ sẽ nạp cát hung khác nhau, bởi vì xét theo tam nguyên long, nếu cửa lớn thì có thể sẽ không cùng nguyên long, dẫn đến bị khí hỗn tạp nhiều. Còn cửa nhỏ thì dẫn đến 2 trường hợp: Đó là nếu hướng có khí tốt thì nhà sẽ không hưởng (nạp) được hết khí tốt này, dẫn đến việc chủ nhà mất nhiều cơ hội tốt. Còn nếu hướng xấu thì cửa nhỏ sẽ hạn chế được phần nào khí xấu của hướng xấu đó.


    1. Định hướng là việc không dễ dàng do vậy khi nói với Tinhle tôi chỉ lấy tương quan giữa cửa chính với nhà để định hướng, không đề cập đường cục; còn trong trường hợp này thì theo tôi: Lấy Đông Nam để nhận Lai long từ Tây Bắc. Là Càn trạch, nếu là Tuất Kiền long thì là Dương long, Hợi long là âm long. Về hướng thì ngoài ảnh hưởng chính là Tốn hướng còn phải xem đến Chấn hướng. CÁI TỪ XA ĐẾN THÌ ẢNH HƯỞNG CHẬM MÀ MẠNH VÀ LÂU DÀI(PHƯƠNG TỐN), CÁI Ở NGAY TRƯỚC MẶT THÌ ẢNH HƯỞNG NGAY(PHƯƠNG CHẤN) MÀ NHẸ.
    2. Theo Thẩm thị huyền không nếu hướng Sửu mà cửa rộng để lấn sang cả Cấn là phạm âm dương sai thác, nếu lấn sang Quý là phạm xuất quái. Thực ra cách phân âm dương 24 sơn của Thẩm thị huyền không chỉ là âm dương của thế tinh để phi thuận nghịch khi lập tinh bàn mà thôi HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI ÂM DƯƠNG CỦA SƠN. Sự thực thì Sửu kiêm Cấn là âm kiêm âm, toàn là âm long cả sao lại không được? Sửu kiêm Quý mới là âm dương tương kiêm, khí quẻ hỗn tạp. Nói Sửu kiêm Quý xuất quái là đúng nhưng nói là quái Cấn xuất quái qua Khảm là sai, phải nói là quái Ly xuất quái qua quái Chấn mới là đúng.
    Lấy một ví dụ để thấy nếu dùng tam nguyên long Thiên-Địa-Nhân để nói khí quẻ hỗn tạp thì chưa đúng.

    Nam Phong
     

Chia sẻ trang này