Các bệnh hậu sản thường gặp

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 27 Tháng bảy 2010.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Phụ nữ sau sinh sức đề kháng giảm, gặp lạnh rất dễ mắc bệnh. Các cụ nói phụ nữ sau đẻ như vừa bị lột xác, muốn nói sau sinh sức khỏe thường yếu do mất sức, đau đớn khi vượt cạn; sau đó là sự thay đổi giấc ngủ, ăn uống do phải chăm con, cho con bú... Cảm do nhiều yếu tố gây nên, nguyên nhân chính là do bộ máy hô hấp kém khả năng lọc sạch không khí. Phần lớn do mũi và vùng lân cận bị vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập. Khi thể lực sút kém hoặc viêm mũi họng, những triệu chứng cảm cúm xuất hiện. Theo Đông y, bệnh này là do bị ngoại cảm xâm nhập gây ra phong hàn hoặc phong nhiệt. Những người thể lực yếu, chính khí thiếu như sau sinh nở hoặc do lao động mệt ngồi hóng phải gió lạnh hoặc quạt lạnh làm tổn thương chính khí mà mắc bệnh. Đối với thể phong hàn, thường thấy không có mồ hôi, đau đầu và khớp xương đau, khạc đờm, họng ngứa, đổ nước mũi loãng, có thể sốt hoặc không. Với thể phong nhiệt thường, thường thấy cảm giác sốt rõ rệt. Nếu bệnh nhẹ hoặc thời gian đầu thường bị đau đầu, họng đau sưng đỏ, khi nuốt vào cảm giác đau rất rõ, miệng khô, hắt hơi nhiều, ho có đờm...

    =====
    Cảnh giác với bệnh loạn thần sau sinh

    [​IMG]Lo lắng thái quá về thai kỳ là một biểu hiện lâm sàng của bệnh loạn thần.Sau sinh nở, người mẹ rất dễ bị trầm cảm, không hứng thú chăm sóc con, nặng hơn sẽ nói nhảm, dễ bị kích động... Nguyên nhân là ở sự tác động của các thuốc kháng sinh dùng trong sản phụ khoa, thuốc đồng vận dopamine hoặc thiếu vitamin B12.

    Sản phụ sau sinh thường có hội chứng mất ngủ, sa sút tinh thần thoáng qua khiến họ buồn và đau khổ. Có người lại dễ cáu bẳn hoặc bận tâm quá mức đến hình dáng cơ thể, ám ảnh lo con chết... Nghiêm trọng nhất là người mẹ có ý nghĩ hoang tưởng rằng đứa con không được sinh ra, hoặc chưa bao giờ hiện hữu và không đúng với giới tính được thông báo... dẫn đến giết con rồi hối hận, khủng hoảng tinh thần. Theo thống kê, 77,9 % phụ nữ sinh con đầu lòng có nguy cơ bị loạn thần cao gấp 35 lần so với những người sinh con dạ, tuổi khởi phát trung bình là 26,3.
    Nguyên nhân gây bệnh là sau sinh, người mẹ dùng thuốc giảm cân và các loại kháng sinh trong sản phụ khoa. Một số người có thể bị viêm tuyến giáp, thiếu vitamin B12, và mắc bệnh gangliosid GM2 - sự rối loạn nhiễm sắc thể.
    Sau 7 ngày, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, cần đưa người mẹ đến ngay bệnh viện, nếu không họ có thể sẽ giết con hoặc tự hủy hoại cơ thể. Kết quả điều trị phụ thuộc hoàn toàn vào việc bệnh được phát hiện sớm hay muộn.
    Để đề phòng bệnh loạn thần sau sinh, cần lưu ý một số biểu hiện lâm sàng ở người mẹ như sau:
    - Lo lắng thái quá về thai kỳ, khí sắc không ổn định, cảm xúc buồn khổ, trầm cảm, than phiền nhiều về cơ thể, mệt mỏi.
    - Đòi hỏi yêu sách đối với người thân.
    - Đột ngột mê tín dị đoan.
    - Thay đổi thói quen ăn uống hoặc ăn uống miễn cưỡng.
    - Tránh sinh hoạt vợ chồng.
    - Cường độ nôn mửa không bình thường, kéo dài dai dẳng.
    - Thiếu sự quan tâm chăm sóc tình cảm cho người chồng hoặc gia đình.
    (Theo Đại Đoàn Kết)​
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bệnh hậu sản thường gặp

    Tình trạng giảm mật độ khoáng xương (có thể hiểu là loãng xương) lúc mang thai và sau khi sinh cho em bé bú là tình trạng thiếu canxi sinh lý.
    Dấu hiệu cơ bản của chứng loãng xương là sau khi sinh con từ 1-2 tháng, sản phụ bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức khắp người, nhất là khu vực vai, lưng, bàn chân. Một số người không thấy có triệu chứng gì khi bị loãng xương hoặc bỏ qua những triệu chứng nhẹ như đau lưng âm ỉ.
    [​IMG]


    Tập thể dục sau sinh là liệu pháp tốt cho sức khỏe.Ảnh: TL

    Nguyên nhân
    - Do tình trạng mật độ xương trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú.
    - Do một lượng lớn vitamin D từ cơ thể mẹ đã bị tiêu hao vì phải nuôi dưỡng thai nhi.
    - Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể bạn tăng lên. Điều này có tác động đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu (biểu hiện là tình trạng đau lưng, mỏi khớp khi mang thai và kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh).
    - Căng thẳng, bận rộn chăm con khiến cơ thể mệt mỏi và hay xuất hiện những cơn đau mỏi xương khớp.
    Điều trị
    Phần lớn các trường hợp loãng xương ở phụ nữ sau sinh là hội chứng loãng xương sinh lý. Tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể sau 6-12 tháng cho con bú và có thể khỏi sau 6-12 tháng ngừng cho con bú.
    Với những trường hợp loãng xương nghiêm trọng, khi ấy bạn có thể phải sử dụng thuốc giảm đau hoặc dùng các loại thuốc uống, thuốc bổ sung vitamin D, theo điều trị và chỉ định của bác sĩ...
    Phòng chứng loãng xương sau sinh
    - Canxi là thành phần cấu trúc quan trọng của xương. Vì vậy, bạn nên cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi cho cơ thể qua ăn uống và vận động hợp lý mỗi ngày. Hàm lượng canxi trong thời gian cho con bú luôn cao hơn bình thường, khoảng 1.500mg/ngày. Các thực phẩm giàu canxi là sữa, đậu tương, lòng đỏ trứng, rau cải, cá tôm...
    - Nên bổ sung thêm các nguồn thực phẩm giàu vitamin D như trứng, nấm tươi, lươn, trai, sò...
    Sinh khi sinh con khoảng một tháng, sức khỏe của sản phụ đã phục hồi, có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng. Không chỉ phòng được chứng loãng xương, vận động còn giúp bạn tăng cường sức khỏe và sớm lấy lại vóc dáng sau sinh.
    Theo Sức khoẻ đời sống
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bệnh hậu sản thường gặp

    Ngày xưa, khi nói đến bệnh “Hậu sản”, dân ta thường nói đến “Máu Hậu sản” do bệnh tâm lý uất ức trong thời kỳ hậu sản, gây nên chứng “động kinh” chết người đi đôi với chứng “tê liệt toàn thân” (paralysis) hay “bán thân bất toại” (hemiparesis), với miệng méo xẹo (facial nerve paresis) và nói không ra tiếng (aphasia) v.v... “Chứng động kinh” do tâm lý uất ức mà gây nên nầy, ngày nay y khoa gọi là “stroke” do huyết áp cao làm vỡ mạch máu trong não và máu tụ lại đè lên trên não bộ sinh ra các triệu chứng về thần kinh học. Vào những thời kỳ xa xưa đó, đàn bà sinh đẻ thường dễ mắc phải huyết áp cao do tập tục ăn mặn sau khi sinh. Bà sản phụ nào trước ngày đi sinh cũng “thủ sẵn” một chai muối tiêu để dùng và sau khi sinh thường ăn đồ ăn rất mặn. Điều này đã làm cho huyết áp dễ gia tăng quá mức và chỉ chờ có cơ hội là tai nạn bộc phát. Tuy nhiên theo y khoa ngày nay, “bệnh hậu sản không chỉ gồm có bấy nhiêu mà thôi. Ngày nay, “bệnh hậu sản” được chia ra làm nhiều thứ. Tuy nhiên “Chứng kinh giật khi có thai” (Eclampsia) với huyết áp gia tăng do thai nghén gây nên trước và sau khi sanh đã không được các bác sĩ y khoa ngày nay cho là một chứng bệnh hậu sản. Mỗi khi nói đến các “chứng bệnh hậu sản” (post-partum) của các sản phụ Việt Nam, các bác sĩ sản khoa Việt Nam đã dựa theo kinh nghiệm nhà nghề đưa ra những nguyên nhân mà G.S Y Khoa Trần Ngọc Ninh đã ghi lại sau đây:

    1/ Xuất huyết sau khi sinh (Post-partum hemorrhage): Xuất huyết sau khi sinh thường do nhau còn sót trong tử cung hoặc do tử cung không co lại.

    2/ Sốt hậu sản (Puerperal fever) vì nhiễm trùng tử cung (Puerperal infection) do sự thiếu vệ sinh trong khi sinh hoặc vì sự làm độc do sự xâm nhập của các thứ vi trùng vào trong cơ thể sản phụ.

    3/ Bệnh uốn ván do sự co cứng cơ (Tetanus puerperal) vì cắt cuống rốn bằng các vật liệu không được khử trùng như với mảnh sành chẳng hạn.

    4/ Bệnh lao (Tuberculosis), thường trở nên rất nặng sau khi sinh đẻ do thiếu dinh dưỡng vì đã theo “thực đơn kiêng cữ” theo cổ truyền như chỉ ăn nước mắm chưng chẳng hạn.

    5/ Đau tim (Myocarditis, Cardiac Beri-beri)

    6/ Bệnh phù thũng do thiếu Vitamine B1 (Beri-Beri).

    Trong các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thường xảy ra nhất là nguyên nhân “Sốt hậu sản do nhiễm trùng tử cung” (Puerperal Infection). Nguyên nhân nầy là nguyên nhân số một, không những cho các sản phụ hồi xưa mà còn cho các sản phụ ngày nay ở những xứ nghèo khó như ở các xứ Phi Châu chẳng hạn. Theo thống kê của Cơ quan Y tế Quốc tế (WHO = World Health Organization) thì thống kê năm 1985 cho thấy trên thế giới đã có 500.000 trường hợp sản phụ thiệt mạng khi sinh đẻ. 20 năm sau, vào năm 2005, mặc dù với tiến bộ của y khoa, con số sản phụ chết vì chứng bệnh nhiễm trùng khi sinh đẻ trên thế giới cũng vẫn còn ở mức 536.000 người (theo tạp chí Times, vol. 172, số 13, năm 2008).
    (Tạp chí Sông Hương)
     

Chia sẻ trang này