Các loại trà chữa bệnh

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 2 Tháng mười hai 2007.

  1. Trà hoa cúc có thể ngừa bệnh nhức mỏi cơ và cảm lạnh

    Uống trà hoa cúc La mã có thể chống lại lại được bệnh cảm lạnh và sự rối loạn kinh nguyệt. Mỗt ngày uống 5 tách trà trong vòng nửa tháng là có thể đủ để thải ra một lượng chất độc trong nước tiểu giúp cơ thể loại trừ chứng đau nhức cơ bắp hay chống lại các chứng viêm sưng.
    Trong nhiều năm, con người đã sử dụng hoa cúc như là một loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm loét. Nó cũng chống lại quá trình oxy hoá và những tinh dầu cần thiết chiết xuất từ cánh hoa được cho thấy là có chứa những chất khử trùng.
    Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Imperial ở London đã kiểm tra nước tiểu của 14 người uống trà hoa cúc. Các nhà nghiên cứu đã lập ra một cuộc điều tra những thay đổi trong cơ thể khi con người dùng trà hoa cúc. Họ đã kiểm tra nước tiểu của những tinh nguyện viên hàng ngày trước và sau khi những người này dùng trà hoa cúc La mã. Khi sử dụng trà, chất Glyxin và chất chống viên khuẩn trong nuớc tiểu tăng cao, điều này có thể xoá sạch những triệu chứng mệt mỏi cơ bắp.
    Sau khi những người tình nguyện dừng uống trà vào cuối tuần thứ hai, nồng độ glyxin và hippurate vẫn tăng lên trong 2 tuần tiếp theo, điều này khẳng định có thể những ảnh hưởng của trà hoa cúc La mã đối với con người là mãi mãi.
    Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cảnh báo những sản phẩm được gọi là "tự nhiên" không phải là vô hại. Loại trà này có thể gây ra những phản ứng khó chịu ở những người bị dị ứng cỏ phấn hương. Trà hoa cúc La mã cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt. Những phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên thận trọng khi uống trà này vì những tác động của nó đến thai nhi.
    NHƯ BÌNH (Theo BBC)

    ( Tuổi Trẻ)
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười hai 2007
  2. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các loại trà chữa bệnh

    CÁC LOẠI TRÀ CHỮA BỆNH

    1. Trà lá dâu:
    Lá dâu có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Do vậy, uống trà lá dâu rất tốt đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, đái đường, béo phì. Mỗi lần hái khoảng 10 gam, hãm trong nước sôi, uống thay cho trà. Chú ý: Để tăng tác dụng trị bệnh, lá dâu dùng làm trà nên hái sau khi sương xuống.
    2. Trà tâm sen:
    Uống trà tâm sen lâu dài ngoài tác dụng hạ huyết áp còn có khả năng thanh nhiệt, an thần, cường tâm, điều trị có hiệu quả các chứng mất ngủ, đau đầu, yếu tim do bị cao huyết áp gây ra. Sáng uống một ấm, chiều uống một ấm (mỗi ấm khoảng 6 gam).
    3. Trà hoa cúc:
    Hoa cúc có tác dụng làm giãn động mạch vành, gia tăng lưu lượng máu đi qua động mạch vành. Do đó, uống trà hoa cúc không những người mắc bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành tim tín hiệu khả quan trong điều trị, mà nó còn có khả năng bình gan sáng mắt, thanh nhiệt giải độc, giảm lượng cholesterol trong máu. Mỗi lần dùng 10 gam, hãm trong nước sôi uống thay trà.
    4. Trà sơn tra:
    Sơn tra có tác dụng tăng cường và điều tiết cơ tim, giãn mạch máu, giảm cholesterol trong máu. Những người mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ nhiều trong máu mỗi ngày dùng 30 gam, hãm trong nước sôi dùng thay nước uống.
    5. Trà quyết minh tử:
    Quyết minh tử có tac sdụng ức chế sự gia tăng cholesterol trong máu. Ngăn ngừa bệnh nhũn động mạch, hạ huyết áp, thanh gan sáng mắt. Những người bị đái đường, mỡ nhiều trong máu có thể sử dụng lâu dài như một phương thuốc giữ gìn sức khỏe. Mỗi ngày dùng 10 gam thay trà.
    6. Trà lá thị:
    Trong lá thị có nhiều Vitamin C và Rotin rất tốt cho sức khỏe và phòng trị bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành tim và thiếu máu cơ tim. Lấy lá thị tươi non 30 gam hoặc 15 gam lá thị khô, hãm nhanh trong nước sôi, cho thêm ít đường trắng rồi uống.
    7. Trà đan sâm:
    Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, cải thiện tuần hoàn máu, rất thích hợp trong việc phòng và chữa bệnh mạch vành tim. Nghiền đan sâm thành dạng mạt lớn, mỗi lần lấy 10 gam hãm trong nước sôi uống thay trà.
    8. Trà câu khởi tử:
    Câu khởi tử có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Những người bị cao huyết áp hoặc do mắc bệnh mạch vành tim mà xuất hiện chứng đau đầu, hay quên, khí đoản, mất ngủ, thị lực giảm, tai nghe như có tiếng gõ, yếu tim; mỗi ngày nên dùng 30 gam câu khởi tử hãm trong nước sôi để uống.
    9. Trà hoa hòe:
    Hoa hòe có tác dụng giảm huyết áp rất nhanh, nên có thể dùng để phòng trị cao huyết áp, tràn máu não. Mỗi ngày dùng 10 gam, pha ngập trong nước sôi, uống thay trà.
    (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, ngày 18/09/2002, Số 174(1468), tr.13)
    (laocai.gov.vn)
     
  3. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các loại trà chữa bệnh

    Nước trà là loại nước được nhiều người ưa thích, vừa là nước giải khát, giải nhiệt giúp ra mồ hôi lại vừa bổ sung nước cho cơ thể.
    Ngoài tác dụng làm nước uống, nếu kết hợp uống trà với các vị thuốc (gọi là trà thuốc) còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất hiệu quả.
    Sau đây xin giới thiệu một số loại trà thuốc đơn giản dễ chế biến.
    Trà gừng
    Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp.
    Trà gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.

    Trà muối
    Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm...
    Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: Thận, tâm và tỳ.
    Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.

    Trà đường
    Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.

    Trà sơn tra
    Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.

    Trà hành
    Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng. Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.

    Trà gạo
    Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.

    Trà tỏi
    Lấy 1 củ tỏi giã nhỏ, 60g trà hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày. Tác dụng chữa bệnh lỵ amip mãn tính, thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn thông khiếu, long đờm. Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2 kinh can và vị.

    Trà hoa cúc
    Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu đời.

    Trà mật ong
    Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa bệnh viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.

    Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh thông thường rất thuận lợi.



    ( Vietnet)
     
  4. kientrong

    kientrong New Member

    Tham gia ngày:
    9 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các loại trà chữa bệnh

    các vị cao nhân em dang uống loại trà atiso cho em hỏi công dụng của loại trà này là gì:-bd
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng chín 2008
  5. SaoDem

    SaoDem New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    203
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các loại trà chữa bệnh

    [​IMG]1. Giàu vitamin và chất khoáng

    Một lượng Atiso trung bình đáp ứng 20% nhu cầu vitamin C của cơ thể trong 1 ngày, cung cấp khoảng 60calo đồng thời giàu kali và magiê nên rất tốt cho tim mạch.

    Khả năng chống lại quá trình ôxy hoá của Atisô giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.

    2. Tốt cho hệ tiêu hoá

    Gan yếu, hoạt động kém sẽ không kịp tiêu hoá lượng thức ăn cơ thể đưa vào gây đau dạ dày, đầy bụng, đau bụng sau khi ăn và khó tiêu, Atisô kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt.

    Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra những tiến triển rõ rệt khi điều trị chứng khó tiêu bằng chiết xuất astisô.

    3. Giảm cholesterol và bệnh tim

    Astiso hạn chế cholesterol từ các chất béo cơ thể hấp thu, gan không tiết đủ mật gây tăng cholesterol cho cơ thể nên những người mắc các bệnh về gan thường có chỉ số cholesterol cao.

    Astisô kích thích gan tiết mật nên giúp giảm cholesterol. Nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng dùng chiết xuất Astisô trong thời gian 6 tuần giảm lượng cholesterol xấu LDL xuống còn hơn 22 %.

    Astisiô ngừa việc hình thành những cholesterol mới ở vùng gan.


    4. Giảm lượng đường máu

    Gan tiết ra mật để tiêu hoá thực phẩm và chất béo cơ thể đưa vào đồng thời giữ lượng đường dư dưới dạng glycogen rồi biến đổi lại thành glucose cung cấp cho máu.

    Đây là 1 hệ thống hoạt động hoàn hảo trong cơ thể. Tuy nhiên ở một số người, gan làm việc liên tục tạo ra quá nhiều glucose mà máu không cần tới, lượng glucose thừa này gây ra bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khoẻ khác.

    Qua nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng trong Astiso có chứa chất có khả nặng ngăn chặn quá trình tạo ra quá nhiều glucose trong gan.

    5. Lựa chon Atisô đủ tiêu chuẩn

    Chọn Astisô có lá màu xanh, không nên dùng những loại lá đã phơi khô hay lá héo.

    Nên tỉa khoảng 2,5cm từ ngọn cây và cắt khoảng 0,6cm phía đầu lá vì phần dưới rất thô ráp và không ăn được.

    Có thể dùng Astisô dưới hình thức hấp cách thuỷ hay đun trong nước sôi khoảng 30 phút để ăn hoặc uống.

    Quỳnh Liên
    Việt Báo (Theo_DanTri)

    Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
    Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.

    Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

    Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...

    Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.

    Theo Sài Gòn tiếp thị
     

Chia sẻ trang này