Các loại viêm họng và cách chữa

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 18 Tháng hai 2008.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Viêm họng do virus rất hay gặp trong mùa lạnh, thường kết hợp với viêm kết mạc mắt, xuất hiện ở các nhà trẻ và có thể gây thành dịch.
    Viêm họng thường bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu như đau họng, sốt, nuốt vướng và đôi khi nuốt đau lên tai, toàn trạng khó chịu và mỏi mệt. Khám thấy họng viêm đỏ hoặc amiđan to lên. Sờ góc hàm và máng cảnh phía trên thấy hạch cổ to lên và đau. Tùy theo hình ảnh lâm sàng mà phân ra các loại viêm họng đỏ, viêm họng bựa, viêm họng giả mạc và viêm họng loét.
    Viêm họng đỏ và viêm họng bựa thường gặp nhất và hay kết hợp với nhau. Niêm mạc đỏ đồng đều, kết hợp với chất bựa trắng ngà không dính, nằm trên mặt của amiđan, tạo thành các mảng trắng biệt lập hoặc xen lẫn với nhau. Nhưng hầu hết các mảng trắng này đứng biệt lập, ta còn gọi là viêm amiđan cấp tính.
    Viêm họng loét chỉ chiếm khoảng 5% và thường là một bên. Khám thấy một vết loét trên mặt amiđan được bao phủ bằng lớp bựa dày, còn gọi là viêm họng vinceut, thường gặp ở những người trẻ tuổi. Toàn trạng mệt mỏi mặc dù sốt không cao. Sờ vào amiđan thấy mềm. Nếu thấy loét họng hoại tử hai bên, phải làm tủy đồ để loại trừ bệnh ung thư máu và bệnh mất bạch cầu hạt. Trường hợp viêm loét amiđan kéo dài ở những người nghiện rượu - thuốc lá, cần nghĩ tới ung thư amiđan.
    Viêm họng giả mạc chỉ chiếm 2-3% nhưng cần phải cảnh giác vì nó có thể là viêm họng bạch hầu, một bệnh nặng. Trong trường hợp này, bệnh nhân nhợt nhạt, sốt trên 38,5 độ C; giả mạc có màu trắng ánh xà cừ, dày, lan rộng và rất dính vào niêm mạc của amiđan và họng. Có khi giả mạc lan xuống thanh khí quản, nhất là ở trẻ nhỏ, gây cản trở đường thở làm trẻ khó thở, suy hô hấp.
    Viêm họng do liên cầu gây nhiều biến chứng, nhưng hay gặp nhất là thấp khớp cấp và viêm cầu thận. Ngoài những biến chứng xa như thấp tim, viêm họng do liên cầu còn gây viêm tấy, áp-xe quanh amiđan, hoặc viêm tế bào vùng cổ lan rộng.
    Viêm họng do virus cũng rất hay gặp. Hầu hết các trường hợp viêm họng do virus đều có thể tự khỏi trong vòng 4-5 ngày (nếu không có bội nhiễm vi khuẩn). Bệnh hay kết hợp với viêm kết mạc mắt, rất hay gặp ở các nhà trẻ và có thể gây thành dịch.
    Về điều trị, nếu là viêm họng do virus thông thường, không có bội nhiễm thì không cần dùng kháng sinh. Nếu do liên cầu khuẩn, cần điều trị tích cực bằng kháng sinh và theo dõi biến chứng như thấp tim.
    Hầu hết viêm họng do nhiễm khuẩn đều có tiến triển tốt nếu dùng kháng sinh thích hợp, đủ liều, đủ thời gian. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, chúng có thể gây các biến chứng cấp như áp-xe quanh amiđan, áp xe thành sau họng, có thể trở thành viêm họng mạn tính. Nếu các viêm mạn tính ở amiđan có các đợt bộc phát gần nhau (trên 4 lần/năm), điều trị bảo tồn tại chỗ và toàn thân không kết quả, có thể phải tiến hành phẫu thuật như cắt bỏ amiđan.​
    BS. Trần Mạnh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
    (VNE)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các loại viêm họng và cách chữa

    Chữa viêm họng hạt bằng súc họng nước muối
    [​IMG]Không nên pha nước muối quá mặn.
    Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
    Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)

    Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
    Cách súc họng
    Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.
    Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
    Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
    Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.​
    BS Vũ Nhất Minh, Sức Khỏe & Đời Sống
    (VNE)​
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các loại viêm họng và cách chữa

    Cháu thường xuyên bị viêm họng. Cháu nghe nói bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Xin quý báo cho biết cháu phải chữa trị thế nào để tránh được các biến chứng đó? (Lê Thanh Tâm - Hải Dương)
    [​IMG] Họng là một cơ quan đặc biệt của cơ thể, hằng ngày, hằng giờ nó luôn phải tiếp xúc với nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm, do vậy viêm họng là bệnh hay gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi mùa. Nếu cháu thường xuyên bị viêm họng thì rất có thể cháu bị viêm họng mạn tính.
    Các biểu hiện lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ cảm thấy mệt mỏi. Dấu hiệu quan trọng nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt là dấu hiệu ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan hoặc có thể có ít đờm làm người bệnh khó chịu phải khạc nhổ liên tục. Khám thực thể không phát hiện gì đặc biệt, chỉ có thể thấy tình trạng sung huyết đỏ, xuất tiết như nước cháo, nước hồ dính ở thành sau họng hoặc các tổ chức lympho phát triển mạnh ở thành sau họng, mà người ta gọi là viêm họng quá phát hoặc viêm họng hạt.
    Những biến chứng có thể xảy ra của các loại viêm họng nói chung là:
    - Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.
    - Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi.
    - Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…
    Với viêm họng mạn tính, để điều trị bệnh, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc, bằng axít chromic, đốt điện, đốt bằng laser CO2 hoặc bằng nitơ bạc. Tuy nhiên các biện pháp phòng bệnh là quan trọng hơn cả.
    Cháu cần giữ ấm cổ, ngực, vệ sinh răng miệng, không sử dụng các chất kích thích, tránh khói bụi, bồi dưỡng sức khỏe để tránh bệnh bị tái phát.
    (Sống khỏe ’s Blog - Theo báo Tuổi trẻ)
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các loại viêm họng và cách chữa

    Viêm họng cấp: Triệu chứng và cách điều trị
    Dân trí) - Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim. Triệu chứng:

    Thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Bệnh nhân càng thấy đau họng hơn khi ho, nói.

    Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Đồng thời người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

    Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3-4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

    Biến chứng của viêm họng cấp:

    Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…

    Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

    Biểu hiện của bệnh:

    Trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

    Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

    Điều trị viêm họng cấp:

    Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Đồng thời nên uống nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi bị viêm họng cấp, chủ yếu là chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
    Hồng Hải

    ( haiphong.gov.vn)
     

Chia sẻ trang này