Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 10 Tháng chín 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Các thể lao và triệu chứng bệnh lao​
    [​IMG](Dân trí) - Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tuỳ theo vị trí bị bệnh, người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.
    Bác sĩ, Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cho biết, 80% người bị lao là thể lao phổi, tuy nhiên, 20% còn lại là những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó.

    Những loại lao thường gặp

    Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu.

    Những người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

    Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất là lao phổi, chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi xét nghiệm đờm có vi trùng lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều.

    Do vậy, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh.

    Triệu chứng của bệnh lao

    Triệu chứng toàn thân: Cho dù bệnh lao có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những triệu trứng riêng, điển hình. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu…

    Triệu chứng tại chỗ: Tuỳ theo vị trí hay cơ quan bị bệnh lao mà biểu hiện các triệu chứng tại chỗ khác nhau, ví dụ:

    - Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm…

    - Bệnh lao hạch: Người bị lao hạch thường xuất hiện hạch to dính với nhau thành từng khối chắc nổi rõ trên da, trong đó, có tới 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân không thấy bị đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ bị mắc bệnh lao hạch.
    - Bệnh lao lao xương khớp: Triệu chứng điển hình là đau tại chỗ bị bệnh, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không điều trị có thể gây rò mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động…

    - Bệnh lao màng não: Có các biểu hiện dấu hiệu thần kinh như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật…

    Hồng Hải (ghi)
    ( Dantri)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

    Trong hệ xương khớp, cột sống thắt lưng là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong bệnh lao xương. Triệu chứng điển hình là đau lưng âm ỉ và tăng dần, đi kèm sốt nhẹ về chiều. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh gầy sút và suy nhược.

    Có trường hợp ở bên ngoài thắt lưng phát triển khối u, ấn vào thấy mềm, không đau nhức. Một thời gian khối u vỡ, giải phóng nước vàng và chất bã đậu, tạo vết loét gọi là “áp xe lạnh ngoài cột sống”. Trong đa số trường hợp, cột sống thắt lưng xuất hiện khối u nổi cộm dưới da, hạn chế cử động. Tình trạng này do vi khuẩn tấn công phần trước đốt sống, khiến phần còn lại của đốt sống bị lệch ra ngoài.

    Khi vi khuẩn tấn công vùng khớp háng, người bệnh nổi hạch bẹn, sưng đỏ và đau nhức. Sau một thời gian hạch xuất hiện lỗ rò rỉ, tiết dịch, tạo diều kiện lây lan, truyền bệnh cho người khác qua chung đụng. Tổn thương từ hạch bệnh có thể làm teo cơ mông, cơ đùi. Ngoài ra, các khớp xương vai, cổ tay, cổ chân, khớp cũng dễ bị vi khuẩn tàn phá.

    Biến chứng đáng sợ nhất trong bệnh lao xương khớp là bại liệt tứ chi hoặc hai chi dưới, tùy theo vị trí tổn thương ở cột sống. Nguyên nhân dẫn đến là do vi khuẩn làm cột sống biến dạng, chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Phát hiện biến chứng muộn, việc chạy chữa không đúng chuyên môn là lý do để mầm bệnh phát triển rộng đến các cơ quan, phổi, màng não… gây nguy kịch dẫn đến tử vong.

    Đối tượng bệnh lao xương khớp thường xảy ra ở tuổi 20-40. Yếu tố nhiễm bệnh từ mối quan hệ với người bệnh, nhất là lao phổi. Có tỷ lệ nhỏ nhiễm phải mầm bệnh từ sữa của bò mắc bệnh lao. Nhưng phần lớn lao xương khớp là biến chứng của lao phổi, lao hạch, lao thận, bàng quang… Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo máu di chuyển đến các khớp xương còn là hậu quả của bệnh lao hạch cổ, còn gọi là bệnh tràng hạt.

    Với tiến bộ của những phương pháp điều trị, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 9-12 tháng. Dù vậy, trong thực tế còn một tỷ lệ nhỏ bệnh không chữa khỏi, đưa đến hậu quả đáng tiếc. Việc chữa trị chắp vá, gián đoạn, để vi khuẩn kháng thuốc là nguyên nhân thất bại trong điều trị.

    Trong 2-3 tháng đầu, phác đồ điều trị lao xương gồm:

    - Isoniazit (INH Rimifon 150 mg) với liều 5 mg cho 1 kg thể trọng trong 24 giờ.

    - Rifampicin 300 mg (Rifadin, Rimactan) liều 12 mg/kg/24 giờ.

    - Ethambutol 400 mg (Myambutol, Syntomen…) liều 20 mg/kg/24 giờ.

    - Streptomycin 1 g tiêm bắp thịt 1 g/ngày. Người trên 60 tuổi tiêm ngày 0,75g (2/3 liều).

    Tất cả 3 loại thuốc uống và một loại thuốc tiêm phải sử dụng tập trung cùng lúc. Sau liều trị đầu tiên, bệnh chuyển biến tích cực, phác đồ nối tiếp chỉ cần duy trì Isoniazit và Rifampicin trong suốt thời gian còn lại. Trường hợp khác đã tổn thương, cũng cần có chỉ định cố định khớp. Người bị tổn thương cột sống nên dùng giường bột. Trường hợp vị trí tổn thương ở khớp tay, chân, phải dùng máng bột mới thực sự an toàn. Nếu người bệnh tổn thương cột sống cổ, cũng có độ lệnh cao và có nguy cơ chèn ép tuỷ, rễ thần kinh, cần bó bột trong 3 - 6 tháng.

    Để phát hiện sớm bệnh lao xương khớp, khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần nhanh chóng khám và xét nghiệm X quang (phổi, cột sống hoặc vị trí xương khớp tổn thương), soi vi khuẩn (chọc hút từ vị trí tổn thương). Tùy tình trạng cụ thể, có thể tiến hành tìm kết quả Mantoux, tốc độ lắng máu, công thức máu…

    (Theo Thế giới Mới)
    ( maiyeuem.net)
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

    Lao vú: Một lọai bệnh lạ 08:57' 31/03/2005 (GMT+7) [FONT=arial, helvetica, sans-serif](VietNamNet) - Gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện một thể lao lạ gọi là lao vú, vốn rất dễ nhầm với ung thư hay áp-xe vú. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, phóng viên VietNamNet đã trao đổi với BS Trần Đình Thanh, Trưởng khoa Ung bướu BV Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM). BS Thanh cho biết:[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]
    [​IMG] Một biểu hiện của bệnh lao vú.
    Tháng 11/2001, ca lao vú đầu tiên được ghi nhận tại BV Ung bướu TP.HCM. Đó là một bệnh nhân nữ, sinh năm 1965, ngụ ở Gò Vấp, nhập viện trong tình trạng vú trái bị sưng và có khối u. Sau khi làm được làm sinh thiết, bệnh nhân đã được chẩn đoán là lao vú và được chữa khỏi bệnh. Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán là áp-xe vú, nghi ung thư và đã đi chữa trị nhiều nơi. Đây cũng là bệnh nhân vừa được BV Ung bướu tiếp tục làm phẫu thuật cắt lọc đường dò (dù đã điều trị xong bệnh lao) vào tháng 3/2005.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sau bệnh nhân này, tiếp tục có thêm nhiều bệnh nhân khác bị lao vú. PGS BS Nguyễn Chấn Hùng, Giám đốc BV Ung bướu đã gợi ý, hướng dẫn để BS Thanh và các BS Khoa Nội 4, BV Ung bướu làm đề tài nghiên cứu về lao vú. Đề tài này đã được báo cáo tại một hội nghị về Ung thư diễn ra tại TP.HCM hồi gần đây .[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]
    [​IMG] BS Trần Đình Thanh
    Phóng viên:
    Tại sao lao vú lại bị nhầm lẫn với ung thư, áp xe vú và nó có nguy hiểm như các bệnh lao khác không, thưa Bác sĩ?[/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]BS Trần Đình Thanh: Có sự nhầm lẫn này là do chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X-quang) và biểu hiện lâm sàng của 2 bệnh này là gần giống nhau. Lao vú chỉ có thể được chẩn đoán chính xác qua việc giải phẫu bệnh (làm sinh thiết) tìm nang lao điển hình và phết mủ tìm vi trùng lao (Rất khó vì các ca đều không tìm thấy vi trùng lao trong dịch tiết mô vú và mẫu sinh thiết). Trong một số trường hợp khó chẩn đoán phải kết hợp bệnh sử, kết quả giải phẫu bệnh và điều trị ung thư đáp ứng. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Do dễ nhầm lẫn như vậy nên nếu chẩn đoán sai, sẽ rất tốn kém khi chữa trị và bệnh nhân có thể bị... đoạn nhũ. Bên cạnh đó, nếu để lâu sẽ gây ra đường dò bên trong, phải phẫu thuật tiếp dù đã điều trị hết bệnh lao như trường hợp trên hoặc làm biến dạng vú gây ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề. Nó cũng có thể gây ra những thể lao khác như xâm nhập ngược trở lại lồng ngực, gây ra lao phổi và lao màng phổi.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- BS có thể cho biết đường lây của bệnh và lứa tuổi nào là dễ mắc bệnh nhất?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo các tác giả nước ngoài thì lao vú lây qua các đường: Vi trùng lao được hít vào phổi, qua đường máu tới vú; Do vi trùng lao lan ngược từ các hạch lympho bị lao ở nách, từ những ổ bệnh lao trong lồng ngực như phổi, màng phổi hay từ xương sườn; Vi trùng lao xâm nhập do các vết trầy xước da và qua các lỗ ống sữa ở đầu vú.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lứa tuổi dễ mắc nhất là từ 25-45 tuổi. Đây là độ tuổi sinh nở, cho con bú. Tuyến vú rất phát triển, cơ hội cho vi trùng lao dễ dàng tấn công. Tuy nhiên, trong những trường hợp vừa qua, cũng có những trường hợp ở độ tuổi 70. Chị em phụ nữ cần cảnh giác trước vẫn hơn. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Bệnh này liệu có chữa khỏi và khi nào thì bệnh nhân nên nghĩ đến mình bị lao vú?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nếu phát hiện sớm, lao vú sẽ được điều trị dứt bằng những thuốc kháng lao thông thường, thời gian từ 8-9 tháng theo chương trình chống lao quốc gia. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nếu bệnh nhân có những triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, sụt cân và bị viêm loét da vú, đau, sưng vú, sờ thấy u ở một bên vú cũng như các yếu tố nguy cơ như sống ở vùng có nhiều người bị mắc lao hay gia đình và bản thân từng có tiền căn lao, phụ nữ cho con bú, cơ thể bị suy giảm sức đề kháng và dinh dưỡng kém thì nên đi đến BV chuyên khoa về ung bướu để được chẩn đoán đúng và chuyển đến nơi điều trị phù hợp. Điều lưu ý là đối với triệu chứng đau vú, bệnh nhân chỉ đau nhẹ khi đụng tới hay mặc áo, không đau kiểu cắn hay như bị kim châm.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Khi nào thì bệnh nhân phải phẫu thuật?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các BS sẽ thực hiện điều này khi cần lấy mẫu sinh thiết, dẫn lưu áp- xe, cắt lọc đường dò hay lấy khối bướu còn sót lại sau khi điều trị lao.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Thưa BS, đây có phải là một thể lao mới chưa từng có trong y văn thế giới?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]-Đây là thể lao hiếm, nhưng nói mới thì không phải. Theo y văn thế giới thì ca đầu tiên được phát hiện vào năm 1829 bởi Sir AsHey Cooper (Anh). Đến nay trên thế giới đã có khoảng 500 ca. Tại VN, năm 1956, trong nguyệt san y học thực hành của Bộ Y tế, BS Đỗ Bá Hiển đã có bài viết về cách chẩn đoán và thái độ điều trị đối với một khối u vú. Năm 1981, trong bài báo cáo của tác giả Nguyễn Huy Thiêm và Lê Nguyên Hành có đề cập (không khảo sát chuyên sâu) đến 7 ca lao vú được phát hiện trong số 451 ca chụp vú tại BV K Hà Nội. Tại TP.HCM, từ tháng 11/ 2001- tháng 3/2004 có 20 ca được phát hiện tại BV Ung Bướu. Tuy nhiên, con số đó đến nay là khoảng 30 trường hợp.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Lao vú chỉ có thể xuất hiện ở phụ nữ?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]-Điều này sai. Lao vú ở nam đã được phát hiện trên thế giới dù cực kỳ hiếm. Y văn thế giới chỉ ghi nhận có 3 trường hợp lao vú ở nam vào năm 1999 và năm 2002 [/FONT]
    • [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vân Điển (thực hiện)[/FONT]
    ( vnn.vn)
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

    Nhận biết và phòng ngừa lao cột sống
    Ngoài các nguyên nhân thường gặp của hội chứng đau lưng do thoái hóa đĩa đệm cột sống cần chú trọng phát hiện sớm những biểu hiện ban đầu của bệnh.
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif][​IMG][/FONT][FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Lao cột sống gây tổn thương đĩa đệm và thân đốt sống.[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif] Nếu được xác định chẩn đoán và điều trị tại chuyên khoa bệnh lao thì có thể tránh được những hậu quả nặng nề sau này.[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Lao cộng sống chủ yếu gây tổn thương ở đĩa đệm và thân đốt sống, hiếm gặp tổn thương ở cung sau. Bệnh có thể xảy ra tiên phát ở cột sống, có thể là thứ phát ở bệnh nhân lao phổi, lao hạch...[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Dấu hiệu nhận biết bệnh[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Ngoài hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như trong các bệnh lao khác, các triệu chứng về cột sống và rễ thần kinh biểu hiện như sau: khi mới bị bệnh triệu chứng chủ yếu là đau tại chỗ đốt sống bị tổn thương, sau đó lan theo rễ thần kinh tương ứng, đau tăng khi đi lại, mang vác, khi ho, hắt hơi... nằm nghỉ thì đỡ đau, đau tăng dần, các phương pháp điều trị giảm đau không đỡ. Khám thấy có điểm đau ở cột sống. Cột sống thắt lưng bị giảm hoặc mất độ ưỡn cong sinh lý, hạn chế vận động, co cứng các cơ cạnh cột sống. Đến giai đoạn bệnh toàn phát, đĩa đệm và cột sống bị phá hủy nặng, đồng thời tạo thành ổ áp-xe lạnh quanh vùng bị tổn thương. Biểu hiện lâm sàng nặng nề, đau ở đốt sống bị tổn thương tăng lên, đau liên tục, kèm theo các rễ thần kinh, có hội chứng chèn ép tủy hoặc đuôi ngựa. Đốt sống bị tổn thương lồi ra phía sau, cột sống có thể bị lệch vẹo, vận động bị hạn chế. Tùy theo đốt sống bị tổn thương sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng, ví dụ tổn thương đốt sống ngực D2 và D3 sẽ gây chèn ép khoang tủy nơi đó, biểu hiện lâm sàng bằng liệt hai chi dưới và có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn dinh dưỡng ở phần dưới khu vực bị tổn thương. Nếu tổn tương ở đốt sống lưng L2 và L3, sẽ gây chèn ép đuôi ngựa ở cao, biểu hiện thần kinh bằng liệt ngoại vi và mất cảm giác ở hai chi dưới, rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi, rối loạn thần kinh thực vật và dinh dưỡng nặng nề ở hai chi dưới. Khám có thể thấy ổ áp-xe lạnh, ổ mủ nằm dưới lớp da hoặc lớp cơ, tại chỗ không thấy nóng đỏ, không đau. Ổ áp-xe có vị trí khác nhau tùy theo nơi tổn thương ví dụ, lao ở cột sống lưng, mủ áp-xe đi theo liên sườn ra phía sau, tạo ổ áp-xe lạnh nằm cạnh hai bên cột sống dạng hình thoi; lao ở cột sống thắt lưng mủ áp-xe đi theo bao cơ thắt lưng – chậu xuống, tạo ổ áp-xe ở hố chậu hoặc ở bẹn (vùng tam giác Scarpa).[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân sốt, gầy sút, có thể thấy tổn thương lao ở nơi khác như lao phổi, lao hạch, lao ruột...[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Chụp Xquang có thể thấy hình ảnh tổn thương lao điển hình là đĩa đệm hẹp lại và ở giai đoạn muộn các thận đốt sống dính sát lại với nhau, bờ thân đốt sống phía trên và dưới đĩa đệm bị phá hủy tạo hang lao, thân đốt sống bị xẹp, nhất là ở phía trước làm cho đốt sống có hình chêm và cột sống bị gù, mỏng gai của đốt sống đó lồi ra phía sau. Nếu có ổ áp-xe lạnh thì trên phim Xquang sẽ thấy bóng mờ của túi áp-xe lạnh. Hình ảnh Xquang của lao cột sống khác với tổn thương ung thư như sau: trong ung thư tổn thương chủ yếu ở đốt sống, đĩa đệm không bị tổn thương, vì vậy không thấy xẹp đĩa đệm và dính các đốt sống. Tổn thương do lao không có phản ứng dày xương, ngà xương kèm theo sự phá hủy xương. Tổn thương lao ít gặp ở cung sau đốt sống, vì vậy nếu thấy phá hủy ở cung sau có thể chẩn đoán do ung thư. Các xét nghiệm khác như tốc độ lắng máu tăng, phản ứng Mantoux (+). Đối với người bệnh, khi có những biểu hiện sớm của bệnh phải đến chuyên khoa lao để được xác định chẩn đoán. Ở đó người ta còn sử dụng những phương pháp chẩn đoán hiện đại hơn và những biện pháp điều trị có hiệu quả nhất.[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Lao cột sống được điều trị như thế nào?[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]Khi mắc lao cột sống, người bệnh được sử dụng các thuốc chống lao, phải phối hợp nhiều loại rifampicin, rimifon, ethambutol..., điều trị nghiêm túc, kiên trì đủ thời gian, theo công thức chống lao có kiểm soát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa lao, dùng kết hợp với thuốc giảm đau, vitamin và tăng cường dinh dưỡng. Nếu người bệnh mới bị, bệnh còn nhẹ chỉ nằm bất động cột sống tại giường khoảng 3-4 tháng. Nếu bệnh nặng cần sử dụng giường bột, máng bột để cố định cột sống, có thể cho bệnh nhân tập vận động, xoa bóp chân tay để tránh teo cơ, cứng khớp. Chỉ định điều trị ngoại khoa khi đã có biểu hiện chèn ép tủy, chèn ép đuôi ngựa và khi có ổ áp-xe lạnh.[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif][/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]SK&ĐS-PGS. Vũ Quang Bích[/FONT]


    • ( BV Việt Đức)
     
  5. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

    Lao sinh dục nữ
    BS. Phí Đức
    (Cập nhật: 19/9/2007)


    [​IMG]Khi có dấu hiệu bất thường đường sinh dục, chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa để phát hiện sớm bệnh lao đường sinh dục.
    Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao (trực trùng KOCH) gây ra. Vi trùng lao có thể gây bệnh ở hầu hết các bộ phận của cơ thể, phổ biến nhất là phổi nhưng còn gặp lao gan, lao thận, lao ruột, lao da, lao bộ phận sinh dục (nam và nữ). Lao sinh dục dù ở nam hay nữ đều ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ. Ở phụ nữ lao có thể gặp ở vòi trứng (thường có tỷ lệ cao nhất), có thể ở dạ con, ở cổ dạ con, âm đạo và âm hộ.
    Lao sinh dục nữ bắt đầu như thế nào?
    Lao sinh dục nữ thường là lao thứ phát sau một trường hợp bị lao ở một bộ phận khác, đặc biệt là lao ở phúc mạc (màng bụng). Từ ổ bụng, vi trùng lao sẽ di chuyển vào gây bệnh ở vòi trứng và từ đó lan vào buồng dạ con, cổ dạ con, âm đạo. Tuy nhiên vi trùng lao cũng có thể lan tới bộ máy sinh dục nữ theo đường bạch huyết hay đường máu.
    Tỷ lệ mắc lao sinh dục nữ ước khoảng 1-2 người bệnh trong 100 người mắc bệnh phụ khoa.
    Các loại lao sinh dục nữ hay gặp
    Lao phần phụ
    Ở phần phụ hay gặp nhất là lao vòi trứng. Người ta ít thấy lao ở buồng trứng hoặc ở các dây chằng. Tổn thương lao ở vòi trứng thường là các tổn thương mạn tính, âm ỉ gây nên tắc vòi ảnh hưởng đến thụ thai (gây chửa ngoài dạ con khi tắc không hoàn toàn và vô sinh khi cả hai vòi hoàn toàn bị tắc). Lao ở vòi trứng có thể kèm theo với lao phúc mạc. Về tiến triển có khi biến thành túi mủ. Chẩn đoán lao phần phụ khó phân biệt với các viêm phần phụ khác không phải do lao. Nhiều trường hợp không có triệu chứng gì, chỉ khi khám vô sinh cho chụp dạ con – vòi trứng mới phát hiện được tổn thương lao.
    Lao ở dạ con
    Lao dạ con chủ yếu ở lớp niêm mạc. Vi trùng lao từ vòi trứng đi xuống, vì thế ít khi thấy lao dạ con đơn thuần mà thường đã có lao dạ con thì kèm theo có lao vòi trứng. Tổn thương lao có thể ăn sâu hết lớp niêm mạc để xâm lấn vào lớp cơ dạ con, nhưng hiếm. Do các thương tổn nằm ở niêm mạc dạ con nên bệnh thường gây ra rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, rong huyết, đau bụng kinh, kinh ít và có khi vô kinh do niêm mạc dạ con bị dính. Chẩn đoán lao dạ con không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà cần có các xét nghiệm như cấy máu kinh tìm vi trùng lao, nạo sinh thiết dạ con tìm tổn thương lao hoặc chụp Xquang dạ con – vòi trứng phát triển tổn thương và cũng để xem dạ con có bị dính hay không.
    Lao cổ dạ con
    Lao cổ dạ con ít gặp hơn, nhất là lao cổ dạ con đơn thuần. Nó cũng thường kết hợp với lao phần phụ và lao thân dạ con. Nhiều khi rất khó phân biệt các thương tổn lao ở cổ dạ con với các tổn thương ung thư vì nó cũng có thể loét, sùi và dễ chảy máu khi giao hợp hoặc khi thăm khám. Vì thế muốn khẳng định lao và loại trừ ung thư cần phải sinh thiết để tìm các thương tổn điển hình của lao trên kính hiển vi.
    Lao âm đạo
    Lao âm đạo hiếm gặp và thường cũng phối hợp với các lao ở phần trên. Tổn thương lao cũng là những vết loét, chung quanh có những hạt sẩn màu vàng. Không thể khẳng định được lao nếu không làm sinh thiết để phân biệt với các tổn thương do bệnh khác. Lao âm đạo có thể gây nên dò bàng quang hoặc dò trực tràng.
    Lao âm hộ
    Là loại lao hiếm gặp hơn cả. Tổn thương lao ở đây là các vết loét trợt trên da giống như các lao da khác, có bờ nhẵn và nền vết loét mềm. Cũng chỉ xác định được bệnh khi làm sinh thiết để chẩn đoán. Lao âm hộ hay gặp ở trẻ em gái do trẻ lê la, da vùng âm hộ bị xây xát, từ đó vi trùng lao xâm nhập.
    Về chẩn đoán
    Lao sinh dục nữ không dễ chẩn đoán vì trên lâm sàng các triệu chứng nghèo nàn, không rõ rệt, không điển hình, dễ lẫn với các loại viêm nhiễm khác không phải do vi trùng lao hoặc có những triệu chứng lâm sàng cũng như trên phim chụp Xquang có thể lẫn lộn với ung thư hoặc các bệnh lây truyền theo đường tình dục khác. Do đó cần phải có các xét nghiệm như thử phản ứng lao, tốc độ lắng máu, khám xét kỹ toàn thân để phát hiện các lao ở bộ phận khác nhất là lao phổi nhưng cần nhất là các xét nghiệm đặc hiệu đối với lao sinh dục như cấy máu kinh tìm vi trùng lao, nạo sinh thiết dạ con, chụp Xquang dạ con – vòi trứng, sinh thiết các tổn thương quan sát được ở cổ dạ con, âm đạo hay âm hộ.
    Về phòng bệnh
    Phòng lao sinh dục nữ cũng không ngoài các biện pháp phòng chống lao nói chung như cần nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chốn ở, đặc biệt cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là khi trong nhà có người mắc bệnh lao thì việc ăn ở, cách ly đúng mức rất quan trọng như không chung đụng bát đũa, không dùng chung áo quần, khăn, chậu tắm...
    Bệnh lao, kể cả lao sinh dục ngày nay là bệnh có khả năng điều trị khỏi nhưng di chứng do các tổn thương lao gây nên tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và không chữa được để có thể có lại được chức năng sinh đẻ bình thường.
    ( SKDS)
     
  6. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các thể lao và triệu chứng bệnh lao

    Bí quyết chữa khỏi bệnh lao (Kỳ II)
    PGS.TS. Hoàng Long Phát
    (Cập nhật: 2/11/2007)


    Ngoại trừ các nguyên nhân dẫn đến chữa lao thất bại đã nói ở bài trước, bệnh lao ngày nay có thể chữa khỏi được, nhưng phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây:
    Bệnh lao phải được phát hiện sớm, đồng thời chữa sớm dứt điểm
    [​IMG]Khuếch tán vi khuẩn lao qua hơi thở.
    Phát hiện càng sớm càng tốt và chữa sớm, không được chờ đợi thu xếp công việc gia đình, cơ quan... như bài trước đã nói. Ở giai đoạn này tổn thương lao phổi mới được hình thành viêm nhiễm, chưa bị phá hủy giống như mụn nhọt mới đầu viêm tấy chưa thành mủ, chữa rất dễ khỏi tổn thương lao có hình ảnh thâm nhiễm trên phim chụp Xquang phổi sau 3 tháng điều trị có thể xóa sạch không để lại dấu vết, rất ít khi bị tái phát sau này. Do đó, các nhà khoa học muốn nghiên cứu tìm các biện pháp phát hiện bệnh lao còn “trong trứng nước” để tiêu diệt. Nếu chữa muộn, vi khuẩn lao không chờ đợi ta, chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở, trung bình sau 24 giờ có một lần phân chia một vi khuẩn lao thành 2 vi khuẩn. Khoảng sau 1 tháng tổn thương lao sẽ nhuyễn hóa phá hủy thành hang hốc và tiết vi khuẩn lao (BK) theo đờm ra ngoài lây lan cho cộng đồng và ngay chính bản thân người bệnh sang các phần phổi lành khác. Sau 1 tháng một hang lao đường kính 2cm có thể hình thành và có khoảng 108 BK (một trăm triệu vi khuẩn lao), lúc đó thử đờm nhuộm soi trực tiếp chắc chắn bắt được BK (+). Theo công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học nếu trong 1ml đờm có trên 5.000 BK sẽ thử đờm nhuộm soi trực tiếp BK (+). Nếu dưới 5.000 BK/1ml đờm ít khả năng bắt được chúng, do đó trong thực tế nhiều khi về lâm sàng và chụp phổi đã có biểu hiện bệnh lao phổi rõ rồi nhưng khi thử đờm lại âm tính (-), vì thế nếu có điều kiện cần làm xét nghiệm và kỹ thuật cao hơn như thuần nhất đờm, nuôi cấy đờm...
    Phải chữa đúng phương pháp
    Phải phối hợp ít nhất 3 thuốc lao còn có hiệu lực với vi khuẩn lao. Nếu 1 hoặc 2 thuốc trong 3 thuốc đã bị vi khuẩn kháng thì không khác gì chỉ chữa 1 hay 2 thuốc đơn thuần.
    Tại sao phải phối hợp ít nhất 3 thuốc lao còn hiệu lực?
    Trong thế giới tự nhiên có hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc tự nhiên với các loại thuốc kháng sinh. Đối với vi khuẩn lao “kháng thuốc tự nhiên” (chưa điều trị thuốc lao vi khuẩn đã kháng rồi) ví dụ với:
    - Rifamficine (R, RMP) là 10-7 (cứ 10 triệu vi khuẩn lao có 1 BK kháng với rifamficine).
    - IMT (H, IMT) là 10-6 (1 triệu vi khuẩn lao có 1 BK kháng H).
    - Streptomycin (S, SM) là 10-5 (100.000 vi khuẩn lao có 1 BK kháng với S).
    ...
    Nếu kháng tự nhiên với 2, 3... thuốc lao tỷ lệ xuất hiện BK kháng với 2, 3... thuốc là tích số tỷ lệ kháng từng loại thuốc, ví dụ:
    BK kháng tự nhiên với R + H là = 10-7 x 10-6 = 10-13.
    BK kháng tự nhiên với R + H + S là = 10-7 x 10-6 x 10-5 = 10-18.
    Đó chưa kể lây nhiễm BK “kháng thuốc mắc phải” của người lao khác đã điều trị nhưng mang vi khuẩn kháng thuốc nên người lây nhiễm chưa điều trị đã bị kháng thuốc rồi.
    Do đó phối hợp thuốc lao ích lợi là nếu vi khuẩn này kháng với thuốc này đã có 2, 3... thuốc kia tiêu diệt.
    Các thuốc kháng sinh phối hợp vẫn phải bảo đảm đúng liều lượng thuốc dùng riêng rẽ, không được rút liều lượng thuốc hằng ngày.
    Phần lớn các thuốc kháng sinh có hiệu lực mạnh khi vi khuẩn đang phân chia mạnh (bệnh ở giai đoạn tiến triển), vi khuẩn lao cũng theo quy luật trên. Lúc bệnh đang “vượng”, 24 giờ vi khuẩn lao có một lần phân chia thành hai, tác dụng của kháng sinh lao ở giai đoạn này rất rõ rệt, cần phải tấn công mạnh, dùng thuốc hằng ngày, sau một thời gian vi khuẩn lao đã bị đánh tơi bời, không còn đủ sức hoành hành, 2-3 ngày hay hơn nữa mới có 1 lần phân chia, hoặc “nằm vùng” chờ thời cơ, giai đoạn này thuốc kháng sinh lao hiệu quả kém hơn, không cần thiết chữa hằng ngày mà nên điều trị cách quảng 2-3 ngày một lần phù hợp với quy luật phát triển của BK, vừa giảm tác dụng phụ, độc tính của thuốc lao. Với cơ sở khoa học trên WHO đề ra phác đồ điều trị bệnh lao làm 2 giai đoạn:
    - Giai đoạn tấn công (2-3 tháng đầu) = phối hợp ít nhất 3 thuốc lao có hiệu lực (thuốc diệt BK ở ngoài tế bào + thuốc diệt BK ở trong tế bào) tấn công hằng ngày để tiêu diệt BK phát triển.
    - Giai đoạn củng cố (4-5 tháng sau) = thuốc dùng hằng ngày hay cách 2-3 ngày một lần, tùy theo phác đồ do thầy thuốc quyết định, để tiêu diệt BK còn sót lại, để phòng lao tái phát sau này.
    Tổng thời gian điều trị là 6-8 tháng: Nhưng nên nhớ rằng đó là phác đồ chữa bệnh lao phổi nói chung ít nhất là 6 tháng, không phải cứ chữa lao phổi đúng phác đồ và đủ thời gian trên là khắc khỏi bệnh, vì cũng là lao phổi nhưng lao ở các thể khác nhau, số lượng vi khuẩn lao trong đờm nhiều hay ít, tổn thương lao có hang hay không, thời gian điều trị và phối hợp thuốc khác nhau, ngoài ra nếu lao phổi lại phối hợp các thể lao ngoài phổi, các bệnh phổi khác phối hợp làm suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, tiểu đường... lại cần phải chữa mạnh, phối hợp các thuốc chữa lao và thuốc bệnh phối hợp, thời gian phải kéo dài hơn. Cần phải hội chẩn với tuyến trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
    Người bệnh phải chấp hành triệt để chế độ điều trị, theo chỉ dẫn của thầy thuốc, nếu có biến chứng phải báo cáo với thầy thuốc kịp thời, giữ gìn vệ sinh phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng. Thầy thuốc phải kiểm tra việc thực hiện chế độ điều trị, WHO gọi là “điều trị với các thuốc hóa học có kiểm soát” (DOTS).
    Trong điều trị bệnh lao, việc chấp hành chế độ điều trị với các thuốc hóa học có kiểm soát có vai trò quyết định. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ hỗ trợ cho hiệu quả điều trị.
    Phát hiện lao sớm đồng thời chữa sớm, dứt điểm phối hợp ít nhất 3 thuốc kháng sinh còn có hiệu lực, đủ liều lượng, đủ thời gian kết hợp với biện pháp kiểm tra việc chữa bệnh của thầy thuốc (DOTS), đó là bí quyết chữa khỏi bệnh lao. Tuy thực tế trên thế giới và kết quả nghiên cứu ở Viện lao và bệnh phổi rất khả quan, tỷ lệ chữa khỏi lao phổi trên 90%, thất bại 5-7%, tái phát sau 3 năm 1,7%.
    Tuy được trang bị kiến thức về phòng, chữa bệnh lao nhưng chúng tôi khuyến cáo các bạn không nên tự chữa lấy, vì thực tiễn rất sinh động, ta không nên “tự nghiên cứu trên bản thân mình”, mà nên được các thầy thuốc chuyên khoa điều trị cho mình để được hưởng thụ kinh nghiệm của họ đã phải trả giá bao nhiêu công sức lao động cần cù mới có.
    (SKDS)
     

Chia sẻ trang này