Cách ngâm rượu thuốc

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Vanhoaphuongdong, 2 Tháng một 2008.

  1. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào máu nhanh chóng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết, hoạt huyết, hòa huyết và thông kinh mạch. Do ít biến chất, dễ bảo quản, rượu thuốc rất thích hợp cho các bệnh lý mạn tính, phải điều trị dài ngày.
    Để chuẩn bị ngâm rượu thuốc, người dùng cần được khám tỉ mỉ và chẩn đoán bệnh chính xác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ Đông y mới chọn các thứ thuốc phù hợp. Ngay cả khi ngâm thuốc bổ, người cắt thuốc cũng cần nắm được các đặc điểm về tuổi tác, giới tính, thể chất của người dùng, nghĩa là phải xác định được phần nào hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và phủ tạng nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận).
    Bào chế dược liệu
    Dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua giai đoạn bào chế. Trước hết, cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô. Sau đó có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn... tùy từng vị. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng.
    Chọn rượu
    Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai... Nếu có điều kiện thì chọn loại rượu danh tiếng như Mao Đài, Phượng Tường, Thiệu Hưng, Phần Dương (của Trung Quốc) hoặc Lúa Mới, Làng Vân, Nếp Mới (của Việt Nam). Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm.
    Tỷ lệ rượu và dược liệu
    Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.
    Cách chế
    - Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 đến 15 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút.
    - Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh.
    Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các rượu thuốc có dược liệu là động vật.
    Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp ủ, đun, phun, tôi... nhưng ít được sử dụng.
    Cách dùng:
    Tùy theo bệnh tình và tính chất, nồng độ của rượu mà uống mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 10-30 ml. Những người uống được ít hoặc không biết uống rượu thì trước đó nên dùng một chút nước giải khát các loại. Để tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc cần được đun nóng trước khi uống.
    Rượu thuốc có thể được dùng ngoài bằng cách xông, xoa bóp, bôi, đắp, rửa, ngâm... tùy theo bệnh tình, tính chất của rượu và vị trí tổn thương.
    Lưu ý: Do rượu thuốc có tính cay, nhiệt nên những người thể chất âm hư, hỏa vượng và bị nhiệt bệnh không nên dùng.
    BS Hoàng Khánh Toàn, VHNTAU
    ( VNE)
     
  2. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cách ngâm rượu thuốc

    Cách ngâm rượu bổ nhân sâm

    [​IMG] showarticletop("http://vietbao.vn","45248729")[​IMG]Nhân sâm - ảnh: K.Vy1. Rượu nhân sâm - linh chi:
    + Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại ngon).
    + Cách ngâm: cho nhân sâm và linh chi vào cùng ngâm trong rượu, ngâm với thời gian hơn hai tuần là có thể dùng được. Mỗi lần dùng một cốc nhỏ, ngày dùng hai lần. Món rượu này có tác dụng chữa: mất ngủ, tình trạng ăn uống kém, người suy nhược sau cơn bệnh...

    2. Rượu nhân sâm - câu kỷ tử
    + Thành phần gồm: 30gr nhân sâm, nửa kg câu kỷ tử, 200gr thục địa, 2 kg đường phèn, và 5 lít rượu trắng loại ngon.
    + Cách làm: cho tất cả những nguyên liệu trên vào một cái khạp, rồi đổ rượu vào để ngâm, đậy kín lại. Một tháng sau thì gạn lọc, lấy nước dùng. Bài rượu này có tác dụng bổ ích khí huyết, hiệu nghiệm thấy rõ đối với các chứng như: suy nhược lâu ngày ăn kém, mất sức, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, choáng váng, đau lưng...
    sadws("Audio-Multimedia/Audio-Convertors/" );
    [​IMG]
    Câu kỷ tử - ảnh: K.Vy
    3. Rượu nhân sâm - hoàng kỳ

    + Nguyên liệu gồm: nhân sâm (50gr), hoàng kỳ (50gr), cùng một lượng rượu ngon vừa đủ. Đem nhân sâm, hoàng kỳ ngâm vào rượu khoảng vài tuần là có thể dùng được. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ trung ích khí, cường tráng thân thể, tăng tuổi thọ và chống lão hóa.
    Ngoài ra, để bồi bổ cơ thể, bổ tinh, tăng tủy, còn có thể chế biến món Gà niêu nấu nhân sâm - với nguyên liệu gồm: một con gà giò, 50gr nhân sâm (tươi), 20gr nấm hương, cùng gừng, hành, các gia vị. Cách làm: gà làm sạch, chặt khúc, nhân sâm, hành, gừng, nấm hương cùng cho vào niêu, và một lượng nước vừa đủ (nước phải ngập qua mặt nguyên liệu). Cho niêu vào trong lò hấp, hấp trong 1 giờ, món ăn thơm ngon, khoái khẩu, có công hiệu ôn trung ích khí (điều chỉnh chức năng tiêu hóa, tạo sức), bổ tinh tăng tủy.
    Khánh Vy
    (theo lương y Nguyễn Công Đức)
    </SPAN>
    Việt Báoshowsource("7"); (Theo_Thanh_Nien)
     
  3. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cách ngâm rượu thuốc

    Một số Cách ngâm rượu Hổ cốt
    13.12.2006 11:44
    [​IMG]Trong y học cổ truyền, xương hổ (hổ cốt) là một trong những vị thuốc rất có giá trị, được coi là hạng nhất trong tất cả các loại xương. Thông thường, xương hổ được nấu thành cao, nhưng cũng có khi được dùng trực tiếp như một vị thuốc thông dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, hoàn tán hoặc ngâm rượu. Khi ngâm rượu, xương hổ rất ít khi dùng riêng mà thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức rượu ngâm xương hổ (hổ cốt tửu) để độc giả tham khảo.



    Công thức 1: Hổ cốt nướng vàng 30g, tỳ giải 30g, tiên linh tỳ 30g, ngưu tất 30g, ý dĩ 30g, thục địa 30g. Tất cả giã nát, đựng trong túi vải, ngâm với 2.000ml rượu trắng, sau 7 ngày có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công dụng: bổ thận, làm mạnh gân cốt, khu phong trừ hàn; chủ trị các chứng thận hư, đau mỏi cơ bắp, xương khớp, đau bụng dưới do lạnh. Khi rượu cạn có thể cho tiếp rượu trắng vào, ngâm cho đến khi hết mùi vị của thuốc thì thôi.

    Công thức 2:
    Hổ cốt nướng vàng 45g, bào khương 30g, xuyên khung 30g, địa cốt bì 30g, bạch truật 30g, ngũ gia bì 30g, chỉ xác 24g, đan sâm 60g, thục địa 45g. Tất cả thái vụn, giã nát, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu trắng, sau 4 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ khi đói, nên đun nóng khi uống. Công dụng: bổ can thận, tráng gân cốt, làm trơn các khớp xương, giảm đau nhức; chủ trị các chứng đau xương khớp, gân cơ co rút do can thận hư.

    Công thức 3: Xương ống chân hổ nướng vàng 30g, hoàng kỳ 30g, toan táo nhân sao 30g, cát cánh 30g, phục thần 30g, khương hoạt 30g, thạch xương bồ 30g (ngâm trong nước vo gạo 1 đêm, cắt thành từng mảnh, sấy khô), nhục dung (ngâm rượu 1 đêm) 30g, thục địa 30g, phụ tử chế 30g, tỳ giải 30g, thạch hộc 30g, phòng phong 30g, linh dương giác 15g, viễn chí (bỏ lõi) 30g, xuyên khung 30g, ngưu tất (ngâm với rượu, sấy khô) 30g. Tất cả tán nhỏ, đựng trong túi vải, ngâm với 4.000ml rượu ngon, sau 3 ngày (vào mùa xuân hạ) hoặc 7 ngày (vào mùa thu đông) có thể dùng được, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, nên đun nóng khi uống. Công dụng: ôn bổ can thận, điều hòa khí huyết, bổ hư trừ phong; chủ trị các chứng lưng gối đau mỏi, tê bì, đi lại khó khăn, hay quên, dễ hoảng hốt, hoa mắt chóng mặt.

    Công thức 4: Hổ cốt nướng vàng 30g, mộc qua 90g, xuyên khung 30g, ngưu tất 30g, đương quy 30g, thiên ma 30g, ngũ gia bì 30g, hồng hoa 30g, tục đoạn 30g, bạch thược 30g, ngọc trúc 60g, tần giao 15g, phòng phong 15g, tang chi 120g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 5.000ml rượu trắng, sau 7 ngày chắt lấy rượu hòa thêm 250g đường phèn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công dụng: khu phong trừ thấp, khứ hàn, tráng gân cốt, giảm đau nhức, điều hòa khí huyết; chủ trị các chứng đau nhức xương khớp, chuột rút, tê bì tay chân, nhãn khẩu oa tà (liệt mặt) do phong hàn thấp xâm nhập kinh lạc.

    Công thức 5: Xương ống chân hổ nướng vàng 10g, cát cánh 10g, bạch linh 40g, cúc hoa 15g, sơn thù 15g, thỏ ty tử (ngâm rượu 3 ngày, sao khô) 22g, nhục dung 15g, phòng phong 15g, thục địa 15g, đan bì 15g, nhân sâm 10g, bạch truật 10g, mẫu lệ 10g, hoàng kỳ 15g, tử uyển 10g, thạch xương bồ 15g, thạch hộc 10g, bá tử nhân 12g, đỗ trọng 15g, phụ tử chế 15g, can khương 15g, xích thược 15g, ngưu tất 15g, tỳ giải 15g, cẩu tích 15g, thương nhĩ tử 15g, khương hoạt 15g, rễ ngưu bàng 15g, kỷ tử 10g, tàm sa 22g, tục đoạn 15g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm trong bình kín với 4.000ml rượu trắng, sau 15 ngày dùng được, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, đun nóng khi uống. Công dụng: trừ phong thấp, làm nhu nhuận các khớp, tráng gân cốt, bổ can thận; chủ trị các chứng đau xương khớp, đi lại khó khăn, các khớp biến dạng, di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não.

    Công thức 6:
    Xương ống chân hổ nướng vàng 45g, hải đồng bì 30g, ngũ gia bì 30g, độc hoạt 30g, phụ tử chế 10g, thạch hộc 30g, quế tâm 30g, phòng phong 30g, đương quy 30g, đỗ trọng 30g, dâm dương hoắc 30g, tỳ giải 30g, ngưu tất 30g, ý dĩ 30g, sinh địa 30g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu trắng, sau 7 ngày (với mùa xuân hạ) và 14 ngày (với mùa thu đông) có thể dùng được, uống mỗi ngày 1-2 ly nhỏ khi đói, nên hâm nóng trước khi uống. Công dụng: ích thận, khu phong, làm mạnh gân cốt; chủ trị các chứng đau nhức chân, mỏi gối, chân tay tê bại, các khớp co cứng, vận động khó khăn.

    Công thức 7: Xương ống chân hổ nướng vàng 35g, phòng phong 25g, hoàng kỳ 35g, khương hoạt 35g, nhục quế 15g, hải đồng bì 35g, ngưu tất 35g, phụ tử chế 35g, sinh địa 25g, xuyên khung 25g, đương quy 25g, kỷ tử 25g, bạch chỉ 25g, đậu đen sao thơm 200g, ngũ gia bì 25g, toan táo nhân 25g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 4.000ml rượu ngon, sau 7 ngày là có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, nên hâm nóng khi dùng, kiêng thức ăn sống lạnh, các loại thịt lợn, gà, bò và ngựa. Công dụng: sơ phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, bổ thận ích khí, làm mạnh gân cốt; chủ trị các chứng đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn, đau lạnh bụng, suy nhược cơ thể, tê bì chân tay.

    Công thức 8: Xương ống chân hổ nướng vàng 32g, thạch hộc 20g, thiên ma 20g, xuyên khung 20g, dâm dương hoắc 20g, ngũ gia bì 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g, quế tâm 20g, đương quy 20g, ngưu bàng tử 20g, đỗ trọng 20g, phụ tử chế 20g, ô xà nhục (sao) 20g, cẩu tích 20g, đan sâm 20g, xuyên tiêu 25g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu ngon, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ, hâm nóng trước khi uống. Công dụng: thư cân hoạt huyết, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp; chủ trị các chứng bán thân bất toại, đau xương khớp, đau lưng mỏi gối, sưng phù hai chân, tê bì tứ chi...

    Nhìn chung các phương rượu hổ cốt trên đều có tính cay nóng, bởi vậy chỉ được dùng với liều lượng nhất định, không nên uống quá liều, với những người bị tăng huyết áp thì tuyệt đối không dùng.







    (Theo Sức khỏe & Đời sống)
    (dongyvietnam.net)​
     

Chia sẻ trang này