Cân Bằng và sự Vô thường

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 14 Tháng một 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Bàn về sự “ Quân Bình “ .

    Vĩ nhân trong thiên hạ là những người giữ được quân bình đỉnh. Hình tượng Từ Hải: “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo, qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, tấm lòng nhi nữ cũng siêu anh hùng”.

    Gươm là thể hiện của sự dũng mãnh, đàn biểu tượng cho sự mềm mại. Kết hợp được giữa gươm và đàn, Từ Hải đã giữ được sự quân bình. Ta nên hiểu sự quân bình ở đây nghĩa là sự cân bằng.

    Vua Càn Long nhà Thanh là vị vua muôn đời tưởng nhớ suy tôn thánh minh. Vì nhà vua giữ được sự quận bình trên dỉnh điểm mong ước của con người. Càn Long đã cân bằng cao độ được sự ham vui vô độ với gái khi du Giang Nam, với trách nhiệm của 1 ông vua mang lại an bình cho dân tộc. Tào Tháo cũng sống hết ý nghĩa con người ở trên những đỉnh cao đầy mâu thuẫn. Tào Tháo là 1 tướng tài, vừa là 1 khách đa tình trong cuộc phiêu lưu tình ái để Điển Vi thác oan trong lúc bảo kê cho cuộc truy hoan của Tào.

    Lại sang bên phương Tây. Mấy vị tiểu thư quý tộc hỏi Napole’on:

    _ Ngài đã chiếm cả thế giới, còn chinh phục thêm cả người đẹp để làm j?
    Napole’on đáp:

    _ Nàng đã xinh đẹp như vậy còn trang điểm để làm j?

    Đây chính là tri âm của những người tri kỷ, những người đi tìm sự quân bình cho đỉnh tâm linh.

    Trên đường đến Tây Trúc thỉnh kinh, Đường Tam Tạng cũng luôn phải giữ quân bình giữ lực kéo dục vọng của Trư và lực kéo lý trí của Tôn.

    Trong câu chuyện về bạn và thù, nhiều khi bạn không biết giữ quân bình, bạn biến thành thù, thù biết giữ quân bình lại biến thành bạn. Con gấu trung thành ngồi canh giấc ngủ cho ông chủ. Con rắn bò đến định cắn chết ông chủ. Con rắn khôn ngoan tính toán mọi thế quân bình khi bò đến cắn. Sợ con gấu trông thấy rồi đập chết, sợ người chủ bỗng thức dậy trông thấy, sợ người chủ mang theo thuốc giải độc chống rắn cắn. Rắn nghĩ kỹ rồi bỏ đi. Bỗng có con ruồi bay đến đậu vào mũi ông chủ. Gấu vội vàng bê một hòn đá đập vào… con ruồi. Ruồi dẹp lép như tờ giấy, và đầu ông chủ cũng nát… như tương. Sự ngu si chỉ thấy một chiều, sự mất quân bình làm hại hơn cả kẻ thù độc ác. Do đó, ngành dược lấy con rắn làm biểu tượng. Nọc độc của rắn vừa giết người, vừa cứu đựoc người. Cái lợi thì cũng có cái hại. Thuốc nào dùng không đúng mức, không giữ được cân bằng đều có hại.

    Những ngừoi cùng cực cũng có những cách giữ quân bình của mình. Jă ng van Jăng trong “Những ng khốn khổ” tồn tại một cách hùng tráng mặc dù là 1 tên tù khổ sai vẫn giữ được sự cao cả, lòng trong sạch của một nhân cách vĩ đại. Không ai quý sức khỏe bằng người bệnh nặng, không ai khát tự do bằng kẻ tù đày, không ai mơ ước hoàn lương, thánh thiện bằng mấy cô gái… đứng chỗ tối tối mà có “ nghề nghiệp ổn định “. Nhiều cô gái, cắn răng để cho ng ta đẩy tâm hồn mình xuống địa ngục, họ vẫn níu lại sợi dây kéo họ lên thiên đường, đó là họ hi sinh để lấy tiền gửi cho gia đình, gửi cho em ăn học.

    Đáy lòng của gái bán thân
    Đều mơ thánh thiện, thánh nhân trên đời

    Đáy lòng thiên tử con trời
    Mong tận hưởng hết muôn đời mỹ nhân.

    Tâm tà sợ kính chiếu dâm

    Lộn lèo run sợ thơ Xuân Hương Hồ

    Bài viết có nói về Đạt Ma sư tổ, là ngừoi… tổ sư ngành thiền Trung Hoa, vừa là tổ sư ngành võ thuật Thiếu Lâm, quân bình giữa đạo Phật và võ thuật, vốn mâu thuẫn nhau như nước với lửa.

    Trần Nhân Tông cũng là người quân bình đỉnh, giữa sắc và không, giữa ôm vào và buông ra. Trần đã tiêu diệt 50 vạn quân Nguyên, ôm lấy cả ngai vàng và trăm thê thiếp. Khi ngài buông đao, buông vàng, cả 500 thê thiếp lên núi Yên Tử tu hành thành Tổ của ngành thiền Trúc Lâm.

    Ôm vào rồi lại buông ra

    Có ôm thật chật mới rời thật xa
    Ngẫm xem trong cõi người ta
    Có là Thái Tử mới là Như Lai

    Mỗi giai đoạn LS, mỗi vĩ nhân, thánh nhân đều có cách cân bằng riêng. Với Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, có được sự cân bằng đỉnh cao:

    “Trăng vào cửa sổ đòi thơ
    Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau”

    “Giữa dòng bàn bạc việc quân
    Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

    Rồi trong kháng chiến chống Mỹ, các nhà thơ như Phạm Tiến Duật, Tố Hữu, các nhạc sĩ như Đỗ Nhuận, Văn Cao là nhà thơ tâm lý đại tài:

    “Đường ra trận mùa này đẹp lém
    Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

    “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
    Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

    Anh hùng, thi nhân biểu hiện trong câu thơ Nga hào hùng và trữ tình:
    “Thái dương sinh những bông hồng
    Mẹ hiền, sinh những anh hùng thi nhân”

    Một số loại thơ ca mang tính nhân văn và ca dao thời phong kiến là không phù hợp, như:

    Ngang lưng thì thắt bao vàng
    Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
    Một tay thì cắp hỏa mai
    Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
    Thùng thùng trống đánh ngũ liên
    Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa

    Còn nay, chuyển sang kinh tế thị trường, người anh hùng thời đại là người kết hơp được đỉnh cao của kinh doanh và văn hóa. Người hùng thời đại là người phải làm giàu một cách có lương tâm, có văn hóa. Người anh hùng thời đại phải có cái nhìn đổi mới về đồng tiền:

    Khi mê bùn chỉ nà bùn
    Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen
    Khi mê tiền chỉ nà tiền
    Ngộ rồi mới biết trong tiền có… tâm ^^

    Mọi hiện hữu đều là quân bình, đều là cân bình động, là sự chuyển hóa thống nhất các mặt mâu thuẫn đối lập, nhà Phật gọi đó là lẽ vô thường:

    “Không ngồi lâu quá một nơi
    Sinh lòng luyến ái khi rời nhớ thương
    Khi đã hiểu lẽ vô thường
    Nhìn đâu cũng chỉ là đường mà thôi…

    Phật Tổ như lai khuyến cáo các khất sĩ: Không nên ngồi nghỉ quá 3 ngày dưới 1 gốc cây kẻo sinh lòng luyến ái.

    Thế giới đương đại là thế giới quân bình của đỉnh tâm linh. Thế giới hiện tại dựa trên sự quân bình giữa các đạo: Hồi, Thiên Chúa, và Đạo Phật…
    (sưu tầm từ: http://blog.360.yahoo.com/blog-6nrZvuI.K6lkr70rqxEMeMKk7537M0l1BaV2060X)
     

Chia sẻ trang này