1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật




    Hôm nay chúng ta học sang bài pháp cú tiếp theo :





    Hãy mau làm điều lành
    Để Tâm không nghĩ ác
    Ai chậm làm điều lành
    Tâm sẽ nghĩ điều ác




    Câu chuyện tích là như thế này :




    Thời Đức Phật còn tại thế ,
    ở một ngôi làng nọ ,
    có một người Đàn ông vô cùng nghèo khổ sinh sống ở đó.





    Ông nghèo tới mức , có lẽ chẳng khác câu chuyện về Chử Đồng Tử của Việt Nam là mấy.




    Tuy nhiên , ông vẫn còn có một chiếc áo để mặc.





    Và vì chỉ có mỗi chiếc áo ,
    cho nên mọi sinh hoạt như tắm rửa
    Đều phải làm vào ban đêm ,
    khi vắng người qua lại.





    Không biết tại sao nhưng , trang phục của người Ấn Độ thời xưa
    không phát triển về ngành thời trang là mấy.




    Trang phục của họ rất đơn giản và không hề cầu kì nếu không muốn nói là hơi xấu.




    Trong một lần nọ , được tin Đức Phật sẽ đến đây để thuyết pháp
    cho nên ông cũng thấy tò mò.





    Hơn nữa , ngay cả Vua Ba Tư Nặc cũng sẽ đến nghe pháp cho nên ,
    ông liều mình đi tới dự.




    Thời xưa , Đức Phật hay thuyết pháp vào Ban đêm ,
    nhất là những buổi trăng sáng.





    Phải chẳng là do xứ Ấn Độ ban ngày rất là nóng nực và khó chịu
    cho nên phải để vào ban đêm cho thời tiết dịu mát hơn ?






    Thực ra thì cơ hội được gặp nhà vua đối với dân chúng rất là ít.
    Vì thế , bất cứ người dân nào muốn được tận mắt nhìn thấy nhà vua
    đều phải chờ đợi vào những ngày lễ trọng đại





    Người đàn ông trong câu chuyện này cũng như vậy
    Ông đến đây chỉ để được nhìn thấy vua là chính
    Còn việc nghe Phật thuyết pháp chỉ là phụ mà thôi




    Mỗi người ,mỗi nước , mỗi non
    Bước vào cửa Phật là con một nhà




    Đây là một đặc tính rất dễ thương đã có từ thời Đức Phật

    Đã học đạo thì mọi người đều bình đẳng như nhau


    Không có ai là thấp kém cả.





    Nhà Vua khi đến nghe thuyết pháp thì thường mặc quần áo
    giản dị và tránh xa hoa.





    Trở lại câu chuyện , khi người đàn ông này đến dự nghe pháp
    Thì ông lập tức bị cuốn hút liền.





    Đức Phật có một giọng nói vô cùng hấp dẫn và Ngài thuyết pháp
    thường khiến cho vô vàn chúng sinh được lợi lạc




    Thời đó ,thì không có công nghệ tiên tiến như hiện nay
    Không có micro hay dụng cụ nào tương tự như thế
    Nhưng mỗi khi Phật thuyết pháp thì dù cho người ngồi xa cách mấy
    cũng nghe rõ mồn một




    Đây là một điều rất là hay của Đức Phật





    Người đàn ông nghèo khổ sau khi nghe Phật thuyết pháp
    cảm thấy vô cùng xúc động và trong tâm khởi lên một ý nghĩ
    muốn cúng dường một thứ gì đó cho Phật





    Tuy nhiên như chúng ta biết ,người đàn ông này chỉ có duy nhất
    một cái áo và một cái khố nhỏ





    Nếu cúng dường thì lấy cái gì mà mặc ,hơn nữa sự xấu hổ cũng
    làm ông ngại




    Một người dù đói rách nghèo hèn đến đâu , thì người ta cũng
    rất sợ mình trở thành trò cười hay đại loại như vậy




    Thế là ông cứ ngồi đấu tranh tư tưởng trong một thời gian khá lâu



    Một bên muốn cúng dường Phật
    Một bên là sự ích kỷ




    Cứ tranh qua tranh lại cho đến gần sáng thì lòng tôn kính Phật
    đã chiến thắng.




    Ông cởi chiếc áo duy nhất của mình và sếp ngay ngắn rồi đi đến
    chỗ Phật đang ngồi.





    Ông quỳ xuống đảnh lễ và cúng dường chiếc áo rách
    Rồi sau đó chạy về và la lớn lên rằng :


    Ta đã chiến thắng
    Ta đã chiến thắng





    Mọi người xung quanh vô cùng ngạc nhiên không hiểu chuyện gì
    Ngay cả Vua Ba Tư Nặc cũng ngạc nhiên




    Vua bèn cho người đi đến hỏi ông
    Ông bèn trả lời :


    Do tôi quá nghèo khổ , chỉ có mỗi chiếc áo duy nhất
    Cả đêm tôi phải đấu tranh với lòng ích kỷ để cúng dường
    chiếc áo cho Phật





    Vua Ba Tư Nặc nghe xong thì vô cùng cảm động
    Và bèn sai người tặng cho ông này hai cái áo mới




    Vừa được tặng hai chiếc áo mới , ông mừng quá
    Bèn đem hai chiếc áo vừa được tặng chạy lên cúng Phật tiếp





    Vua Ba Tư Nặc thấy vậy bèn tiếp tục tặng cho ông bốn chiếc áo




    Ông lại tiếp tục mang lên cúng dường Phật




    Cứ như vậy cho đến khi Nhà Vua tặng cho ông 32 chiếc áo
    Và ông cúng Phật 31 chiếc , giữ lại một chiếc để mặc




    Sau này , Vua Ba Tư Nặc còn cho ông một số của cải
    để ông có thể buôn bán làm ăn.




    Và không ngờ sau đó , ông trở nên giầu có hơn trước đây
    Sống một cuộc sống no đủ và khá vui vẻ.





    Câu chuyện này , về sau được các vị tỳ kheo đem ra để hỏi Phật
    rằng tại sao người đàn ông này lúc đầu chỉ cúng dường Phật
    đúng một chiếc áo rách mà lại được hưởng phước nhanh như vậy?



    Đức Phật mới nói thế này :



    Thật ra thì nếu người đàn ông nghèo khổ này , cúng chiếc áo
    vào lúc sớm hơn , chứ đừng mất một đêm do dự thì phước báo
    còn nhiều hơn thế này rất nhiều.


    Chỉ bởi vì ông ấy còn do dự và đấu tranh bản thân cho nên
    phước báo mới giảm dần





    Sau đó ,Phật nói bài kệ ở trên để nói lên sự kiện này





    Chúng ta phân tích một chút về câu chuyện này :




    Điều đầu tiên là mặc dù người đàn ông này còn do dự trước việc
    cúng dường Phật , nhưng cuối cùng lòng tôn kính vẫn thắng
    cho nên tấm gương vẫn rất đáng để chúng ta ca ngợi và học hỏi.



    Thời đại bây giờ , nào có mấy ai chiến thắng được dục vọng
    cá nhân để làm theo đạo lý đâu.



    Người ta khiêu khích mình thì bắt buộc mình phải đáp trả lại
    để cho bõ tức.
    Càng nói được nhiều điểm xấu của người khác mặc dù thực ra điểm xấu của người khác
    chỉ là do ta tưởng tượng ra
    Người ta chửi mình một , mình phải mắng lại mười mới xứng đáng.


    Chung quy cũng chỉ tại bản ngã còn lớn quá.
    Cái tôi , cái chấp tôi ,cái tự ái còn nhiều quá.


    Chân lý cuối cùng vẫn sẽ chiến thắng
    Chánh pháp cuối cùng vẫn sẽ chiến thắng
    Tà pháp cuối cùng sẽ bị hoại diệt
    Người tốt trước sau gì cũng sẽ được giải thoát giác ngộ
    Người xấu trước sau gì cũng sẽ phải xuống địa ngục



    Chúng ta phải vững niềm tin vào điều ấy.



    Có thể chúng ta nêu ra chính kiến của mình
    Nhưng tốt nhất là chỉ nên dừng lại ở một vài bài mà thôi
    Tránh tình trạng dây dưa rất dễ dẫn đến cãi nhau






    Trở lại câu chuyện
    Việc phước báo đến nhanh hay chậm đều tuỳ thuộc vào
    nghiệp báo của ta là nặng hay nhẹ , là tốt hay xấu.




    Nếu trong quá khứ mà ta có nhiều phước và ít tội
    Thì trong đời hiện tại , chúng ta làm việc thiện dẫu là nhỏ
    thì quả báo sẽ đến rất là nhanh





    Còn nếu quả báo của ta nhiều thì chúng ta mặc dù làm việc thiện
    nhiều cũng chưa thấy phước báo sớm.





    Cũng như vậy , một người có thiện căn ,có phước báo thì
    chỉ cần chúng ta làm một việc bất thiện dù nhỏ thôi
    thì lập tức quả báo sẽ xuất hiện để cảnh báo chúng ta ngay




    Còn đối với những người ngang bướng khó bảo thì họ có thể
    làm nhiều điều ác mà quả báo chưa đến ngay
    Tuy nhiên , khi quả báo đến thì sẽ rất thê thảm



    Vì thế ,có rất nhiều người bị đoạ đến mấy nghìn năm ở dưới địa ngục
    mà không được siêu thoát.





    Điều tiếp theo là thông qua câu chuyện này , chúng ta cũng
    được học một bài học nữa là khi thấy một chuyện có thể làm phước
    có thể giúp đỡ người khác thì chúng ta phải làm ngay chứ đừng
    do dự hay chần chừ




    Bởi vì khi ta đã chần chừ , lập tức bản ngã của ta sẽ can thiệt
    để lôi kéo chúng ta đừng làm việc thiện nữa.





    Chúng ta vẫn còn là phàm phu , vì vậy khi chúng ta làm việc thiện
    gì thì gì trong tâm chúng ta cũng sẽ nghĩ ngợi về những phước
    báo ta sẽ đạt được sau này.



    Dù cho có thể chúng ta nghĩ ít hoặc chúng ta nghĩ nhiều




    Việc cầu mong phước báo sẽ đến với mình chỉ có lợi khi chúng ta
    tu tập hạnh vô ngã



    Còn nếu không thì trước sau gì bản ngã cũng sẽ lôi chúng ta
    xuống địa ngục




    Còn bản ngã là còn cái tôi
    Còn cái tôi là còn sự ích kỷ
    Mà ích kỷ là nguồn gốc của khổ đau


    Công thức rất là rõ ràng.





    Các vị Bồ Tát thường sử dụng phước báo theo một cách rất đặc biệt


    Các Ngài giúp đỡ gia hộ cho chúng sinh

    Các Ngài sẽ có phước báo

    Các Ngài sẽ tính toán xem , nên sử dụng phước báo như thế nào
    để nó có lợi nhất cho chúng sinh




    Ví dụ khi Các Ngài giúp một người nghèo khổ
    Thì mình nên giúp bằng cách nào , giúp nhiều hay giúp ít
    Sau khi mình giúp họ thì chắc chắn họ sẽ nợ mình
    Khi họ nợ mình thì họ sẽ phải nghe theo mình
    lúc đó , mình sẽ nói gì , sai họ làm gì

    vv..vv





    Điều tiếp theo chúng ta cần lưu ý là việc người đàn ông nghèo khổ
    này cúng dường Phật tất cả những gì mình có là một việc làm
    rất đáng hoan nghênh




    Tuy nhiên nó chỉ đáng hoan nghênh vì ông này sống độc thân
    không còn ai thân thích cả , không phải lo cho ai cả




    Còn đối với những người còn có trách nhiệm với người khác
    thì không được phép liều mạng như vậy




    Người có gia đình khi làm một việc gì đều phải nghĩ đến gia đình
    Ta không được quyền vô trách nhiệm
    Chúng ta không được phép nghĩ rằng mình kiếm ra tiền
    thì mình thích làm gì thì làm.




    Rất nhiều gia đình đã tan đàn xẻ nghé chỉ bởi vì những thành viên
    trong gia đình tự làm theo ý mình mà không hỏi ý kiến ai





    Chúng ta có thể làm việc thiện tuy nhiên phải cân đối để
    cúng dường xong mà gia đình ta vẫn đủ ăn , vẫn sống được.





    Điều tiếp theo là những việc chúng ta làm sẽ là tiêu chí
    để đánh giá nội tâm bên trong.





    Mỗi chúng ta đều còn có những tật xấu này , tật xấu nọ
    Và khi chúng ta muốn sửa đổi mình thì chúng ta không thể
    chỉ nói bằng lời.




    Chúng ta phải sửa đổi bằng hành động , bằng việc làm cụ thể




    Ví dụ chúng ta rất ngang bướng , ai nói gì cũng cái , ai nói gì
    cũng phải tranh luận cho bằng thắng thì mới chịu




    Nếu chúng ta muốn sửa tật xấu này thì điều đầu tiên là
    chúng ta phải quỳ trước Phật , chúng ta nguyện rằng :


    Từ bây giờ trở đi , xin cho con luôn luôn biết lắng nghe người khác
    Bất kể là ai nói gì đi nữa con cũng xin tiếp thu chứ không phản bác


    Khi ai đó góp ý điều gì , chúng ta phải cố tìm cho ra những điều
    đúng đắn trong đó để mà tiếp thu ,để mà rút kinh nghiệm




    Nhờ cái lắng nghe đó , chúng ta sẽ bớt đi tính ngang ngược
    của mình.



    Chúng ta sẽ không còn động tâm khi người khác trỉ trích mình nữa




    Nói đi thì cũng phải nói lại
    Việc chê bai sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho chính chúng ta



    Cụ thể là đạo đức của chúng ta sẽ mất dần mất dần

    Khi đạo đức không còn rồi thì mình nói gì người khác cũng sẽ
    không nghe.


    Cái giá trị của mình sẽ không còn nữa.
    Chưa kể đến việc con đường tâm linh sẽ đóng sập trước mặt ta





    Phật Pháp rất vi diệu , rất mầu nhiệm
    Chúng ta sẽ chỉ khi và chỉ khi tiến được vào bên trong nếu như
    chúng ta có đạo đức mà thôi.

    Chúng ta không thể đòi hỏi trí tuệ của mình phát khởi trong khi
    chúng ta còn hơn thua , đối kị , thiếu lòng từ bi






    Chúng ta nên tập khen người khác hơn là chê bai
    Chúng ta nên cố gắng tìm những điểm tốt của người khác
    mà khen ngợi thật lòng.





    Chúng ta nên thường xuyên làm việc thiện và giúp đỡ mọi người.


    Có thể ta làm một mình.
    Có thể ta tập hợp những người phù hợp lại để cùng làm.
    Có thể ta khuyên bảo người khác làm điều thiện thì cũng rất tốt




    Đức Phật có nói về những người làm việc thiện với nội dung
    như thế này :



    Cái người tự mình làm điều thiện thì kiếp sau sẽ là người có thế lực
    (Thế lực ở đây là bao gồm quyền lực , tiền bạc...)


    Cái người hay khuyên người khác làm điều thiện thì kíêp sau
    mình sẽ sinh ra trong một gia đình có thế lực
    Có những người họ hàng có thế lực






    Trong từng giây phút , thiện ác luôn đấu tranh trong tâm chúng ta



    Trừ khi nào chúng ta chứng quả bắt đầu từ Sơ quả tu đà hoàn trở nên
    thì điều thiện tự động phát khởi trong tâm



    Do vậy chúng ta phải hết sức chú tâm vào điều thiện



    Điều ác bắt nguồn từ bản ngã ,từ những tham sân si vẫn còn
    ẩn dấu trong tâm ta



    Có thể ta thấy một người tài giỏi được nhiều người ca ngợi

    Ta cảm thấy khó chịu và tìm mọi cách để nói xấu để bôi nhọ
    người khác.


    Lúc ấy , ta phải biết là tâm của ta đang chuẩn bị vé máy bay
    để chúng ta bay thẳng xuống địa ngục sinh sống.





    Để làm điều thiện thì có hai dạng cơ bản

    Một là làm việc thiện ngay trong nghề nghiệp của ta
    Hai là làm việc thiện ngoài nghề nghiệp của ta


    Ví dụ một người thầy giáo tận tình dạy dỗ học sinh

    Đó cũng là một việc thiện

    Hơn thế nữa ,người thầy giáo ấy còn bỏ công sức của cải của mình
    để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn

    Điều đó có nghĩa là tuy không phải nghề nghiệp của mình nhưng
    mình vẫn tình nguyện làm.






    Trích lời của Tâm Viên Hương và Tâm Diệu Tuệ


    Khi có mặt với nhau, đôi khi, ACE chúng tôi chỉ biết thốt lên:

    Ôi! Phật Pháp nhiệm mầu! vì, cái gì cũng như thật nhiệm mầu!

    Những khó khăn thì nhỏ dần đi,

    những nỗi buồn thì được hoá giải,

    những trưởng thành thì có thể nhìn thấy.





    Ngay cả thời tiết cũng trở nên nhiệm mầu!

    Hà Nội mấy ngày trước khi diễn ra khóa tu trời đổ mưa sầp sập,

    nhưng đúng những ngày diễn ra khóa tu thì thời tiết lại rất mát mẻ,

    khô ráo,

    trong khi ở những nơi khác trời tiếp tục mưa.





    Vì vậy mà chúng tôi vẫn thong dong đặt những bước chân thiền hành trong nắng nhẹ,

    trong hương ngâu, hương cau, hương trầm hòa quện,

    thanh tịnh và trong trẻo dưới những tiếng chim chóc ca hát véo von.
     
  2. hondacodon

    hondacodon New Member

    Tham gia ngày:
    4 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Có một người đàn ông nọ

    Chân thành cảm ơn ~_rose
     

Chia sẻ trang này