Công năng của Long Ly Quy Phượng

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi Thái Dương, 19 Tháng tư 2007.

  1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Hai bên cột của đền có hình tượng con Qùy với ý nghĩa dùng để trấn yểm các đồ vật trong đền, miếu. Tương truyền con Quỳ là con vật huyền thoại sống trên núi cao, đi 1 chân, ma quỷ cũng đều phải tránh xa.

    Hai bên hiên nhà cũng có hình ảnh của Hổ phù - nó có công năng ma thuật chống lại yêu tà xui xẻo, bảo hộ đồ vật trong đền.

    Khi thắp nhang chiêm bái trong đền, du khách sẽ nhìn thấy hình ảnh một đôi Hạc đứng trên lưng Rùa tạo nên sự đối xứng. Biểu hiện sự hài hòa âm dương, mong ước cho sự phát triển bền vững của đất nước.

    Con Hạc trong thế giới Đạo giáo tượng trưng cho công lý, miệng ngậm hoa sen tượng trưng cho sự giải thoát, đôi cánh khum tượng trưng cho bầu trời, chân cao tượng trưng cho cột chống trời, lông chim tượng trưng cho những áng mây.

    Con Rùa tượng trưng cho sự trường tồn bền vững vì nó sống lâu và sự kiên nhẫn bền bỉ, tính dẻo dai kiên cường. Rùa có mai cong tượng trưng cho bầu trời, bụng phẳng tượng trưng cho mặt đất - khi Rùa chuyển động ta thấy như cả vũ trụ cùng chuyển động.

    Trong Đền có hai câu đói tại ban Công Đồng:
    Nhật nhật hiển linh từ
    Niên niên dân quốc thịnh.
    Dịch nghĩa:
    Ngày ngày hiển linh trong Đền
    Năm năm đất nước con người Việt Nam thịnh vượng

    Chính đạo quang minh hiển hách linh thông cầu tất ứng
    Hoằng khai tế độ thần uy hóa hiện chính kỳ thành.
    Có nghĩa là:
    Uy nhà Trần biến hóa hiển ứng rõ ràng mở thời kỳ thịnh trị.
    Ngước mắt lên du khách sẽ nhìn thấy bức hoành phi mang dòng chữ “Thiên Thu Hiển Hách”. Hai bên là Thanh xà và Bạch xà tượng trưng cho Quan lớn tuần Tranh. Cả hai con được cuốn trên xà ngang với tư thế há miệng đỏ, thực hiện việc trông coi giám sát kẻ hành hương.

    Theo truyền thuyết: Quan tuần vốn là rắn thần ở sông Đồ tranh (Hải Hưng) thường gây sóng gió ở khúc sông đó nên sau này dân làng đã phải dựng miếu để thờ Ông.
    Ngoài ra, cũng ở phía trên còn treo các quả đèn ngũ sắc, đặc biệt là nón dùm, hài thuyền rồng đủ các loại với nhiều kích cỡ khác nhau. Sở dĩ treo những đồ vật ấy vì trong đạo Mẫu từ thành mẫu tới hàng quan, hàng chầu, ông hoàng, bà cô, các cậu đều là các vị thần được dân chúng thờ ở nơi đó.

    Tại ban Công đồng thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng, hai bên là tướng Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngoài ra, ban còn thờ ngũ vị Tôn ông:
    Quan lớn đệ I: Ngồi giữa mặt áo đỏ
    Quan lớn đệ nhị: Mặc áo xanh
    Quan lớn đệ tam: Mặc áo trắng
    Quan lớn đệ tứ: Mặc áo vàng
    Quan lớn đệ ngũ: Mặc áo xám, màu của núi rừng ngồi bên trái quan đệ nhị.
    Tiếp theo bên tay trái của chúng ta là Ban thờ Chầu Lục cung - Thần Tản Viên có công báo mộng cho ông Lê Lợi vượt qua cạm bẫy của giặc, đứng hầu hai bên là cô Cả và cô Đôi thượng. Bên cạnh nữa là ban thờ Chúa Thác Bờ - Là người dân tộc Thái quê ở Hòa Bình có công tiếp tế lương thực giúp cho quân lính nhà Trần chiến thắng giặc, đứng hầu là cô bé Thoải và cô bé Thác.

    Phía bên phải là ban thờ ông Hoàng Bảy (áo xanh) - Quê Bảo Hà, có công phò vua an dân; ông Hoàng Bơ (áo trắng); ông Hoàng Mười (áo vàng) - tướng Cao Lỗ phò vua An Dương Vương. Tiếp bên là bàn thờ Quan lớn Dược Sơn, đứng hầu hai bên là cậu Hoàng quận và cậu Đồi ngang.

    Nhìn sang hai bên là nơi thờ Hoàng Hổ và Hắc Hổ. Tương truyền rằng uy linh của Thần Hổ khiến con người khiếp sợ phải thờ phụng để tránh hiểm họa, mong ngài phù hộ cho dễ làm ăn. Nhưng thần Hổ cũng phải quy phục bởi quyền năng của thần linh, do vậy ban thờ thần hổ phải đặt dưới ban thờ thần linh.

    ( laocai.gov.vn)
     

Chia sẻ trang này