Cải tử hoàn sinh nhờ Thái cực trường sinh đạo

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi danglevu, 20 Tháng ba 2007.

  1. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng đông đảo của các độc giả trên cả nước muốn tìm hiểu sâu, kỹ hơn về bài tập Thái cực trường sinh (TCTS), chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc cuộc trò chuyện với bà Hoàng Thị Lam (vợ của ông Nguyễn Song Tùng, người sáng lập ra TCTS) hiện thay chồng nắm giữ cương vị Giám đốc UNESCO về TCTS.

    [​IMG]

    PV: Thưa bà Hoàng Thị Lam, sau khi ông nhà mất, bà đã lên nắm giữ cương vị Giám đốc UNESCO về TCTS, hẳn bà được đánh giá là người thứ hai sau ông nhà Nguyễn Song Tùng có công lớn trong việc truyền bá TCTS đến với người dân?

    Bà Hoàng Thị Lam (HTL): Trước hết, tôi được anh em trong văn phòng UNESCO tiến cử, với lại đây cũng là nguyện vọng của chồng tôi trước khi mất. Theo ông ấy, tôi là người bạn đồng hành cùng ông những ngày đầu truyền bá phổ cập trong cộng đồng về bài tập TCTS nên có khả năng giúp ông ấy thực hiện những ước nguyện cuối đời.

    TCTS là bài tập "Thiền động" 128 nhịp

    PV: TCTS thực chất là một môn phái hay chỉ là một bài tập? Ông nhà đã nghiên cứu và sáng lập ra TCTS dựa trên những cơ sở lý thuyết nào và những luận cứ khoa học nào?

    Bà HTL: Trong các tài liệu đã in thành sách về phổ cập bài tập TCTS của ông Song Tùng, thì lý thuyết dưỡng sinh phương Đông là cơ sở lý luận để biên soạn bài tập TCTS, bao gồm: quy luật của sự sống, con người là một tiểu vũ trụ, bệnh và phòng bệnh. Bài TCTS kế thừa ý tưởng của y học cổ truyền gắn liền với rèn luyện thể chất, thể hiện từ triết lý đến vận động nội dung: "Tam giáo đồng nguyên" (là tinh hoa của văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Quốc được Việt hoá thành). Bài tập TCTS chắt lọc những tinh tuý phương Đông, là một phương pháp "Thiền động". Qua rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu của Viện Khoa học và Thể dục thể thao thì chỉ nên coi TCTS là một bài tập dưỡng sinh có hiệu quả tốt, nhất là cho sức khỏe và bệnh tật.

    PV: Bà có thể giới thiệu về bài tập TCTS một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất?

    Bà HTL: Ông Song Tùng đã nghiên cứu và viết thành sách xuất bản để giới thiệu phổ cập cho mọi người dân về bài tập TCTS. Có thể khái quát ngắn gọn đây là bài tập Thiền động gồm 128 nhịp thể hiện trong mỗi động tác bao gồm 128 nhịp cả Tâm, Trí, Khí, Hình, Ý, Thần, Đạo đức. Đây là một yêu cầu cao, sau nhiều năm kiên trì luyện tập mới đạt được.

    - TCTS vận động theo quy luật Âm Dương, tức là Âm Dương thống nhất (đối xứng), tiếp tục Âm Dương mâu thuẫn (tách rời), rồi tiếp tục lại thống nhất (các động tác là thế võ thuật). Cấu trúc bài tập chia 7 phần trên cơ sở quán triệt 7 phần của Kinh Dịch.
    - Bài tập vận động theo 4 trục: trục dọc, trục ngang, trục chéo A và trục chéo B (dựa theo Thái cực đồ của Chu Đôn Di). Trục thẳng đứng của người đang vận động giữ vai trò then chốt trong luyện tập. Đó là đường thẳng đứng từ đỉnh đầu (huyệt bách hội) thẳng với mút xương cổ phía trên (huyệt á môn) và thẳng đến cuối xương cụt (huyệt trường cường). Trên trục thẳng đứng đó, toàn thân, từ bàn chân, đầu gối, eo, vai, cổ, đầu, tay v.v... quay vòng tròn. Nếu lệch trục sẽ không vững trong vận động.
    - Thả lỏng toàn thân, tập trung tư tưởng theo hơi thở là "động lực" thúc đẩy toàn thân vận động cùng với con mắt (nhãn thần) đang gắn với đầu ngón tay trỏ ở vị trí ngang tầm mắt, hướng dẫn bàn tay vận động. Đây là phương pháp "Thiền động" giữ vị trí rất quan trọng trong khi tập. Bởi vậy, người tập phải luyện từ thấp đến cao, với ý chí bền bỉ.
    - Hơi thở đẩy toàn thân vận động (lấy khí vận thân) là một bộ phận hợp thành "Thiền động".
    - Thân, tay, chân vận động, trong đó một thủ, một công thể hiện được ý. Thế "thủ" là giữ lấy mình, là đề phòng đối phương tấn công. "Công" trong võ thuật là tiến công đối phương. Thể hiện được thần là thể hiện được khí phách.
    - Vận động các bộ phận trong thân thể ở góc độ cao nhất, nhằm mục đích động viên các bắp thịt, khớp xương thường ngày ít hoặc không vận động, để đưa khí huyết ra toàn thân, một phương pháp chữa được nhiều bệnh mạn tính.
    - Vận động toàn thân liên tục như mây bay, nước chảy là một yêu cầu sau một thời gian luyện tập. Người tập khi quán triệt được các yêu cầu trên đây sẽ thể hiện tư thế trung chính, thanh thoát, trang nghiêm, trầm tĩnh, chững chạc, đàng hoàng.
    Tóm lại: Bài TCTS có 6 biện pháp quán triệt trong vận động được trình bày tổng hợp như sau: Tâm có chính, mới tĩnh được Trí/ Trí có tĩnh mới vận được Khí/ Vận được Khí mới động được Hình/ Động được Hình phải thể hiện được Ý/ Hiện được Ý mới xuất được Thần/ Xuất được Thần là đạt được Đạo đức.

    PV: Thưa bà, muốn tham gia tập TCTS thì đến những đâu và học phí như thế nào?

    Bà HTL: Bất kỳ ai muốn tập TCTS cũng có thể đến đăng ký ở ngay CLB TCTS ở địa phương. Có thể điện thoại đến Trung tâm theo số: 04.7335732 để được chỉ dẫn. Trước đây, mỗi một người nhập môn TCTS qua giai đoạn 1 mới phải nộp lệ phí 10 ngàn đồng, bây giờ là 20 ngàn đồng để ủng hộ Trung tâm hoạt động. Học viên tham gia CLB có thẻ hội viên đóng mỗi tháng 1 ngàn đồng, nếu ai không có thì thôi, Trung tâm làm công tác từ thiện là chủ yếu, và các đóng góp là tùy tâm.

    (nguồn: http://www.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/phongsughichep/2006/11/92242.cand)
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng ba 2007

Chia sẻ trang này