Chất độc trong Đông dược và độc dược dân gian

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Nguyệt, 3 Tháng mười 2007.

  1. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Trong sách dược xưa nay , song song với ghi rõ tính chất và mùi vị ra , còn đặc biệt ghi rõ mỗi loại thuốc có chứa thành phần chất độc hay không .
    1. Hàm ý thành phần chất độc của Đông Dược
    Theo khái niệm thời xưa , hàm ý về chất độc của thuốc tương đối rộng rãi . Độc Dược tức là thuốc độc là tên gọi chung của thuốc , Độc Tính có nghĩa là thiên tính tức tính chất vốn có của thuốc , Độc Tính có thể coi là sự đánh dấu thành phần chất độc và tác dụng phụ của thuốc lớn hay nhỏ . Độc Tính lần lượt chia làm đại độc , thường độc , tiểu độc và vô độc .
    Theo khái niệm hiện đại , cái gọi là chất độc trong Đông Dược thường thường nói về ảnh hưởng không tốt và sự phương hại đối với cơ thể con người .Trong đó bao gồm chất độc cấp tính , chất độc á cấp tính , chất độc á mãn tính , chất độc mãn tính và chất độc đặc biệt , thí dụ như gây nên ung thư , gây nên đột biến , quái thai , hiện tượng nghiện v.v .
    [​IMG]Thuốc độc thường thường nói về tác dụng hóa học và vật lý của thuốc đối với cơ thể con người , là vật chất phương hại tới cơ thể con người , gây nên các chứng chướng ngại chức năng thậm chí tử vong .Thuốc chứa thành phần chất độc nghiêm trọng có nghĩa là liều lượng ngộ độc tương đối tiếp cận với liều lượng chữa trị , hay là một số liều lượng chữa trị đã đạt mức liều lượng ngộ độc , cho nên hệ số an toàn trong khi dùng thuốc vào việc chữa trị nhỏ , chất độc sẽ phương hại nghiêm trọng tới các mô của cơ thể con người , có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược được .
    2. Phân biệt về tác dụng phụ và phản ứng chất độc của Đông Dược Tác dụng của Đông Dược có nghĩa là liều lượng thuốc bình thường xuất hiện sự phản ứng không tốt không liên quan cần thiết tới điều trị , nói chung tương đối nhẹ không gây phương hại lớn đối với cơ thể con người , sau khi ngừng thuốc sẽ tự nhiên chấm dứt phản ứng . Việc sản sinh tác dụng phụ của Đông Dược liên quan tới các nhân tố như: đặc tính của thuốc , các khâu bào chế , pha thuốc , chất pha chế v.v .

    [​IMG]Trải qua sự cố gắng của nhân viên y tế y dược sẽ có thể giảm thiểu tác dụng phụ và sự phản ứng không tốt của thuốc . Sự phản ứng về dị ứng cũng thuộc về phạm vi phản ứng không tốt , phản ứng nhẹ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng bị ngứa , da bị đỏ , bị sởi , tức ngực , khó thở , triệu chứng nặng sẽ bị ngất , ngoài nhân tố thuốc ra , hiện tượng dị ứng đa phần đều liên quan tới thể chất của người bệnh .
    Ngoài ra trong Đông Dược , do mỗi một vị thuốc thường hay gồm có mấy công hiệu chữa trị , ví dụ như Thường Sơn vừa có thể chữa bệnh sốt rét lại có thể gây nôn , nếu dùng Thường Sơn chữa trị sốt rét thì gây ôn là tác dụng phụ của thuốc , qua đó có thể thấy , tác dụng phụ của thuốc còn mang tính chất tương đối nhất định . Dĩ nhiên sự sản sinh tác dụng phụ liên quan tới thiên tính tức tính chất vốn có của thuốc , nhưng điều quan trọng hơn là vì mỗi vị thuốc Bắc nói chung đều gồm nhiều tác dụng . Khi đưa vào chữa trị chỉ dùng một tác dụng hoặc một phần tác dụng của thuốc , những tác dụng khác còn lại sẽ trở thành tác dụng phụ .
    [​IMG]Sự phản ứng về thành phần chất độc của Đông Dược tức là những phản ứng mang tính chất phương hại tới cơ thể con người sau khi dùng thuốc , nói chung là do dùng thuốc với liều lượng quá lớn hoặc dùng trong thời gian quá dài gây nên , đồng thời cũng liên quan chặt chẽ tới thể chất của con người . 3.Làm thế nào để nhìn nhận đúng đắn chất độc của Đông Dược Nhìn nhận đúng đắn thành phần chất độc của Đông Dược là sự đảm bảo về an toàn dùng thuốc . Nhìn nhận đúng đắn thành phần chất độc của Đông Dược một là phải đưa ra sự đánh giá chung đúng đắn đối với thành phần chất độc của thuốc , hai là phải nhìn nhận ghi chép văn hiến Bản Thảo một cách đúng đắn , ba là phải coi trọng các thông tin về ngộ độc Đông Dược trong lâm sàng , bốn là phải tăng cường quản lý việc sử dụng Đông Dược chứa thành phần chất độc .
    [​IMG] <Theo CRI>
    ( thuocdangian.com.vn)
     
  2. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chất độc trong Đông dược và độc dược dân gian

    [FONT=times new roman, times, serif]Trong các nước Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc,... và Việt Nam thì việc chữa bệnh bằng thảo dược đang là một xu hướng mạnh bởi người ta tin rằng loại thuốc này an toàn hơn hóa dược. Thực ra, trong thảo dược cũng có nhiều độc chất của bản thân nó hoặc tích tụ qua quá trình bảo quản, chế biến.[/FONT]​
    [​IMG]
    [FONT=times new roman, times, serif]Tính độc hại của một số cây thuốc có thể do nhiều nguồn:[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Độc tố ngoại lai[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Tồn dư lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép: Trong khi trồng trọt, để bảo đảm cho cây phát triển bình thường, người ta không tránh khỏi việc sử dụng một số hóa chất bảo vệ thực vật nhằm diệt côn trùng gây hại. Việc thu hái không theo đúng quy trình khiến hóa chất tồn dư, gây hại cho người dùng.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Chất độc do nấm mốc tiết ra: Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc trên dược thảo, tạo ra chất độc aflatoxin (hay mycotoxin) nếu công tác bảo quản không tốt. Aflatoxin gây ung thư gan, ở nồng độ nhỏ nó cũng gây hại cho cơ thể người. Một khảo sát trên 20 mẫu hạt sen ở Hà Nội thấy có 4 mẫu chứa aflatoxin với hàm lượng cao gấp nhiều lần so với quy định của Bộ Y tế.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Kim loại nặng: Qua quá trình trồng trọt, cây cối có thể hấp thu và lưu giữ các kim loại nặng hay các nguyên tố độc từ đất đai canh tác, nguy hiểm nhất là asen, chì, thủy ngân, đồng... Có người kinh doanh còn găm chì vào củ tam thất để tăng khối lượng khi bán.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Độc tố nội tại[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Trước những tác động của vi sinh vật, động vật và con người, cây cối vẫn xanh tươi và phát triển là nhờ chúng đã có hệ thống tự bảo vệ; trong đó, chất độc là loại vũ khí lợi hại nhất. Quả cây long quỳ thuộc họ cà chứa nhiều độc tố. Người hoặc súc vật ăn vào sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập tăng nhanh dẫn đến hôn mê và tử vong. Ở châu Phi có loài cây sát hươu, sát sư tử. Trung Quốc có cây tử kinh trạch lan, nếu ngựa ăn phải thì nguy cơ chết là rất cao. Phấn hoa đồn thảo (họ cúc) ở Mỹ mỗi năm làm cho khoảng 15 triệu người bị viêm mũi dị ứng, viêm da, thở khò khè. Ở một khu vực của Nhật, hằng năm cứ vào hè, nhiều người dân phải chuyển đi sống nơi khác để tránh hậu quả của phấn hoa đồn thảo.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Một số chất độc thực vật đã được loài người sử dụng từ nhiều thế kỷ. Năm 1805, nhà nghiên cứu Sertumer (Đức) tách được morphin từ thuốc phiện, mở đầu cho cuộc tìm kiếm các chất độc thực vật. Năm 1819, hai ông Caventou và Pelletier chiết được strichnin từ mã tiền. Năm 1820, nhà khoa học Desosse tìm được quinin trong vỏ cây quinquina, ông Runge tìm được cafein trong cà phê. Năm 1828, Possel và Reimann tách được nicotin từ thuốc lá. Năm 1833, Men chiết được atropin từ cây cà độc dược.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Tính đến nay, người ta đã biết khoảng 6.000 alcaloid có phổ biến ở các loài thực vật, tập trung ở một số họ: trúc đào, thuốc phiện, đậu, cà, thủy tiên... Phần lớn các chất này tác dụng lên hệ thần kinh, liều thích hợp là thuốc chữa bệnh hiệu quả nhưng liều cao là thuốc độc. Khác với các chất độc kim loại hay khoáng chất, các chất này sau khi gây tác hại thường không để lại dấu vết gì trong thi thể nạn nhân nên một số cây đã bị kẻ xấu lợi dụng vào mục đích đầu độc.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Một số cây được coi là độc loại siêu:[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Mã tiền: Chất độc chủ yếu là stricnin. Trước đây người ta thường trộn mã tiền với một số chất khác để đầu độc, diệt chuột, săn bắn (tẩm vào đầu mũi tên). Trong họ mã tiền còn có cây hoàng nàn cũng chứa stricnin. Mã tiền và hoàng nàn thường được dùng trong các bài thuốc chữa thấp khớp. [/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Ô đầu (phụ tử): Cây này mọc nhiều ở Sapa. Khi đào thường thấy có hai củ, một củ mẹ lớn mang cây đang có hoa và một củ con sẽ phát triển khi cây mẹ tàn lụi. Củ của cây màu đen và có mỏ nhọn như đầu con quạ nên có tên khác là ô đầu, củ ô đầu có chất alcaloid độc là aconitin. Trong sách thuốc Việt Nam, nếu dùng rễ con (rễ phụ) thì gọi là phụ tử, còn dùng rễ mẹ thì gọi là ô đầu. Phụ tử độc tính kém ô đầu song tác dụng bổ dưỡng trợ dương lại tốt hơn.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Cà độc dược: Thường mọc hoang dại, chứa atropin - một alcaloid có tác dụng vào hệ thần kinh, tác dụng liệt đối giao cảm, chống tiết cholin và chống co thắt cơ trơn; liều cao gây kích động, kích thích. [/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Trúc đào: Cây thường được làm cảnh vì có hoa, lá và dáng cây đẹp. Chất độc có trong cây là oleandrin (neriolin), được dùng làm thuốc chữa suy tim cấp và mạn, hội chứng loạn nhịp nhanh... nhưng rất độc (viên nén chỉ có 0,1 mg neriolin). Lá trúc đào nếu rụng vào bể nước sẽ gây chết người và ngựa khi uống nước này.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Lá ngón: Trong dân gian hay truyện Kiếm Hiệp của Kim Dung còn gọi là Cỏ Đoạn Trường hay Thất Đoạn Bộ Trường Tán. Một loại lá rất giống với là cây chè vàng, nên rất dễ nhầm lẫn. Là loại kịch độc. Chỉ với 3 lá có thể chết người hoặc đại gia súc như trâu, bò, ngựa...(Sẽ bàn chi tiết ở các bài sau)[/FONT]​
    (Còn tiếp)

    ( thuocdangian.com.vn)
     
  3. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chất độc trong Đông dược và độc dược dân gian

    [FONT=times new roman, times, serif]Thuộc họ Mã tiền (Loganiaccae)
    [/FONT][FONT=times new roman, times, serif]Được coi là cây độc nhất nước ta, người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người.
    Là một loại cây mọc leo khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Thân cây có khía. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, nhẵn bóng. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả là một nang, hình thon, dài, màu nâu. (Xin đừng nhầm với cây hoa chè vằng, có hoa màu trắng. Quả hình cầu. Thuộc họ Nhài (Oleaceae)).
    [/FONT]
    [​IMG] Cây lá ngón:

    [​IMG]

    Last Update (03/04/2006 09:54' AM - GMT+7)
     

Chia sẻ trang này