Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

Thảo luận trong 'Chu dịch = Nắm bắt Thiên cơ + Biết Vận Mệnh' bắt đầu bởi Rubi, 27 Tháng tư 2008.

?

Vấn đề Triết học Âm dương Ngũ hành hiện đang ra sao

  1. Nguyên lý Âm dương Ngũ hành không cần chỉnh lý

    3 phiếu
    75.0%
  2. Nguyên lý Âm dương Ngũ hành đang có những sự sai lệch

    0 phiếu
    0.0%
  3. Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cần phải chỉnh lý

    0 phiếu
    0.0%
  4. Cấu trúc tượng của Âm dương Ngũ hành được chỉnh sửa như trên là hợp lý

    0 phiếu
    0.0%
  5. Hình Bát quái Tiên thiên và Hình Bát quái Hậu thiên chỉnh sửa như trên là hợp l

    1 phiếu
    25.0%
  1. Rubi

    Rubi New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương).
    Hai cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành là cấu trúc số và cấu trúc tượng. Cấu trúc số là hệ thập phân được xắp xếp thành hai đồ hình Hà Đồ và Lạc Thư. Cấu trúc tượng là nguyên lý Âm dương Ngũ hành được biểu hiện một cách tương tự bằng các hình tượng (hào, quái).
    Tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng trong cấu trúc số được xác định rất rõ ràng, nhưng trong cấu trúc tượng, tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng nhiều điểm sai lệch với chính tiền đề của nó. Sau đây là những điểm sai lệch cần chỉnh lý trong cấu trúc tượng.

    I.NHỮNG ĐIỂM SAI LỆCH TRONG CẤU TRÚC TƯỢNG

    Trong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.
    Thứ nhất là hiện tại có sự sai lệch giữa Tiền đề và Nguyên lý của Bát quái. Tiền đề xác định tính chất của 8 quái chỉ có 4 tính chất là Kim, Hỏa, Thủy, Mộc, còn nguyên lý đang có thì 8 quái có 5 tính chất là Kim, Hoả, Thủy, Mộc và Thổ. Nội dung của Tiền đề có nói "Tứ tượng sinh ra Bát quái", Tứ tượng chỉ có 4 tính chất là Kim, Hoả, Thủy, Mộc cho nên Bát quái cũng chỉ có 4 tính chất tương ứng thì mới đúng lý.
    Thứ hai là sự không nhất quán về tính chất của các quái trong 8 quái. Nguyên lý hiện tại, 8 quái có những tính chất như sau: 3 hành Kim, Mộc, Thổ thì có Âm có Dương còn 2 hành Thủy và hành Hỏa thì không có Âm dương.
    Thứ ba, cấu trúc tượng đang tồn tại một nguyên lý sai lệch rất rõ ràng. Sai lệch này sẽ được chỉ ra khi căn cứ vào một tiền đề về cách xác định tính chất Âm dương Ngũ hành cho một đối tượng bất kỳ trong các cấu trúc nói chung và cấu trúc tượng nói riêng. Tiên đề có nội dung là:
    "Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương)"
    Căn cứ vào Tiền đề trên, thì thấy các đối tượng trong cấu trúc tượng có sự sai lệch, thiếu sót sau đây:
    A-Về đối tượng của Lưỡng nghi:
    Lưỡng nghi là Nghi âm và Nghi dương, hai đối tượng này so với Tiên đề thì thấy nó thiếu tính chất xác định trong Ngũ hành.
    B-Về đối tượng của Tứ tượng:
    Tứ tượng là Thái dương, Thái âm, Thiếu âm và Thiếu dương. Xét về tên gọi như vậy thì thấy 4 đối tượng này thiếu tính chất xác định trong Ngũ hành.
    C-Về đối tượng của Bát quái:
    Bát quái là Dương kim, Âm kim, Dương mộc, Âm mộc, Dương thổ, Âm thổ, Thủy và Hỏa. Như vậy tức là hai đối tượng Thủy và Hỏa có tính chất xác định trong Ngũ hành nhưng lại không có đối tượng Âm và Dương.

    II.NHỮNG ĐIỂM SAI LỆCH VỀ HÌNH BÁT QUÁI

    Kinh dịch có ghi "Hà đồ, Lạc thư vồn là nguồn gốc của quái hoạch" tức là 9 cung của đồ hình Hà đồ và 9 cung của đồ hình Lạc thư là bản đổ quy hoạch, sắp xếp vị trí 8 quái thành Hình bát quái.
    Hình Bát quái Tiên thiên và Hình Bát quái Hậu thiên là hệ quả của sự phối hợp cấu trúc tượng với cấu trúc số. Tức là nạp Bát quái và Thái cực vào 9 cung của Hà đồ theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành tương ứng thì sẽ được hệ quả là Hình Bát quái Tiên thiên, nạp Bát quái và Thái cực vào 9 cung của Lạc thư theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành tương ứng thì sẽ được hệ quả là Hình Bát quái Hậu thiên.
    Nhưng với nguyên lý về tính chất của 8 quái như hiện nay của cấu trúc tượng thì không thể nào thực hiện được điều hợp lý như trên. Điều này chứng tỏ nguyên lý của cấu trúc tượng đang có những khái niệm sai lệch.
    Như vậy, vấn đề tiếp theo là phải chỉnh lý tính chất Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng một cách rõ ràng, chi tiết và hơp lý là một việc cần thiết.


    III.NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG CẤU TRÚC TƯỢNG

    Trong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái.

    1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng

    Dịch có Thái cực, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ. Do nguyên lý của Âm dương mà Thái cực sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Do Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương mà Tứ tượng sinh ra Bát quái.

    Nghi âm có tính chất xác định là Âm thổ, nghi dương có tính chất xác định là Dương thổ.


    Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim.

    Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc.

    Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim.

    Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa.

    Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủy.

    Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc.


    [​IMG]
    Bảng 4. Hệ thống các hình tượng (hào, quái) của cấu trúc tượng​



    2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng

    2.1-Thái Cực


    Thái cực là sự hợp nhất của Âm dương Ngũ hành, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ, sắc vàng. Hình tượng của Thái cực là một hình tròn 4 màu.



    [​IMG]
    Hình 6.Thái cực đồ-Hình tượng của hành Thổ ​


    2.2-Lưỡng Nghi


    Do nguyên lý Âm dương Ngũ hành mà Thái cực (hành Thổ) sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Hình tượng của Dương thổ là một vạch liền, gọi là Hào dương, hình tượng của Âm thổ là một vạch đứt, gọi là Hào âm.



    [​IMG]
    Hình 7. Lưỡng nghi-Hình tượng của Dương thổ và Âm thổ ​


    2.3-Tứ tượng


    Do Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng được xác định là Thái dương kim, Thiếu dương hỏa, Thiếu âm thủy và Thái âm mộc.


    Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim

    Hình tượng của Thái dương kim và Thiếu dương hỏa được hình thành như sau:

    Hào dương chồng thêm hào dương thành Thái dương kim(hai hào dương).

    Hào dương chồng thêm hào âm thành Thiếu dương hỏa(dưới hào dương, trên hào âm)


    [​IMG]
    Hình 8. Dương thổ sinh ra Thái dương kim và Thiếu dương hỏa ​



    Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc

    Hình tượng của Thiếu âm thủy và Thái âm mộc được hình thành như sau:

    Hào âm chồng thêm hào dương thành Thiếu âm thủy(dưới hào âm, trên hào dương).

    Hào âm chồng thêm hào âm thành Thái âm mộc(hai hào âm).


    [​IMG]
    Hình 9. Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc ​



    2.4-Bát quái


    Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương (Âm sinh, Dương trưởng) mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Tính chất Âm dương Ngũ hành của Bát quái được xác định như sau:


    Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim


    Thái dương kim chồng thêm Hào dương thành quái Càn. Quái Càn là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là Dương kim. Thái dương kim chồng thêm Hào âm thành quái Đoài. Quái Đoài là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Kim nên tính chất xác định là Âm kim.



    [​IMG]
    Hình 10. Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim ​


    Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hoả


    Thiếu dương hỏa chồng thêm Hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Dương hỏa. Thiếu dương hỏa chồng thêm Hào âm thành quái Chấn. Quái Chấn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Âm hỏa.



    [​IMG]
    Hình 11. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa ​


    Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủy


    Thiếu âm thủy chồng thêm Hào dương thành quái Tốn. Quái Tốn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Thủy nên tính chất xác định là Âm thủy. Thiếu âm thủy chồng thêm Hào âm thành quái Khảm. Quái Khảm là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Thủy nên tính chất xác định là Dương thủy.



    [​IMG]
    Hình 12. Thiếu âm thuỷ sinh ra Âm thủy và Dương thủy ​


    Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc


    Thái âm mộc chồng thêm Hào dương thành quái Cấn. Quái Cấn là giai đoạn bạn đầu (Âm sinh) của hành Mộc nên tính chất xác định là Âm mộc. Thái âm mộc chồng thêm Hào âm thành quái Khôn. Quái Khôn là trạng thái lớn mạnh(Dương trưởng) của hành Mộc nên tính chất xác định là Dương mộc.



    [​IMG]
    Hình 13. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc​



    Như trên, cấu trúc tượng đã có được một sự hợp lý giữa Tiền đề và Nguyên lý. Các đối tượng đã xác định được tính chất Âm dương Ngũ hành rõ ràng, điều là căn bản để tiến đến sự kết hợp cấu trúc tượng với cấu trúc số và có được hệ quả là 2 Hình Bát quái. Tiếp theo, cần nêu ra đây nội dung Tiền đề và Nguyên lý riêng của cấu trúc số.


    IV.NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CƠ BẢN TRONG CẤU TRÚC SỐ

    1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

    Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi

    Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi

    Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi

    Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi

    Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi

    Trời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ.

    Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa.

    Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc.

    Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim.

    Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ.


    Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời.

    Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất.


    2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

    Số 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ.

    Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa.

    Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc.

    Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim.

    Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ.

    3-Hệ quả Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

    Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư.


    [​IMG][​IMG]
    Hình Hà đồ và Lạc thư​



    [​IMG]
    Hình 3. Ngũ hành sinh, khắc​



    Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ:

    Kim sinh Thuỷ

    Thuỷ sinh Mộc

    Mộc sinh Hoả

    Hoả sinh Thổ

    Thổ sinh Kim

    [​IMG]
    Hình 4. 9 cung Hà đồ​



    Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư:

    Kim khắc Mộc

    Mộc khắc Thổ

    Thổ khắc Thủy

    Thủy khắc Hỏa

    Hỏa khắc Kim

    [​IMG]
    Hình 5. 9 cung Lạc thư​



    Đến đây, các đối tượng trong 2 cấu trúc số và cấu trúc tượng đã được xác định tính chất Âm dương Ngũ hành một cách chi tiết.

    V.PHỐI HỢP CẤU TRÚC TƯỢNG VỚI CẤU TRÚC SỐ THEO NGUYÊN LÝ THỐNG NHẤT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

    Phối hợp cấu trúc số với cấu trúc tượng theo nguyên lý thống nhất Âm dương Ngũ hành sẽ được hệ quả là 2 Hình Bát quái. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Hà đồ sẽ được hệ quả là hình Bát quái Tiên thiên. Bát quái nạp vào đồ hình 9 cung Lạc thư sẽ được hệ quả là hình Bát quái Hậu thiên.
    Qui tắc nạp Bát quái vào Hà đồ cũng như nạp Bát quái vào Lạc thư là qui tắc tương ứng theo tính chất Âm dương Ngũ hành:


    Quái Càn và số 9, tương ứng với nhau theo tính chất dương Kim.
    Quái Đoài và số 4, tương ứng với nhau theo tính chất âm Kim.
    Quái Ly và số 7, tương ứng với nhau theo tính chất dương Hỏa.
    Quái Chấn và số 2, tương ứng với nhau theo tính chất âm Hỏa.
    Quái Tốn và số 6, tương ứng với nhau theo tính chất âm Thuỷ.
    Quái Khảm và số 1, tương ứng với nhau theo tính chất dương Thuỷ.
    Quái Cấn và số 8, tương ứng với nhau theo tính chất âm Mộc.
    Quái Khôn và số 3, tương ứng với nhau theo tính chất dương Mộc.
    Đặc biệt Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ được nạp vào vị trí trung cung của Hà đồ và Lạc thư.


    [​IMG]
    Hình 14. Thực tại Bát quái Tiên thiên​



    [​IMG]
    Hình 15. Thực tại Bát quái Hậu thiên​



    Các vấn đề chỉnh lý liên quan tiếp theo sẽ được trình bày trong phần sau. Cảm ơn quý học giả và các anh chị đã xem bài viết này
     
  2. vo_danh_00

    vo_danh_00 New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    77
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    bài viết đầy đủ và rất có căn cứ, tui chờ bài tiếp theo của bạn
    nhân thể cái lạc thư thì dễ hiểu rồi, nhưng mà bạn có thể nói rõ hơn về cái hà đồ được không?
    mấy cái chấm đó cái nào ở vai ,cái nào ở lưng con long mã vậy, y nghi cua nó được người xưa gán cho như thế nào?~_coffee
     
  3. Apollo

    Apollo Guest

    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    hello bạn rubi, bài này bạn có post trong tuvinghiemly khi tôi đọc xong định vào trả lời bạn nhưng mà lão ngoan đồng lại đóng cửa website nên tôi không thể vào được nữa. nay lại thấy ở dây thật là may.
     
  4. Rubi

    Rubi New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    Nghiên cứu Lý Học Đông Phương, Rubi là một người không chuyên nhưng cũng có chút sự nhàn rỗi bất đắc dĩ cộng với cái tính tò mò tỉ mỉ rồi lại cũng thích thích tự tìm hiểu về cái môn này.
    Kết quả nghiên cứu cũng có chút kết quả nên cũng mạnh dạn đăng trên một số các diễn đàn có chủ đề liên quan. Quá trình nghiên cứu cũng mất thời gian và cũng mất một vài quyển nháp viết vẽ linh tinh. Cũng hay là song song với quá trình tìm học là quá trình tiếp xúc với đồ họa vi tính và thế giới mạng. Nên kết quả hình thành một vài bài viết có nội dung dễ hiểu đối với các đọc giả cũng không mất nhiều thời gian tổng kết. Nghiên cứu thì lâu nhưng tổng hợp và chỉnh lý tiếp cũng không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi Rubi đăng bài trên các diễn đàn, cũng có người ủng hộ vừa cả về nội dung vừa cả về cách thể hiện, nhưng cũng có người phản đối với định kiến riêng của họ công với sự phản biện trước của họ đối với một số các học giả cỏ tuổi khác.
    Tóm lại đơn giản là Rubi có phát kiến như thế, và xung quanh đó cũng có những sự kiện bàn luận. Những ý kiến ủng hộ cũng khuyến khích Rubi nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện chi tiết, những ý kiến phản biện cũng giúp Rubi tập chung vào vấn đề được họ đặt ra từ đó cũng có động lực hoàn thiện nội dung hơn, chung chung là như vậy.
    Rubi có đôi lời đối thoại vậy.
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng chín 2008
  5. Rubi

    Rubi New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    Rubi cảm ơn Vo Danh về sự đánh giá nội dung và hình thức cho chủ đề này.
    Về cách trình bày hai hình Hà Đồ và Lạc Thư thì Rubi cũng xem qua một số bài viết mới gần đây của một số học giả, cho nên Rubi cũng căn cứ vào ý tưởng đó của học giả nên cũng trình bày như sau, tức là căn cứ theo hướng Đông Tây Nam Bắc, lấy hướng Bắc làm phía trên, lấy hướng Nam làm phía dưới, lấy hướng Đông làm bên tay phải, lấy hướng Tây làm bên tay trái. Và theo đó, tính chất ngũ hành của Hà Đồ cũng được xác định lại. Tuy nhiên nếu hiểu vấn đề thì đó không phải là sự thay đổi, mà chỉ là cách thể hiện. Cách trình bầy Hà Đồ cũ và mới chỉ khác nhau về cách nhìn mặt phẳng, từ trên nhìn xuống mặt phẳng hay từ dưới nhìn xuống mặt phặng, và đồ lại (vẽ lại) theo vị trí tương tác giữa người quan sát và đối tượng được quan sát.
    Nếu nói căn cứ theo bản vẻ trên lưng con long mã thì Rubi không sẵn có sự nghiên cứu để giải thích. Thay vào đó, Rubi căn cứ vào yếu tố sau để xác định 9 cung của Hà Đồ. Lạc thư là căn cứ theo sự Tương Khăc của Ngũ Hành để xác định vị trí các con số. Hà Đồ là căn cứ theo sự Tương Sinh của Ngũ Hành để xác định vị trí các con số, các số dương đặt ở phương chính, các số âm đặt ở các hướng còn lại. Yếu tố về Hà đố có một vài điểm như thế, song về thực tại của Hà Đồ thực tế thì cần phải tiếp tục tìm hiểu để khẳng định cho đẩy đủ hơn. Hiện tại, Rubi chỉ căn cứ vào một số yếu tổ trên để làm cơ sở về Đồ Hình Chín Cung Hà Đồ, tiếp theo đó là xác định Hình Bát Quái Tiên Thiên theo Hà Đồ ("Hà Đồ Lạc Thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch"). Rubi có thể nói ngắn gọn về phần phát kiến tiếp theo, đây là phần đối thoại nên nói ngăn gọn, và Rubi sẽ nói đầy đủ khi nó là một bài viết độc lập (tiếp theo). Ngắn gọn là sao ?
    Tức là sau khi chỉnh lý Bát Quái Tiên Thiên theo Hà Đồ, Rubi có phát kiến thêm về thứ tự 8 quái Càn Đoài Lý Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn liên tiếp như vậy chính là chu kỳ 12 đường kinh của nhân thể. Sau khi chỉnh lý tính chất âm dương của 12 đường kinh thì Rubi nạp 12 đường kinh vào Bát Quái Tiên Thiên theo qui tắc tính chất Âm Dương Ngũ Hành tương ứng và thể hiện lại bằng hình vẽ như sau:
    [​IMG]
    Hình Hà Đồ, Tiên Thiên Bát Quái và 12 đường Kinh​
    P/s:
    Phần chỉnh lý tính chất của 12 đường kinh chỉ là đổi tính chất âm dương cho nhau, còn tính chất ngũ hành thì giữ nguyên. Phần hình ảnh minh họa cho đối thoại này là ảnh đuôi gif và cũng do thế nào đó mà nó chỉ hiện link mà không hiện trực tiếp ảnh, hiện tượng kỹ thuật này Rubi cũng thường gặp nhưng chưa biết ra sao, vậy đọc giả hãy kích vào link để xem hình minh họa .
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng chín 2008
  6. vo_danh_00

    vo_danh_00 New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    77
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    chào rubi!~_rose
    ý tưởng của bạn rất hay có tính nhân văn, có thể dùng cách này để kiêm tra lại một số tư liệu cổ về độ chính xac của chúng~_coffee
    bạn có thể áp dụng nó với hậu thiên đồ để bọn tui so sánh được không:-bd
    Mà tôi còn được nghe về một đồ hình bát quái nữa gọi là trung thiên đồ, đồ hình này có vẻ khá gắn bó với con người đó, bạn có thể tham khảo thêm bên vanhoaphuongdong.com theo đường dẫn sau:
    http://vanhoaphuongdong.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=436

    ps/ rất mong đợi bài viết tới của bạn! ~_coffee
     
  7. Rubi

    Rubi New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    Như đã trình bày trong mục V (5), đó là căn cứ vào câu nói trong sách dịch xưa: "Hà Đồ, Lạc Thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch"-"Hà Thư cố thị quái hoạch chi nguyên". Mỗi một phát kiến mới của Rubi đều lấy căn bản một và/hoặc vài yếu tố trong các sách xưa mà Rubi cho là đúng.
    Đến đây, thì Rubi cũng đã nói sơ qua về sự hình thành Bát Quái Tiên Thiên, ấy là, thứ nhất, tám quái riêng biệt nạp vào 9 cung Hà Đồ theo quy tắc Âm Dương Ngũ Hành tương ứng. Thứ hai, hệ thống 64 quẻ Tiên Thiên dựa trên thứ tự 8 quái căn bản của Bát Quái Tiên Thiên, đồng thời chính là chu kỳ của vòng Đại Châu Thiên.
    Còn về Bát Quái Hậu Thiên. Thứ nhất, tám quái riêng biệt nạp vào 9 cung Lạc Thư theo quy tắc Âm Dương Ngũ Hành tương ứng thì sẽ cho hệ quả là đồ hình Bát Quái Hậu Thiên. Thứ hai, Bát Quái Hậu Thiên liên quan với hệ thống 64 quẻ Hậu Thiên. Rubi cũng đã phát kiến về vấn đề Hậu Thiên, tạm thời có thể nói ngắn gọn trong đối thoại này.
    -64 quẻ Hậu Thiên được chia ra làm hai phần, mỗi phần liên quan tiếp đến Độn Giáp và Thái Ất. Một phần gọi là Chu Dịch Thượng Kinh, một phần gọi là Chu Dịch Hạ Kinh.
    -64 quẻ Hậu Thiên theo trong các sách hiện nay, không thấy được qui luật hình thành hệ thống đó. Nhưng còn 3 yếu tố có thế thấy. Thứ nhất, về yếu tố cục bộ thì 64 quẻ Hậu Thiên vẫn có hình thức chia thành 32 cặp quẻ. Thứ hai, về yếu tố liên quan đến Thái Ất và Độn Giáp, là yếu tố Càn Tại 1 và Khảm Tại 1. Thứ ba, về yếu tố tổng quát, như đã nói, 64 quẻ chia ra làm 2 phần là Chu Dịch Thượng Kinh và Chu Dịch Hạ Kinh.
    -Việc chỉnh lý sự liên quan giữa Bát Quái Hậu Thiên Mới và 64 quẻ Hậu Thiên đòi hỏi sự căn cứ vào những yếu tố nào, đây là một vấn đề. Thực ra, Rubi chỉ căn cứ trên những yếu tố vừa nêu để khai thác các quy luật hình thành hệ thống 64 quẻ Hậu Thiên từ Bát Quái Hậu Thiên. Sau khi tìm được quy luật dựa trên những yếu tố còn xót lại trong sách xưa thì việc tiếp theo là áp dụng qui luật ấy để lập ra Hệ Thống 64 Quẻ Hậu Thiên. Việc lập ra 64 Quẻ Hậu Thiên này cho ra kết quả một hệ thống 64 Quẻ có sự thứ tự khác nhiều so với thứ tự các quẻ của hệ thống 64 Quẻ Hậu Thiên cũ.
    Vấn đề này, Rubi cũng đã viết bài lần thứ nhất, cũng đã đăng tải trên một diễn đàn, nhiều các đọc giả cũng đã xem. Ở đây, trong đối thoại này, Rubi tạm nói ngắn gọn kết quả về 64 Quẻ Hậu Thiên bằng hình ảnh.
    Hình ảnh minh họa về Bát Quái Hậu Thiên đồng bộ với Bát Quái Tiên Thiên thì hiện tại Rubi chưa thiết kế. Nhưng cũng đã có cái Bát Quái Hậu Thiên trên kia rồi, nộii dung hình thức nó cũng vậy. Hoặc cũng có một hình trong một cách thiết kế có yếu tố mỹ thuật khác như dưới đây:
    [​IMG]
    Bát Quái nạp vào Lạc Thư-Bát Quái Hậu Thiên (mới)​

    Sau đây là hình minh họa về Hệ Thống 64 Quẻ Hậu Thiên được chia ra làm 2 hình ảnh, hình 1 là Chu Dịch Thượng Kinh, hình 2 là Chu Dịch Hạ Kinh:
    [​IMG]
    Bảng 1-Chu Dịch Thượng Kinh (mới)​

    [​IMG]
    Bảng 2. Chu Dịch Hạ Kinh (mới)​


    Còn bàn về Bát Quái Trung Thiên, Rubi cũng đã có. Xung quanh Bát Quái Trung Thiên có những yếu tố cần đặt ra là:
    -Thứ nhất, Bát Quái Tiên Thiên và Bát Quái Hậu Thiên được hình thành là căn cứ bào Hà Đồ và Lạc Thư. Ngoài Hà Đồ và Lạc Thư thì Cấu Trúc Số không có Hình Đồ nào khác trong các sách xưa. Như vậy Bát Quái Trung Thiên không có căn cứ vào một yếu tố độc lập nào của Cấu Trúc Số.
    -Vì yếu tố thứ nhất như trên nên có thể kết luật, hoặc không tồn tại một đồ hình về Bát Quái Trung Thiên, hoặc tồn tại Bát Quái Trung Thiên trên giả thuyết mới.
    -Gọi là giả thuyết mới thì cũng chưa có nghiên cứu nào chi tiết của Rubi, nhưng với ý tưởng thì đã có. Tức là có hình ảnh minh họa nhưng chưa có phân tích kèm theo.
    [​IMG]
    Nạp Bát Quái Trung Thiên vào Hà Đồ
    (Hình Bát Quái Trung Thiên nạp vào Lạc Thư hiện tại bị mất file)​
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng chín 2008
  8. vo_danh_00

    vo_danh_00 New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    77
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    chào rubi!
    theo mình được biết 8 quẻ bát quái sếp theo hậu thiên gồm: càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài, là tượng của : trời nước núi sấm gió lửa đất đầm. ứng với ngũ hành là càn-kim, khảm-nước, cấn-thổ, chấn-mộc, tốn-mộc, ly-hỏa, khôn-thổ, đoài-kim.Thứ tự này tồn tại đã từ lâu và qua kiểm chứng thấy tính ngũ hành của nó có vẻ là không sai đâu hay còn điều gì ẩn dấu mà chúng ta chưa biết.~_donttell
    Tôi thấy thế nầy trong phú đoán có tám cửa bát quái mà vẫn cần đủ ngũ hành. Trong hà đồ lạc thư có 9 cung nên thổ ở vị trí trung ương, 4 hàng còn lại chia đều ra âm dương không có gì là sai cả nhưng bát quái dùng có 8 cửa, vậy cần xem xét lại, hiểu biết của tôi có hạn không thể giải thích tường tận xong xin đưa y kiến thế này; Cấn là núi, khôn là đất đương nhiên thuộc thổ, khảm là nước thuộc thủy, ly là lửa thuộc hỏa, về tượng mà nói những điều trên là hợp lý. Còn lại 4 quái thuộc kim và mộc tôi không hiểu dựa vào căn bản gì của tượng nhưng qua đó ta thấy được 8 quẻ đã có đủ ngũ hành, việc chia âm dương tôi chưa làm và tại sao hỏa và thủy chỉ chiếm 1 cung tôi cũng chưa rõ nhưng thiết nghĩ cái này có lẽ liên quan tới phương vị địa lý chăng:eek:~_coffee
     
  9. Rubi

    Rubi New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm dương Ngũ hành

    Rubi có ý kiến thế này:

    Tám Quái căn cứ vào đâu để lập nên hình Bát Quái ?
    -Thứ nhất là phải xác định Tám Quái hình thành như thế nào.
    -Thứ hai là phải xác định tính chất Âm Dương Ngũ Hành của mỗi Quái.
    -Thứ ba là nguyên lý nào để sắp xếp Tám Quái thành hai hình Bát Quái là Bát Quái Tiên Thiên và Bát Quái Hậu Thiên.
    Để giải quyết vấn đề chung của Kinh Dịch thì phải nêu ra được yếu tố căn bản của Âm Dương Ngũ Hành. Nội dung là:
    Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp đầy đủ các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương).

    Dựa vào nội dụng trên, ứng dụng chình lý thì có thể thấy ngay Lưỡng Nghĩ là Nghi Âm và Nghi Dương không được xác định tính chất trong Ngũ Hành. Vậy khi này, tìm lại tính chất Ngũ Hành cho Lưỡng Nghi thì là tính chất gì đây? Chỉ có thể là Âm Thổ và Dương Thổ.
    Lưỡng Nghi là Âm Dương Thổ vậy suy ra Thái Cực là Hành Thổ.

    Tiếp theo

    +Vấn đề thứ nhất, sách xưa nói "Dịch có Thái Cực, Thái Cực Sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng Sinh Bát Quái". Có thể nói ngắn gọn và trực tiếp nhất là Tiền Đề Tứ Tượng Sinh Bát Quái vẫn còn đó nhưng không được sử dụng để xác định tính chất cho tám quái. Nếu ứng dụng Tiền Đề này thì tính chất của Tám Quái được xác định ra sao? Phải xác định rằng Tứ Tượng Sinh Bát Quái thì tính chất của Bát Quái phải theo tính chất của Tứ Tượng:

    Thái Dương Kim sinh ra Âm Dương Kim
    Thiếu Dương Hỏa sinh ra Âm Dương Hoả
    Thiếu Âm Thủy sinh ra Âm Dương Thuỷ
    Thái Âm Mộc sinh ra Âm Dương Mộc

    Đến đây có thể tạm kết luật:

    Lưỡng Nghi là Âm Dương Thổ, Bát Quái là Âm Dương Kim Hỏa Thủy Mộc.
    Thái Cực là Hành Thổ (Trung cực)
    Tứ Tượng là Kim Hỏa (Dương cực) Thủy Mộc (Âm cực)
    Lưỡng Nghi: Nghi Âm là Âm Thổ, Nghi Dương là Dương Thổ
    Bát Quái:
    Càn và Đoài là sinh khí, là Âm Dương Kim
    Ly và Chấn là sinh khí, là Âm Dương Hoả
    Tốn và Khảm là sinh khí, là Âm Dương Thuỷ
    Cấn và Khôn là sinh khí, là Âm Dương Mộc
    Đoạn trên đây cũng là đại cương cho cả vấn đề thứ nhất và vấn đề thứ hai. Còn vấn đề thứ ba thì tiếp sau đây.

    +Sách xưa có ghi "Đồ Thư cố thị quái hoạch chi nguyên", tức là " Hà Đồ và Lạc Thư vốn là nguồn gốc của quái hoạch", cũng tức là Chín cúng Hà Đồ và Chín cung Lạc Thư là bản đồ qui hoạch Tám Quái để tạo thành Hình Bát Quái Tiên Thiên và Hình Bát Quái Hậu Thiên. Vậy nạp Tám quái vào Hà Đồ Lạc Thư theo nguyên tắc cụ thể nào ? Tất nhiên là theo nguyên tắc Âm Dương Ngũ Hành Tương Ứng:

    Quái Càn và Số 9 tương ứng với nhau theo tính chất Dương Kim
    Quái Đoài và Số 4 tương ứng với nhau theo tính chất Âm Kim
    Quái Ly và Số 7 tương ứng với nhau theo tính chất Dương Hoả
    Quái Chấn và Số 2 tương ứng với nhau theo tính chất Âm Hoả
    Quái Tốn và Số 6 tương ứng với nhau theo tính chất Âm Thuỷ
    Quái Khảm và Số 1 tương ứng với nhau theo tính chất Dương Thuỷ
    Quái Cấn và Số 8 tương ứng với nhau theo tính chất Âm Mộc
    Quái Khôn và Số 3 tương ứng với nhau theo tính chất Dương Mộc
    Đặc biệt Lưỡng Nghi là Âm Dương Thổ được nạp vào trung cung. Hình Lưỡng Nghi chính là hình Thái Cực mà trong các sách vẫn thường dùng. Còn Hình Thái Cực thật chất là một hình tròn.

    Từ đó mà chỉnh lý được một cách Logic về nguồn gốc hình thành của Hai Hình Bát Quái. Và tiếp theo, hai hình bát quái đó phải giải thích được Hệ Thống 64 quẻ Tiên Thiên và Hệ Thống 64 quẻ Hậu Thiên. Rubi tạm dừng ở đây và sẽ nói tiếp sau nếu đọc giả đề nghị nói.

    Nêu ra được cái đúng thì sẽ thấy được cái sai của sách:
    -Thứ nhất, Lưỡng nghĩ chỉ có tính chất Âm Dương nhưng không có tính chất xác định trong Ngũ Hành là một điểm thiếu sót.
    -Thứ hai, Lưỡng nghi không có tính chất trong Ngũ Hành thì kéo theo một vấn đế bị chôn vùi là Thái Cực không xác đinh được tính chất là gì trong Âm Dương Ngũ Hành.
    -Thứ ba, Tám quái thì có
    Âm Dương Kim, Âm Dương Mộc, Âm Dương Thổ, Thủy và Hoả. Như vậy Thủy và Hỏa trong Bát Quái thiếu tính chất xác định trong Âm Dương (Thủy không phân âm dương, hỏa không phân âm dương).
    Nhận xét chung thì lại thấy ngay, tính chất Âm Dương Thổ đã bị đặt nhầm vào Tám Quái cho nên Thái Cực và Lưỡng Nghi thì bị thiếu tính chất về hành Thổ còn Bát Quái Thì lại thiều tính chất Âm Dương Thủy Hỏa và thừa tính chất Âm Dương Thổ.

    Xung quanh vấn đề này có thể nói thêm:
    Quái Tốn là Gió, cách đặt tên như vậy nếu so sánh tính chất giữa Thủy và Mộc thì tính chất Thủy sẻ hợp hơn là tính chất Mộc xác định cho Quái Tốn. Gió và Nước là Âm Dương Thuỷ.
    Quái Chấn là Sấm, cách đặt tên như vậy nếu so sánh tính chất giữa Hỏa và Mộc thì tính chất Hoả sẽ hợp hơn là tính chất Mộc xác định cho Quái Chấn. Sấm và Lửa là Âm Dương Hoả.
    Càn và Đoài là cặp tam biến đối với Khôn và Cấn. Đoài và Càn là Âm Dương Kim thì Cấn và Khôn phải có tính chất xác định đối xứng là Âm Dương Mộc.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng chín 2008
  10. daibacvn

    daibacvn New Member

    Tham gia ngày:
    3 Tháng một 2008
    Bài viết:
    24
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chỉnh lý cấu trúc tượng và Hình bát quái trong Triết học Âm

    Sao không thấy Rubi tiếp tục đề tài này nhỉ, tiếc thay!
     

Chia sẻ trang này