Chứng nấc liên tục ( Ách nghịch)

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 1 Tháng năm 2007.

  1. Phòng và chữa ách nghịch

    PGS. Dương Trọng Hiếu

    (Cập nhật: 28/4/2007)

    [​IMG]

    Xích thược.

    Ách nghịch là trạng thái nấc liên tục, phát ra từ họng do khí nghịch gây nên. Theo quan niệm của Đông y, có 2 thành phần mang tính quyết định sự hoạt động, phát triển và sống chết của cơ thể đó là khí và huyết.

    Khí huyết có quan hệ mật thiết và luôn tác động qua lại nhau. Điều này đã được ghi trong nội kinh: “Khí là thống soái của huyết”, “Huyết là mẹ của khí”; khí hành (lưu thông) thì huyết hành; huyết có hành thì khí mới hành; khí thuộc dương - huyết thuộc âm. Theo quy định âm dương thì âm thăng - dương giáng, nghĩa là huyết có thể đi từ dưới lên trên. Khí phải đi từ trên xuống dưới.

    Khi khí bị rối loạn đi ngược lên sẽ sinh chứng ách nghịch. Nguyên nhân ách nghịch gồm 3 nhóm:

    Một là do người bệnh ăn quá nhiều chất sống lạnh, hoặc uống nhiều thuốc vị đắng tính lạnh. Ăn nhiều chất cay, nóng hay uống quá nhiều thuốc ôn táo.

    Hai là do bị uất ức kéo dài, buồn triền miên hay luôn trong tình trạng hoảng sợ lo âu.

    Điều đó sẽ ảnh hưởng đến công năng hoạt động của các tạng phủ, đặc biệt là can, phế, vị.

    Ba là người bị ốm lâu, khí huyết hao tổn, công năng phế, vị bị tổn thương (phế chủ xuất nhập khí) cũng gây nên chứng ách nghịch.

    Để phòng ách nghịch cần lưu ý:


    Vỏ quế.

    - Trong ăn không thái quá, ăn đủ chất, đủ vị, không ăn quá nhiều một thứ. Có vị cay, có vị chua, có vị đắng, có vị mặn, ngọt. Ăn quá nhiều một vị là không lợi. Trong uống thuốc cần tìm các thầy thuốc được đào tạo và có kinh nghiệm. Không dùng 1 bài thuốc kéo dài. Sau 1 đến 3 ngày, có thể 6 - 10 ngày cần khám lại để điều trị. Chữa bệnh cấp tính cần điều chỉnh thuốc sớm. Tránh tình trạng người bệnh chỉ lấy đơn 1 lần rồi tự động mua thuốc uống kéo dài.

    - Trong sinh hoạt và làm việc, cần điều độ, tránh căng thẳng quá mức.

    - Khi cơ thể suy yếu cần bồi bổ khí huyết, khí huyết có đủ và lưu thông, cơ thể mới khỏe, các tạng phủ mới hoạt động điều hòa và không có ách nghịch.

    Điều trị ách nghịch: Trong Đông y, để chữa chứng ách nghịch có thể day một số huyệt sau:

    - Cách du: Vị trí huyệt là từ đốt lưng thứ 9 đo ra khoảng 2cm.

    - Đản trung (chiên trung): vị trí huyệt là giao điểm 2 đường: đường bổ dọc cơ thể với đường nối 2 núm vú (với phụ nữ thì đo từ liên sườn 5-6) huyệt nằm trên xương ức.


    Thị đế (tai quả hồng).

    Bên cạnh đó tùy theo từng thể bệnh mà có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

    - Nếu tiếng nấc phát ra từ cổ họng, liên tục không ngừng người bệnh chán ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, dùng bài thuốc: Đinh hương 6g, quế chi 12g, bán hạ chế 10g, quất bì 8g, trúc nhự 8g, thị đế 10g, bạch thược 12g, trần bì 12g, cam thảo sống 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

    - Nếu người bệnh nôn ra nước hay đờm rãi, cảm giác đầy tức ngực, dùng bài: đẳng sâm 20g, trần bì 12g, sinh khương 3 lát, thị đế 12g, bán hạ 12g. Sắc uống ngày một thang.

    - Nếu nấc liên tục, đại tiện táo, dùng bài thuốc: thạch lộc 12g, hải tảo 12g, bán hạ 12g, thương truật 12g, hương phụ 16g, trần bì 12g, trúc nhự 12g. Sắc uống ngày một thang.

    - Nếu tiếng nấc chậm rãi, ở người có lực, hay tái phát đầy bụng, thích chườm bụng nóng, sợ lạnh. Sắc mặt tối sạm, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi tía.

    Bài thuốc: Hồng hoa 8g, xích thược 12g, xuyên khung 10g, sinh khương 3 lát, xạ hương 0,5g, đào nhân 10g, hành già 3 củ, hồng táo 6 quả. Sắc uống ngày một thang.

    - Nếu ách nghịch liên miên, tái phát nhiều lần kéo dài, miệng khô, dùng bài thuốc: bạch thược sao 30g, thị đế 10g, trầm hương 6g, đinh hương 4g, chỉ xác sao 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

    - Người sau phẫu thuật gây mê bị nấc liên tục, tiếng nấc yếu, hơi thở ngắn bụng trướng đầy, hồi hộp, ăn kém, rêu lưỡi nhợt. Bài thuốc: Đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, xích thược 12g, hậu phác 12g, bán hạ 10g, trần bì 12g, tỳ bà diệp 10g, trúc nhự 10g. Sắc uống ngày một thang.

    Điều trị chứng ách nghịch có khi đơn giản, có khi phức tạp, nếu chữa 1 - 3 ngày không khỏi cần chuyển phương pháp, có khi cần kết hợp thuốc và châm cứu xoa bóp.

    ( SK&DS)
     

Chia sẻ trang này