Dưỡng sinh phục hồi chức năng: Góc nhìn của người trong cuộc

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi dcba, 11/4/07.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi không hề hình dung cái người đã sáng lập ra phương pháp Dưỡng sinh phục hồi chức năng đang gây "tò mò" trong dư luận này lại là một ông già gầy yếu, hom hem như sắp từ giã cõi đời.
    [​IMG] Nhà văn Nguyên Bình.
    Ông ngồi trên chiếc ghế cũ kỹ trong một ngôi nhà cũ kỹ và đạm bạc như cuộc sống đơn sơ ông đang sống. Một cuộc sống cũng kỳ lạ như chính bản thân ông, nghĩa là khái niệm vật chất dường như không tồn tại ở trong ngôi nhà này, trong chính đời sống này. Nếu ai từng biết cách đây 3 năm ông phát căn bệnh ung thư bàng quang, và suốt trong 3 năm không hề dùng bất cứ một viên thuốc nào, ông đã chiến đấu với bệnh tật theo cách của mình rồi đến ngày gần đây nhất, trong một cơn đột quỵ do chảy máu, bệnh viện đã lắc đầu bó tay trả ông về mà ông vẫn hồi sinh trở lại.
    Ông đã dành cho tôi hẳn 3 giờ để trò chuyện và giải đáp về phương pháp dưỡng sinh đem lại những khả năng kỳ diệu cho con người.
    Việc người mù đã bỏ hai mắt vẫn có thể nhìn lại được nếu xét dưới góc độ khoa học quả là chuyện hoang đường. Thế nhưng, điều hoang đường ấy đã biến thành sự thật với một số người mù theo học phương pháp Dưỡng sinh phục hồi chức năng. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin được giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyên Bình giúp bạn đọc tham khảo:
    - Thưa ông, ông chính là người sáng lập ra phương pháp Dưỡng sinh phục hồi chức năng?
    [​IMG] Cuốn tự truyện "Tôi mù".
    Nhà văn Nguyên Bình (NB): Phương pháp này khởi nguồn từ Trung Quốc. Đầu năm 1995, tôi theo học phương pháp Tĩnh công ý thức của ông Hoàng Vũ Thăng. Tôi rất mê bởi phần thực pháp của nó rất hiệu quả, mang lại sức khỏe thật sự. Ví như các bệnh nan y mãn tính huyết áp, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn não, suy thận... đều được đẩy lui. Khi tiếp cận với phương pháp, tôi bất ngờ có được kết quả nhìn không cần mắt. Tôi đã nghĩ ngay đến người mù và tìm đến Hội Người mù Việt Nam.
    Chính ông Nhuận lúc đó là Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam đã giúp tôi thành lập nhóm người mù tình nguyện theo tập phương pháp này. Chúng tôi đã khai mạc lớp vào ngày 28/10/1995 ở Côn Sơn trong đó có cô Nguyễn Thanh Tú. Nhưng sau 2 năm, tôi nhận thấy đây không phải là phương pháp đúng, nên tôi đã nghiên cứu và sáng lập ra phương pháp Dưỡng sinh phục hồi chức năng.
    - Và ông đã giúp cho họ khai mở được Nhãn thần hay còn gọi là Huệ nhãn - con mắt thứ ba của nhà Phật?
    NB: Cần phải nói lại cho rõ là khi theo tập thực pháp của Tĩnh công ý thức, bản thân tôi nhìn mà không cần mắt, và những người mù đa phần ít nhiều đều thấy lại được ánh sáng. Tất nhiên, tùy theo từng cá nhân có các mức độ nhìn khác nhau. Có người tập vài tháng đã nhìn thấy ngay, có người 5-6 tháng, thậm chí có người kẽo kẹt đến 2-3 năm vẫn chưa nhìn thấy. Riêng cô Tú không phải là trường hợp người mù nhìn thấy sớm nhất mà phải kể đến cô Trang, ông Bạo. Tú 4 tháng mới nhìn thấy. Tú không nhìn thấy thường xuyên, không nhìn rõ như Trang hay một số người khác nhưng cô ấy có những khả năng đặc biệt hơn người. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao người mù đã bỏ hẳn cả hai mắt vẫn có thể nhìn thấy được ánh sáng.
    Thực tế các Lạt Ma ở Tây Tạng, hay các trường phái Yoga, luyện công ở Ấn Độ, con người có thể nhìn được một lúc ở cả 3 thì: Hiện tại - Quá khứ - Tương lai. Thế nhưng, hiện tượng nhìn bằng Huệ nhãn với hiện tượng người mù trong chương trình của thầy trò tôi nhìn thấy ánh sáng là hoàn toàn khác nhau. Khả năng tự nhiên dự trữ trong mỗi con người là vô cùng vô tận. Khi người mù đến với phương pháp, tập đúng phương pháp thì họ sẽ có chiếc chìa khóa mở cánh cửa khả năng đặc biệt của con người.
    Tuy nhiên, hiện tượng người mù nhìn thấy ánh sáng không thể nói chính xác 100% được. Chúng ta bị ngôn ngữ trói buộc, các khái niệm trói buộc, việc người mù nhìn thấy ánh sáng vượt qua sự trói buộc của ngôn ngữ và các khái niệm, tiêu chí. Mà những gì vượt qua các khái niệm, tiêu chí thì chúng ta không thể giải thích được.
    - Tại sao ông không theo phương pháp Tĩnh công ý thức nữa mà tách ra nghiên cứu và tìm tòi sáng lập phương pháp Dưỡng sinh phục hồi chức năng?
    NB: Tôi đã say mê và dẫn tập người mù trong vòng 2 năm và kết quả rất khả quan. Khi theo học các bước cao hơn là linh pháp và hư pháp thì phát hiện ra phương pháp này gây cho người mù và người bệnh rơi vào ảo giác kinh khủng. Càng đi, tôi càng cảm thấy lạc lối. Bản thân tôi cũng đã dùng đến hư pháp và linh pháp để chữa bệnh. Hiệu quả thì rõ rệt ngay nhưng không bền, bệnh lui được một thời gian, khi trở lại bệnh càng nặng. Vấn đề đặt ra đối với tôi, người chịu trách nhiệm dẫn đầu về phương pháp, là phải xem lại phương pháp đó có đúng hay không. Bản thân người mù đã chịu đựng quá nhiều bi kịch, nếu vô tình dẫn họ vào thế giới hỗn mang, thần kinh hỗn loạn thì đó là một tội ác. Tôi làm chậm lại quá trình, vừa làm vừa gỡ cho mọi người thoát khỏi ảo giác và tìm tòi phương pháp tập mới.
    - Ông có thể cho độc giả biết nội dung của phương pháp Dưỡng sinh này?
    NB: Phương pháp có 3 bước. Bước thứ nhất là thở cơ thể. Bước thứ hai điều chỉnh cơ thể tự thở. Bước thứ 3 điều chỉnh cho các tế bào tự thở. Đây chính là nhịp sinh hóa của mỗi cá thể, và nó hòa đồng với vạn vật. Đây là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa tự nhiên dự trữ trong cơ thể con người. Thức dậy nhịp sinh học trong cơ thể. Đưa con người trở về với khởi nguyên ban đầu. Tất cả những dự trữ mà tự nhiên ban cho con người đều có thể lấy lại được. Trong đó có các khả năng như tự chữa bệnh, và việc người mù nhìn lại được mà không cần mắt là một trong rất nhiều những khả năng đó.[​IMG]


    Sau khi cùng các học trò theo chương trình được 11 năm, tôi rút ra kết luận: Không có một trường hợp nào con người gặp tai ương hoặc bệnh hoạn mà rơi vào tuyệt vọng. Đây là một phương pháp hoàn toàn mới, mỗi người mù, hay người bệnh đều có thể tự lo cho mình. Không có chuyện dựa vào một lực lượng siêu nhiên gì cả, không có bóng dáng của thần Phật, thần linh ở đây.
    - Ông đã dẫn các học trò của mình theo đuổi phương pháp này 11 năm mà cho đến giờ các nhà khoa học vẫn "bó tay" trước phương pháp của ông. Ông nghĩ sao về điều này?
    NB: Những người phản bác mạnh nhất rơi vào tầng lớp trí thức. Điều này tất yếu thôi vì tư duy của con người lặp đi lặp lại, trải qua hàng ngàn vạn năm đã trở nên khô cứng, người ta không thể tư duy theo một cách khác. Theo tôi được biết thì hiện nay không có một nhóm người thứ 2 nào làm phương pháp dưỡng sinh dành cho người mù. Ngay cả những Lạt Ma ở Tây Tạng, các trường phái Yoga ở Ấn Độ, việc nhìn không cần mắt, cũng chỉ cá thể họ có được mà không truyền lại cho một ai khác, không mang tính chất lợi ích cộng đồng.
    Phương pháp của chúng tôi bất kỳ người mù nào, dân tộc nào, trình độ, lứa tuổi nào cũng học được. Phương pháp này có điểm đặc biệt là không phụ thuộc vào tri thức hiện nay nhân loại có, kể cả y học. Bởi vì khi đã bỏ 2 con mắt rồi, các nhà y học, hay nhãn khoa cũng bó tay. Có rất nhiều người, trong đó các nhà khoa học đã tìm đến thầy trò tôi. Ví như Giáo sư y khoa Vi Huyền Trác, nhà nghiên cứu tiềm năng con người Nguyễn Phúc Giác Hải, họ đã kiểm chứng và khẳng định việc nhìn không bằng mắt và người mù nhìn thấy ánh sáng là chuyện có thực nhưng chưa ai lý giải được vì sao.
    - Tóm lại, phương pháp Dưỡng sinh phục hồi chức năng nghe có vẻ quá đơn giản, chỉ là 3 bước thở. Nó chẳng có gì ghê gớm, cao siêu cả, nhưng khả năng mang lại nghe ra vô tận thật đấy nhưng cái đích cuối cùng vẫn chưa thấy đâu, ngay cả với người sáng lập ra nó?
    NB: Có nhiều người không tin vì thấy phương pháp này quá đơn giản. Họ nghĩ cứ phải thật rối rắm, phức tạp mới được. Chân lý thực ra vô cùng đơn giản, con người mãi vẫn không ngộ ra điều đó. Phương pháp này rất rõ ràng không có rút kinh nghiệm mà càng tập người ta càng nhận biết mình, thấu hiểu mình, thấu hiểu xung quanh. Tuy nhiên, thầy trò tôi vẫn chưa đi tới kết quả cuối cùng. Kết quả chúng tôi muốn nói tới, sẽ đạt tới đấy là việc đưa người mù nhìn lại được ánh sáng thực vật và giúp họ sinh hoạt được bình thường như một người sáng mắt. Đây không phải là khoa học viễn tưởng mà là của tương lai. Bởi kết quả đã xảy ra, đã có rồi, việc người mù nhìn thấy ánh sáng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều năm nay, và ở rất nhiều người.
    - Thế nhưng đến với một phương pháp mà chưa được khoa học kiểm chứng thì độc giả khó mà tin tưởng lắm.
    NB: Không tin thì đừng tìm hiểu làm gì cả, tôi không bắt ai phải tin phương pháp của tôi. Nếu muốn kiểm chứng hãy lập một nhóm người mù tình nguyện, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn từ thiện trong 1 tháng, 2 tháng chắc chắn sẽ có kết quả cụ thể. Cuốn sách “Tôi mù?” của cô Thanh Tú đã ra mắt rồi, nếu ai muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này có thể tìm mua sách đọc. Trong sách là những câu chuyện, trường hợp có thật. Và sách cũng hướng dẫn các bài tập để cho những ai không có điều kiện đến với chúng tôi có thể tự tập ở nhà. Chương trình mà chúng tôi theo đuổi là mang ánh sáng đến cho người mù, giúp người bệnh chữa bệnh nan y.
    - Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này!
    Một thực tế hơn 10 năm nay, để theo đuổi phương pháp này, nhà văn Nguyên Bình đã bán gần hết đất đai nhà cửa, bỏ tiền tài trợ cho các lớp học của người mù ở Côn Sơn. Đến lúc này, nhà văn đã khánh kiệt, và không còn khả năng để mở các lớp học từ thiện như vậy. Số phận có lúc tưởng quá bi đát trong cuộc đời đầy những bất trắc và thiệt thòi của ông Nguyên Bình nếu có điều kiện chúng tôi sẽ đề cập đến ở một bài báo khác. Hy vọng hai bài báo này sẽ mang lại cho thầy trò ông một sự đồng cảm và chia sẻ của bạn đọc gần xa, để thầy trò ông có thể đi tiếp, và tìm đến cái đích cuối cùng con đường đã chọn.

    Số điện thoại liên hệ: Nhà văn Nguyên Bình: 04.8531222. Nguyễn Thanh Tú: 04.8311252[​IMG]



    (nguồn: http://www.cand.com.vn/)
     
    Last edited by a moderator: 11/4/07
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi mù?

    Trong cuốn tiểu thuyết "Tôi và những người mù", nhà văn Nguyên Bình đã dành cho nhân vật Thanh lấy từ nguyên mẫu ngoài đời là cô gái mù Nguyễn Thanh Tú một tên gọi: "Còn-hơn-cả-sự-khủng-khiếp". Thế nhưng, sự thật về số phận đau đớn và kỳ lạ của cô gái mù này chỉ thực sự được bộc lộ một cách đầy đủ nhất, chi tiết nhất, và rõ nét nhất trong cuốn tự truyện "Tôi mù?" sắp sửa được ấn hành.
    [​IMG]
    Tôi nương theo những ngõ phố chật hẹp và ngoằn ngoèo để tìm tới nhà Tú trong một ngày Hà Nội nắng nóng như chưa bao giờ hơn thế. Ngôi nhà cấp 4 xây từ thời xa xưa tọa lạc trên một khu vườn rộng, mênh mênh, mang mang bởi gió vi vít những chiếc lá roi già thả đầy sân vàng ruộm. Những chùm khế lúc lỉu, thập thò những chùm quả xanh non tơ sau vòm lá. Mùi hương hoa dại và mùi của cây lá ngây ngấy thơm tôi vẫn thường hít thở ở quê nhà bỗng dưng ùa về nhấn chìm tôi trong một cảm giác lạ lùng. Mẹ của Tú ra mở cổng, một gương mặt mang nhiều nét của người đàn bà xứ Trung Á, lặn chìm những truân chuyên và uẩn khúc không giấu nổi. Tôi bước qua khoảng sân rộng, nắng phủ lên những vòm lá dày và rộng mở xòe ra che chắn.
    Tú đợi tôi ở thềm nhà, dẫu còn nghi ngại bởi cuộc viếng thăm có chủ đích này, Tú vẫn bồn chồn tâm trạng. Có lẽ, với những người khiếm thị như Tú, một sự thay đổi thói quen, một cuộc gặp gỡ, một người mới đến cũng làm nên một chút xáo động nhỏ, và chí ít cũng là một niềm vui bé con làm sống động lên phía bên ngoài cái cuộc sống mang bóng tối vĩnh cửu ấy.
    Tôi cảm nhận như vậy, bởi khi tôi đến, có một chút ánh sáng nhỏ hắt bừng lên gương mặt Tú, mẹ Tú, và cả khu vườn mênh mênh, mang mang này. Điều đó làm cho tôi cảm thấy cái công việc mà tôi sẽ làm với Tú hôm nay dường như trĩu nặng hơn, và tôi không biết sẽ đem lại được gì, giúp ích được gì cho cuộc sống của hai người phụ nữ "cô đơn" trong ngôi nhà rộng này.
    Tôi bắt đầu câu chuyện với cô gái mù trên chiếc chiếu cói rộng trải giữa thềm nhà. Nắng xiên xiên qua lá rơi lon xon trên trang sổ tôi viết. Tú không bộc bạch nhiều. Có lẽ bản tính của một người từ nhỏ đã học cách tự vệ, để bảo vệ mình, nên ở Tú thường trực một bản năng đề phòng với tất cả. Thế nhưng, rồi Tú cũng mở lòng mình, và đằng sau gương mặt trắng hồng, mái tóc đen nhánh mượt mà của một vóc dáng "không có tuổi", tâm hồn dữ dội của Tú đầy ắp những giằng xé, những dông bão, những ẩn ức.
    Tú mắc bệnh Glôcom bẩm sinh. Chạy chữa nhiều nơi, nhưng cố gắng đến tuyệt cùng thì năm lên 10 tuổi đang học lớp 5, Tú bị mù hoàn toàn. Năm 14 tuổi, do nhãn áp tăng quá cao, Tú buộc phải bỏ hẳn đôi mắt để giữ gìn sức khỏe và để tránh những cơn đau đớn triền miên do di chứng thần kinh từ đôi mắt bị hỏng. Sau 10 lần mổ, Tú buộc phải thay mắt nhựa. Từ đó, cả gia đình Tú, đặc biệt là mẹ Tú và bản thân Tú đã mất hết hy vọng dù quá mơ hồ và vô vọng là giữ được đôi mắt cho con gái và nhờ vào một phương thuốc thần kỳ để giúp con gái mình tìm lại ánh sáng. Tú đã đi qua tuổi ấu thơ của mình bằng thứ ánh sáng mờ mờ, và bước sang tuổi thiếu nữ với bóng-tối-vĩnh-cửu.
    Giờ đây khi nhắc lại chuyện đó, Tú lắc nhẹ tóc và cười. Tú cũng ngạc nhiên về thái độ của mình, nghĩa là Tú không cảm thấy sốc. Tú đã quen với thứ ánh sáng mờ dần, hư ảo, và rơi dần vào bóng tối bất-khả-kháng. Người sốc nhất phải kể đến là mẹ Tú. Người đàn bà vì cuộc mưu sinh đang đi hợp tác lao động ở Đức bỏ ở nhà 3 đứa con thơ dại với người chồng tần tảo bỗng một ngày nhận được điện khẩn của gia đình: chồng bà bị tai nạn xe máy. Bà bỏ lại tất cả để lao về nhà với hai bàn tay trắng. Cái chết bất đắc kỳ tử của người chồng đã đưa gia cảnh của người đàn bà với ba đứa con thơ dại đứng trước những dông tố mới. Một năm sau chồng mất, Tú - con gái bà phải bỏ hẳn đôi mắt.
    Đến bây giờ, khi kể lại, bà vẫn không cầm được nước mắt. Nước mắt của người mẹ vất vả, chảy từ ngày sinh con ra biết con sẽ bị mù, đến bây giờ vẫn chưa thôi rơi. Phải mất hàng năm trời sau đó bà mới tĩnh tâm, mới quen dần với đôi mắt nhựa của cô con gái yêu bé bỏng. Bà đã phải khốn khó lao đao trước sóng gió của số phận định-mệnh-cay-nghiệt.
    Cô gái mù là Tú lớn lên trong hoàn cảnh và số phận bất hạnh như vậy. Mồ côi cha từ nhỏ, hai mắt lại bị mù, bao nhiêu tình thương yêu, sự xót xa mẹ và hai chị gái đều dành cả cho Tú. Tú lớn lên trong biển lớn tình yêu ấy, Tú không biết làm gì, không tự chăm sóc được cho mình, không tự chủ được cuộc sống. Tú cười cay đắng khi nói vui rằng Tú là "nạn nhân của tình yêu thương".
    Thế nhưng, trong những người mù ấy, Tú là cô gái có những khả năng kỳ lạ. Số phận may mắn đã cho Tú gặp được nhà văn Nguyên Bình, người đang hướng dẫn cho những người mù và những người bệnh một phương pháp dưỡng sinh chưa từng biết đến ở Việt Nam có tên gọi là: Tĩnh công ý thức.
    Cũng cần nói thêm rằng, chuyện nhà văn Nguyên Bình đến với Tĩnh công ý thức là do sự run rủi kỳ lạ khi năm 1994, vợ ông bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình rất nặng, hàng tháng trời không rời khỏi giường, cả năm không ra khỏi nhà. Bệnh này không có thuốc đặc trị. Lúc đó, nhiều người khuyên nhà văn đến học môn này để về dạy cho vợ may ra khỏi bệnh. Không tin lắm nhưng ông đã lên Côn Sơn để học.
    Tĩnh công ý thức có 3 nội dung: thực pháp, linh pháp và hư pháp, ông chỉ xin học thực pháp. Học được 5 hôm, điều kỳ lạ đã xảy ra, đang đêm, thức dậy ông đột nhiên nhìn thấy mọi thứ xung quanh sáng bừng lên, tất cả các đồ đạc hiện ra cực rõ như ban ngày. Ông mở choàng mắt ra thì thấy xung quanh trời vẫn tối đen như mực. Nhắm mắt lại thấy không gian bừng sáng. Ông hoang mang cực độ, tim đập mạnh. Thử đi thử lại hàng chục lần vẫn như vậy. Lúc đó ông lờ mờ hiểu ra rằng mình đang nhìn bằng con mắt thứ ba mà nhà Phật vẫn gọi là Huệ nhãn.
    Kể từ buổi sáng tinh mơ kỳ lạ đó, nhà văn Nguyên Bình hiểu rằng ông đã gắn bó với Tĩnh công ý thức với một niềm tin vô điều kiện. Ông chăm chỉ luyện tập. Ông phát hiện ra mình có những khả năng kỳ lạ như nhắm mắt mà vẫn xem được tivi, bạn bè ông bịt mắt lại viết các chữ đưa ông đọc vanh vách. Sau này khi đã hướng dẫn cho vợ tập Tĩnh công ý thức và chữa lành bệnh cho vợ, ông đã tìm đến Hội Người mù Việt Nam, gặp Phó Chủ tịch Hội Trần Công Nhuận đề nghị một số người mù tình nguyện luyện tập.
    Ngày 28/10/1995, Hội Người mù tham gia buổi tập đầu tiên trong đó có cụ Trần Công Nhuận và Nguyễn Thanh Tú. Và cũng từ đó, thầy trò gặp nhau trong định-mệnh. Cả nhà văn Nguyên Bình cũng không ngờ Tú lĩnh hội nhanh và mau chóng trở thành một nhân vật "còn-hơn-cả-sự-khủng-khiếp" của Tĩnh công ý thức, cứ như thế, thiên bẩm Tú đã có sẵn những khả năng ấy chỉ chờ ngày khai mở. Sau những thành công ban đầu, hai thầy trò mở lớp hướng dẫn cho đa số những thương binh hỏng mắt ở phố Nguyễn Thái Học và thu lại những thành công hết sức khả quan.[​IMG]

    Đã hơn 10 năm nay, Tú theo thầy là nhà văn Nguyên Bình, truyền dạy và hướng dẫn phương pháp Tĩnh công ý thức cho những người mù. Trong cuốn tiểu thuyết "Người mù và tôi", sở dĩ nhà văn Nguyên Bình gọi Tú bằng tên "Còn-hơn-cả-sự-khủng-khiếp" là bởi ông sớm nhận ra ở cô gái bé bỏng này những khả năng kỳ lạ trong việc tiếp nhận thực pháp, linh pháp và hư pháp của Tĩnh công ý thức. Tú có thể khai mở nhãn thần, nhìn sự vật bằng Huệ nhãn. Tú có khả năng hướng dẫn cho những người bị bệnh mãn tính như: u não, xơ gan, viêm thận, đặc biệt là huyết áp, tiểu đường... tập và đẩy lùi được bệnh tật. Tú được thầy Nguyên Bình thu làm đệ tử, cô giáo thứ 2 có khả năng đặc biệt sau thầy để hướng dẫn phương pháp dưỡng sinh Tĩnh công ý thức cho những người mù và những người bệnh có nhu cầu. Mặc dù việc học chỉ đến lớp 5, thế nhưng, khi gặp Tú và trò chuyện với Tú, không chỉ mình tôi mà tất cả đều có một nhận xét Tú có một trí nhớ siêu, kiến thức về y học khá rộng, đáng cho người có trình độ phải ngạc nhiên.
    Nói về những thành công ban đầu của thầy trò Tú, phải kể đến người vợ và là bệnh nhân nặng của nhà văn Nguyên Bình không những khỏi bệnh mà còn trở thành một người khỏe mạnh, đi làm và đi xe máy về quê cách Hà Nội 100km. Bản thân nhà văn Nguyên Bình thời gian gần đây bị ung thư bàng quang, bác sỹ bảo phải mổ, cuộc sống tính từng ngày, từng giờ. Thế nhưng, cũng bằng phương pháp Tĩnh công ý thức, ông đã luyện tập đẩy lùi bệnh tật, lấy lại trọng lượng cơ thể. Về chuyện này, ông đã viết bút ký "Thần chết, chào nhé" đăng trên Báo Văn nghệ năm 2004.
    Môn dưỡng sinh của thầy trò Tú được các bác, các cụ thương binh ở Nguyễn Thái Học, hội viên Quận hội Người mù Hoàn Kiếm, rồi Cầu Giấy theo học cả thảy độ trên 50 người, hơn nửa đã được ánh sáng cứu rỗi theo từng cấp độ. Rồi những địa chỉ tin cậy về những người mù, và những người bệnh theo học thành công mà Tú cung cấp cho tôi xin viện dẫn ra đây để bạn đọc tham khảo: cô gái mù Thu Trang, sinh viên Khoa Tâm lý, Trường Đại học KHXH&NV; Nguyễn Thanh Huyền số 31, ngõ 19, phố Lạc Trung; Lê Minh Ngọc, số 9, ngách 25, ngõ Thịnh Hào 1, Tôn Đức Thắng; ông Hoàng Văn Bạo, 23 Hàng Cháo; các ông Đinh Văn Hạ, Nguyễn Văn Nhân là những người mù ở Trại thương binh Nguyễn Thái Học...
    Nói về Tĩnh công ý thức (thực chất là Dưỡng sinh phục hồi chức năng - DSPHCN), Giáo sư - bác sỹ Vi Huyền Trác, người có thâm niên giảng dạy ở Đại học Y Hà Nội hơn 40 năm, đã cất công theo thầy trò Tú để tìm câu trả lời cho những hiện tượng kỳ lạ này, phát biểu: Việc người mù nhìn thấy ánh sáng nhờ luyện dưỡng sinh là có thật, ông đã tận mắt chứng kiến. Theo ông, người mù nhìn được liên quan đến hoạt động của tuyến tùng. Tuyến tùng nằm ở trung tâm não, Tây y coi đó là nơi điều hòa nước của cơ thể, còn đối với Đông y, đó là kho thông tin vô tận và khi cần có thể thay thế một số chức năng của não. DSPHCN với nhịp thở đã gõ cửa tuyến tùng, mở ra con mắt thứ ba. Lý thuyết để giải thích cho hiện tượng người mù nhìn thấy ánh sáng có vẻ quá đơn giản, nhưng bản thân thầy trò Tú không phải là một nhà lý thuyết, mà đi từ thực tế, và có những điều bản thân thầy trò Tú cũng đang cần sự lý giải của các nhà khoa học.
    Năm 2003, Báo Tiền Phong đã có phóng sự dài kỳ về câu chuyện những người mù nhìn thấy ánh sáng đã kể khá chi tiết về công việc của nhà văn Nguyên Bình và Tú. Thế nhưng, đã hơn chục năm nay, công việc của họ vẫn chỉ là một sự thử nghiệm trong mắt thiên hạ. Thầy trò Tú vẫn âm thầm lặng lẽ đi làm từ thiện, và khó khăn vẫn chồng chất khó khăn. Song, điều mà tôi muốn chia sẻ cùng với bạn đọc ở đây là số phận của một cô gái mù dám đấu tranh với thân phận để vượt lên sự tồn tại. Cuộc sống hiện tại của Tú là một nghị lực, một bản năng sống, bản năng đấu tranh để sinh tồn quyết liệt và mạnh mẽ. Tú nói với tôi, rơi vào hoàn cảnh bắt buộc, em buộc phải sống. Phải sống cho dù cuộc sống ấy có khổ đau giằng xé đến đâu.

    Tú bắt đầu viết tự truyện "Tôi mù?" từ năm 1999, mỗi ngày tích cóp một ít chủ yếu là kể về công việc chuyên môn của thầy trò, những câu chuyện về những người bạn mù, những học trò mù, những thành công trong phương pháp DSPHCN, mỗi thứ một ít. Cuốn sách này Tú đang gửi cho nhà sách Đông A chuẩn bị xuất bản. Với Tú, đó là một bức thông điệp vô cùng quan trọng cô gửi tới tất cả những người mù có số phận bất hạnh: Nếu dám ước mơ và dũng cảm kiên trì biến ước mơ đó thành sự thật thì điều không thể cũng trở thành có thể. Bằng chứng là cuộc đời của Tú, và bạn bè của Tú, những người mù đã tìm thấy lại thứ ánh sáng kỳ diệu ấy. Và trong cuốn tự truyện ấy, điều làm cho tất cả chúng ta đáng ngạc nhiên ở cô gái mù này chính là hành trình đi tìm ánh sáng. Thế nhưng, đằng sau đó là đi tìm chính mình, trả lời cho câu hỏi mình là ai, mình từ đâu tới, mình đến đây làm gì và mình sẽ đi về đâu. Tôi nghĩ, đó là một tự truyện đáng cho những người sáng mắt như chúng ta tìm đọc[​IMG]



    (nguồn: www.cand.com.vn)
     

Chia sẻ trang này