Dạy con như Sư tử

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi cabachlong, 28 Tháng năm 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Sư tử con vừa mới ra đời không lâu đã bị sư tử bố đẩy xuống vách đá, sau đó để sư tử con tự tìm đường ra, tự nghĩ cách bò lên. Sư tử bố mẹ chỉ đứng một bên, đảm bảo cự ly tương đối an toàn, chỉ cần sư tử con không nguy hiểm đến tính mạng thì quyết không chìa tay ra giúp...

    Đến chơi nhà một người bạn Hàn Quốc, đúng lúc mọi người đang trò chuyện vui vẻ. Con trai của bạn chưa đầy 3 tuổi đi từ cầu thang xuống, trượt chân ngã sõng xoài. Theo bản năng, tôi bước nhanh tới định đỡ cháu dậy, nhưng bị hai vợ chồng họ kín đáo ngăn lại. Điều càng làm cho tôi không lý giải được là ngay cô bảo mẫu đứng bên cạnh cũng không động tay, làm như không nhìn thấy gì, vẫn thản nhiên làm công việc của cô ta. Thấy tôi ngạc nhiên, bạn giải thích: đó là khắp trong nước Hàn đang lưu hành phương pháp “sư tử dạy con”.


    [​IMG]
    Cái gọi là phương pháp “sư tử dạy con” tức là giống như cách sư tử nuôi dạy con trong rừng sâu.

    Sư tử là chúa sơn lâm, mặc dù vậy nhưng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt, chúng vẫn không dám coi thường. Sư tử con vừa mới ra đời không lâu đã bị sư tử bố đẩy xuống vách đá, sau đó để sư tử con tự tìm đường ra, tự nghĩ cách bò lên. Sư tử bố mẹ chỉ đứng một bên, đảm bảo cự ly tương đối an toàn, chỉ cần sư tử con không nguy hiểm đến tính mạng thì quyết không chìa tay ra giúp.

    Tôi miễn cưỡng cười, nói với bạn: “Người Hàn Quốc các anh học sư tử đều cố ý đẩy con từ cầu thang xuống, sau đó lại để chúng tự bò lên, ngã bị thương cũng mặc, không cho phép khóc, sao?” Bạn tôi cười: “Có đau hay không, sau khi cháu đứng dậy đi một bước anh sẽ nhìn thấy. Nó ngã đau cũng không khóc, không phải anh không cho nó khóc, mà vì nó biết khóc cũng chẳng ích gì, không ai giúp đỡ nó, nó cần tự mình giải quyết vấn đề”. Trước cửa trường tiểu học Hàn Quốc không có ông bà, cha mẹ đưa đón trẻ con, nhà xa thì có xe đưa đón, nhà gần thì dạy chúng phải tuân thủ quy tắc giao thông, tự mình đi về nhà.

    Đến nơi vui chơi, dù là cáp treo, ô tô... những trò chơi kích thích sự mạo hiểm cũng cần để chúng tự tham gia, tự cảm thụ, quyết không để người lớn đi kèm. Nếu anh cảm thấy con mình còn nhỏ, khó có thể một mình đối mặt với kích thích và nỗi kinh sợ của trò chơi, thì hãy đợi chúng lớn hơn một chút hãy để chúng tự mạo hiểm”.

    Lời nói của bạn làm tôi nhớ đến một bệnh viện nhi đồng ở Trung Quốc, một đứa trẻ con ốm đau, dù chỉ là cảm thông thường như nhức đầu sổ mũi, cũng thường xuyên có sáu người lớn, cha mẹ, ông bà nội ngoại thay phiên nhau đêm ngày túc trực, bận tíu tít, người gọt táo, người đi mua đồ uống, người ôm ấp, người vừa rờ đầu vừa hỏi có sốt không, có khát không. Cả sáu người đều toát mồ hôi, đều quan tâm hết mực. Kết quả là người lớn càng quan tâm, trẻ con bệnh càng nặng, càng khóc lóc, bệnh phòng vốn đã chật chội, lại càng bức bối ầm ĩ. Có bệnh viện đăng dán cáo thị: người nhà hạn chế chỉ được một người.

    Tôi còn tận mắt nhìn thấy một học sinh cấp 3 ở trong nhà ăn, đưa quả trứng gà cho mẹ. Mẹ cậu ta bóc vỏ xong để vào bát cho con, thế mà cậu ta ăn rất tự nhiên, không có gì băn khoăn. Hỏi ra mới được biết cậu ta là học sinh xuất sắc tài đức vẹn toàn. Gia đình chúng ta lại còn có cả sự giáo dục của nhà trường, mà cuối cùng như vậy sao?

    Sư tử là động vật sống theo bầy đàn, mỗi con sư tử con đều được sự bảo vệ của bầy đàn. Sống trong hoàn cảnh như vậy, sư tử con vô lo, vô nghĩ, suốt ngày vui chơi, chạy nhảy. Chính sự vui chơi chạy nhảy này còn có cả sự phấn đấu rèn luyện cho thể phách trở nên kiên cường, tứ chi linh hoạt phát triển, đồng thời cũng học được ở bầy đàn sự nhẫn nại, khiêm nhường, giúp đỡ lẫn nhau và thích thú trước sự giao hòa ấy.


    Người Hàn Quốc rất sùng bái phương pháp “sư tử dạy con”, cho rằng trẻ con cũng giống như sư tử con, không thể suốt đời sống dưới sự che chở của cha mẹ gia đình. Chúng tất phải nhập vào xã hội, phải đi tới cạnh tranh, cần chúng phải đối diện và giải quyết các vấn đề, thậm chí cả những vấn đề mà ngay cha mẹ chúng cũng chưa từng gặp phải và chưa từng giải quyết. Như một nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng Italia nói: “Sự phát triển tính cách của trẻ em là kết quả của sự nỗ lực của chính bản thân trẻ em, nó không liên quan gì đến nhân tố bên ngoài. Nó quyết định bởi sức sáng tạo dồi dào của trẻ em và những trở ngại mà trẻ em gặp phải trong đời sống hàng ngày”. Trở ngại là điều kiện tiên quyết, tất yếu để trẻ em trưởng thành. Đối mặt với trở ngại, chúng ta không thể lùi, không thể nhìn mà không thấy, càng không thể ôm lấy chúng mà vượt qua trở ngại.

    Người Hàn Quốc cho rằng nuôi dưỡng trẻ con thực ra không phức tạp, rất đơn giản, giống như sư tử bố mẹ dạy sư tử con. Nếu tin vào mong muốn trưởng thành của con, tin vào năng lực nhận biết của chúng, hãy để trẻ con đối mặt với những gì chúng phải gặp, chập chững lảo đảo đi ngày hôm nay rồi vững bước đi trong tương lai.

    (Theo Báo Giáo dục Thời đại)
    (Vnmedia.vn)
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng năm 2007

Chia sẻ trang này