DS các bé " thần đồng" ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Thái Dương, 8 Tháng bảy 2007.

  1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Nở rộ "thần đồng" tuổi lên 3!
    14:51:00, 07/07/2007​
    [​IMG]Những bé "thần đồng" nhận học bổng của CLB Thần đồngThời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục xuất hiện thông tin về các "thần đồng" ở tuổi lên 3 biết đọc, viết, làm toán, thậm chí có em bé thuộc lòng tới 20 số điện thoại... Lý giải hiện tượng này như thế nào và làm cách nào để phát huy khả năng "thần đồng" của các bé?

    Lo vì con "khôn trước tuổi"
    Bé Võ Minh Tiến (sinh ngày 23.4.2004) ở Q.4, TP.HCM với khả năng: lanh lợi thông minh, có thể đọc và xếp chữ rất thành thạo; bé Trần Ngọc Châu Long (sinh ngày 23.6.2004) ở Long An được biết đến với tài đọc được chữ và số, đọc được số lũy thừa và căn bậc hai... Tất cả các bé được mệnh danh là "thần đồng" đều chưa qua một trường lớp nào hay có sự hướng dẫn của người lớn. Sự thông minh, lanh lợi đó làm ngạc nhiên không chỉ những người... hàng xóm mà còn đối với cả cha mẹ - người hằng ngày kề cận chăm sóc bé. Hầu hết cha mẹ của các bé đều giật mình, thậm chí còn lo lắng bởi con "khôn trước tuổi". Để cho các bé phát huy được năng khiếu của mình là một điều cực kỳ khó.
    [​IMG]
    Bé Trần Trung Tín và mẹTrong khi các bậc cha mẹ có con cái đang loay hoay tìm hướng đi tốt nhất cho việc giáo dục con mình thì Câu lạc bộ (CLB) Thần đồng Milmax ra đời tại TP.HCM với mục tiêu hỗ trợ cho các bé có khả năng đặc biệt phát huy năng khiếu của mình. Bà Lê Thị Thu Mai - thành viên Ban chủ nhiệm CLB Thần đồng cho biết: "Trong quá trình theo dõi kết nạp các bé vào CLB, tôi thấy các các cháu tỏ rõ sự thông minh của mình trong từng tình huống cụ thể. Việc nuôi dạy trẻ có năng khiếu vượt trội là điều hết sức khó khăn.
    Chính vì vậy mà phương pháp giáo dục càng phải chú trọng để trẻ dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống như bao trẻ bình thường khác mà vẫn phát triển tốt về mặt tâm sinh lý cũng như khả năng vượt trội bẩm sinh của bé". Nhiều phụ huynh của các bé "thần đồng" băn khoăn: liệu các cháu có tiếp tục phát huy khả năng của mình khi lớn lên hay là theo thời gian các cháu lại trở lại như một đứa trẻ bình thường khác? TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn - giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng: chưa có một công trình nghiên cứu nào về những đứa trẻ có khả năng đặc biệt này cả. Tuy nhiên, nếu các trẻ được nuôi dạy có phương pháp, chất dinh dưỡng hợp lý, thì khả năng phát triển tốt hơn.
    Danh sách mới nhất của CLB Thần đồng Milmax (TP.HCM) gồm:
    Trần Ngọc Châu Long (2 tuổi- ở Long An), Nguyễn Hoàng Anh Duy (3 tuổi - Tây Ninh),
    Nguyễn Thị Phương Trang (3 tuổi - Quảng Nam), Bùi Phước Ban (3 tuổi - Đắk Lắk),
    Lê Chí Cường (3 tuổi - Quảng Nam),
    Lê Bá Hoàng Việt (2 tuổi - Hà Nội),
    Hồ Thị Minh Hậu (2 tuổi - Quảng Trị),
    Võ Minh Tiến (3 tuổi - TP.HCM),
    Nguyễn Trung Kiên (3 tuổi - Bình Định),
    Trần Trung Tín (3 tuổi - TP.HCM),
    Nhật Anh (2 tuổi - TP.HCM),
    Phạm Đức Thuấn (3 tuổi - Vĩnh Long),
    Đinh Hoàng Chiêu Dương (2 tuổi - Hà Nội),
    Hoàng Tấn Lợi (4 tuổi - TP.HCM),
    Huỳnh Thị Minh Hằng (TP.HCM),
    Nguyễn Lê Nhật Anh (Hà Nội),
    Nguyễn Thành Tiến (3 tuổi - Đắk Lắk),
    Nguyễn Trần Minh Thiện (3 tuổi - TP.HCM),
    Thế Minh (4 tuổi - TP.HCM),
    Nguyễn Minh Thành (3 tuổi - Cần Thơ),
    Hồ Tiến Dũng (3 tuổi - Hà Nội),
    Bùi Vũ Phương Đăng (3 tuổi - TP.HCM),
    Lê Trần Trọng Huỳnh (3 tuổi - TP.HCM),
    Thái Nguyên Khang (2 tuổi - TP.HCM),
    Đặng Quang Khôi (3 tuổi - Quảng Ngãi),
    Nguyễn Ngọc Diễm Quỳnh (3 tuổi - TP.HCM),
    Đồng Vũ Triết Anh (3 tuổi - TP.HCM),
    Dương Tường Vy (3 tuổi - Bình Thuận),
    Đinh Hoàng Chiêu Dương (Hà Nội),
    Nguyễn Bảo Ngọc (2 tuổi - TP.HCM),
    Phạm Nguyễn Quang Duy (TP.HCM),
    Phạm Đỗ Minh Quân (3 tuổi - TP.HCM),
    Đào Sỹ Khang (3 tuổi - Đồng Nai),
    oàng Thiên Đức (3 tuổi - TP.HCM),
    Võ Trương Cao Nhân (3 tuổi - TP.HCM),
    Nguyễn Lê Tuấn Khang (3 tuổi - TP.HCM),
    Huỳnh Nhật Anh Khoa (3 tuổi - TP.HCM),
    Trần Nguyễn Nam Trung (3 tuổi - TP.HCM).

    Gia nhập "Câu lạc bộ Thần đồng"

    Hiện nay, đã có 38 bé ở khắp mọi miền đất nước đăng ký xin gia nhập CLB Thần đồng. Để gia nhập vào CLB, các bé được kiểm tra trong 6 lĩnh vực: âm nhạc, ngôn ngữ, toán học, tư duy logic, cảm xúc và trí tưởng tượng. Sau khi nắm thông tin về bé, nhân viên điều hành của CLB sẽ đến tận nhà xác nhận thông tin xem chính xác hay không và có một bài test nho nhỏ đối với bé. Nếu bé vượt qua vòng thẩm định sơ bộ này thì bé sẽ tiếp tục "cuộc chơi" với chuyên gia tâm lý và cuối cùng sẽ nhận được giấy chứng nhận là "thần đồng" cùng với một học bổng trị giá 10 triệu đồng.
    Ngoài những hỗ trợ ban đầu, CLB sẽ gửi các tài liệu liên quan đến khả năng vượt trội của bé đến tận gia đình để bố mẹ theo đó mà nuôi dạy con tốt hơn, giúp bé phát triển tài năng. CLB sẽ sinh hoạt định kỳ khoảng 6 tháng một lần để các bé có cơ hội học hỏi, giao lưu lẫn nhau và cũng để các chuyên gia thẩm định lại trình độ của các bé. Bà Thu Mai cho biết: Mục đích lập ra CLB thể hiện tính cộng đồng hơn, định hướng trong việc nuôi dạy trẻ.
    Hơn nữa, đối với những trẻ ở vùng sâu vùng xa có năng khiếu đặc biệt nhưng chưa tiếp cận được phương pháp giáo dục tốt, đúng đắn... thì sẽ được CLB hỗ trợ để có thể phát triển đúng hướng ngay từ ban đầu. "Nếu bé là một thần đồng thì gia đình hãy nuôi dạy đúng đắn để năng khiếu đó được phát triển đúng hướng. Cha mẹ đừng nghĩ con mình là thần đồng rồi ép học, ép ăn..., có những cách đối xử không phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ làm cho trẻ phát triển lệch lạc, thậm chí đi ngược lại với mong muốn của cha mẹ, của CLB" - bà Mai nói.
    GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim - Trưởng bộ môn Nhi trường ĐH Y Dược TP.HCM:

    Khả năng "thần đồng" của bé sẽ bị mai một nếu...
    [​IMG]
    GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim

    Theo GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim thì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đối với sự thông minh của trẻ. Giáo sư Kim cho rằng trong vài năm đầu, một số trẻ thông minh hơn những trẻ khác cùng lứa tuổi nhưng nếu không giáo dục, bồi dưỡng thì sẽ bị mai một theo năm tháng.

    Đối với trẻ có năng khiếu sớm, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thể chất cũng như đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé phát triển trí thông minh. Bồi dưỡng về thể chất là rất quan trọng, ăn uống đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, mỡ, sinh tố, canxi... trẻ sẽ phát triển tốt các cơ quan trí não, xương cốt.
    Theo nghiên cứu thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ, đó là: di truyền (chiếm 20%), dinh dưỡng (32%), thể dục (16%), môi trường sống (7-9%), tâm lý (7%)... Trong đó, yếu tố di truyền sẽ rất khó thay đổi, những yếu tố khác như chất dinh dưỡng, môi trường sống, tâm lý đều có khả năng giúp trẻ phát triển tốt.

    TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Tổ trưởng bộ môn Tâm lý trường ĐH Sư phạm TP.HCM:
    Hãy cẩn trọng khi khen bé!
    [​IMG]
    TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn
    Dưới góc độ khoa học, tôi cho rằng đây chỉ là những trẻ em có năng khiếu sớm chứ không phải "thần đồng"! Chúng tôi có quan điểm rõ ràng trong vấn đề này, "thần đồng" là những người có khả năng độc đáo, vượt trội ở một số lĩnh vực rõ ràng.
    Thực ra trước đây ở Việt Nam có rất nhiều trẻ em có năng khiếu vượt trội nhưng do chưa được quan tâm đúng mức nên ít ai để ý. Gần đây báo chí thông tin nhiều các trường hợp trẻ em có năng khiếu sớm nên đã có những quan tâm. Dân số Việt Nam tới hơn 80 triệu người thì tỷ lệ trẻ có năng khiếu sớm như vậy cũng còn rất ít... Tâm lý những trẻ em có năng khiếu đặc biệt này thường hơi đặc biệt, thích khám phá, tò mò và có kiểu giao tiếp đặc biệt đó là muốn khẳng định mình hoặc thu mình trong giao tiếp.

    Việc các cháu thu mình trong giao tiếp có một nguyên nhân không nhỏ là do cha mẹ, hàng xóm hay những người chung quanh vô tình khuyến khích hay chê bai dẫn đến tình trạng các cháu có biểu hiện tự thủ. Để xác định các cháu có năng khiếu đặc biệt, người ta thường kiểm tra các lĩnh vực: thể chất, nhận thức trí tuệ, ngôn ngữ giao tiếp hay tình cảm... Chỉ cần các cháu phát triển trong một vài lĩnh vực là có thể đánh giá trẻ có năng khiếu hay không. Tuy nhiên, những trẻ phát triển về ngôn ngữ chưa chắc là phát triển về trí tuệ, thể chất.
    Để phát huy tính cách cũng như năng khiếu của các bé, các bậc phụ huynh không nên gieo vào đầu trẻ là: con thông minh, con giỏi lắm mà hãy cẩn trọng khi khen bé. Phải chú ý đến cách ứng xử, khen chê phải chừng mực, khéo léo trong việc đánh giá, công nhận điều này hay điều kia.
    Giáo dục trẻ em có năng khiếu sớm là điều rất khó do áp lực từ những người xung quanh, từ bố mẹ thậm chí ngay cả trẻ cũng bị áp lực bởi những câu hỏi tại sao. Các bậc phụ huynh phải biết tiết chế sự kỳ vọng của mình đối với trẻ, cần quan tâm sự phát triển của trẻ một cách hài hòa là tốt nhất. Bên cạnh đó hãy liên lạc với những nhà chuyên môn để được tư vấn giáo dục cho trẻ.

    Thiên Long

    ( Thanh Nien)
     

Chia sẻ trang này