Giải cứu trẻ mộng du

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi annamai, 26 Tháng bảy 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Khi phát hiện trẻ bị mộng du, nếu cha mẹ xử lý không khéo có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm...
    Cô con gái 5 tuổi khiến cả tôi và chồng hú vía khi một đêm đang ngủ cháu bỗng bật ngồi dậy, nói làu bàu rồi tụt xuống giường đi vào nhà tắm.
    Ngớ người ra mất mấy giây và biết con đang bị mộng du, tôi và chồng ‘nhanh như cắt’ đi theo cháu, rồi tôi nói với cháu: “Con yêu! Quay về giường ngủ đi nào, muộn lắm rồi!”. Nghe thấy tiếng mẹ, con tôi ngoan ngoãn nghe lời và leo lên giường một cách vô thức.
    [​IMG]
    Khi phát hiện trẻ bị mộng du, nếu cha mẹ xử lý không khéo có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. (Ảnh minh họa).
    Tại sao trẻ bị mộng du?
    Thực tế, trẻ bị mộng du là hoàn toàn bình thường. Các chuyên gia cũng không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh mộng du. Khi trẻ bắt đầu biết bò và tập đi, mộng du có thể xảy ra với trẻ bất kỳ thời điểm nào. Gần như tất cả các bé đều trải qua 1 lần mộng du trong đời và khoảng 15% trẻ thường xuyên bị mộng du.
    Mộng du thường xảy ra sau khi trẻ đã ngủ sâu và có thể kéo dài chỉ vài giây đến hơn nửa tiếng đồng hồ…
    Ngủ ở những nơi xa lạ, thiếu ngủ hoặc sốt cao có thể là một trong những tác nhân khiến trẻ bị mộng du.
    Làm gì khi trẻ bị mộng du?
    - Mộng du không gây hại cho sức khỏe của trẻ và cũng không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về tâm lý.
    - Sau 1 ngày trẻ vận động quá nhiều hay quá khích với 1 điều gì đó, trẻ thường bị mộng du.
    - Để tránh cho trẻ bị mộng du, trước khi đi ngủ, không nên cho trẻ vận động mạnh, hạn chế cho trẻ chơi trò chơi kích động...
    Mặc dù không ý thức được, nhưng khi bị mộng du, trẻ vẫn có thể nói chuyện, cử động chân tay và có những hành động lạ kỳ.
    Đừng cố gắng để đánh thức trẻ, vì rất khó để bạn làm được điều đó. Nếu trẻ nghe thấy tiếng bạn, hãy nhẹ nhàng yêu cầu và hướng dẫn trẻ quay trở lại giường ngủ. Khi đã thực sự tỉnh giấc, trẻ sẽ không nhớ những hành động của mình và thường cảm thấy không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Do đó, trẻ có thể cảm thấy băn khoăn, bối rối và sợ hãi khi ngủ lại.
    Bản thân chứng mộng du sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn. Vì vậy, không cần thiết phải dùng thuốc điều trị cho trẻ nhưng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thích hợp.
    Khi phát hiện trẻ bị mộng du, bạn nên di chuyển những vật dụng có thể cản đường đi của trẻ. Khóa cửa chính và cửa sổ đề phòng bất trắc.
    theo eva
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng bảy 2011

Chia sẻ trang này