Giảm stress trong hôn nhân

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 28 Tháng sáu 2007.

  1. Chị em cho rằng đừng bao giờ mơ một cuộc sống vợ chồng không cãi cọ. Còn cánh đàn ông thì ao ước giá như vợ không bao giờ cáu kỉnh, bẳn gắt. Sự thực là mọi stress trong gia đình đều có thể được giải tỏa bởi chính người vợ.

    Nghĩ trước khi phản ứng

    Các đức ông chồng rất ngại khi vợ nói “không” một cách rành rọt. Điề
    u đó có nghĩa là mọi việc gần như chấm hết và miễn bàn tiếp. Mọi việc đều có thể giải quyết trên cơ sở hai cái đầu cùng chung một ý tưởng.
    Thay vì nói: “Em không có tiền để anh mua xe mới đâu”, khiến anh chồng chưng hửng, hãy tìm ra một nguồn hy vọng cho mong ước thay cái xe cũ của anh ấy. Có thể là: “Hay xem vay tạm ai đó ít tiền, rồi chúng mình tiết kiệm trả dần” vừa nhẹ nhàng hơn mà lại giải quyết được cả việc mua xe lẫn căng thẳng giữa hai người.

    Hãy chuyển từ “em” sang “chúng ta” và lôi chồng vào cuộc để đối đầu với những rắc rối trong gia đình. Điều này kích thích cả hai cùng suy nghĩ cách giải quyết vấn đề và tăng cường sự chia sẻ với nhau.
    Nếu càng hạn chế được từ “không” khi đối thoại với chồng thì bạn càng có cơ hội để nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ của anh ấy. Giao tiếp để nối nhịp cầu bao giờ cũng tốt hơn là xây nên bức tường ngăn cách. Hãy nhớ bạn chỉ nên đề nghị, thỉnh cầu chứ đừng đòi hỏi đối tác.

    Anh ấy sẽ sẵn sàng giúp bạn đón con, nấu cơm, nếu bạn nói rằng “Hôm nay em nhiều việc quá, anh giúp em đón con nhé!”, chứ không phải là “Anh phải về sớm đón con đấy. Đừng để nó khóc hết nước mắt như hôm trước”. Thỉnh cầu thì dễ đạt được mục đích còn đòi hỏi thì dễ thất bại.

    Nói ra những cảm nhận và đừng quên lắng nghe

    Hãy nói cho chồng biết những cảm xúc, suy nghĩ của mình và lắng nghe những gì anh ấy nói, dù có thể chúng sẽ rất khác với suy nghĩ trong đầu bạn. Càng cảm thấy được chồng hiều, bạn sẽ càng dễ dàng loại bỏ stress và quan hệ vợ chồng ngày càng bền chặt. Có thể bạn phát ngán khi năm nào chồng cũng tặng mỗi một bông hồng trong ngày sinh nhật vợ.

    Nhưng nếu bạn không nói ra rằng em rất thích nước hoa chẳng hạn thì chẳng có ông chồng nào đoán nổi đâu. Khi cần chồng cởi mở hơn với bạn bè của vợ, hãy khéo léo nói rằng “bạn em bảo anh ít lời quá”. Khi mọi lời nói và hành động của người vợ đều thể hiện tinh thần xây dựng và sự tận tụy với gia đình, bạn sẽ dễ dàng “ghi điểm” với chồng hơn.

    Suy nghĩ tích cực và đơn giản hóa vấn đề

    Khi chồng từ chối đi siêu thị với bạn để bù khú với mấy ông bạn thân thì cũng đừng vội quy kết rằng anh ấy không còn yêu vợ.
    Hãy nghĩ đơn giản rằng thú tiêu khiển của anh ấy khác bạn. Thay vào đó, bạn phải cảm thấy sung sướng khi được thoải mái la cà shopping mà không bị ám ảnh bởi ông chồng chốc chốc lại nhìn đồng hồ và luôn miệng trả lời “Tùy em” khi bạn cần tham khảo ý kiến.

    Tinh thần AQ đôi khi giúp cuộc sống của bạn dễ chịu hơn. Những cặp vợ chồng vui vẻ, hạnh phúc thường là những người có suy nghĩ tích cực, đơn giản.

    Không áy náy về những việc không thể làm khác

    Mới sinh em bé, bạn không tự tay là quần áo hay lo bữa sáng chu đáo cho chồng được nữa. Những việc nhỏ nhặt như thế khiến nhiều chị em bứt rứt, cảm thấy có tội với chồng.
    Hãy dẹp bỏ ngay những lo lắng không đâu ấy bằng cách vài phút mỗi ngày, khi chỉ có hai người bên nhau tâm sự, hãy chia sẻ để cho anh ấy thấy bạn đang cố gắng không “bỏ rơi” anh ấy.

    Cái tội “quên chồng” ấy hoàn toàn có thể tha thứ và chồng bạn rất vui khi có thể tự làm việc gì đó cho bản thân để giúp vợ.

    Tự cân bằng cuộc sống riêng

    Để vui vẻ tận hưởng cuộc sống, bạn cần biết cân bằng giữa công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội.
    Chơi các môn thể thao ưa thích, tán gẫu với bạn bè, đi xem phim với chồng hay vui đùa với con là những cách giải tỏa stress hiệu quả. Lúc mới sinh con, chị em càng cần phải biết cách cân bằng thời gian cho em bé và lúc rảnh cho mình để thoát khỏi trạng thái trầm cảm sau sinh. Một đứa trẻ ra đời có thể thay đổi cuộc đời bạn nhưng không có nghĩa là bạn phải hy sinh tất cả mọi thú vui trên đời.


    (Theo Sành Điệu)
    ( Vnmedia)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Giảm stress trong hôn nhân

    Nghệ thuật cãi vợ[​IMG]Đừng để cuộc đấu khẩu leo thang. Ảnh: Prorcorbis.com.Lúc nóng, vợ bạn hay bới móc những điều bạn từng nói, như: "Sao ngày trước anh bảo...". Bạn đừng phản ứng lại, chỉ cần tỏ cho vợ thấy, có thể trí nhớ của nàng sai. Nên nói về hiện tại chứ đừng mất thời gian tranh cãi xem ai đã nói hay không nói gì. Phụ nữ nóng giận thường "mồm năm miệng mười" lấn át chồng. Hãy biết cách "đấu khẩu" với nàng mà không khiến cho tình cảm vợ chồng sứt mẻ.
    Tuyệt đối tránh "leo thang" cảm xúc: Được mô tả như dấu hiệu đầu tiên của cuộc chiến tanh bành, giai đoạn "leo thang cảm xúc" xuất hiện với cảm giác dần "sôi máu", khó kiềm chế, nói lớn và chuyện bé xé ra to. Để tránh rơi vào trường hợp bất lợi này, bạn nên chủ động lắng nghe, không cướp lời bà xã. Kế đó, có thể diễn giải lại câu nói của nàng, bắt đầu bằng "có phải ý em là...".
    Nhờ vậy, bạn thấy tự chủ hơn, giảm được nhịp độ cuộc chiến, hiểu nàng thực sự muốn nói gì và tránh rơi vào tình thế đối đầu với "nham thạch núi lửa" trực tuôn trào. Trong trường hợp chính bà xã mới là người đang "leo thang cảm xúc", người chồng đừng cố nói "em bình tĩnh", nàng sẽ càng nổi đóa lên.
    Thay vào đó, bạn cần bình tĩnh, nói với nàng bằng thái độ nghiêm túc: "Em nghĩ sao nếu anh chỉ nghe em vài phút, còn em sẽ nói cho anh tất cả những suy nghĩ của mình?".
    Giúp nàng "soi gương": Khi bà xã mất kiềm chế, nàng bắt đầu nói những lời lẽ thật kinh khủng, khó nghe. Tất nhiên, cô ấy không cố tình nói thế (nếu có ý dù chỉ một chút chắc chắn nàng đã chẳng ở bên bạn đến giờ). Cách xử trí khôn ngoan nhất trong trường hợp này là thật chân thành, không mỉa mai, không châm biếm, hãy nhắc lại câu nàng vừa nói.
    Ví dụ: "Để anh hiểu vấn đề cho đúng nhé. Em nghĩ rằng anh chưa bao giờ thực sự quan tâm đến em, phải vậy không?". Một cách dịu dàng, bạn nhắc lại cho bà xã nghe lời của chính cô ấy thốt ra trong lúc nóng nảy. Biết đâu, chính nàng cũng đang cảm thấy mình hơi quá.
    Đừng để nàng đọc được suy nghĩ của bạn: Nếu nàng ca thán rằng bạn tỏ ra không muốn mẹ vợ đến chơi vào dịp cuối tuần, thay vì hét lên: "Em đừng có đọc suy nghĩ của anh ra như thế" bạn hãy nói: "Anh đâu có nghĩ vậy. Giờ anh nói cho em biết anh thực sự nghĩ gì được không?". Cá là nàng sẽ "sốc" tới nỗi ngay lập tức hết muốn châm ngòi chiến tranh với bạn.
    Không im lặng một cách bất ngờ: Trong mối quan hệ, phụ nữ đánh giá cao vấn đề giao tiếp, trao đổi cảm xúc, lời nói, dù tích cực hay tiêu cực. Đàn ông lại chỉ xem giao tiếp như cách giải quyết rắc rối. Ngay khi thấy vấn đề bắt đầu "căng", họ chọn giải pháp im lặng.
    Ngặt một nỗi phụ nữ vốn nhiều lời. Sự im lặng của bạn sẽ chỉ làm nàng thêm tức giận. Cô ấy nghĩ bạn đang có ý bỏ mặc nàng và tách ra khỏi cuộc hôn nhân.
    Lần tới, nếu rơi vào hoàn cảnh này, đừng rút lui trong im lặng. Hãy nói "không phải anh muốn chuyện mình chấm dứt, chỉ là không thích tranh cãi với em thôi". Hãy cho nàng thấy bạn coi trọng quan hệ này nhưng ghét phải to tiếng.
    Theo Kiến Thức Gia Đình
    ( Giadinh.net)
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Giảm stress trong hôn nhân

    Các nghiên cứu về tình yêu và hôn nhân đều cho thấy khi chúng ta mỗi lúc một nhiều tuổi hơn thì quan điểm sống, khát vọng và ước mơ sẽ khác đi. Sự thay đổi ấy được lý giải như thế nào và làm sao để đối mặt với nó? Dưới đây là một vài chia sẻ của nhà trị liệu tâm lý Paula Hall về vấn đề này.


    Hấp dẫn ban đầu



    Lôi cuốn ban đầu chủ yếu xuất phát từ việc hai người nhận thấy họ có những điểm chung. Thậm chí một số các nhà nhân chủng học còn làm thí nghiệm chứng minh rằng một cách vô thức, chúng ta có xu hướng chọn những người trông giống mình.



    Khi mối quan hệ tiến xa hơn, người trong cuộc bắt đầu chia sẻ quan điểm và trải nghiệm sống. Đây chính là thời điểm kiểm chứng xem mình có hợp nhau không. Chúng ta có cùng sở thích về âm nhạc? Chúng ta có cùng thấy buồn cười trước một câu nói đùa? Chúng ta có cùng thấy yêu quý một số người?



    Nếu nhận thấy có rất nhiều điểm chung, chúng ta sẽ bắt đầu nói cho nhau nghe những mong muốn, ước vọng của mình, để xem liệu chúng ta có thể xây đắp cùng một tương lai.



    Tham vọng nói gì về chúng ta



    Khi bắt đầu nói chuyện về những ước mơ và tham vọng, chúng ta sẽ chia sẻ những điều gần gũi nhất, sâu thẳm nhất trong trái tim. Chúng ta sẽ nói đến những giá trị của mình, những gì mình ưu tiên trong cuộc sống, ví dụ như: “Nếu anh bất chợt có 1 tỷ, anh sẽ làm gì?”, “Nếu chỉ có 3 thứ còn lại với anh trên hoang đảo, đó sẽ là những cái gì?”, “Điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống của anh?”.



    Người nói rằng “nếu đột nhiên có 1 tỷ, anh sẽ mua cho chúng ta một ngôi nhà mới” sẽ cho vợ mình một cái nhìn hoàn toàn khác với người nói “anh sẽ mua cho mình một chiếc xe thật đẹp”.



    Người quên không nhắc đến “nửa kia” của mình như một trong số những điều anh ta có thể hoặc mong muốn có trên hoang mạc thì có lẽ nên sẵn sàng tự bảo vệ mình đi là vừa vì vợ anh ta chẳng thể nào mà hài lòng đâu.



    Khi những giấc mơ thay đổi



    Chồng bạn lúc nào cũng khẳng định anh ấy ghét du lịch nhưng lại có ý muốn định cư ở nước ngoài. Thế có nghĩa là thế nào?



    Khi nhiều tuổi hơn, hầu hết chúng ta trở nên sáng suốt và tự tin hơn. Sở thích thay đổi và những điều chúng ta ưu tiên lựa chọn trong cuộc sống cũng thế. Khả năng thay đổi giúp một người có thể hạnh phúc trong vòng vài chục năm. Và khi cả hai người cùng thay đổi và trưởng thành bên nhau, đó chính là trải nghiệm đáng giá của cả cuộc đời.



    Nhưng đôi khi thay đổi cũng đáng sợ đấy! Đó là khi nửa kia “trưởng thành” theo chiều hướng xa dần chúng ta. Khi ấy, chúng ta dễ dàng cho rằng hai người không có nhiều điểm chung và thực tế không hiểu nhau nhiều như chúng ta nghĩ.



    Song dù ngày hôm nay giấc mơ của hai người có đang chạy theo những quỹ đạo khác nhau, cũng không có nghĩa là ngày mai chúng không thể gặp lại và tiếp tục song hành.



    Nói chuyện với nhau



    Điều quan trọng nhất là chia sẻ với nhau những giá trị sống và những điều quan trọng của bản thân. Ví dụ, nếu bạn rất muốn đi nghỉ vài ngày còn vợ lại muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ để viết báo cáo - cả hai người đều muốn thỏa mãn nhu cầu cá nhân, nhưng hạnh phúc lúc này yêu cầu bạn sức chịu đựng, sự kiên trì, bền bỉ và cả kỹ năng sống nữa.



    Hoặc nếu như chồng của bạn muốn làm việc ngoài giờ, thậm chí suốt ngày say sưa với công việc trong khi bạn nghĩ cần nhiều thời gian cho gia đình, con cái hơn. Khi đó, chúng ta có thể làm gì?



    Hãy nói chuyện với nhau về những mong muốn và nhu cầu. Trong cuộc sống lứa đôi, điều quan trọng không phải làm được điều người này, người kia muốn, mà là dung hòa được những điều “chúng ta” muốn.



    Và đừng quên…



    Nếu bạn cảm thấy giữa hai người đang dần có khoảng cách, đừng vội từ bỏ. Hãy bình tĩnh ngồi xuống bên nhau và xác định xem hai người đang có mong muốn gì. Có thể các bạn sẽ nhận ra rằng, mục đích và những mong muốn là giống nhau, chỉ có con đường chúng ta chọn đi là khác nhau mà thôi.


    Trẻ Today (Theo TGPN)
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Giảm stress trong hôn nhân

    Vun đắp cho hôn nhân
    Cập nhật ngày : 14/05/2007
    Hôn nhân là cuộc hành trình suốt cuộc đời để bạn khám phá bản thân và khả năng trở thành một nửa của nhau. Có những lúc tưởng như bạn không thể ở bên anh (cô) ấy một giây nào nữa. Và có lúc tưởng như cả hai không thể xa nhau một tích tắc nào.

    Hy vọng rằng những quy tắc sau cho hôn nhân sẽ giúp bạn thấy mình luôn yêu thương người bạn đời.



    1. Công khai biểu lộ tình yêu

    Phần lớn các cuộc hôn nhân thất bại là vì một người cảm thấy người kia không còn yêu thương họ nhiều nữa. Điều này làm cho người ta tin rằng mình không được yêu thương giống như trước. Vấn đề là vì hai người ở bên nhau quá nhiều, không dễ nhận ra rằng những cử chỉ âu yếm đã giảm sút.

    Việc duy trì những cử chỉ yêu thương rất quan trọng. Bạn sẽ không chỉ biến cử chỉ yêu thương thành một phần cần thiết làm trọn vẹn mối quan hệ mà cả khi bạn có con, bạn sẽ dạy chúng biết những cử chỉ âu yếm quan trọng như thế nào.

    2. Xử lý những xáo trộn

    Bạn càng để mối bất hòa nảy sinh trong hôn nhân càng lâu, mối quan hệ càng thêm chia rẽ. Điều này cũng đúng với cả những vấn đề không được trao đổi. Đừng để một vấn đề trở nên câm lặng. Bạn và anh (cô) ấy làm sao có thể giải quyết vấn đề nếu như không biết gì về điều đó.

    Nếu bạn là kiểu người muốn cảm thấy mình đúng trong mọi cuộc tranh luận, bạn hãy thay đổi. Việc một người đúng làm sao quan trọng bằng việc cả hai người cùng thuận lòng? Bằng cách cùng nhau xử lý một vấn đế và đưa ra giải pháp chung, các bạn vẫn là một cặp và vẫn giữ được cái tôi của mình.

    3. Tôn trọng anh (cô) ấy như chính bản thân họ

    Lần đầu khi bạn gặp gỡ anh (cô) ấy, có thể bạn nghĩ người ta có thể làm bất cứ việc gì, kể cả việc buộc mặt trăng lại. Khi thời gian trôi qua, bạn nhận ra rằng họ cũng rất dễ mắc sai lầm như tất thảy mọi người. Đừng trách mắng, tìm cách thay đổi hoặc cư xử khác đi nếu bạn nhận ra anh (cô) ấy cũng là một người bình thường. Họ cũng vẫn là con người đó, cũng như bạn vậy. Nếu bạn nghĩ về những gì mình không thích, hãy nghĩ chính mình có thể đã thay đổi trong mắt anh (cô) ấy như thế nào.

    4. Biết được những hạn chế của nhau

    Không gì làm người ta bực mình nhanh hơn là cảm giác bị đẩy vào ngõ cụt. Điều đó không có nghĩa bạn là nguyên nhân gây ra điều này, nhưng là người bạn đời, bạn phải lãnh trách nhiệm ủng hộ anh (cô) ấy. Nếu bạn thấy chồng (vợ) mình quá khủng hoảng về một việc gì đó (chẳng hạn bế tắc trong công việc), hãy giúp chàng (nàng) giảm bớt căng thẳng bằng bữa ăn tối ngoài tiệm. Nếu bạn biết anh (cô) ấy đang đối mặt với thời kỳ khó khăn, hãy cố gắng làm dịu bớt tình hình bằng cách làm việc cùng nhau để nhắc nhở anh (cô) ấy rằng vẫn có người họ có thể tin cậy và dựa vào.

    5. Nói về mọi chuyện

    Chuyện trò thực sự quan trọng. Nếu các bạn không nói chuyện với nhau thì nói với ai? Còn ai khác nữa nên biết những gì xảy ra trong đời bạn? Chỉ có duy nhất một người duy nhất mà bạn gửi gắm cuộc đời và tình yêu thương. Bạn có thể đi chơi xa, cùng nhau trò chuyện cho đến khi cảm thấy thoải mái hơn. Không nên để trẻ con, chuông điện thoại…xen vào cuộc trò chuyện của hai người.


    Trẻ Today (Theo TGPN)
     

Chia sẻ trang này