1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Hát Chầu Văn Trong Hầu Bóng
    [​IMG]
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif]Lê Hoàng[/FONT]
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif]e-cadao.com[/FONT]
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif]
    Hầu bóng là một phong tục gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt. Đây là một lễ thức đặc trưng mà tiêu biểu nhất là tín ngưỡng Tứ Phủ. Tín ngưỡng Tứ Phủ là tín ngưỡng đặc thù của người Việt. Tín ngưỡng này có rất nhiều nghi lễ đầy mầu sắc và là mấu chốt đã tạo ra nhiều lễ hội rất phong phú, đa dạng đến phức tạp
    [/FONT]




    [FONT=verdana,geneva]Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt . Khi các vị Thánh đã nhập đồng thì Đồng chính là Thánh hiển linh để phán truyền, ban phúc cho các tín dân. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát Vǎn để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh.

    Hầu Bóng

    Hầu bóng còn là một đam mê của các ông bà tin tưởng vào tâm linh sâu đậm của mình đối với các vi thánh.

    Hầu đồng chính là “Sa Man Giáo” từ thời thương cổ của nhiều dân tộc trên thế giới.

    Theo quan niệm dân gian thì người hầu đồng trước hết là người có duyên với đạo Mẫu (Có căn). Là những người trong phong trào theo nhau đội bát nhang.

    Dạng thứ hai là những người có căn cơ qua một lễ Phủ

    Dạng thứ ba là những người có cao căn đã mở tứ phủ để hầu đồng hay còn gọi là lính của ngài

    Dạng thứ tư là những người đã mở điện thờ tại gia. Muốn thành ông đồng bà cốt phải qua hai lễ tôn bát nhang và ra đàn Tứ Phủ. Như vậy hầu đồng thực chất có thể xem là một hình thức diễn xướng dân gian có đủ yếu tố Lễ nhạc và Vũ Đạo.

    Các Nghi Thức Chuẩn Bị Cho Một Buổi Hầu Đồng

    Ðiện thờ: Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Ðịa (Ðất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng). Ở các chùa chiền miếu mạo thường những bức tranh thờ bà Chúa, đức Thánh Trần, ông Hoàng Ba, Hoàng Bẩy, Tam Phủ, Tứ Phủ theo nghệ thuật thời thượng Đông Hồ, Hàng Trống hay Sỳnh.

    Người hầu đồng trước tiên phải chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị hầu với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện

    Dàn nhạc Hầu Bóng. Dàn nhạc hầu bóng gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc Hầu Bóng..

    Nhân sự cho một buổi hầu đồng: Hai người phụ đồng là người thân hay người trong hội hoặc trong nhóm và một ban cung văn

    Trang phục: Tang phục thích hợp cho từng vị thánh, thần nhập đồng. Vì vậy người hầu đồng phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Thường thì cần những trang phục sau đây:

    - Khăn đỏ phủ diện

    - Ít nhất là 5 chiếc áo dài mầu sắc khác nhau và một quần dài trắng

    - Khăn tấu hương và một ít loại khăn khác

    - Thắt đai lưng mầu

    - Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn

    - Tuy nhiên cũng có trường hợp, người hầu đồng chỉ cần một vuông vải đỏ.

    Mầu sắc của trang phục phải phù hợp với mầu sắc của từng phủ. Mầu đỏ Thiên Phủ, mầu vàng Địa Phủ, mầu xanh Nhạc Phủ và mầu trắng Thoái Phủ.

    Lễ vật

    Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:

    Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ ( bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải nhiễu mầu phủ lên trên (nhiễu hoặc lụa). Mầu phải là ma6`u chính của Tứ Phủ (Xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ , một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nôm) và bốn lốt (2). Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang (3), mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần (4). Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) mầu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (Giấy vàng xếp thành thoi).

    Ở dưới bệ, trước bàn thờ bầy đủ các loại mã và một chiếc thuyền rồng hình cánh phương có 12 hinh nhân chèo thuyền, một đôi ngựa và một đôi voi có đủ yên cương và hàm thiếc. Những đồ dung mã người ta sẽ hóa (đốt) sau khi lễ.

    Ngày ngay lễ vật có thay đổi đôi chút tùy nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ căn bản tối thiểu tùy đồng tiền dâng cúng

    Trình Tự Một Buổi Hầu Đồng:

    Băt đầu buổi hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế . Cung văn lên giây đàn, dạo nhạc, hát văn cộng đồng. Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chấp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên môt bước, chân phải chụm lên với chân trái, lập lai them hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.

    Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện mầu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất nhập đồng.

    Một Giá Đồng Có Thể Tiến theo Trình Tự Sau:

    a. Thay Lễ phục:

    Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù họp với danh hiệu của vị đó và mầu sắc cũng khác biệt tùy từng phủ, từng gốc tích sắc tộc gốc, phẩm hàm cũng như văn hay võ.

    b. Dâng hương hành lễ:

    Đây là một nghi thức không thể thiếu được cho bất cứ gía nào. Hầu đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, boc trong mot chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm động tác phù phép mà ngôn ngữ hầu đồng gọi là khai nông, để xua đuổi tà ma

    c. Lễ thánh giáng

    Khi hầu đồng có thánh nhập vào thì buông các nén hương đang cầm theo tay chắp , nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc hạng thứ bậc nào.

    Có hai hình thức thánh giáng

    - Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá thánh mẫu. Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay.

    - Giáng mở khăn – với các hang quan trở xuống.

    Khi thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, tự thôi mien đã giúp cho họ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (Chỉ có ở một số người)

    d. Múa đồng

    Múa đồng là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Bởi vậy động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh. Nhưng chung chung thì thấy có ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian.

    Mỗi động tác múa trong các giá chầu phản ảnh con người thật của vị thánh giáng đồng. Khi múa đồng thì ông đồng bà cốt sử dụng một số lễ cụ như kiếm, đao, gậy, mái chèo, quạt hay cờ…

    Trước khi sử dụng lễ cụ, người hầu đồng bắt chéo hai dụng cụ lên trước trán, sau đó cúi đầu làm lễ. Khi múa xong một giá, người hầu đồng lại bắt chéo hai lễ cụ trước trán để tạ lễ.

    e. Ban Lộc và nghe Văn chầu

    Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài long bằng động tácvề gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc nầy cũng là lúc, thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch.

    Lúc nầy những người ngồi dự chung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền. Và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy v.v.

    f. Thánh thăng

    Cuối cùng là dấu hiệu thánh thăng. Người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước tránquạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình, lúc ấy hai người phụ hầu đồng cấp tốc phủ khăn diện lên đầu người hầu đồng, cung văn trổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung

    Một giá đồng kết thúc

    [/FONT]

    Lê Hoàng
    Nguồn: e-cadao.com
    (lyhocdongphuong.org.vn)
     
  2. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hầu đồng và hát chầu văn

    Vạn vật trong Trời đất đều được cân bằng bởi: Khí Tiên Thiên (+), Âm khí, và dương khí. Nơi đất ở Khí tiên Thiên còn gọi là Thổ công, Âm khí là quan Thần linh, dương khí là Táo quân.
    Con người ta được sinh ra đời là nhờ khi hội đủ duyên, khi tinh cha và huyết mẹ gặp nhau đã có khí Tiên thiên soi chiếu (108 vì tinh tú ở trên trời) để điều tiết cân bằng cơ thể năng lượng khiến cho âm dương được cân đối tạo nên một con người bình thường.
    Cơ thể năng lượng một người bình thường nếu lấy tổng thể là 10 phần thì cả ba khí trên đều có trị số bằng nhau và bằng 3,333333....
    Khi Âm Dương không cân đối (Nam thì thừa Nữ tính, nữ thì thừa Nam tính nên gọi là đồng cô bóng cậu) là con người ta còn nợ nhiều Trời Đất (nói nôm na là: cống hiến thì ít, hưởng thụ thì nhiều). Mức độ và góc độ nợ có khác nhau:
    Về mức độ: Khi một trị số bị tăng lên từ trên 3,3333 đến 3,49 người ta cần phải cân bằng lại năng lượng bản thể bằng nghi thức đội bát nhang với ý nghĩa sau: " Con lạy Ngài, kiếp trước con vụng tu nên có nợ Trời Đất, nay con xin Ngài cấp cho con một thẻ học trò để con tìm Thầy học Đạo, để kiếp tu này hữu ích, cho con biết hoàn duyên trả Nghiệp kiếp này".
    Khi một trị số tăng lên đến 3,5 đến 3,59: cần phải cân bằng năng lượng bản thể bằng lễ trả nợ Tam phủ thục Mệnh hay Tứ Phủ vạn linh, cao hơn là lễ tiễn căn.
    KHi một trị số tăng lên tới 3,6 đến 3,69: cần phải cân bằng năng lượng bản thể bằng nghi lễ hầu đồng để Khí tiên Thiên hội về cân bằng lại Âm Dương. (Khí Tiên Thiên này mang rất nhiều sắc thái tên gọi khác nhau: các quan, Mẫu, cô, cậu......)
    Khi một trị số cao tới 3,7 đến 3,79: cần phải thờ điện để hằng ngày năng lượng Trời đất được hội tụ về cân bằng lại năng lượng bản thể.
    Khi một tri số cao hơn nữa: từ 3,8 trở lên cần phải sống ở đền chùa để ngày nào cũng được cân bằng lại năng lượng bản thể.
    Về góc độ nợ có thể phân ra: Nợ Đạo thì làm tôi Bốn Phủ. Nợ Đức thì làm tôi nhà Trần. Nợ cả hai thì làm tôi đôi nước.
    Nợ Đạo là những hành động cụ thể như: Lấy Trời dọa dân, không tin nhân quả, buôn Thần bán Thánh.
    Nợ Đức ví dụ như: Cướp của, giết người, ăn cắp, trấn lột v.v...
    Ý nghĩa các nghi lễ hầu bóng:
    Là quà tặng của thiên nhiên trao tặng cho dân Việt, dùng để cân bằng lại năng lượng cơ thể của những người bị lệch.
    Thông qua các nghi lễ này người ta được các năng lượng (các vị Thánh) giáng vào trao tặng cho các thông tin giúp người ta thêm tin vào Nhân Quả, Thêm hiểu Đạo Trời để con người ta sống cho có Đạo hơn và đồng thời năng lượng bản thể của người đó cũng được cân bằng lại.
    Nếu những người này mà không tin trời đất, không tin nhân quả mà không làm nghi lễ này thì đến ngày năng lượng bản thể bị mất cân bằng thì khi "lượng đổi thành chất đổi" dễ dẫn tới mất cân bằng cơ thể vật lý thì người ta gọi lầ bị " Cơ".
    Có khi thì đầu óc không tỉnh táo, điên loạn.
    Tuy nhiên "Cơ " ở đây còn có nghĩ là một sự xắp xếp lại cấu trúc bản thể để người ta dễ dàng tiếp cận với các năng lượng của Trời đất.
    Hầu Đồng để con người ta vì sợ, phải tin vì tin phải học Đạo để giảm bớt Tham, Sân , Si.
    Tuy vậy ai hầu Đồng mà Bản Ngã tăng trưởng là hay thấy mình oai, hay Tham, hay Sân, thì là Thất bại rồi!
    Hầu Đồng để cắt sợi dây Tham, Sân , Si mà càng ngày càng Tham, Sân, Si là thất bại rồi!
    Biểu hiện của các Thất bại trong hầu Đồng là các Câu:
    1/ " Ghen vợ ghen chồng không bằng Ghen Đồng ghen Bóng" ( câu này nói bản ngã tăng trưởng)
    2/ "Tốt lễ dễ kêu"- câu này là biểu hiện sai lầm của cái hiểu của mê tín dị đoan có lợi cho việc buôn Thần Bán Thánh

    Hay là biểu hiện của việc thất bại trong hầu Đồng là Không Phát lộc tùy duyên mà chia Lộc tùy tình Thân: Gọi là chia lộc kẻ ít kẻ nhiều tùy theo mối quan hệ.
    Kết quả của việc Hầu Đồng Thành công là càng cuối đời Thân Tâm càng An Lạc, càng ngày càng hầu ít vấn hơn, sớm được Giải Đồng và con cháu không phải hầu Đồng nữa hay là có nợ thì nhẹ hơn.
    Hậu quả của việc Hầu Đồng Thất bại là: Càng ngày bản ngã càng Tăng, càng Tham, Sân, Si nhiều, con cháu vẫn bị nợ Thánh, càng ngày càng phải hầu nhiều vấn hơn.
    Cái câu: "Con hơn cha là nhà có Phúc cũng rất đúng trong trường hợp này"
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng mười 2010
  3. Trần Tình

    Trần Tình New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hầu đồng và hát chầu văn

     
  4. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hầu đồng và hát chầu văn

    "Chúng ta hiện nay đang trong giai đoạn rất nhạy cảm về các vấn đề tâm linh, nhất là về vấn đề những người căn đồng số lính.
    ...."
    Ngoài cách "Ra hầu đồng" như trên nếu gặp được các Thầy Mật tông có dòng truyền thừa rõ ràng, các Thầy có thể hướng dẫn tu tập trả nợ Trời đất mà không phải hầu đồng. Nếu bạn muốn trả nợ trời đất thì đừng đợi đến khi bị đòi nợ ( bị cơ hành) mới chậy mà nên tìm thầy tu trước.
    Hầu đồng là một pháp trung gian trong điều kiện người ta vô thần chưa tin nhân quả mà vì sợ phải ra. Còn khi đã tìm được Thầy, gặp được chánh Pháp thì không cần phải hầu đồng.
    Trong kinh điển Đức Phật có giảng về hai loại khổ:
    - Một loại khổ sinh ra khổ
    - Một loại khổ để diệt khổ.
    Tu là Khổ để diệt khổ vì vậy aitu mà không chăm chỉ chịu khó thì chưa gọi là Khổ để diệt khổ.
    Nếu tu mà sướng thì không thể diệt khổ được.
    Tôi có thể giới thiệu cho bạn một trang rất hay để tìm hiểu kinh sách. Bạn nên tham gia vào Group mail này để tìm hiểu về Mật tông và tìm Thầy:
    http://www.vietnalanda.org/index.html
    http://phathoc.net/tai-lieu-lich-su..._hanh_tri_mat_tong_tay_tang_tai_viet_nam.aspx
    ( Khi nào Đại Đức Trí không ra Hà nội tôi sẽ điên thoại cho bác)
    Chúc Bác tìm được Chánh Pháp, khỏi phải ra đồng!
    Có câu: "Phật Tổ giải Đồng" là ý như trên.
    NGoài ra các bác có thể tham khảo chuyện Mẫu Liễu Hạnh (chính là Tam Tòa Thánh Mẫu) Quy Y Phật Tổ theo link này:

    http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Kho-tang-Truyen-co-tich-Viet-Nam-Nguyen-Dong-Chi/71/2419/
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng mười 2010
  5. Trần Tình

    Trần Tình New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hầu đồng và hát chầu văn

    Chào bác Tamminh2003,
    Xin thay mặt anh em trên diễn đàn được cảm ơn bác đã giành thời gian trả lời.
    Thưa với bác thế này, tôi không phải người có căn số nhưng là người mộ đạo. Tôi thấy tôn giáo nào cũng có điểm hay cần học hỏi nhưng hơn cả, tôi yêu Phật giáo.
    Vì thấy hiện nay nhiều người mê muội, tin theo tà giáo mà làm mất sự trong sáng của đạo Mẫu Việt Nam mà trong lòng mong tìm lời giải đáp cho những thắc mắc của bản thân và của bạn hữu thôi ạ.
    Hiện nay bài viết của bác tôi đã mạn phép đăng lại trên diễn đàn TGVH, mong bác bỏ quá cho và xin kính mời bác ghé qua trao đổi thêm để anh em chúng tôi được rõ hơn một số điểm như trên tôi đã hỏi để làm rõ ý "khởi nguyên của hầu đồng là chữa bệnh" của TS. Nguyễn Mạnh Cường. Mời bác đi theo đường link: http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?p=198382#post198382 để ta trao đổi thêm.
    Đây là vấn đề hay nên tôi mong bác bỏ qua các vấn đề thủ tục để ta cùng nhau thảo luận.
    Nếu không tiện cho bác qua bên TGVH, tôi sẽ xin mời anh em qua bên NTH để trao đổi cũng được.
    Mong bác sớm cho ý kiến.
    Thân, Trần Tình.
     
  6. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hầu đồng và hát chầu văn

    Thưa bác Trần Tình, tôi đã Add nick Tam_Minh_2003 bên TGVH nhưng gửi mấy bài đều bị chặn lại. Có lẽ Admin thấy níck mới nên kiểm duyệt mong bác Thông cảm.
    Nhờ bác có cách naò liên hệ với Addmin bên TGVH để tôi post bài bên đó được không?
    Vấn đề này thực sự nhạy càm vì chúng ta ai cũng có cái bản ngã to như con trâu, vì Tham Sân Si nên mới ngụp lặn trong bể luân hồi nơi Sinh- Lão- Bệnh- Tử.
    Vì nhà nước ta không mang môn Đạo Học ra dạy ở trong nhà trường nên chúng ta bị rơi vào một trong hai thái cực:
    - Một là vô thần ( Không sợ Thần- Kèm theo là không tin Nhân Quả)
    - Hai là mê tín ( sợ Thần- Chính là Mê tín dị đoan- không hiẻu Nhân Quả)
    Cả hai thái cực này đều sai cả.
    Trời đất sinh ra vạn vật muôn loài không phải chỉ có đức hiếu sinh mà còn thương yếu chúng sinh vô bờ bến ( vì đó chính là Cha Trời mẹ Đất của chúng ta)
    Chúng ta có thể bỏ ra hơn mười năm học Phổ thông, năm năm học Đại học là mới học một phấn dương của cuộc sống mà không ai sẵn sàng bỏ ra một phần thời gian chỉ bằng một nưả để học về nửa âm của cuộc sống.
    Về nguyên lý các Thầy có dạy là: Hai nửa phải bằng nhau.
    (Vì không thể Post được bài bên TGVH nên tôi pót tạm bên này vậy nhé)
    Về Dịch học có tính nhất nguyên với giáo lý của Đạo Phật như sau: lấy Bát Nhã Tâm Kinh để đối chiếu với Dịch học, ta thấy
    "
    [FONT=&quot]Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.[/FONT]
    [FONT=&quot]Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức...[/FONT]"
    http://www.google.com.vn/#hl=vi&sou...&aqi=g5&aql=&oq=&gs_rfai=&fp=b4f3f0d4956db3d8
    Chính vì vậy tổ tiên người Việt chúng ta mới vẽ một vòng tròn trống rỗng to tướng bao hàm toàn thể vũ trụ gọi là vòn tròn vô cực. Vì cái không trống rỗng không tồn tại một mình mà nó cũng chính là cái sắc nên các cụ nhà ta lại vẽ một vòng tròn chồng khít lên trên vòng tròn vô cực gọi là vòng tròn Thái cực (cái có- cõi sắc còn gọi là cõi Nhị Nguyên vì cái gì cũng có tính hai mặt)
    Rồi cái có Thái cực này bao giờ cũng không đồng nhất ( nếu đồng nhất thì không có sự vận hành) mà là Nhị Nguyên nên sỉnh ra Lưỡng Nghi ( Nghi Âm và Nghi Dương) đến đây thì ai cũng biết là lưỡng Nghi sinh ra tứ tượng..v..v.
    Chính bản đồ Mười Pháp giới cũng là mô tả sự phát triền các quẻ dịc ra vạn vật. Ta nhìn thấy mỗi mặt dương nhưng thực chất cả mặt âm cũng chông khít lên đó ( Cái không hay là tính không)
    Vậy chúng ta cũng nên hiểu rằng bản chất của Kinh dịch là Ba thể thóng nhất cùng vận động đó là: Cái Không và Nhị Nguyên trong cái có. Tức là KHông- Âm- Dương cùng tồn tại nhờ vậy mà có sự vận động không ngừng.
    Nếu ta lấy cái Âm là chỗ ta đứng thì ngay cái không cũng còn dương hơn cái âm nên ta có thể tam quan niệm là hai dương một âm cũng được.
    Ba cái này đan xen lồng khít với nhau như thể là Khí Tiên Thiên- Âm Khí- Dương khí trong vạn vật.
    Thôi xin phép các bác nhé! Muôn quá rồi mai viết tiếp ạ
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng mười 2010
  7. Trần Tình

    Trần Tình New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hầu đồng và hát chầu văn

    Tôi xin cảm ơn bác nhiều.
    Lý rất sâu sắc, tôi đã hiểu phần nào.
    TT.
     

Chia sẻ trang này