1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Học thuyết Ngũ hành



    ThS. BS. Lê Hoàng Sơn



    I. Khái niệm

    Ngũ: năm; Hành: vận động, đi.

    Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ).

    Sơ đồ 1: mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng: 5 vị trí và 2 mối quan hệ

    Sinh (→) và Khắc (4)








    Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng:

    - Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).

    - Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).

    - Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).

    - Kim: có tính chất thu lại (Thu).

    - Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).

    Sau đó qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con người vào Ngũ hành để xét mối quan hệ Sinh - Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó.

    Như vậy, học thuyết Ngũ hành chính là sự cụ thể hóa qui luật vận động chuyển hóa của mọi sự vật hiện tượng. Học thuyết Ngũ hành được ứng dụng trong rất nhiều kĩnh vực Y học lẫn đời sống.

    II. Qui loại Ngũ hành

    Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong ự nhiên lẫn trong cơ hể con người vào bảng sau (bảng 1)

    Bảng 1: qui loại Ngũ hành




    Mộc
    Hỏa
    Thổ
    Kim
    Thủy

    Vật chất
    Cây, gỗ
    Lửa
    Đất
    Kim loại
    Nước

    Màu
    Lục
    Đỏ
    Vàng
    Trắng
    Đen

    Vị
    Chua
    Đắng
    Ngọt
    Cay
    Mặn

    Mùa
    Xuân
    Hạ
    Trưởng hạ
    Thu
    Đông

    Hướng
    Đông
    Nam
    Trung ương
    Tây
    Bắc

    Quá trình phát triển
    Sinh
    Trưởng
    Hóa
    Thu
    Tàng

    Tạng
    Can
    Tâm, Tâm bào
    Tỳ
    Phế
    Thận

    Phủ
    Đởm
    Tiểu trường, Tam tiêu
    Vị
    Đại trường
    Bàng quang

    Ngũ thể
    Cân
    Mạch
    Nhục
    Bì mao
    Cốt tủy

    Ngũ quan
    Mắt
    Lưỡi
    Miệng
    Mũi
    Tai

    Tình chí
    Giận
    Mừng
    Lo
    Buồn
    Sợ




    III. Các qui luật của Ngũ hành

    Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:

    A. Trong điều kiện bình thường:

    Có 2 qui luật:

    1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):

    Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

    Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…

    2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):

    Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

    Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…

    Sơ đồ sau đây do người đời sau trình bày để dễ học hỏi (không hoàn toàn chính xác với ý nghĩa của Ngũ hành).

    Sơ đồ 2: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành (Tương sinh "; Tương khắc 4)






    Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.

    B. Trong điều kiện bất thường

    Có hai qui luật:

    Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:

    1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):

    Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).

    2. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn):

    Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…

    Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.

    (1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.

    (2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn.

    Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.

    IV. Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống

    A. Ứng dụng vào việc ăn uống:

    - “Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”.

    - Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ… (bảng 1). Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Món ăn đầy đủ Ngũ hành thường tồn tại rất lâu phong tục ẩm thực (tô phở, nước mắm…). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe. Thí dụ: ăn quá chua hại Can, quá mặn hại Thận; hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Mộc tăng khắc Thổ).

    B. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày:

    Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hợac sinh hoạt thường ngày. Thí dụ:

    - Khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh. Thí dụ: máy chạy một chút cho trơn máy, người tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày.

    - Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.

    - Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại {Thổ (Hóa)}.

    - Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần {Kim (Thu)}.

    - Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới {Thủy (Tàng)}, chuẩn bị cho quá trình Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.

    Một thí dụ khác: Tổ chức hội họp: trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành.

    V. Ứng dụng vào Y học

    A. Ứng dụng vào Triệu chứng học:

    Căn cứ vào Bảng qui loại của Ngũ hành, người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành. Thí dụ: can có quan hệ với Đởm, chịu trách nhiệm hoạt động của gân cơ (chủ cân), tình trạng công năng của Can thể hiện ra mắt (khai khiếu ra mắt), móng tay móng chân (vinh nhuận ra móng), có liên quan đến tính khí giận dữ… Do đó, co giật, mắt đỏ, móng khô, nóng tính bất thường,… là triệu chứng của Can, vì Đởm, gân cơ, mắt, móng, tính khí giận dữ… tất cả đều cùng thuộc Hành Mộc (xem lại bảng 1).

    B. Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán:

    - Tạng Phủ được qui vào Ngũ hành (bảng 1). Mối tương quan của Tạng Phủ trong trường hợp bệnh lý được phân tích theo qui luật Tương thừa – Tương Vũ. Thí dụ: bình thường Phế Kim khắc Can Mộc để duy trì sự cân bằng, khi thở quá mức (Phế Thịnh) sẽ gây tê rần và co rút chân tay (Mộc).

    - Học thuyết Ngũ hành giúp truy tìm nguyên nhân hay gốc phát sinh bệnh ban đầu. Thí dụ: mất ngủ là chứng của Tâm (Hỏa) có thể do: (1) chính Tâm gây ra, hay (2) do Tạng Sinh nó gây ra: Can (Mộc), hay (3) do Tạng nó Sinh gây ra; Tỳ (Thổ), hay (4) do tạng nó Khắc gây ra; Phế (Kim), hay (5) do Tạng Khắc nó gây ra: Thận (Thủy).

    C. Ứng dụng vào việc điều trị bệnh:

    Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim.

    Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực Châm cứu.

    D. Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc:

    Người xưa dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào Tạng Phủ tương ứng. Thí dụ: thuốc vị chua, màu xanh đi vào Can, vị ngọt, màu vàng đi vào Tỳ. Người xưa cũng dựa vào Ngũ hành để tìm thuốc mới và bào chế thích hợp để biến đổi tính năng của thuốc. Thí dụ: sao thuốc với giấm để thuốc đi vào Can; sao với đường, mật để vào Tỳ; tẩm muối để đi vào Thận; sao với gừng để vào Phế, sao cho vàng để vào Tỳ, chế cho đen để vào Thận…

    Tóm lại, Học thuyết Ngũ hành là học thuyết về mối quan hệ giữa mọi sự vật với nhau. Muốn nghiên cứu bất kỳ một sự vật, một hiện tượng gì luôn phải biết đặt trong mối quan hệ của nó với những sự vật hiện tượng xung quanh nó. Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng chính là quá trình Sinh và Khắc chứ không phải là con số 5 hoặc cái tên Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy. Đó mới thực sự là tinh thần của Học thuyết Ngũ hành.
    ( medinet.hochiminhcity.gov.vn)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Học thuyết ngũ hành

    Nguồn Gốc Thuyết Âm Dương Ngũ Hành [​IMG]
    [​IMG]

    Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ. Nguồn gốc của thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng.

    Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết).

    Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau:

    [​IMG][​IMG]Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9 (chấm trắng).

    [​IMG]Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen).

    [​IMG]Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5.

    [​IMG]Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10.

    Tuy nhiên, trong Hà Đồ không phải chỉ có Âm Dương, bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự định vị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ, đã được ghi rõ trong bài ca quyết:

    Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi.
    Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
    Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.
    Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
    Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.

    [​IMG]Nghĩa Là:
    Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6.
    Số Đất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
    Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Đất 8.
    Số Đất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
    Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Đất 10.

    Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số:

    1-6: Hành Thủy, phương Bắc.
    2-7: Hành Hỏa, phương Nam.
    3-8: Hành Mộc, phương Đông.
    4-9: Hành Kim, phương Tây.
    5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.
    Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên.



    ( Vietshare.com)
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Học thuyết ngũ hành

    Quan hệ của Ngũ Hành
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhìn vào đồ hình Ngũ Hành sinh khắc ta thấy, Ngũ Hành liên hệ với nhau 1 cách chặt chẽ, biện chứng.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]C1. Sự xáo trộn, thay đổi của 1 hành thường đưa đến sự thay đổi, xáo trộn của 4 hành kia, nghĩa là, gây ra 4 hậu quả.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thí dụ 1 : Mộc vượng đưa tới Hỏa vượng, Thủy vượng Thổ suy và Kim suy.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thí dụ 2 : Người đang giận dữ (Mộc vượng) thấy mặt bừng nóng, mắt đỏ (Hỏa vượng), người run rẩy (Thủy vượng), nhói đau vùng thượng vị (Thổ suy), thở khó (Kim suy)...[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]C2. Ngược lại, có thể có 4 nguyên nhân làm cho 1 hành thay đổi:[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thí dụ 1 : Hỏa vượng, có thể do :[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Mộc vượng làm Hỏa vượng (tương sinh).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Thổ vượng kéo theo Hỏa vượng (Phản sinh).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Kim suy làm hỏa vượng (Tương thừa).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng cho thấy, nhiều khi các mối quan hệ sinh khắc của Ngũ Hành không thuần túy như Mộc sinh Hỏa hoặc Thổ khắc thủy... Mà nhiều khi có những hội chứng trái ngược lại như Hỏa vượng mà Mộc suy (thay vì Mộc vượng làm Hỏa vượng hoặc Hỏa vượng phản sinh Mộc vượng) hoặc Thủy vượng mà hỏa cũng vượng (thay vì Thủy vượng thì Hỏa phải suy vì Thủy khắc Hỏa)...[/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong trường hợp trên, phải phân tích thật kỹ để tìm ra sự khác thường.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thí dụ 2 : Một hội chứng Hỏa vượng, Thổ vượng, Kim suy, Thủy suy, Mộc suy. Trong trường hợp này, có sự bất thường : Chính ra Mộc và Hỏa phải cùng chiều với nhau (vì Mộc sinh Hỏa), trái lại ở đây, Mộc suy (â ) nhưng Hỏa lại vượng (á ). Thổ và Kim cũng phải cùng thay đổi như nhau (vì Thổ sinh Kim) thì Thổ lại vượng (á ) mà kim Lại suy (â ), Kim và Mộc khắc nhau. Kim suy (â ) thì Mộc phải vượng (á ), ở đây 2 hành này lại cùng suy.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Phân tích hội chứng trên ta thấy : Nguyên nhân gây bệnh ở đây là Thủy suy làm Kim suy và Mộc suy, (Theo nguyên tắc Tương sinh và phản sinh). Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc) và Thổ vượng (Tương thừa).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các hành sinh khắc, chính ra phải biến chuyển theo cùng chiều : cùng vượng hoặc cùng suy nhưng nếu có biến chuyển khác thường hoặc khác chiều thì đó chỉ là hậu quả của 1 nguyên nhân sinh khắc với nó. Nói khác đi, sự xáo trộn đó phải được tìm nơi hành khác.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Để dễ nhớ, có thể theo cách thức sau : 3 hành liên tiếp biến chuyển cùng chiều, hành ở giữa chính là nguyên nhân.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thí dụ : Kim suy, Thủy suy, Mộc suy thì Thủy suy là nguyên nhân.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mộc vượng, Hỏa vượng, Thổ vượng thì nguyên nhân do Hỏa vượng[/FONT]

    (suckhoecongdong.com)
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng năm 2007
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Học thuyết ngũ hành

    1. Nhắc lại khái niệm về Ngũ hành


    Khái niệm Ngũ hành đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phương đông. Đây là năm dạng vật chất phổ biến trong tự nhiên là Kim (kim loại), Thuỷ (nước và chất lỏng nói chung), Mộc (cây cối), Hoả (lửa), Thổ (đất đai). Sau đó Ngũ hành được dùng để được đặt tên cho năm vì sao chuyển động (hành tinh) trên bầu trời mà người Trung quốc cổ đại đã sớm nhận thấy. Đó là Kim tinh, Thuỷ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh và Thổ tinh. Sau này khoa học đã xác định được đó chính là năm hành tinh trong hệ mặt trời (không phải sao vì chúng không tự phát sáng). Sau đó các thể loại vật chất và các hành tinh này được khái quát hoá thành các quan niệm mang tính triết học. Các quan niệm này nói chung đã vượt rất xa ý nghĩa ban đầu tuy vẫn có sự liên hệ bền chặt với khái niệm gốc. Theo thuyết Ngũ hành, trong vũ trụ tồn tại năm thế lực Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả và Thổ. Không thế lực nào nắm quyền thống trị tuyệt đối mà luôn luân chuyển, thay thế nhau. Không chỉ mọi vật chất được chia thành năm loại mà các tính chất nội và ngoại của mọi vật thể cũng được phân chia thành năm nhóm : Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ.
    Kim thể hiện sự cứng rắn. Thuỷ có đặc tính mềm mại. Mộc là cây cối. Hoả có đặc tính lung linh khó nắm bắt. Thổ là đất đai.
    Đặc tính quan trọng nhất của Ngũ hành là quan hệ sinh khắc lẫn nhau. Quan hệ tương sinh là hành này sinh ra hành kia, hiểu theo nghĩa rộng hơn là sự trợ giúp, làm lợi của hành này cho hành kia. Quan hệ tương khắc là sự phá hoại, cản trở và thậm chí huỷ diệt của hành này đối với hành kia.
    Theo vòng tương sinh ta có Kim sinh Thuỷ vì Kim nóng chảy tạo ra nước (kim loại lỏng. Thuỷ sinh Mộc vì nước giúp cây cối sinh trưởng. Mộc sinh Hoả vì cây có thể cháy sinh ra lửa. Hoả sinh Thổ vì lửa cháy sinh ra tro (đất). Thổ sinh Kim vì Kim loại được tìm thấy trong đất.
    Theo vòng tương khắc ta có: Kim khắc Mộc vì đồ dùng kim loại dùng để chặt cây, Mộc khắc Thổ vì cây cắm rễ vào đất và hút chất từ đất. Thổ khắc Thuỷ vì đất ngăn dòng nước chảy. Thuỷ khắc Hoả vì nước dập tắt lửa. Hoả khắc Kim vì lửa làm mềm và nóng chảy Kim loại. Sự tương sinh, tương khắc này cũng mang ý nghĩa tượng trưng như bản thân Ngũ hành.
    Quan hệ sinh khắc của Ngũ hành còn được tổng kết thành quy luật vượng, tướng, hưu, tù, tử. Ví dụ khi Kim vượng (hoặc thịnh), hành nó tương sinh ra giống như con cái những người thành đạt cao cũng phát triển và ở mức tướng. Hành sinh ra Kim là hành Thổ giống như cha mẹ người thành đạt cao cũng được nhờ con nhưng đã hết thời nên được mô tả bằng từ "hưu". Hành khắc hành Kim là Hoả khi đó phải ở trạng thái thấp để không ảnh hưởng đến Kim, tức là trạng thái bị cầm tù. Hành bị Kim khắc là Mộc bị Kim đè nén nên ở trạng thái "tử".
    Có hai cách biểu diễn vòng tương sinh tương khắc của Ngũ hành được biểu diễn trên hình 1 và 2. Trong hình 1, quan hành tương sinh nằm theo vòng tròn còn quan hệ tương khắc nằm theo các cạnh ngôi sao năm cánh. Trong hình 2, ta có sự ngược lại, quan hệ tương sinh nằmg theo các cạnh ngôi sao còn quan hệ tương khắc nằm theo vòng tròn.

    [​IMG]
    Hình 1

    [​IMG]
    Hình 2
    2. Sự vận động của Ngũ hành theo mô hình


    Về mặt toán học, mô hình thứ hai diễn tả một đối tượng (điểm) chuyển động dọc theo các cạnh của ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn có tâm O. Khi chạm đến rìa nó bị phản xạ trở lại tạo ra một góc 720. Mô hình này sẽ cho phép ta định lượng hoá biến thiên của Ngũ hành.


    [​IMG]
    Hình 3



    Hình 3 diễn tả chuyển động của điểm A trên các cạnh ngôi sao Ngũ hành nhưng không phải với tốc độ thẳng đều mà với tốc độ góc đều. Lấy đỉnh Kim (hoặc một đỉnh bất kỳ) làm chuẩn, đường OA sẽ hợp với đường kính đi qua đỉnh Kim tạo ra góc φ. Sau mỗi thời gian bằng nhau đường OA quét được những góc bằng nhau. Ngược lại, các góc quay bằng nhau của OA cũng sẽ diễn đạt các kHoảng thời gian bằng nhau. Từ các đỉnh Ngũ hành ta hãy kẻ các đường đi qua tâm của vòng tròn như trên hình 3. Các đường thẳng này sẽ đóng vai trò trục toạ độ để đo giá trị (mức thịnh suy) của các hành. Tương ứng với năm đỉnh ta sẽ có năm trục: Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ. Nếu coi bán kính đường tròn bằng một, giá trị tối đa của một hành nào đó sẽ bằng một tại đỉnh của hành đó và điểm đối diện với nó qua tâm (tính giá trị tuyệt đối). Giá trị nhỏ nhất của một hành hiển nhiên là bằng không. Khi φ biến đổi từ 0 đến 720 (A dịch chuyển được hai vòng), các giá trị Ngũ hành được tính theo các công thức tính sau:

    Khi A dịch chuyển từ đỉnh Kim sang đỉnh Thủy, 0<φ<1440


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    Khi A dịch chuyển từ đỉnh Thuỷ sang đỉnh Mộc, 1440<φ< 2880


    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    Khi A chuyển từ đỉnh Mộc sang đỉnh Hoả, 2880<φ<4320 (A quy trở lại vòng thứ hai)



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    Khi A chuyển từ đỉnh Hoả sang đỉnh Thổ, 4320 <φ<5760 hay tương đương với 720 <φ<2160


    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    Khi A dịch chuyển từ đỉnh Thổ về đỉnh Kim, 5760 <φ<7200 hay 2160 <φ<3600



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Từ các công thức này ta có thể xây dựng được đồ thị biến thiên của các hành trong các giai đoạn. Đồ thị hành Kim được diễn tả mang tính ví dụ trong hình 4.

    [​IMG]

    Hình 4

    Từ hình 4 ta có thể thấy hành Kim bắt đầu từ cực đại bằng 1 khi A nằm ở đỉnh Kim (đỉnh của Kim vượng). Khi A dịch chuyển từ Kim sang Thuỷ độ lớn của Kim giảm đến không tại góc 90 độ sau đó lại tăng nhưng không còn đạt đến mức một nữa mà chỉ đạt đến đỉnh bằng 0,809 (tại đỉnh của Thuỷ) rồi đi xuống. Khi từ Thuỷ sang Mộc, Kim liên tục đi xuống chậm và đạt giá trị không tại góc 270 độ. Sau khi qua giá trị không, Kim tăng rất nhanh lên mức 0,309 và giữ ổn định trong suốt giai đoạn A dịch chuyển từ Mộc sang Hoả. Sau khi Hoả đã đạt đỉnh cao nhất của mình và bắt đầu đi xuống (góc 90 độ của vòng quay thứ hai) Kim một lần nữa giảm đến không. Từ Hoả sang Thổ Kim lại từ từ đi lên và đạt đến mức 0,809 tại đỉnh Thổ. Khi Thổ đi xuống, Kim trải qua một kỳ suy nữa rồi vọt lên mức cao nhất của mình.
    Sự biến thiên này tỏ ra rất hợp với quy luật "vượng tướng hưu tù tử". Khi A ở đỉnh của Thuỷ là lúc Thuỷ giữ vai trò chủ đạo và Kim ứng với trạng thái của người đã qua thời oanh liệt, tuy vẫn có vai trò quan trọng (trạng thái hưu). Khi A tiến đến gần đỉnh Mộc là lúc Mộc đang đi lên mạnh mẽ để giữ vai trò chủ đạo nên sự đi qua không và sau đó ổn định ở mức thấp của Kim chính là ứng với trạng thái "tù". Khi A qua đỉnh của Hoả, Kim ứng với trạng thái tử. Tuy nhiên chữ "tù" và "tử" để mô tả Kim thời kỳ này không thật chính xác vì phần lớn thời gian Kim có giá trị khá ổn định ở mức trung bình. Chính xác hơn ta phải nói rằng "Mộc thịnh Kim tù, Hoả suy Kim tử" để mô tả quan hệ của Kim với các hành bị khắc và hành khắc mình. Thổ sinh ra Kim nên khi Thổ đạt cực đại (A ở đỉnh của Thổ) Kim cũng đạt mức khá cao ứng với trạng thái "tướng".
    Biến thiên của các hành khác giống hệt hành Kim nhưng lệch pha một góc 144° ứng với mỗi hành. Thuỷ đạt mức 0,809 ở đỉnh Kim ứng với trạng thái "tướng" và đạt giá trị lớn nhất bằng một khi A nằm ở đỉnh Thuỷ. Tại đỉnh Mộc Thuỷ có giá trị 0,809 ứng với trạng thái "hưu". Từ Hoả sang Thổ Thuỷ ổn định ở mức trung bình bằng 0,309. Đây là trạng thái "tù" và "tử".
    Đồ thị của Mộc tương tự như Kim nhưng lệch pha 288. Đồ thị của Hoả lệch pha góc 432° tức là 72° của vòng thứ hai so với Kim. Đồ thị của Thổ lệch góc 576° (216° của vòng hai) so với Kim.
    Hình 5 mô tả ở tỷ lệ lớn hơn sự biến thiên các hành trên cùng một đồ thị trong một đoạn ngắn từ Kim sang Thuỷ. Các ký hiệu trên sơ đồ có ý nghĩa: K ứng với Kim; Ty ứng với Thuỷ; M ứng với Mộc; H ứng với Hoả; To ứng với Thổ

    [​IMG]
    Hình 5
    Khái niệm về Ngũ hành cũng như quan hệ giữa chúng được xây dựng một cách định tính, dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Điều đó làm cho lý thuyết Ngũ hành phần nào mang tính huyền bí ngay từ khi ra đời. Trong hàng ngàn năm sau đó người ta càng ngày càng thiên về tính huyền bí của Ngũ hành khiến cho lý thuyết này cũng như Dịch học nói chung bị tẩy chay trong thế kỷ 20 và 21. Nhưng sử dụng mô hình Ngũ hành ở hình hai và hình ba cho phép ta mô tả định lượng biến thiên của Ngũ hành và từ đó giải thích chính xác hơn quy luật "vượng tướng hưu tù tử". Từ mô hình và các đồ thị ta cũng thấy rằng quan hệ sinh khắc của Ngũ hành hoàn toàn không mang màu sắc thần bí. Đó là sự biến đổi tự nhiên của hệ năm đại lượng có quan hệ toán học nhất định với nhau được dùng để mô tả vận động của một vật thể theo một cách thức nhất định trong không thời gian. Tiến thêm một bước ta có thể thấy rằng bản thân khái niệm Ngũ hành cũng không còn mang nặng màu sắc thần bí tuy hiện tại ta chưa hiểu hết về nó. Hy vọng việc định lượng hoá này sẽ đem lại một cách nhìn mới về Ngũ hành.

    (hanvu03@yahoo.com)

    © http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.org Vũ Ngọc Hân
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng năm 2007

Chia sẻ trang này