1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



    Chúng ta học sang bài pháp cú tiếp theo .


    Ai sống một trăm năm
    Biếng lười không tinh tấn
    Chẳng bằng sống một ngày
    Hết lòng trong chánh pháp




    Nhân duyên để Phật nói ra bài kệ này như sau :





    Có một trưởng lão tỳ kheo thường được gọi là SaBa thường bị một căn
    bệnh về tâm lý rất kì lạ
    Ngài thường xuyên u uất và buồn chán
    Đôi lúc còn có ý định tự sát .



    Căn bệnh này ngày nay rất giống với bệnh trầm cảm mà rất nhiều
    người đang mắc phải .





    Ngài Saba là một con người vô cùng tinh tấn đạo hạnh nhưng
    không biết tại sao lại mắc một căn bệnh gây cho ngài nhiều phiền toái
    như vậy .




    Ngài cũng đã tự sát mấy lần nhưng không chết

    Điều đó lại càng làm Ngài khó xử hơn .





    Cho đến một hôm , Sau khi Ngài kề một con dao vào cổ và có ý định
    tự sát thì trong tâm Ngài khởi lên ý nghĩ về cuộc đời đã qua của mình



    Ngài thấy rằng thật ra mình cũng đâu có mắc phải tội lỗi gì
    Hơn nữa lại còn rất chăm chỉ siêng năng
    Vậy mà , tại sao vẫn cứ khổ đau ?





    NGhĩ như vậy một hồi ,bỗng nhiên Ngài nhập định
    Bao nhiêu nỗi sầu khổ trong lòng bỗng dưng tan biến hết



    Một lúc sau , Ngài thôi ý định tự sát và ra về .



    Ngài trở về với một gương mặt quang minh sáng lạn
    Điềm đạm , thanh tịnh lạ thường .





    Các tỳ kheo thấy việc lạ mới đem chuyện đến hỏi Phật





    Phật mới trả lời :

    Vào Thời Phật Ca Diếp thời xưa , thì Ngài SaBa cũng là một người xuất gia
    Và lúc đó , Ngài cũng bị mắc căn bệnh như bây giờ .



    Ngài bi quan về cuộc đời , về con người ,về cái thiện cái tốt .




    Cứ thế , Ngài trôi lăn trong luân hồi và đem theo nỗi buồn kì lạ đó
    cho đến ngày Phật Thích Ca ra đời .



    Nhân duyên Phật Pháp một lần nữa lại trỗi dậy và giúp Ngài đầu thai
    rồi xuất gia theo Phật .



    Lúc đó , các tỳ kheo hỏi thế này :


    Tỳ kheo SaBa lúc đó không ngồi thiền ,không dụng công ,hơn nữa lại đang
    đặt lưỡi dao vào cổ chuẩn bị tự sát

    Một trường hợp đặc biệt như vậy ,tại sao lại đắc đạo nhanh như vậy ?




    Phật nghe xong mới trả lời :




    Trong các kiếp trước đây , SaBa đã ngồi thiền 20 ngàn năm rồi .
    Và cho đến kiếp hiện tại này , nhân duyên đắc đạo đã chín muồi .
    Cho nên đã đến lúc ,Sa Ba phải đắc đạo .




    Sau khi kể xong , Phật mới nói bài kệ ở trên để kể về nhân duyên này




    Chúng ta phân tích một chút :




    Qua câu chuyện này ,chúng ta có thể nhận thấy tâm lý tình cảm
    của con người hay nói rộng ra là chúng sinh rất dễ lập lại qua
    nhiều kiếp sống .





    Cho nên tích cách của ta bây giờ , một phần nào đó có nguồn gốc
    từ quá khứ ,từ các kiếp xa xưa .




    Ví dụ một người hào hiệp ở các kiếp trước thì rất dễ lặp lại vào
    các kiếp sau .




    Tuy nhiên , không phải trường hợp nào cũng như vậy
    Không phải cứ một người vui vẻ thì chắc chắn kiếp trước của anh ta
    cũng là một người vui vẻ



    Tính cách còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa .





    Qua đây , chúng ta có thể thấy tính cách là một phần rất quan trọng
    quyết định tương lai mai sau của mỗi con người .





    Ví dụ một người nhạc sĩ thiên tài
    Thì ngoài việc người này phải tạo công đức từ các kiếp trước đây ra
    Trong các kiếp trước đây ,Tính cách của người này phải yêu âm nhạc ,yêu cái đẹp
    yêu sự lãng mạn




    Ngược lại cũng vậy
    Nếu chúng ta có những tích cách xấu thì nếu nó cứ lập đi lập lại trong
    các kiếp sau nữa
    Và không ai biết nó sẽ lôi tuột chúng ta đi về đâu .




    Ví dụ một người ích kỉ thì nêu sau một ngàn năm mà vẫn ích kỷ
    thì người đó sẽ trở thành gì ?


    Người đó sẽ trở thành một con bướm hay một con sâu bò dưới đất .




    Chính vì vậy , mỗi người chúng ta phải xét kỹ trong tâm mình để tìm
    những khuynh hướng những tích cách xấu còn ẩn nấp trong ta .




    Mình cần phát hiện và cần sám hối , sửa chữa ngay .




    Mình xin với Phật hàng ngày , cho mình có cơ hội để sửa chữa ,để dẹp bỏ
    những tâm xấu thì rồi đến một ngày , mình sẽ được như nguyện .




    Hoặc trong tâm mình , nếu có những khuynh hướng tốt , tích cách tốt
    mình cũng xin Phật và phát nguyện hàng ngày để Phật gia hộ cho mình
    về sau các khuynh hướng tốt sẽ mãi mãi theo mình .





    Một điều nữa tác động đến khuynh hướng và tích cách cũng như tâm lý
    của mình đó là nhân quả .




    Có một người bị trầm cảm , buồn bã và có ý định muốn tự sát .
    Anh ta đi đến một cây cầu nhỏ ,và chuẩn bị nhảy xuống sông .



    Thì trong thời khắc đó , tự nhiên có một cô gái từ đâu chạy tới
    nhảy liền xuống sông mà không nghĩ ngợi gì cả .


    Quá bất ngờ , nhưng anh cũng đã lao theo và cứu được cô gái ấy


    Sau đó ,anh trở về nhà với tâm trạng thoải mái , nhẹ nhàng
    Anh không còn chán sống nữa mà trái lại cảm thấy yêu đời hơn .




    Tại sao anh ta lại có sự thay đổi nhanh đến như vậy ?




    Luật nhân quả đã tác động vào việc này



    Chính cái tâm lý muốn người khác phải sống ,không muốn người con gái đó
    tự tử đã giúp cho anh gieo vào tâm mình một cái nhân tốt đẹp ,một cái nhân
    yêu đời .


    Có nhân rồi thì phải trổ quả thôi .





    Hoặc nếu mình cứ hay đi khuyên người khác sống yêu đời hơn
    Cuộc sống đâu có gì là đáng chán đâu
    Mình cứ đi khuyên người khác như vậy thì sau một thời gian
    tự nhiên mình cảm thấy yêu đời , yêu người liền .






    Điều tiếp theo tác động đến tâm lý với tình cảm nữa là
    môi trường giáo dục


    Tuy nhiên , môi trường giáo dục tốt hay không tốt phần nhiều
    phụ thuộc vào phước báo ta đã tạo ra nhiều hay ít mà thôi .





    Trở lại câu chuyện




    Các vị tỳ kheo có hỏi Phật rằng tại sao mấy lần trưởng lão Sa Ba
    định chết nhưng đều bất thành

    Như có lần Sa Ba định cho một con rắn độc cắn mình nhưng con rắn
    đó lại không cắn ?



    Đức Phật nghe xong mới trả lời :




    Con rắn đó , trong một kiếp trước đây là một người nô lệ của Sa Ba

    Và người nô lệ này rất trung thành với Sa Ba

    Tuy nhiên ,do tính cách xấu cho nên phải đọa làm rắn .

    Tuy làm rắn độc nhưng khi gặp lại chủ thì vẫn thương mến như xưa .





    Vì vậy
    Người nào có khuynh hướng hay chỉ một lần trong đời có ý định tự sát
    chỉ vì những buồn tủi cá nhân thì phải sám hối liền .

    Bởi lẽ tội lỗi vì tự tử rất là nặng nề
    Sau khi ta tự tử chết , ta sẽ khổ hơn lúc sống rất nhiều .

    Thường những người tự tử vì lý do cá nhân thì khi chết xong là
    bị xuống địa ngục liền .




    Chỉ trừ trường hợp , mình tự vẫn để cho nhiều người được sống
    Hay mình chết vì đại nghĩa thì cái chết đó rất đáng chết
    Chết xong thường được sinh lên cõi trời .






    Trong câu chuyện , Phật có nói Ngài Sa Ba phải mất 20 ngàn năm mới
    đắc đạo



    Đây là câu trả lời sống động nhất cho những người học Phật
    mà mong muốn mau đắc đạo .





    Giống như
    Lịch sử nghìn năm thăng long đông đô sắp đến đại lễ kỷ niệm .
    Trong một nghìn năm đó , đã có bao nhiêu biến đổi xảy ra .
    Bao nhiêu vật đổi xao dời .




    Vậy mà Ngài Sa Ba đã trải qua 20 ngàn năm trong âm thầm và lặng lẽ
    Chỉ đến khi nhân duyên đến , Chúng ta mới được Phật nói để biết
    Tấm gương của Ngài .





    Xung quanh Phật ,toàn những con người đạo hạnh như thế
    Vậy mà nếu so sánh thì Đức Phật gấp một triệu lần như thế .



    Cho nên ai nói rằng giữ được giới này ,làm được việc kia thì bằng
    một nửa Phật là đúng hay sai ?
    Là tà kiến hay chánh kiến ?






    Trong các kinh điển đại thừa có nói :
    Các vị Bồ Tát để đạt được công đức gần bằng của Phật thì đã phải trải qua
    triệu muôn ức kiếp thời gian , thậm trí số kiếp bằng với số cát của sông hằng .



    Nhiều người nghe sẽ cho rằng điều này là do các Ngài nói hơi quá .
    Nhưng sự thật đúng là như vậy




    Chân lý thì không có giới hạn
    Không có điểm bắt đầu hay không có điểm kết thúc .

    Ta học , học nữa và học mãi .




    Vì lẽ đó , muốn có cái quả đắc đạo vô lượng như thế thì cần phải tạo
    được vô số cái nhân vô lượng mới thành công được .




    Nếu có một người phải cần thời gian là 1000 năm để đắc đạo
    Nhưng người đó ,đến trước Tam Bảo phát nguyện
    Với mong muốn chỉ 300 năm thôi , mình phải đắc đạo .



    Thì như vậy , là người này còn thiếu 700 năm nữa .
    Và vì còn thiếu cho nên sau khi tu tập tinh tấn được 300 năm rồi
    thì sao ?


    Thì người đó sau này không còn tu tập được nữa .
    300 năm tinh tấn đó , công đức tu tập được bao nhiêu sẽ chuyển qua
    một hình thức mới mà không còn được ở trong đạo nữa .




    Phật Pháp là vô biên ,vô lượng
    Không thể định lượng thời gian.





    Chính vì vậy , để tránh tình trạng đó
    Hàng ngày trở đi , chúng ta phải phát nguyện trước Phật rằng :



    Xin cho con mãi mãi tu tập theo đúng Chánh Pháp của Phật
    Dù cho bao lâu đi nữa thì con cũng xin cam lòng
    Miễn sao , đến một ngày , con đắc đạo .
     

Chia sẻ trang này