Hoảng hồn mẹ "vụng" nuôi con

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi annamai, 17 Tháng năm 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    “Ối giời ơi, thả ngay thằng nhỏ xuống. Tao lạy chúng mày”, bà Thanh (Hà Đông, Hà Nội) la lớn khi chứng kiến cảnh con trai và dâu cầm hai chân cậu “đít tôn” giơ cao lên trời.

    [​IMG]
    Nhiều người cho rằng, trên đời không có người mẹ vụng, chỉ có người mẹ không chịu tập cho mình đảm mà thôi. Liệu điều này có đúng trong thực tế?



    Nước vào tai, dốc đầu con xuống đất

    Chưa đầy 15 tuổi, Hoàng Mai (Hà Đông, Hà Nội) đã lên xe hoa về nhà chồng vì trót lỡ chơi trò người lớn với cậu hàng xóm, để rồi chỉ 5 tháng sau, bà mẹ trẻ con đã sinh ra một đứa trẻ con cho gia đình bà Thanh.

    [​IMG]
    Nhiều người cho rằng, trên đời không có người mẹ vụng, chỉ có người mẹ không chịu tập cho mình đảm mà thôi. Liệu điều này có đúng trong thực tế? (ảnh internet)
    Biết và hiểu con dâu trẻ người non dạ, chưa từng có chút kinh nghiệm nào về nuôi dạy con nhỏ, thậm chí là qua sách báo, nên bà Thanh gần như làm hết mọi việc, trừ cho cháu bú. “Hai gia đình chúng tôi ở kề nhau và hai đứa nhỏ chơi thân với nhau từ thuở nhỏ nên có ai ngờ chúng ... Sinh con ra là mẹ nó để kệ bà nội, bà ngoại chăm sóc; cứ tung tẩy muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi. Nhìn cảnh đó thương cháu vô cùng. Mình càng ôm việc thì nó càng lảng ra, cứ như cháu là con do mình đẻ ra ý”, bà Thanh phàn nàn.
    Theo lời kể của bà Thanh, trong một lần có chút việc bận, phải tối mịt mới về nhà, bà gọi điện dặn dò kỹ lưỡng con dâu lau rửa người cho cháu, còn cháo não cho ăn thì bà về, sẽ lo liệu. Tuy nhiên, khi vừa bước chân vào nhà, nghe tiếng cậu “đít tôn” khóc re ré, bà vội chạy vào nhà tắm và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng: con trai và con dâu, mỗi đứa cầm một chân thằng nhỏ giơ thẳng lên trời, còn đầu dốc xuống đất…

    “Hóa ra chúng tắm cho thằng nhỏ, để nước vào tai, cả hai vợ chồng sợ quá, nên nghĩ cho con ở thế “trồng chuối”, kiểu gì nước cũng ra hết”, bà Thanh nhớ lại.

    Bịt mũi… để ăn cho nhanh

    Mẹ chồng cằn nhằn con dâu vụng là một nhẽ, đây đến mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận được”, bà Hồng (Lạc Long Quân, Hà Nội) tâm sự về Thủy Trúc, con gái mình.

    Do hoàn cảnh gia đình, bố mất sớm, bà Hồng đơn thân nuôi con. Khi Thủy Trúc lập gia đình, bà đã thưa chuyện với bên thông gia đồng ý để vợ chồng con gái sống cùng. Một phần vì muốn có con cháu bên cạnh đông vui; phần khác là không muốn con gái chịu cảnh mẹ chồng nàng dâu vì cô quá đoảng tính.

    [​IMG]
    Các ông chồng đừng bó tay, hoặc chỉ biết than thân trách vợ. Muốn giúp các bà xã “giỏi việc nước, đảm việc nhà” thì chỉ cần tình yêu thương và kiên nhẫn dạy dỗ. (ảnh internet)
    Nó trước giờ làm gì là hỏng đó, nhưng tôi nghĩ nó còn trẻ, chưa tập trung. Nào ngờ lấy chồng rồi vẫn chứng nào tật ấy. Làm gì cũng muốn thật nhanh nhanh, không quan tâm tới hậu quả… Nó nuôi con siêu tốc đến độ mặc con bé (mới 6 tháng tuổi) khóc lóc, cứ đổ sữa ầm ầm vào; thậm chí con bé lười ăn thì nó bịt mũi để con nó phải nuốt. Tôi nói nhiều rồi, nếu chẳng may sặc sữa, sặc bột…thì ân hận đã muộn, nhưng nó chẳng nghe. Tôi ân hận quá, giá rèn nó nghiêm khắc từ bé thì tốt biết mấy”, Bà Hồng bực tức nói.

    Con suy dinh dưỡng vì được nuôi “công nghiệp”


    Là câu chuyện về mẹ cu tít, vợ anh Thành (Cầu Giấy, Hà Nội). Nếu ở cơ quan, chị Lan là nữ tướng, được cấp dưới nể trọng vì tài quản lý thao lược và một nền tảng kiến thức đáng “gờm” thì ngược lại, trong công việc nội trợ, làm vợ, làm mẹ, chị cực kỳ “vụng về”.

    Thời yêu nhau, tôi rõ lắm bà xã chẳng biết gì nữ công gia chánh vì ở nhà là con gái diệu, nhất nhất mọi việc đều mẹ làm cho, từ miếng ăn đến cái mặc. Song, “yêu người yêu cả đường đi”, tôi không cho những thứ đó là hạn chế của vợ. Tôi tâm niệm, lấy nhau về, sẽ dần dần dạy cô ấy thành người vợ đảm. Nhưng đến giờ, chỉ tôi thay đổi, chứ cô ấy thì không…”, anh Thành kể.

    Quả thực, mục sở thị chị Lan nuôi chồng con thì không ai không phải “thè lưỡi” ngao ngán. “Tất tần tật” đồ ăn của cu tít đều có nguồn gốc từ siêu thị, là đồ hộp ăn sẵn. Hễ ai trong gia đình góp ý là chị lại nổi cáu: “giờ là thời đại công nghiệp, phụ nữ cũng như đàn ông, đều có những việc phải làm. Không phải nấu cơm làm gì cho mất thời gian, ra nhà hàng là nhanh nhất, ngon nhất”.

    Giờ cu tít gần 3 tuổi, vẫn 10kg, suy dinh dưỡng nặng, nhưng mẹ nó cứ khăng khăng: trẻ béo mới lo, chứ gầy là tốt. Cu tít chỉ là chưa phổng phao thôi, vì ăn uống có khác gì trẻ em Tây, sao chúng to lớn thế”, anh Thành bất lực nói.

    Theo chuyên gia tâm lý, vợ vụng, mẹ vụng không phải do di truyền. Nhiều khi chính các bà mẹ vợ góp phần “đẻ” ra các bà vợ, bà mẹ vụng, đoảng tính. Trong thời gian ở nhà với mẹ, các cô gái được ưu tiên không làm gì cả “vì kêu nó làm chỉ vướng chân, rồi mình phải làm lại”, đến khi lập gia đình dễ phát sinh chứng vụng về qua các biểu hiện đầu óc không tập trung, nói và làm không kèm theo suy nghĩ hậu quả ra sao…

    Tuy nhiên, vợ vụng là chuyện không chỉ riêng vợ. Các ông chồng đừng bó tay, hoặc chỉ biết than thân trách vợ. Muốn giúp các bà xã “giỏi việc nước, đảm việc nhà” thì chỉ cần tình yêu thương và kiên nhẫn dạy dỗ.

    “Có công mài sắt, có ngày nên kim” - rồi tới một ngày, các ông chồng sẽ có một bà vợ như ý; những đứa con sẽ có một người mẹ khéo, biết chăm bẵm tốt.


    Đất Việt
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng năm 2011

Chia sẻ trang này