Kỵ kiêng ngày Tết ...

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Hoaquynh, 30 Tháng một 2008.

  1. Hoaquynh

    Hoaquynh Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng chín 2007
    Bài viết:
    103
    Điểm thành tích:
    16
    Tết nhất đi kèm kiêng kị; chuyện ấy thì không riêng Việt Nam mà hầu như dân tộc nào cũng có. Khoan hẳng vội bàn chuyện đúng sai của một phạm trù mang tính tâm linh và truyền thống, đầu năm rảnh rỗi, ta thử rủ nhau lội ngược dòng về một cái Tết xưa, thử nghe ông, bà, mẹ cha giáo huấn cháu con về những điều kiêng và thử ngẫm nghĩ xem đằng sau những điều kiêng kỵ ấy có gì …

    Điều kiêng thứ nhất, ấy là tục lệ không sát sinh đầu năm. Đây là điều đại kỵ mà người xưa (và cả phần lớn người Việt hôm nay) nghiêm ngặt tuân theo. Trâu, bò, gà, lợn … nếu muốn giết – phải tiến hành từ ba mưoi Tết; và làm sao phải xong xuôi, chậm nhất là trước lúc giao thừa ! Một quan niệm có cội nguồn nơi tư tưởng Phật Giáo; và tính nhân văn của nó thì có lẽ không phải bàn nhiều …

    Điều kiêng kỵ thứ hai :không cãi kình, la mắng lớn tiếng; cố tránh làm đổ vỡ đồ đạc trong ngày đầu năm. Điều kiêng kỵ này thì có khá nhiều dân tộc tin theo. Đầu không xuôi thì đuôi không lọt; người ta tin những sự việc, hiện tượng xảy ra trong ngày đầu năm mang tính dự báo. Và đã dự báo, đương nhiên ai cũng muốn một ngày đầu năm mang những dự báo tốt lành.

    Điều kiêng thứ ba : Không quét nhà, xách nước trong ngày mồng một. Đây có vẻ như là một tín điều kiêng kỵ khá cổ sơ, và bây giờ thì hầu như chả mấy người theo. Có vẻ như nó xuất phát từ tư tưởng Đạo gia trộn pha cùng những tín điều nguyên thủy – quan niệm mọi vật thể (giếng, chổi …) đều có phần hồn như sinh thể ! Hơn nữa, chúng thuộc loại vật thể phải quần quật cả năm không nghỉ. Như vậy, phải có một ngày đặc biệt trong năm dành cho chúng nghỉ ngơi …

    Điều kiêng kỵ thứ tư : không đến (và dặn trẻ con không được đến) nhà người khác sớm (trừ khi được nhờ xông nhà. Ngày mồng một chỉ là về mẹ cha và đến anh em ruột thịt. Điêu kiêng trên xem ra hơi bị … hủ tục. Nó xuất phát từ một quan niệm (cũng mang tính … dự báo !) : gia chủ sẽ may mắn nếu có được một người xông nhà nhẹ vía đầu năm ! Chính thế nên, để không bị đổ thừa là nguyên nhân xui xẻo (nếu lỡ năm ấy gia chủ có làm sao), người ta luôn cố tránh làm kẻ xông nhà bất đắc dĩ cho người khác nếu không được yêu cầu. Trường hợp bạn có tang chế, việc ấy càng cấm ngặt; không riêng xông nhà mà luôn cả việc đi chúc Tết đầu năm cũng miễn ! Hủ tục này, tiếc thay, xứ ta vẫn tồn tại dai dẳng; giống y như hằng hà sa hố những chuyện – suy đóan bằng ý thức thấy nó cứ trái lè ra; nhưng bản năng vô thức thì vẫn sợ, vẫn tin mới lạ kỳ !

    Còn một điều kiêng kỵ cuối cùng, cũng thuộc hàng “đại mê …” nhưng lại khá thú vị : dù là lân gia chung rào chung vách, ngày thường thân thiết tới đâu mặc kệ - nhưng ngày đầu năm, anh chớ có dại mà sang nhà người xin (hoặc mượn) … lửa ! Bây giờ hầu như khó thấy chuyện ấy; chứ xưa kia, chạy sang hàng xóm mồi lửa, gắp lửa là chuyện thường ngày. Ấy thế nhưng mồng Một tết thì không ! Đây chắc là kiểu tín ngưỡng Đa thần giáo còn sót từ thơ xa xưa. Người ta xem lửa (màu đỏ) như biểu tưỡng cho sự phồn vinh may mắn. Đầu năm mới, anh xin cái may mắn của nhà người ta đi thì người ta còn nước non gì ! Do vậy nên anh nào lỡ dại mà “phạm luật” là biết lễ độ ngay. Nhẹ cũng bị từ chối thẳng thừng. Nặng hơn, có khi còn bị mắng xơi xơi …

    Bây giờ dân trí lên cao, chuyện kỵ kiêng như có phần nào giảm đi. Điều ấy tất nhiên có cái lý của nó. Tuy thế, nếu lật sang bên cái vỏ ngoài mê tín mà nhìn kiêng kỵ như một đối tượng văn hóa, ta chợt giật mình nhận ra không ít điều thú vị bên trong. Và những điều thú vị ấy, xin …. hẹn độc giả tết sau, ta lại tiếp tục mạn đàm ...

    (Theo Kiến Thức Ngày Nay của Y Nguyên )
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng một 2008
  2. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kỵ kiêng ngày Tết ...

    Bác Hoa Quỳnh có chủ đề thời sự quá.
    Chỉ kiêng có bi nhiêu cũng không nhiều lắm nhỉ. Hiii.

    Mọi người có biết phải kiêng cái gì nữa không? Trong mục Văn hóa Việt nam của site mình hình như còn bài gì đó về kiêng kỵ thì phải....
     
  3. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kỵ kiêng ngày Tết ...

    Những điều kiêng kị

    Ngoài ra còn có những dấu hiệu báo điềm lành điềm gở, những điều kiêng kị mà một số người trẻ hiện đại cho rằng mê tín nên đang ngày càng ít được nhắc đến theo thời gian. Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau: Kỵ mai táng (Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cấtkhăn tang trong ba ngày Tết.
    xxxxxxxxxx

    Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh), kỵ người khác đến xin lửa nhà mình (vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió…), kiêng quét nhà (vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất), rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay, nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.


    xxxxxx

    Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh), kỵ người khác đến xin lửa nhà mình (vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió…), kiêng quét nhà (vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất), rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay, nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.


    [​IMG]

    Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy. Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

    Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.
    (bcbc-vietlyso.com)
     

Chia sẻ trang này