1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11/2/09
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Không tin vào ai khác
    Thấu triệt lý vô vi
    Nhân tái sinh cắt đứt
    Hơn thua đều không màng
    Đã xả ly tham ái
    Vị ấy thật tối thượng.




    Một lần Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất trước mặt nhiều vị Tỳ kheo là:
    “Ông có tin khi niềm tin được khai mở và phát triển có thể đưa đến giải thoát hay không?”.




    Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất như vậy.
    Ngài Xá Lợi Phất trả lời thế này:
    “Bạch Thế Tôn, con không hành trì dựa vào niềm tin. Tuy nhiên, con nghĩ rằng những ai chưa đắc quả nếu tin được vào một bậc đạo sư, một bậc Thánh chân chính thì có thể đưa đến giác ngộ được”.




    Vì sao ngài nói ngài không hành trì dựa vào niềm tin?
    Chúng ta hãy nhớ đến câu chuyện ngài đi tìm đạo.
    Khi ngài gặp ngài Asari, ngài mới hỏi:

    “Tôn giả tu theo pháp môn nào?
    Thầy của tôn giả là ai?
    Mà sao thân tâm của tôn giả an lạc quá”.




    Ngài Asari mới trả lời bằng bốn câu kệ:“

    Các pháp do duyên sinh.
    Rồi cũng do duyên diệt.
    Thầy ta đại sa môn.
    Đã giảng dạy như thế”






    Nghe xong ngài ngộ đạo, chứng quả Tu đà hoàn .

    Như vậy, ngài có tin gì không?
    Ngài không tin gì hết.
    Lúc đó Ngài chưa gặp Phật .
    Ngay giây phút đầu tiên nghe một câu kệ đầy trí tuệ:
    “Các pháp do duyên sinh.
    Rồi cũng do duyên diệt”,
    ngài chứng ngộ liền, ngài chứng sơ quả liền.





    Như vậy, ngài chưa có niềm tin mà đã chứng sơ quả.
    Cho nên, ngài mới nói rằng:
    “Con không hành trì theo niềm tin nhưng con nghĩ rằng những ai chưa đắc quả nếu có đặt niềm tin vào một bậc đạo sư nào cũng có thể sau này giải thoát được. Con nghĩ như vậy”.



    “Không tin vào ai khác”.

    Câu này nghe nếu không hiểu chúng ta sẽ nghĩ rằng những tu sẽ trở thành người bướng bỉnh vì không tin ai. Nhưng ở đây, ý Phật nói là tính độc lập của một người có trí tuệ.

    Khi một người họ có trí tuệ, chúng ta thấy họ có độc lập trong suy nghĩ ,
    không phải ai nói gì họ cũng tin ,ai bảo gì họ cũng làm .
    Người độc lập trong suy nghĩ thường là như vậy .


    Thông Thường có hai ngõ để vào đạo.
    Chúng ta nói ở đây là vào đạo Phật thôi, các đạo khác thì chúng ta không có ý kiến.
    Một ngõ đi bằng con đường trí tuệ và một ngõ đi bằng con đường của niềm tin, của tình cảm.

    Đức Phật có nói hai hạng người là tùy pháp hành và tùy tín hành.

    Tùy pháp hành tức là người tu bằng con đường trí tuệ, nghe giáo lý, hiểu kỹ, chấp nhận rồi đi vào đạo tu theo đạo Phật

    Còn người tùy tín hành là người tin mà vào, có tình cảm mà vào.
    Nghe một giáo lý nào đó hoặc nghe ai hứa hẹn rồi tin đi theo.


    Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh
    Vậy Phật tánh là như thế nào ?
    Phật tánh là cao siêu, tuyệt đối, sẵn trong tâm mỗi người
    Nếu có Phật tánh trong tâm. Vậy Phật tánh đó có bảo vệ chúng sinh khỏi điều ác không?
    Tại sao rất nhiều người đi làm ăn cướp, ăn trộm?
    Nếu có Phật tánh thì Phật tánh bảo vệ điều thiện, tự mỗi chúng sinh phải tốt lên chứ?
    Vì có Phật tánh ở trong đó mà?
    Vậy tại sao họ không làm điều tốt được, Phật tánh lúc đó đang ở đâu?
    Nếu có sẵn Phật tánh vậy Phật tánh đang ở đâu?


    Và hôm nay, khi nói bài này chúng ta phải xem lại mình, mình còn một chút dễ tin nào trong lòng hay không?

    Ví dụ những người như ngài Xá Lợi Phất, là người có căn cơ từ nhiều đời cho nên ngài có trí tuệ sẵn, đến với đạo đến bằng trí tuệ.

    Còn đa số những người căn cơ thường đến với đạo bằng niềm tin như chúng ta không đủ sức để kiểm chứng, kiểm tra, để vạch ra những điều bất hợp lí trong lí luận của ông thầy.

    Cho nên khi nghe ông thầy nói là chúng ta tin.

    Thậm chí, có người ăn chơi trác tán, tầm bậy, tầm bạ mà dám xưng mình bằng với Phật.
    Vậy mà vẫn có người tin.
    Con người ta cực kì dễ tin.
    Và nhiều nhà tôn giáo kiêm chính trị, tình báo đã khai thác những niềm tin kiểu như thế này


    Tuy nhiên ngài Xá Lợi Phất có nói thế này: “Nếu một người chưa đắc quả mà đặt niềm tin vào một bậc thầy tốt thì cũng có thể tu hành tiến bộ giải thoát được”.


    Điều kiện tin phải thêm cái may nữa, cái may cho ta là ta tin đúng bậc chân sư thì vị đó sẽ đưa ta đến giác ngộ giải thoát.
    Còn nếu xui, chúng ta tin nhằm ông thầy háo danh, háo lợi, giả dối, không có đạo hạnh thật sự thì đời chúng ta sẽ tăm tối .

    Nếu ta gặp được 1 vị minh sư thật sự :
    Thì buổi đầu mình đến vì niềm tin nhưng qua một hai năm sau là ông thầy mở ra trí tuệ cho mình liền.
    Ông đưa mình vào cái cửa của niềm tin nhưng rồi ông lại đẩy mình vào tòa nhà của trí tuệ.


    Còn nếu là một bậc tà sư, ông cho mình vào từ cánh cửa niềm tin nhưng sau đó mình đi loay hoay trong mê mờ của niềm tin hoài không có lối ra.
    Ông thầy đó sẽ luôn miệng nói rằng :
    Các con chỉ việc tin ta là đủ rồi ,chẳng cần phải chứng mình gì đâu .

    Các Phật tử hãy kiểm tra lại trong suốt cuộc đời của mình gặp bao nhiêu ông thầy.
    Mình đi vào đạo bằng ngõ niềm tin hay trí tuệ giáo lí.

    Nếu mình đi vào con đường của niềm tin sau đó ông thầy đó có đưa mình đến trí tuệ hay vẫn tiếp tục giữ mình ở niềm tin mà biết rằng ông thầy đó là tà hay chánh

    Giờ có người hỏi: “ làm sao biết lựa ông thầy nào chánh để đi theo?

    “Không thể biết được đâu”
    Vì nó lệ thuộc vào cái duyên của mình đời xưa.
    Ví dụ đời xưa mình mắc nợ ông thầy đó , ông cho tiền mình nhận thì bây giờ ông nói tầm bậy, tầm bạ mình cũng đi theo liền .

    Ông thầy nào cũng nói mình là đúng nhất .

    Có một bí quyết là nhờ Phật.
    Ngày đêm chúng ta hãy cầu nguyện Phật:

    “Kính bạch Đức Thế Tôn, con sinh ra đời là đã vô minh mê muội, nay gặp được Phật pháp nhiệm mầu soi sáng con muốn được đi theo cả cuộc đời của mình ở kiếp này và kiếp sau để nương theo ánh sáng Phật pháp tu hành mà thoát được trầm luân vô minh sinh tử và có đủ đạo lẫc để cứu giúp chúng sinh nhưng con không biết ai là chân sư để con đi theo.

    Xin Phật gia hộ cho con gặp được một bậc chân sư mẫu mực để con nương tựa.

    Xin Phật hãy gia hộ cho con chứ con không tự biết được”.

    Chúng ta cứ cầu nguyện như thế thì thế nào Phật cũng sẽ đưa chúng ta đến gặp một bậc chân sư.
     

Chia sẻ trang này