Khen trẻ nhỏ như thế nào?

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi danglevu, 23 Tháng ba 2007.

  1. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Quyển sách Mindset: The New Psychology of Success của giáo sư tâm lý Carol Dweck (Standford) sẽ nói về điều này. Tờ New York Magazine có một bài rất hay tóm tắt các kết luận chính của nghiên cứu của Dweck:

    1. Khen “cháu thông minh” quá nhiều (cho dù nó thông minh thật) có thể làm hại tính tự tin của đứa trẻ. Những đứa trẻ nghĩ là mình thông minh có xu hướng sợ thử giải quyết các vấn đề khó khăn, vì nếu nó thất bại nó sẽ nghĩ rằng do nó kém thông minh nên thất bại.

    When students transition into junior high, some who’d done well in elementary school inevitably struggle in the larger and more demanding environment. Those who equated their earlier success with their innate ability surmise they’ve been dumb all along. Their grades never recover because the likely key to their recovery—increasing effort—they view as just further proof of their failure. In interviews many confess they would “seriously consider cheating.”

    Students turn to cheating because they haven’t developed a strategy for handling failure. The problem is compounded when a parent ignores a child’s failures and insists he’ll do better next time. Michigan scholar Jennifer Crocker studies this exact scenario and explains that the child may come to believe failure is something so terrible, the family can’t acknowledge its existence. A child deprived of the opportunity to discuss mistakes can’t learn from them.

    Kết luận này làm tôi nhớ đến vụ có nên học chuyên toán hay không hồi nào. Đối diện và chấp nhận thất bại là một đức tính rất cần thiết cho mọi người, bao gồm học sinh, sinh viên, và đặc biệt là những người làm khoa học. Tôi thất bại hàng ngày hàng giờ trong việc giải quyết các bài toán nảy sinh trong nghiên cứu của mình. Khác với một số ngành nghề khác, những người làm khoa học có khả năng thất bại (không tìm ra lời giải cho một bài toán nào đó) trong một thời gian dài. Andrew Wiles thất niên diện bích mới giải được bài toán Fermat lớn. So với việc lập trình hay xây nhà, ngày nào ta cũng có một thành tựu nhất định nào đó (ví dụ như viết được thêm 1000 dòng lệnh hay xây thêm được một bức tường nhà), thì việc quen chịu đựng được thất bại cả mấy tháng hay mấy năm liền của dân làm khoa học nói chung là một đặc tính khá đặc thù. Học sinh chuyên toán rất quen với thất bại. Có rất nhiều bài toán họ không giải được, và quá trình học chuyên toán luyện cho họ một khả năng “chịu đựng” và “cần cù” tấn công một bài toán trong một thời gian dài. Tôi cho rằng đặc trưng này cực kỳ có lợi cho họ về lâu về dài nếu họ theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. (Có lẽ hơi thừa, nhưng phải nhấn mạnh rằng “chuyên toán” không phải là con đường duy nhất, ngoài Thiếu Lâm thập nhị công còn có Võ Đang Tam Tuyệt, Vịnh Xuân, Hồng Gia Quyền, Karate, Taekwondo, … để luyện não.)
    2. Khen “cháu làm việc cần cù” (cho nên mang lại một thành quả nào đó) là lời khen rất có ích! Những đứa trẻ tin rằng thành quả của nó là do nó lao động mà có sẽ cố gắng lao động nhiều hơn nữa khi nó thất bại. Lười lao động là cái có thể sửa được, kém thông minh thì (bọn nhỏ nghĩ là) trời sinh ra thế.
    3. Một thông điệp rất quan trọng là bộ não cũng như một bộ cơ bắp, rèn luyện nhiều thì não sẽ làm việc tốt hơn! Tôi hoàn toàn nhất trí với kết luận này. Dĩ nhiên là có một ngưỡng trần cho chiến lược “cần cù bù thông minh”, ví dụ tôi có lao động cả đời cũng không nghĩ ra được thuyết tương đối, nhưng ngưỡng trần này cao hơn vạn lần cái ta tưởng.

    Nhân đây cũng nói luôn là thành ngữ “cần cù bù thông minh” mang hàm ý xấu cho “cần cù” (nghĩa là anh không thông minh lắm nên mới phải làm việc nhiều như thế để bù lại). Ẩn ý này trong thành ngữ là sai lầm nghiêm trọng!

    Cần cù chắc chắn sẽ làm cho bạn và tôi thông minh hơn! Ít nhất, nếu bạn không tin điều này thì có thể hiểu nó theo cách khác: cần cù sẽ làm cho bạn và tôi khai thác trí thông minh của mình triệt để hơn nhiều lần.

    Bên Cosmic Variance có một bài viết rất hay về cần cù, thông minh, và thiên tài. Tôi cũng đã post bài về thiên tài là do rèn luyện. Thomas Edison có câu nói nổi tiếng là “Genius is 1% inspiration and 99% perspiration!”
    4. Những lời khen càng cụ thể thì càng có ích. Ví dụ: khen là con đá bóng không tham bóng, hay chuyền bóng cho bạn, sẽ làm cho con bạn trở thành tiền vệ tốt hơn; thay vì khen chung chung “con đá bóng giỏi quá”. Những lời khen chung chung làm đứa trẻ không biết nó cần phát huy khả năng gì.
    5. Những lời khen “động viên” thiếu tính chân thực sẽ có tác dụng ngược.
    Ví dụ:

    According to Meyer’s findings, by the age of 12, children believe that earning praise from a teacher is not a sign you did well—it’s actually a sign you lack ability and the teacher thinks you need extra encouragement. And teens, Meyer found, discounted praise to such an extent that they believed it’s a teacher’s criticism—not praise at all—that really conveys a positive belief in a student’s aptitude.

    Bài báo ở tờ tạp chí New York kết luận rất tốt. Hãy nghĩ về bộ não của bạn như một bộ cơ bắp và luyện tập nó thường xuyên, sẽ rất có lợi về lâu dài.

    (nguồn: Blog Khoa học máy tính
    http://www.procul.org/blog/2007/03/22/khen-trẻ-nhỏ-như-thế-nao/)
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng ba 2007

Chia sẻ trang này