Khi loài vật nói

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi cabachlong, 18 Tháng hai 2008.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Để kể lại đời mình, loài vật biết sử dụng rất nhiều công cụ. Các nhà nghiên cứu đã giải mã được một số ngôn ngữ loài vật: không phải chúng chỉ nói chuyện bá láp mà còn cả những thông tin rất chính xác…

    Ba hoa (như) chích choè, câm như hến, rống như bò… con người biết nhanh chóng so sánh thái độ của mình với loài vật. Tuy nhiên, người ta không nói cho nhau nghe chuyện này: Loài vật biết… nói chuyện! Thật tuyệt vời khi biết chúng nói với nhau những gì và dùng phương tiện nào để thông tin. Đề tài “nói chuyện” của loài vật còn khá giới hạn, chủ yếu chỉ nhằm vào mục đích kiếm ăn và làm tình. Định hướng đi, bảo vệ lãnh thổ và tốc chạy trước kẻ thù là những vấn đề kế tiếp. Tổng cộng có 5 kiểu thông tin trong thế giới loài vật: mùi hương, thị giác, sóng đến từ xúc giác và âm thanh. Chính loại sau cùng, còn được gọi là âm thanh sinh học bioacoustique, mà tiến sĩ Antonio Fischetti dành cho tác phẩm mang tựa đề Khúc giao hàng của động vật. Một quyển sách mô tả các kiểu sử dụng âm thanh kỳ quái, ngoài sức tưởng tượng của loài vật để thông tin cho nhau. Từ con sâu ghẻ có những chiếc máy bộ đàm nhỏ nhất thế giới, đến cá voi xanh, có thể phát âm thanh xa hàng mấy ngàn km dưới đáy nước, thế giới loài vật không hề câm lặng như ta tưởng.
    Chim cánh cụt hát: “Anh đây, mình ơi!” (H1)
    Khi làm cho đám đông nghe được tiếng hát của mình là điều rất có lợi. Dù sao đó cũng là một vấn đề lớn với loài chim cánh cụt, vốn thường sống quy tụ theo hàng ngàn con. Một đôi uyên ương thường rất dễ bị lạc trong đám đông này. Trước tiên, nàng phải đi tìm thức ăn sau mấy tuần lễ ấp trứng. Rồi chàng lại lên đường, khi con đã nở ra khỏi trứng. Với vợ chồng chim cánh cụt, cái khó là gặp lại nhau mà không bị lầm lẫn giữa một rừng “người”. Muốn thế, chúng phải có chuẩn bị trước. Trước khi làm tình, chúng cùng hát hò với nhau thật lâu để nhớ chính xác giọng điệu của người yêu. Sau đó, giữa đám đông hàng ngàn con, chúng có thể nhận ra nhau qua một giọng hát có cùng tần số, và đúng quy định.
    Đôi vẹt song ca: “Chúng mình sống bên nhau trọn kiếp!” (H.2)
    Có nhiều loài chim, đặc biệt trong vùng nhiệt đới, rất giỏi… song ca. Trái với phần lớn các loài chim, trong đó con đực hát để dẫn dụ giai nhân, chúng luôn hát chung một bè. Đó là những loài mà con đực và con cái giống hệt nhau đến mức lầm lẫn, và rất hiếm. Chúng hết sức trung thành với nhau. Hát bè lại củng cố thêm tình yêu bền vững. Chúng hát đều và trùng khớp đến mức người ta tưởng chừng như chỉ có một con hát.
    Dế mèn có màng nhĩ ở kẽ xương… ống chân! (H.3)
    Khi ai đó nói chuyện, tốt nhất phải có một lỗ tai để nghe. Thế nhưng, chỉ loài có vú mới có tai ngoài. May mắn thay, loài vật vẫn còn cách khác để thay thế. Chẳng hạn con dế có màng nhĩ nằm ở… kẽ xương ống chân. Con cái dùng một chuỗi tế bào thần kinh chạy dọc theo thân mình, gọi là “đường bên hông” để ghi nhận sự rung động của nước. Và “bong bóng” nối kết với tai trong, tác động như một cái loa để khuếch đại âm thanh nhận được. Con cá heo nghe bằng… cái hàm, dội lại những rung động của nước. Nếu chàng muỗi đực nghe được tiếng nói ngọt ngào của nàng muỗi cái, chính là nhờ những lông măng ở trên đầu và bám quanh… hậu môn!
    Cá mòi đánh rắm để ra lệnh… tập họp! (H.4)
    Giữa một đàn cá mòi, không hiếm khi người ta nghe thấy những tiếng nổ lụp bụp kèm theo bọt nước sôi sục khắp nơi. Giải thích rất đơn giản: dưới đáy biển sâu vào ban đêm, cá mòi vốn sống tập đoàn, đánh rắm… để tập họp, và không bao giờ để thất lạc nhau! Đó là cách thức để quy tụ cả đoàn trong đêm tối. Phải nhớ rằng, cá mòi đánh rắm không liên can gì đến bệnh… chột bụng. Hơi xuất phát từ bong bóng (cũng có công dụng khuếch đại âm thanh nhận được) và có thể thải ra tuỳ thích.
    Chó sói tru lên: “Đây là giang sơn của chúng tao!”
    Với chó sói, tiếng tru được phát ra đồng loạt. Đó là phương tiện để tập họp quần chúng, duy trì băng nhóm của mình và cấm không cho băng khác tiếp cận lãnh thổ. Dù tiếng hú có thể vang xa đến nhiều km, chó sói vẫn có cách làm cho đáng sợ hơn bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Mỗi con chó tạo ra nhiều âm thanh cao và trầm cùng một lúc. Khi cộng hưởng lại, chỉ cần 4 chú cẩu, vẫn có thể tạo ra cảm tưởng như có đến mấy chục con. Chúng cất tiếng tru, rồi nghe ngóng phản hồi từ băng nhóm khác. Và sau đó có thể… chẳng ai còn nghe ai nữa!
    Tiếng kêu của dế
    Dế có nhiều giọng điệu để khiến kẻ khác phải biết mình là ai. Nếu chúng ta chỉ nghe được một chuỗi tiếng dế giống hệt nhau, thật ra chúng phân biệt rất rõ ràng, và dế mái “rành” hơn bất kỳ ai khác! Thoạt đầu là “tiếng gọi” với mục tiêu hấp dẫn người đẹp. Khi nàng đã chú ý đến hắn, giai đoạn kế tiếp là “tiếng ve vãn” dụ dỗ xây tổ uyên ương. Sau khi thành công, “ép” xong người đẹp, là hắn cất cao “tiếng hát chiến thắng”! Nhưng, đang lúc hành động chưa xong, có một gã dế khác đến phá đám, đó là “tiếng kêu thách thức” cho hắn cút đi!
    Nai đực ré lên: “Anh mới là hấp dẫn nhất, em ơi!”
    Mùa thu là lúc loài nai xây tổ uyên ương, cuộc chiến của bọn nai đực thật là tàn khốc. Nhưng thay vì dùng “quyền cước” chúng chỉ đấu… võ mồm! Trong một cánh rừng thưa, đứng đối diện nhau như hai dũng sĩ, cổ phùng lên, thanh quản chùng xuống, để tạo âm thanh “hùng tráng” của đàn ông, chúng “đấu nội lực” với nhau. Cuộc chiến kéo dài nhiều đêm, cứ cách một phút là nổi lên hai tiếng thét, mỗi gã một lần. Gã nào không chịu đựng nổi, phải bỏ đi. Nếu không, chúng lao vào nhau, dùng sừng chiến đấu, miệng hò hét, cho đến khi một bên bỏ chạy. Ngoài khả năng chứng tỏ nội công, tiếng hét của nai đực còn làm cho nai cái… rụng trứng, và “ướt nhẹp”! Khi cuộc chiến tàn, cũng là lúc nó “rất sẵn sàng” để tiếp nhận kẻ chiến thắng.
    Bướm đực hù: “Ta chính là… dơi đây!” (H.5)
    Không phải âm thanh thật to mới là anh hùng, nhiều loài vật sử dụng loại âm thanh mà ta không thể nghe được. Đó là trường hợp của con dơi, chuyên sử dụng siêu âm, với tần số cao hơn 20.000 hertz, để di chuyển và săn mồi. Khi nhận được âm thanh phản xạ, nó sẽ biết mình đang ở đâu, và sẽ gặp cái gì. Đó là một kỹ thuật hiệu quả khủng khiếp đối với các con mồi, trong số đó có loài bướm. Nhưng bọn này cũng có cách đối phó của mình. Khi con dơi đến gần, bướm cũng phát ra sóng siêu âm (bằng cách đập cánh) để gây nhiễu loạn “tầm nhìn âm thanh” của con dơi và có thời gian tẩu thoát. Nhưng con bướm còn sử dụng kỹ thuật này cho mục tiêu… tán gái! Khi gặp người đẹp bướm, nó phát ra siêu âm, để giả làm… con dơi, khiến cho cô nàng run sợ, chết điếng! Thế là hắn thừa cơ hội, tấn công và “làm thịt” giai nhân.
    Con tôm đốp chát: “Ta rất nguy hiểm!”
    Để bảo đảm an ninh cho mình, những con tôm rất khoái tiếng nổ! Trong chiến tranh với Nhật Bản năm 1941, tàu ngầm Mỹ phát hiện những tiếng nổ bí ẩn mà họ cho là kẻ thù xuất hiện. Nhưng các nghiên cứu sau đó cho thấy thủ phạm lại chính là những… con tôm! Loại tôm có chiều dài 5cm, dùng cái càng to như một khẩu súng, bắn… báo động. Khi chiếc càng kẹp lại, với tốc độ 100km/giờ, đã thải ra những bọt khí nằm kẹt trong lỗ hổng nhỏ. Khi nó bị vỡ đã tạo ra âm thanh khủng khiếp, lên đến 200 décibel. Tiếng nổ thật đáng sợ, khi có hàng trăm con tôm quy tụ lại. Hơn nữa tiếng nổ này còn làm điếc tai con mồi mà tôm sắp sửa vồ lấy để làm thịt.
    Nhện đực cảnh báo: “Ta không phải con mồi đâu em!”
    Nếu có người hùng nào cần phải cải trang để… đi dê, thì kẻ đó chính là con nhện! Lý do: để khỏi bị nàng giết chết. Bởi vì nhện cái rất to xác và hung dữ, sẵn sàng nhai sống bất cứ kẻ nào vô phúc lọt vào lưới của mình mà không cần tra hỏi, nguồn gốc. Như vậy, con đực phải giấu nhẹm tông tích của mình trước khi áp sát mục tiêu. Đó là cách nói: Ta không phải con mồi để xơi đâu em! Bởi vì để nhìn thấy được miếng ăn, con nhện cái phải quan sát chấn động của lưới do kẻ vô phúc gây ra. Chẳng hạn, một chấn động rối loạn của con ruồi khi vướng vào lưới nhện, là cô nàng chỉ cần lao ra đớp. Như vậy giải pháp của nhện đực là phải rung lưới theo nhịp điệu tango… hấp dẫn! Một kiểu khiêu vũ mà không nạn nhân nào có thể làm được trong cơn hoảng loạn. Nó làm cho người đẹp cảm thấy say mê, để hắn lần lần mò tới… dứt điểm!
    Voi đánh trống hỏi thăm: “Ai đó”
    Để thông tin đi xa, không nhất thiết phải la to. Nhìn từ trên trời xuống, người ta có thể quả quyết: voi đang dùng thần giao cách cảm. Cách nhau hàng chục km, các đàn voi lùng sục vùng thảo nguyên có những động tác… đồng bộ với nhau! Chúng đi về cùng một hướng, dừng lại cùng lúc, và cuối cùng gặp được nhau. Bí kíp gì? Hạ âm – infrason! Tai người không nghe được (dưới 20 hertz) nhưng có thể truyền đi xa hơn âm thanh cao chát chúa. Ở trán con voi có một “cái trống” phát ra tần số âm thanh rất thấp mà đồng loại của nó cảm nhận được từ rất xa. Trong trường hợp còn chưa đủ, dưới bàn chân voi còn có bộ phận cảm nhận được bước đi dẫm trên mặt đất của những con voi khác. Các chấn động này cũng thuộc loại hạ âm, cho phép nhận ra số lượng và thái độ vui buồn của bằng hữu!
    Gà trống, vua xạo: “Ta tìm thấy thức ăn rồi đây, các em!”
    Trong các âm thanh cục cục của loài gà, có một loạt ký hiệu “tìm thấy được thức ăn”. Tiếng gọi này dĩ nhiên dùng để báo tin cho bằng hữu đang đói meo, chạy về hướng của mình, nếu quá thừa thãi. Gã gà trống nhanh chóng hiểu rằng có thể dùng nó để… tống tình, dù rằng thực tế chẳng tìm thấy gì cả! Hắn còn biết dùng mẹo này để lừa những ả gà mái lạ, đi lạc vào trong sân của mình. Động tác này được các nhà khoa học gọi là hiệu ứng Coolidge, tên của vị tổng thống Mỹ cầm quyền từ năm 1923-1929. Ông ta rất hay chơi trò này với đàn bà!
    Tôm hùng nghiến răng: “Cút đi!”
    Con tôm hùm hò hét để được yên thân. Loại tôm có râu dài này biết “kéo đàn violon” để khủng bố tinh thần đối phương. Ai ai cũng biết, với tiếng đàn violon điếc tai, thà bỏ đi còn hơn. Để tạo cho mình vũ khí, con tôm dùng cái râu chà vào đường khe hở dưới mắt, phát ra âm thanh. Nó chát chúa và hiệu nghiệm đến mức đối phương không chịu nổi, phải bỏ đi. Điều kỳ diệu là nó chẳng cần phải sử dụng cơ phận nào cứng rắn cả. Con tôm có thể dùng âm thanh này ngay cả trong thời kỳ lột vỏ, lúc tất cả các cơ phận đều… mềm xèo!
    Tretoday
    [​IMG]
    Chim cánh cụt hát
    [​IMG]
    Đôi vẹt song ca
    [​IMG]
    Dế mèn có màng nhĩ ở kẽ xương… ống chân!
    [​IMG]
    Cá mòi đánh rắm ra lệnh… tập họp!
    [​IMG]
    Bướm đực hù
    (tretoday)
     

Chia sẻ trang này