Kim khẩu quyết

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi baotran, 2 Tháng năm 2009.

  1. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ai từng đọc quyển Thẩm thị huyền không học, trong phần đối đáp giữa Thẩm Trúc Nhưng và các nhà phong thủy khác có nói đến bài Kim khẩu quyết của tăng Mạc Giảng:

    "Nhất nguyên Tử Ngọ Cửu, Cửu cư Tham Lang luân
    Bát tắc Khôn viên động, Thất dương Giáp Ất tâm
    Lục khí Tốn phong phiến, trung Ngũ định Liêm Trinh
    Tứ thông Kiền thỉ vị, Tam tại kim Dậu chân
    [FONT=&quot]Nhị trị Cấn ngưu bức, Tân Hợi hứa đồng luân."

    Vì lời giải thích trong sách chưa đúng nên mạn phép mở mục này để nói rỏ hơn:
    Khẩu quyết bên trên chính là khẩu quyết dụng pháp Chính thần và Linh thần của Huyền không.
    Mỗi một vận đều có Chính thần và Linh thần tương đối với nhau nhưng dụng pháp của Linh-Chính thì lại không giống nhau, dụng Sơn-Thủy yếu tương đối. Thượng nguyên sơn dùng Hạ nguyên thủy, Hạ nguyên sơn dùng Thượng nguyên thủy, không nên lẫn lộn.
    Thượng nguyên
    Vận 1 Chính thần ở Khảm, Linh thần ở Ly.
    Vận 2 Chính thần ở Khôn, Linh thần ở Cấn
    Vận 3 Chính thần ở Chấn, Linh thần ở Đoài
    [/FONT][FONT=&quot]Vận 4 Chính thần ở Tốn, Linh thần ở Càn
    [/FONT][FONT=&quot]Hạ nguyên
    Vận 6 Chính thần ở Càn, Linh thần ở Tốn
    [/FONT][FONT=&quot]Vận 7 Chính thần ở Đoài, Linh thần ở Chấn
    [/FONT][FONT=&quot]Vận 8 Chính thần ở Cấn, Linh thần ở Khôn[/FONT]
    [FONT=&quot]Vận 9 Chính thần ở Ly, Linh thần ở Khảm

    Vận 8 Hạ nguyên chính thần ở Cấn, vậy sơn dụng Cấn, thủy yếu thu Đoài.
    Vận 8 Hạ nguyên linh thần ở Khôn, vậy thủy dụng Khôn, sơn yếu thu Kiền.

    Như vậy vận 8 nếu phương Cấn có sơn hay tọa nhà ở phương Cấn thì phải thu Đoài thủy, nếu phương Cấn có sơn mà phương Đoài không có thủy thì Chính thần pháp không dùng được, cái tốt của nhà mất đi vài phần. Phương Khôn có thủy hay lập hướng phương Khôn thì phải thu Kiền sơn, nếu phương Khôn thấy thủy nhưng Kiền chẳng có sơn thì Linh thần pháp không dùng được, cái hay của nhà mất đi vài phần. Đây mới là Sơn-Thủy yếu tương đối. Chứ không phải là vận 8 này chính thần ở Cấn thì phải có sơn ở Cấn, linh thần ở Khôn thì cần có thủy ở Khôn. Lấy một vận ví dụ, các vận khác cũng suy ra như vậy.

    Thẩm thị huyền không học định Chính thần-Linh thần theo từng vận thì đúng nhưng cách dùng lại sai. Các bạn cần thận trọng.

    Nam Phong
    [/FONT]
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng năm 2009
  2. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kim khẩu quyết

    Vì đây ngoài là khẩu quyết Linh chính thần còn hàm chứa chân quyết sâu xa khác nên mới gọi là "Kim khẩu quyết"(không phải là khẩu quyết vàng mà là KIM LONG KHẨU QUYẾT). Nhất dụng Ngọ, Nhị dụng Cấn, Tam dụng Dậu, Tứ dụng Kiền, Ngũ dụng Liêm trinh(Ngũ hoàng), Lục dụng Tốn, Thất dụng Giáp Ất, Bát dụng Khôn, Cửu dụng Nhâm Tý Quý. Mỗi vận dụng pháp của Chính thần và Linh thần muốn được đắc pháp thì phải hiểu: không phải sơn nào cũng dùng được, có sơn dùng được, có sơn không, các sơn dùng được cũng có nặng nhẹ khác nhau.
    Một vùng đất đắc Linh-Chính nguyên vận thì dù nhà nghèo cũng không khổ, một nhà đắc pháp Linh-Chính thần thì dù con ngu cũng không hèn.
    Muốn nói nhiều hơn nhưng vì việc này thật liên quan đến họa phúc nên chỉ mong người thật tâm cầu sẽ hiểu được
    , tìm ở âm dương long của sơn, can chi nạp giáp, can chi hợp-khắc-hình-phá, ngũ hành sinh-vượng-suy-tử sẽ hiểu.

    Nam Phong.
    [FONT=&quot][/FONT]
     
  3. thienchi68

    thienchi68 New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng chín 2008
    Bài viết:
    20
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kim khẩu quyết

    Mong dược đọc thật nhiều bài viết của bạn . Chúc bạn khỏe
     
  4. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kim khẩu quyết

    Chào bạn BaoTran,
    vậy vận 8 dụng Khôn
    qua vận 9 thì dụng Nhâm, tý, Quý.

    Bạn cho mình hỏi tí nhe;
    sự khác biệt về khái niệm giữa khí quẻ ở mỗi sơn và âm dương long, đồng nguyên và đồng khí diễn giải như thế nào. các danh từ gọi này có giống nhau không? hay khác nhau? khác ở điểm nào?
    Đây là hỏi để học (không phải hỏi đố đâu :)), mong nhận được sự chia sẻ của BaoTran
    Thân ái.
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng năm 2009
  5. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kim khẩu quyết

    - Khí quẻ của mỗi sơn để xác định âm dương cho Ai tinh sơn hướng phi thuận hay nghịch. Các cung số lẻ 1, 3, 7, 9 thì khí quẻ theo thứ tự Địa-Thiên-Nhân là Dương-Âm-Âm. Các cung số chẵn 2, 4, 6, 8 thì khí quẻ theo Địa-Thiên-Nhân là Âm-Dương-Dương. Số 5 thì theo số của trung cung. Cái này cũng không có gì bí mật, xuất phát từ dịch: "quẻ dương nhiều âm, một nam mà hai nữ, một dương làm chủ mà hai âm theo, quẻ âm nhiều dương, một nữ mà hai nam, một nữ làm chủ mà hai dương theo". Chính vì vậy mà bạn thường thấy tôi gọi 3 quẻ là quẻ số 1, 2, 3 chứ không gọi là quẻ Địa, quẻ Thiên, quẻ Nhân.
    - Âm dương long: không lệ thuộc phương vị Hậu thiên mà xuất từ Tiên thiên bát quái: Kiền 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 6, Khảm 7, Cấn 8, Khôn 9. Kiền, Ly, Khảm, Khôn số lẻ là dương. Đoài, Chấn, Tốn, Cấn số chẵn là âm.
    Càn nạp Giáp nên Giáp cũng là dương
    Khôn nạp Ất nên Ất cũng là dương
    Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý nên các sơn này cũng thuộc dương
    Ly nạp Dần Ngọ Tuất Nhâm nên các sơn này cũng thuộc dương
    Tốn nạp Tân nên Tân cũng thuộc âm
    Cấn nạp Bính nên Bính cũng thuộc âm
    Chấn nạp Hợi Mão Mùi Canh nên các sơn này cũng thuộc âm
    Đoài nạp Tỵ Dậu Sửu Đinh nên các sơn này cũng thuộc âm
    vậy dương long: Càn Giáp Khôn Ất Thân Tý Thìn Quý Dần Ngọ Tuất Nhâm
    âm long: Tốn Tân Cấn Bính Hợi Mão Mùi Canh Tỵ Dậu Sửu Đinh
    - Đồng nguyên long nói đơn giản theo cách của sách Thẩm thị huyền không là cùng Địa nguyên long, Thiên nguyên long hay Nhân nguyên long. Nếu dụng Thành môn thì cái này đặc biệt quan trọng, quyết định thành bại của thành môn.
    - Đồng khí quẻ thì không đơn giản, mỗi phái một cách khác nhau nói ra dài lắm để dịp khác nhé.

    Nam Phong
     

Chia sẻ trang này