Kriya Yoga

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi dcba, 16/5/07.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Giới thiệu cho mọi người bài này vì chủ yếu nó có mấy hình vẽ luân xa rất đẹp và chính xác hihi ~_crdrk


    Tóm lược bản dịch của
    Hoàng Hà và Hoàng văn Nguyên

    Mở đầu

    Không ai biết nguồn gốc Mật Tông Kriya Yoga từ đâu, chỉ biết trong cuốn sách "Autobiography of a Yogi" (Tự truyện của một đạo sư) của Paramahansa Yogananda, Mật Tông Kriya Yoga, hơn một ngàn năm trước đã được một đạo sư tên Babaja thực tập đến mức siêu việt. Ngài đã tiêu trừ tất cả các nghiệp lực cá nhân, và trở thành Maha Siddha, Người siêu xuất thế gian, ra khỏi cái hạn hẹp của thân xác vật lý thông thường. Thay vì nhập vào cảnh giới siêu việt, Ngài tự nguyện ở lại thế giới Ta Bà này để giúp đỡ các người có tâm nguyện muốn phát triển tâm linh. Theo thời gian, các kỹ thuật tuyệt diệu của pháp môn Kriya bị lãng quên hay mai một.

    Vào cuối thế kỹ thứ 19, Maha Siddha Babaja nhận thấy đã đến lúc nhân loại cần phải tập luyện pháp môn ưu tú này. Ngài bèn thị hiện cho nhiều vị đại sư tăm tiếng kể cả sư phụ của Yogananda là ngài Sadguru Lahiri Mahasay, truyền dạy lại pháp môn Kriya trong nhiều truyền thống và giáo phái khác nhau.
    Dù chúng ta có tùy thuộc vào truyền thống hay giáo phái nào không phải là điều quan trọng, vì Mật Tông Kriya có mặt trong mọi truyền thống tu luyện huyền học. Kinh sách ghi lại rằng có tất cả 108 kỹ thuật Kriya trong đó 78 là các phương pháp đơn luyện, các kỹ thuật còn lại dành cho đôi nam nữ cùng tập luyện.
    Mật tông Kriya giúp đưa hành giả vào sự thám hiểm, dò sâu vào các lãnh vực không cụ thể. Họ sẽ trực nghiệm những cảm giác liên quan đến những vật thể bí nhiệm, và có thể nhìn thấy bên trong thân thể mình. Luân xa và điển mạch là những thành tố có thể phách khinh linh, vi tế, thể "Ánh sáng" của con người. Thay vì máu huyết trong thể xác vật lý con người vận hành trong hệ thống tuần hoàn mang lại sự sống. Năng lượng mang lại sự sống trôi chảy trong hệ thống điển mạch. Tương tự như vậy, các luân xa cũng giống như các cơ quan nội tạng của cơ thể thông thường, mỗi luân xa có một mục tiêu nhất định để đón nhận và thanh lọc luồng năng lượng mang lại sự sống.
    Phần một
    Hơi thở và Nhận thức là hai yếu tố căn bản của pháp môn Mật Tông Yoga Kriya
    Hơi thở có thể thay đổi đời sống chúng ta. Không có hơi thở, không có sự sống. Ngay như ta ngồi thật yên lặng, thân xác im lìm bất động, hơi thở vẫn liên tục. Phổi vẫn tiếp tục thở, tim vẫn tiếp tục bôm máu, mắt vẫn tiếp tục nháy nếu chúng ta ngồi mở mắt. Sức mạnh của hơi thở là nền tảng của bộ môn tâp luyện Yoga gọi là Pranayamas. Hơi thở còn tác dụng điều phục thân tâm, như khi bạn giận dữ, hãy cố gắng thở sâu. Bằng cách thay đổi nhịp điệu và quãng cách hơi thở, bạn sẽ tạo ra những ảnh hưởng cụ thể, xác định trên thân thể, xúc cảm và tâm não của bạn - một khoa học làm chủ cơ thể.

    Nguyên lý cần chú ý nhất là sự nhận thức, tức là khả năng của não bộ để lọc ra những cảm giác cụ thể đến từ một phần cụ thể nào đó trên thân thể và khả năng có thể di chuyển sự nhận thức tập trung từ điểm này đến điểm khác, từ vùng này sang vùng khác một cách chủ động, có ý thức. Nhận thức được những tác động liên tục mãi không thôi. Nhận thức được những động tác liên tục này tự nó đã là thiền quán rồi. Một kỹ thuật Yoga thiền định rất phổ biến là quan sát hơi thở. Kỹ thuật này quan sát hơ thở, đưa hơi thở vào ra bằng tư tưởng.

    Cũng thế, Mật Tông Kriya dùng hai đồng minh, hơi thở và nhận thức hỗ trợ cho nhau để chúng ta dễ dàng tọa thiền và nhanh chóng tiếp xúc được với nguồn năng lượng vi tế.
    Kỹ thuật Ujjayi
    Một kỹ thuật tập luyện hơi thở hết sức quan trọng trong mọi phương pháp tập luyện khác nhau của pháp môn Yoga Mật Tông Kriya : đó là Ujjayi. Khi bạn hít vào hãy hơi hơi co thắt thanh môn lại. Bạn sẽ biết mình làm đúng nếu như bạn cảm thấy sự co thắt nhẹ nhàn tạo ra một âm thanh khe khẻ, nhẹ nhàng, giống như tiếng ngáy thật nhỏ, dịu. Nó phải thật nhẹ nhàng, trôi chả, liền lạc. Nhiều hiện tượng sinh lý quan trọng xuất hiện khi bạn thở theo lối Ujjayi. Nhịp thở chậm lại và áp huyết hạ xuống, Điều này tự nhiên làm cho thân thể thư giãn, gias4n xả hơn, tạo điều kiện cho bạn cảm thấy trong lòng thoải mái , dễ chịu hơn. Động tá nắm mắt càng làm bạn thấy thoải mái hơn. Động tác này tương tự như lúc bạn đang ngủ nhưng bên trong tư tưởng vẫn liên tục xuất hiện.
    Kỹ thuật Khechari Mudra
    Đây là kỹ thuật còn có tên là khóa lưởi. Miệng ngậm lại, bạn hãy uốn cong lưởi lên phía sau sao cho mặt dưới của thân lưỏi uốn lên chạm vào vòm miệng. Cố gắng đưa đầu lưởi ra phía sau càng nhiều càng tốt mà không cần phải gồng cứng nhiều quá. Lúc đầu bạn thấy khó khăn, ngượng nghịu, nhưng nếu chịu khó nhẫn nại và tập kèm với kỹ thuật hơi thở Ujjayi, bạn sẽ thấy rằng có lẽ đây là tư thế tự nhiên nhất của lưởi. tư thế Mudra này có ảnh hưởng hết sức vi diệu đến cả thân thể tế vi lẫn thân thê xác thịt.
    Luân Xa và Kshetram
    [​IMG]Chúng ta cần biết một số điểm về thân thể tế vi trước khi tập luyện môn Mật Tông Yoga Kriya. Những hiểu biết này liên quan đến vị trí tương đối của các luân xa và các huyệt vị quan trọng khác. Điểm quan trọng cần lưu ý là các truyền thống tâm linh khác nhau đã cung cấp những kiến giải hoàn toàn không tương đồng về cấu tạo của thân xác tế vi bao gồm những luân xa và hệ thống điển mạch. Mỗi một truyền thống, kể cả Ấn Độ giáo, Phật Giáo và Đạo giáo đều đã đề cập đến thân xác tế vi trong các kinh sách cổ xưa của họ, nhưng lại không thống nhất về số lượng và tính chất của các luân xa. Hệ thống Mật Tông Đông Ấn Độ thường nhấn mạnh rằng chỉ có bảy luân xa, trong khi Phật tử chỉ nói đến năm luân xa mà thôi. Lar Short và Thomas Mann đã thảo luận về sự sai khác này và đồng thời đưa ra lời giải thích có thể chấp nhận được, trong tập sách "The Body of Light", rằng đừng để các con số biến thành chướng ngại vật. Chúng ta tập với bất kỳ hệ thống nào trong các hệ thống tâm linh vừa nêu, nhưng hãy để cho các chứng nghiệm đích thực của riêng, là đuốc soi đường bằng cách điều nhịp với con người sâu thẳm bên trong của chúng ta. Luân xa, Kshetram là điểm trên cơ thể con người, tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ nếu được khai mở.
    Bạn hãy dành chút thời giờ để nhận biết vị trí và danh từ của các luân xa (Chakras), luân xa đối diện (Kshetram) và luân xa trên xoáy tóc (Bindu), tất cả đều là các điểm tập trung năng lượng. Các luân xa gồm có:
    - Luân xa 1 (Muladhara) nằm tại vùng hội âm, điểm ở giữa hậu môn và bộ sinh dục của đàn ông. Nơi người phụ nữ nó nằm bên trong âm đạo.
    - Luân xa 2 (Swadhistana) nằm cuối xương cùng của cột sống. Luân xa 2 đối diện (Kshetram) nằm dưới rốn độ 4 ngón tay.
    - Luân xa 3 (Manipura) nằm trên cột sống đối diện với rún và luân xa 3 đối diện (Kshetram) nằm tại rún.
    - Luân xa 4 (Anahata) nằm trên cột sống đối diện với ức trước ngực và luân xa 4 đối diện (Kshetram) nằm tại ức.
    - Luân xa 5 (Vishuddi) nằm trên cục xương lớn ở cổ trên cột sống và luân xa 5 đối diện (Kshetram) nằm ở cổ họng.
    - Luân xa 6 ( Ajna) nằm giữa 2 lông mày.
    - Luân xa 7 (Swadhistana) giữa đỉnh đầu, tức là cái thóp của xương sọ.
    - Luân xa Bidhu nằm trên xoáy tóc đỉnh đầu, nơi mà các vị sư phải cạo nhẵn để chừa khoảng trố trảiv với mục đích thu được sự kích thích ngoại lệ trong lúc thiền quán.
    - Ngoài ra còn có một luân xa rất đặc biệt quan trọng là luân xa thánh thai nằm giữa luân xa 6 và 7.

    Tư thế
    Một khi đã đủ quen thuộc với các điểm năng lượng vừa nêu trên thì bạn đã sãn sàng cho bài tập. Hãy giữ lưng thật thẳng va thoải mái. bạn có thể ngồi bán già, kiết già hay chỉ đơn giản ngồi trên ghế. Trong các tư thế này, mông phải bám vững chãi vào mặt ghế hay mặt đất. Nếu ngồi trên ghế thì lưng bạn không được chạm vào lưng ghế vì làm như vậy sẽ trở ngại cho sự cảm nhận năng lượng tập trung về các luân xa dọc theo sống lưng. Dù bạn chọn tư thế nào để tập luyện vì sức khỏe hay chân, bắp chân không thể co vào lâu hay khó tréo chân như lối kiết già, nhưng lúc nào cũng nên giữ lưng thật thẳng. Mắt nên nhắm lại để dễ di chuyển nhận thức.
    Chú tâm vào các Luân xa và Kshetram
    Một trong những mục tiêu của Yoga Kriya là khai mở và thanh tẩy các luân xa, điển mạch và các kinh lạc. Điều này cho luồng năng lượng mang sinh lực tự do lưu thông qua các trung tâm và hệ thống kinh lạc đó. Mặc dù các luân xa và điển mạch không có bản chất vật chất, nghĩa là chúng ta không thể giải phẩu thân xác để tìm thấy chúng, nhưng mỗi khi chúng ta nạp điện thì chúng ta nhận được các cảm giác trên thân thể chúng ta. Các cảm giác này gồm có hơi ấm tỏa ra, cảm giác tê tê nhột nhột, nhịp rung động, co dãn đều đặn hay sức ép đè lên nơi đó ..v.v.. Một khi các phương pháp của môn Kriya dẫn chúng ta đi vào các trạng thái ý thức sâu thẩm hơn, sự nhạy bén của chúng ta đối với các cảm giác này càng rõ nét và rất dễ khu biệt. Ban đầu bạn thấy các cảm giác này đến từ một khu vực rất rộng trên thân xác xương thịt thay vì là đến từ một tụ điểm nào đó. Một lúc khác bạn lại thấy rằng dường như tiêu điểm của các cảm giác đó lại liên tục dời chỗ, tùy theo từng khóa tập: hôm nay nó xuất hiện chỗ này, ngày mai nó lại xuất hiện chỗ khác. Lúc đó bạn chỉ cần tiếp tục tập trung sự chú tâm vào điểm nào mà cảm giác mạnh nhất và tách rời với mọi suy luận giải thích từ những gì bạn có từ các kinh nghiệm trước. Suốt thời gian luyện tập, đến một lúc nào đó bạn sẽ biết đích xác các huyệt vị (Điểm tập trung năng lượng) của bạn nằm tại đâu.
    Trước hết bạn hãy tập trung nhận thức về luân xa 1, bạn chỉ buông xả, chú tâm đến bất kỳ cảm giác nào có thể cảm nhận tại đấy. Bao giờ cũng nên bắt đầu với luân xa 1 và luôn luôn chấm dứt bài tập bằng cách đưa sự chú tâm về lại luân xa này. Bạn dịch chuyển sự nhận thức từng huyệt vị một bằng cách đi dần lên trên các luân xa đối diện ở phần trước thân người, lên đến luân xa Bindu, rồi đi xuống dọc theo các luân xa ở trên sống lưng. Bạn phải dành đủ thời gian tại từng điểm một để có thể nhận biết được cảm giác gì xuất hiện tại đó, sau đấy hãy chuyển đến các điểm khác. Hãy tiếp tục chu kỳ này suốt châu thân khoảng một chục lần hay nhiều hơn.
    Tâm hô hấp
    Một phương pháp khác có tên là Tâm hô hấp (Hơi thở của tâm) kết hợp với phương pháp chú tâm vào các Luân xa và Kshetram vừa nêu trên sẽ biến thành phương pháp cực kỳ mạnh mẽ và hiệu nghiệm.
    Thật khó mà mô tả hay giải thích thế nào là Tâm Hô Hấp. Bạn cần phải chứng nghiệm ngay trên con người bạn. Chúng ta đã quá quen thuộc với vận động của hơi thở: Hít vào hay thở ra khỏi lỗ mũi hay miệng, do đó lúc đầu bạn thật khó lòng cảm nhận thấy cái gì khác lạ với các cảm giác quen thuộc đó, nhất là cái mà hoàn toàn đi ngược lại quan niệm hợp lý của ta về quá trình hô hấp. Tâm hô hấp là lúc ta tập trung sự nhận thức, chú tâm vào một điểm năng lượng nào đó và tưởng tượng ra rằng tại đó có một lỗ thoát, lỗ khai mở. Rồi ta tưởng tượng rằng không khí thực sự đi vào, thoát ra, khỏi cơ thể tại điểm đó.
    Bạn hãy tưởng tượng bạn đang có cái mũi mọc ra ngay trên ngực bạn (Kshetram Anahata), cảm nhận rằng mình đang hít không khí trực tiếp vào ngực xuyên qua cái "lỗ mũi' tưởng tượng này, và hãy chú tâm đến mọi cảm giác tại đấy. Sự chú tâm của bạn được lưu giữ tại điểm đó trên xương ức. Bạn không được tập trung nhận thức vào mũi hay miệng của bạn. Thở ra, hít vào. Cảm nhận rằng trái tim và buồng phổi của mình đang chứa đầy năng lượng.
    Cũng như vậy bạn tập đến một điểm khác, như tại rún chẳng hạn. Hãy hít vào một hơi thật dài, thật chậm, thật sâu, rồi lại thở ra, giữ sự chú tâm tại rún và tưởng tượng rằng không khí đi vào rồi lại bị tống ra ngoài theo chiều ngược lại. Làm như vậy chẳng bao lâu là bạn có thể hít vào, thở ra qua các luân xa hay Kshetram đặc biệt nào đó.
    Kỹ thuật như vậy gọi là tâm hô hấp vì bạn không thực sự hít vào, thở ra không khí tại các điểm năng lượng đó. Tuy nhiên bạn đã hô hấp Prana (khí tiên thiên) bằng tâm qua các huyệt vị đó. Prana là một từ dùng để chỉ năng lượng sinh động và cần thiết cho mọi hình thái đời sống. Nói cách khác, cách thức chính mà ta thu được Prana vào trong cơ thể là qua cách hô hấp bằng phổi thông thường. Nhưng đó không phải là qua cách duy nhất.
    Tâm hô hấp cũng giúp bạn đưa Prana vào ra khỏi cơ thể, đặc biệt là qua các điểm năng lượng (Chakra, Kshetram và Bindu). Bạn càng tập luyện Tâm Hô Hấp, lượng Prana càng thu vào càng nhiều, và bạn càng cảm nhận nhiều cảm giác rõ rệt, dường như là bạn đang thực sự thở hít không khí qua các điểm đặc biệt này trực tiếp đi vào cơ thể vậy.
    Hơi thở Luân xa
    Hơi thở Luân xa là phương pháp kết hợp với kỹ thuật tâm hô hấp, tập trung vào Luân xa/Kshetram. Trước hết hãy đặt sự chú tâm vào luân xa 1 (Muladhara) và hút Prana trực tiếp vào cơ thể trong lúc bạn chầm chậm hít vào. Trong lúc thở ra, hãy dùng tâm hô hấp để đưa Prana ra ngoài bằng cửa ngõ luân xa Muladhara. Sau đó chúng ta lập lại y hệt như vậy với từng Kshetram một dọc theo phí trước của thân người từ dưới lên trên. Tiếp tục vòng "vận khí" như vậy đến Ajana, rồi Sahasrara, Binhdu, đi xuống dọc theo sống lưng để trở về Muladhara. Hãy lập lại vòng khép kín đó nhiều lần.
    Nếu bạn đã làm chủ được kỹ thuật thở Ujjayi, bạn có thể nhận thấy mình tự động áp dụng cách thở đó cùng lúc với tâm hô hấp. Sự kết hợp này đẩy bạn đi thật sâu vào bên trong và lúc đó sự nhận thức soi rọi, chú tâm mãnh liệt của bạn vào từng điểm một cũng được gia tăng tối đa. Đấy là phương pháp của Mật Tông Yoga Kriya gọi là Hơi Thở Luân Xa.
    Bạn hãy tập luyện hơi thở luân xa đều đặn mỗi ngày khoảng 15 phút. Sự cảm nhận của bạn về các luân xa, Kshetram và Bindu sẽ được khuếch đại lên rất nhiều. Khi mà các điểm năng lượng này được thanh tẩy, bạn sẽ thấy mình có được nhiều loại cảm xúc rất kỳ lạ hay thu nhận được nhiều loại ký ức, trí nhớ khác thường. Đấy là tiến trình hết sức tự nhiên. Hãy để cho các loại cảm xúc, trí nhớ đó tự nhiên trồi lên. Nếu bạn muốn khóc, hãy cứ để hai giòng nước mắt tuôn rơi.
    Vòng Chu Thiên Luân Xa
    Ở bài học trước, chúng ta đã biết sơ qua về Tâm Hô Hấp. Đây là kỹ thuật giúp bạn hô hấp Prana (Tiên Thiên Khí) thông qua một số vị trí đặc biệt. Thường là các luân xa hay Kshetram) và hữu hiệu nhất nếu được kết hợp với phương pháp hô hấp đặc biệt của môn Yoga gọi là hơi thở Ujayi. Từ luân xa Muladhara, sự tập trung của bạn di chuyển dọc theo đường kinh đằng trước (Arohan) từ dưới lên trên theo nhịp thở hít vào. Bắt đầu từ luân xa Muladhara rồi lần lược lên các Kshetram như sau: Swadhisthana, Manipura, Anahata, Vishuddhi, và cuối cùng lên đến Bindu, nên được gọi là đường kinh đằng trước (vì đi qua phần trước của thân người). Hãy để ý rằng ở trên đường kinh này sự tập trung của bạn chuyển trực tiếp từ cổ họng đến Bindu. Đường kinh thứ hai khởi đầu từ Bindu bằng một hơi thở ra đi thẳng đến luân xa 6, Ajna (Bỏ qua LX Shasrara), rồi đến luân xa Vishuddhi, Anahata, Manipura, Swadhisthana và chấm dứt tại luân xa Muladhara. Đường kinh này gọi là đường kinh sống lưng (Awahoran). Hãy để ý rằng sự tập tung trên đường kinh này chuyển đột ngột từ trán (Luân Xa Ajna) thẳng sang gáy (Luân Xa Vishuddhi). Vòng Chu Thiên thực sự là hình con số 8. Nó là kết hợp của đường kinh đằng trước và đường kinh sống lưng. Xin nhấn mạnh, sự tập trung của bạn di chuyển dọc theo đường kinh đằng trước và từ dưới lên trên theo nhịp thở hít vào, và đi xuống đường kinh sống lưng với nhịp thở ra. Cần lưu ý, bao giờ cũng phải khởi đầu buổi tập bằng phương pháp Hơi Thở Luân Xa để nạp khí và khai thông các luân xa trước, sau đó chuyển tập Vòng Chu Thiên Luân Xa, trong vòng 15 phút với các hơi thở sâu và chậm. Hãy nhớ bao giờ bạn cũng phải đưa khí đi xuống dọc theo đường kinh sống lưng trước khi bạn chấm dứt buổi tập. Vòng Chu Thiên Luân Xa có thể tập tối đa là 56 lần.
    Đường kinh sống lưng phát thanh
    [​IMG]Pháp môn "Đường kinh sống lưng phát thanh" sử dụng các ba động âm thanh thật sự cộng với sự nhận thức để nạp khí cho đường kinh này. Chúng ta dùng âm thanh mật chú vũ trụ OM. Ngồi trong tư thế thoải mái với lưng thẳng, hai mắt mở to ngay từ lúc đầu. Từ từ hạ thấp cằm xuống phía ngực, không gồng cứng cổ hay thân người. Hãy thở ra thật trọn vẹn và đưa chú tâm vào luân xa Muladhara. Thầm lặng lập lại 3 lần "Muladhara, Muladhara, Muladhara" kèm theo hơi thở đi vào (dùng hô hấp Ujayi và khóa Khechari Mudra). Hãy để cho sự chú tâm, tập trung đi dọc theo các điểm năng lượng đi lên trên theo đường kinh phía trước. Hãy chú ý từng Kshetram một khi nhận thức lướt qua. Khi tập trung chuyển đến Kshetram Vishuddhi, từ từ nâng đầu lên. Hơi thở vào của bạn phải được hòan tất khi bạn đến điểm Bindu. Thầm lặng lập "Bindu, Bindu, Bindu". Lúc này bạn thực sự ngâm nga âm thanh OM. Với hơi thở ra kèm theo âm thanh này, sự chú tâm của bạn chuyển lần từ Bindu dọc theo đường kinh sống lưng trở về lại luân xa cội nguồn (Muladhara). Hãy giữ âm "O" từ luân xa Ajna đến Vishuddhi rồi bạn đóng môi lại và để cho âm "M" ngân vang trong lúc sự chú tâm của bạn lướt qua các luân xa 4, 3,2,1. Một khi chú tâm, tập trung của bạn đi xuống dưới, hãy từ từ cúi đầu xuống. Cho đến khi bạn đi đến luân xa 1 (Muladhara) thì hai mắt bạn đã khép lại rồi. Ngay tại luân xa cội nguồn, một lần nữa, bạn thầm lặng lập lại "Muladhara, Muladhara, Muladhara". Hãy mở mắt và bắt đầu một chu kỳ thứ hai. Hãy lập lại kỹ thuật này 13 lần, sau đó nhắm mắt lại và buông bỏ mọi kỹ thuật.
    Cách thức phát âm chính xác âm OM trong Kriya này là âm "O" kéo dài như trong chữ "GO" lập tức theo sau là âm mũi "Mmmmmm" khi mà hai môi ngậm lại tại luân xa Vishuddhi (Bạn không nên dùng câu ca AUM khi mà thông thường ba âm này được phát ra thật tách biệt A...U...M) lúc đó bạn sẽ cảm nhận được âm vang này đi xuống dọc theo sống lưng kèm theo nhận thức cũng từ từ đi xuống. theo thời gian, âm ba này sẽ giúp khơi mở đường kinh sống lưng.
    "Đường kinh sống lưng phát thanh " là môn kết hợp các cử động nhẹ nhàn tại đầu và cổ. Các cử động này luân phiên kéo dài và ép ngắn cột sống để gia tăng hiệu lực của bài tập này. Liên tục đong đưa cổ theo cách này có thể tạo thành sự căn thẳng bắp thịt và cột sống.
    Công phu Sadhana Kriya (Đường kinh sống lưng ) của bạn đang dần dần hình thành. Chỉ cần dành ra 15 phút tập luyện một ngày có thể mang lại hiệu quả sâu rộng.
    Cần Lưu Ý : Bắt đầu bằng bài tập Hơi Thở Luân Xa từ 10 đến 15 vòng. Sau đó bạn chuyển sang tập Vòng Chu Thiên Luân Xa Kriya, lúc đầu bạn chỉ thực hành khoảng 10 đến 15 vòng, nhưng dần dần tăng lên từ 40 đến 56 vòng. Sau khi đã thuần thục bài tập này thì bạn chuyển sang phương pháp "Đường kinh sống lưng phát thanh" khoảng 10 đến 15 vòng. Chấm dứt sự tập luyện của bạn bằng cách buông bỏ mọi kỹ thuật và ngồi yên lặng trong vòng vài phút. Quan sát thật tỉ mỉ mọi cảm giác, cảm xúc hay tư tưởng có thể xảy ra. Có thể bạn sẽ thấy rằng đó lại là khoảng thời gian của sự tỉnh lặng.



    (nguồn anlyonline.com)
     

Chia sẻ trang này