Làm thế nào để hết đau xương ?

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi doris, 27 Tháng mười hai 2007.

  1. doris

    doris New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    8
    Điểm thành tích:
    0
    Kính mong các bác giúp dùm doris . !!!!
    Thời chiến tranh . Dady của doris không may bị trúng đạn vào chân trái. và phải cưa từ phần đầu gối trở xuống. Nên bây giờ thời tiết ấm nóng thì không sao. nhưng vào đến tháng 11 và 12 lại đau nhức ghê lắm. uống thuốc tây thì không hết. bóp thuốc rượu cũng chẳng xong. ~_crdrkmong các Bác. làm ơn bày cho doris phải làm như thế nào để giúp dady dứt hẳn bệnh. sẽ hậu tạ sau.

    Mong tin các Bác lắm lắm.~_twodrink
     
  2. khiemkhang

    khiemkhang New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    21
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm thế nào để hết đau xương ?

    có dịp nào bạn lên Lào Cai hoặc đi Sapa thăm quan gặp mấy bà già người dân tộc Dao đỏ mô tả bệnh của bố bạn rồi họ hái lá rừng về cho (cả thuốc tắm, thuốc uống và thuốc xoa bóp) kiên trì điều trị khoảng một hai tháng là ổn lắm nhất là vào mùa giá rét này, bố mình cũng là thương binh cũng đã từng dùng thuốc của họ, Trộm vía dạo này gần 60t nhưng cụ chơi cầu lông ác lắm~_crdrk thử xem sao.
     
  3. HOANG_NGHIA

    HOANG_NGHIA New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng hai 2007
    Bài viết:
    164
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm thế nào để hết đau xương ?

    Celery"rau cần tây họ làm thành thuốc viên uống một ngày 2 viên,bệnh kinh niên cũa bác cần ít nhứt 3 chai(mổi chai 50 viên)sau đó khi nào nhức mới dùng.Không biết ở Viẹt Nam có bán Không?Chô Hoang Nghia đang cư ngụ thuốc này bán tại các cửa hàng"Health Food Store"hoặc Super Mảket.
     
  4. doris

    doris New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    8
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm thế nào để hết đau xương ?

    Doris cảm ơn bạn KHIEMKHANG và bạn HOANGNGHIA nhiều nhiều. bạn khiêmkhang ơi. chắc mình sẽ chẳng có cơ hội để lên Lào Cai đâu. hic. nhưng còn thuốc celery của bạn HOANGNGHIA mình mong là sẽ có. dù sao cũng cám ơn hai bạn đã cho mình giải pháp hữu hiệu.mong gặp 2 bạn lần sau. ~_coffee see you later.
     
  5. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm thế nào để hết đau xương ?

    Món ăn bài thuốc cho người gãy xương
    [​IMG]Món cua có tác dụng tốt đối với người gãy xương.
    Những người mới bị gãy xương, đau, phù nề, thâm tím, có thể dùng 50 g cua rửa sạch, sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9-12 g. Nếu dùng rượu nhẹ để chiêu thuốc thì càng tốt.
    Một trong những nguyên tắc chữa gãy xương của Đông y là phải tuân thủ quan điểm chỉnh thể và điều trị có tính tổng hợp. Ngoài việc tiến hành các thủ thuật kéo nắn, cố định, tập luyện, châm cứu..., người bệnh còn phải dùng thuốc tích cực và hợp lý, vận dụng các món ăn bài thuốc để hỗ trợ điều trị. Sau đây là một số món ăn cho người gãy xương:

    - Cốt toái bổ 60 g, ngâm trong 500 ml rượu nhẹ, sau 7-10 ngày thì dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Dùng cho giai đoạn muộn, các triệu chứng toàn thân đã hết nhưng tại chỗ vẫn còn sưng đau.

    - Ý dĩ 50 g, xích tiểu đậu 100 g, đại táo 50 g. Tất cả ninh nhừ, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho tất cả các giai đoạn, kể cả khi bỏ phương tiện cố định nhưng tại chỗ vẫn sưng nề.
    Cũng có thể dùng xích tiểu đậu 100 g, tẩm với 1 chén dấm ăn rồi đun chín, đem phơi khô, sau đó lại tẩm dấm cùng với một lượng rượu gạo thích hợp rồi phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3-6 g.

    - Bí đao 150 g, xương sườn lợn 100 g. Đem xương sườn hầm nhừ, gạt bỏ váng mỡ rồi cho bí đao, hành và gia vị nấu thành canh ăn. Dùng cho trường hợp tại chỗ sưng nề nhiều.

    - Vỏ trứng gà sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 g. Dùng cho tất cả các giai đoạn nhằm mục đích thúc đẩy quá trình liền xương.

    - Cá diếc 250 g, gừng tươi 3 lát, hành 2 củ, hạt tiêu 7 hạt. Cá làm sạch, cho tất cả gia vị vào trong bụng rồi hầm nhừ ăn. Dùng thích hợp cho giai đoạn muộn, xương vẫn sưng nề, hoạt động khó khăn.

    - Nhân sâm 250 g, hoàng kỳ 250 g, đương qui 100 g, xuyên khung 100 g. Tất cả sắc kỹ 2 lần, chắt lấy nước cốt, tiếp tục cho thêm bột nhung hươu 50 g, bột vỏ trứng gà 50 g, đại táo 250 g (bỏ hạt, thái vụn), đường phèn 300 g. Tất cả cô thành cao rồi đựng trong bình sứ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Dùng tốt cho giai đoạn muộn để thúc đẩy quá trình liền xương.

    - Hoàng kỳ 30 g sắc kỹ lấy nước, nấu với 100 g gạo nếp cẩm và 50 g đại táo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người bị gãy xương có thể chất suy nhược, ăn kém, xương chậm liền.

    - Rau thai 1 cái làm sạch, sấy khô, tán bột, bột vỏ trứng gà 100 g, đường trắng 100 g, trộn đều, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 g. Thích hợp với người già bị gãy xương, thể trạng suy nhược.

    - Chim sẻ 3 con làm sạch, lọc thịt, băm nhỏ rồi xào chín với 1 chút rượu. Xương chim thì hầm kỹ với thỏ ty tử 10 g, phúc bồn tử 10 g, kỷ tử 10 g. Lọc lấy nước, ninh cùng 100 g gạo tẻ thành cháo, cho thịt chim và chế thêm gia vị, ăn vài lần trong ngày. Dùng rất tốt cho các trường hợp gãy xương giai đoạn muộn, hay chóng mặt, ù tai, kém ăn, mất ngủ.

    - Gà sống đen 1 con (chừng 500 g), tam thất 5 g thái phiến. Gà làm thịt, cho tam thất vào trong bụng cùng với một chút rượu nguyên chất rồi đem hầm cách thủy, ăn trong ngày. Dùng để bồi bổ, làm mạnh cơ bắp, giúp xương liền nhanh.

    - Bổ cốt toái 15 g, tục đoạn 15 g, kỷ tử 6 g, đỗ trọng 10 g, bỗng rượu 500 ml. Tất cả đem ngâm trong nửa tháng, uống ngày 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 20 ml. Có công dụng bổ can thận, cường gân cốt, rất tốt cho người suy nhược cơ thể, xương chậm liền.
    ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
    (VNE)​
     
  6. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm thế nào để hết đau xương ?

    Náng hoa trắng chữa bệnh xương khớp
    19:57:40, 07/01/2008​
    T.X.C[​IMG]Ảnh: T.X.CTừ kinh nghiệm trong nhân dân cũng như thời đánh Mỹ, khi còn phụ trách Chủ nhiệm Quân y đoàn các Cục - Tổng cục thuộc Tổng cục Hậu cần, tôi thường dùng lá đại tướng quân (náng hoa trắng) để chữa đau lưng, bong gân cho các thủ trưởng do phải đi lại vùng rừng núi nhiều.
    Bà con ở bắc Quảng Trị rất hay dùng lá náng hoa trắng trong viêm khớp. Lá náng hoa trắng ở vùng Hiền Lương rất nhiều, chúng mọc hai bên ven đường vào Nam, ra Bắc. Cho đến nay tôi vẫn thường dùng náng hoa trắng để điều trị bệnh xương khớp cho bệnh nhân.
    Náng hoa trắng có rất nhiều tên gọi khác nhau như: lá náng, chuối nước, tỏi lợi, văn thủ lam. Tên khoa học: Crinum asiaticium L (Crinum toxicarium Roxb), họ thủy tiên Amary Llidaceae.
    Náng hoa trắng là loại cây thảo, thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính từ trên 10 cm. Lá hình bản dài trên 1m, mặt trên lõm thành rãnh, mép nguyên và uốn lượn rộng từ 5 - 10 cm; hoa màu, cụm hoa trông như một tán, cuốn chung mập hơi dẹt, to. Thường về chiều và tối, hoa náng có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Quả gần hình cầu, đường kính 3 - 5 cm, chỉ có một ngăn và một hạt; mùa hoa, quả có từ tháng 6 đến tháng 8.
    Náng hoa trắng mọc được ở những vùng đất xốp có ẩm. Không chỉ trong kháng chiến, mà ngay cả thời bình, náng hoa trắng vẫn được mọi người dùng để trị đau lưng, sai khớp, bong gân (hơ nóng đắp lên chỗ đau).
    Trong thân hành, lá, hoa quả náng hoa trắng có chất alcoloid, crinamin. Theo Đông y, náng hoa trắng vị cay, tính mật. Bộ phận dùng là thân hành và lá, hoa và quả. Náng hoa trắng có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp, bong gân. Người ta còn dùng nước sắc hoa náng trắng rửa, đắp ở những người có bệnh trĩ ngoại (đắp ở hậu môn), trong rối loạn tiêu hóa đầy hơi, chướng bụng, nhỡ ăn quá no. Buồn nôn mà không nôn được, người ta thường dùng lá náng hoa trắng giã nát vắt lấy nước, pha vào ít đường; cứ vài phút uống từ 6 - 8g, bụng thấy dễ chịu là sẽ nôn được.
    Rễ náng hoa trắng có vị đắng, hôi, tính nóng, có tác dụng thu phong, tán hàn, giải độc, tiêu sưng; toàn cây chữa đau họng, đau răng, đinh nhọt, viêm da có mủ, mụn nhọt, rắn cắn. Củ náng hoa trắng còn được ép lấy nước nhỏ vào tai khi đau tai.
    Liều dùng: Ngày từ 3 - 10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi đau lưng cấp (L4 - L5 - Sl...,) dùng náng hoa trắng già thái nhỏ, rang muối sống một bát; khi muối vừa chớm nổ, cho náng hoa trắng vào trộn đều, khoảng 2 - 3 phút đem ra cho vào giấy báo gói thành gói 18 x 24 cm, đặt dưới ngang vùng thắt lưng nằm. Làm liên tục từ 3 - 5 ngày, đau lưng sẽ giảm.
    Bác sĩ Trang Xuân Chi


    ( Thanh Niên)
     

Chia sẻ trang này