Lịch sử của ngọc thạch

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Nguyệt, 20 Tháng chín 2007.

  1. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Lịch sử của ngọc thạchCập nhật ngày : 12/09/2007Người Trung Quốc (TQ) đã kết hợp nhiều phẩm chất vào loại bảo thạch đó ngoài việc tôn vinh vẻ đẹp của nó.
    Trên thế giới, có lẽ vàng được xem như là ngoại tệ quốc tế mạnh nhất, nhưng trong bối cảnh của nền văn hoá TQ ngàn năm, ngọc thạch lại quý giá hơn nhiều. Theo một ngạn ngữ Trung Hoa: “Người ta có thể đánh giá vàng nhưng ngọc thạch thì vô giá”.
    [​IMG]
    Tại trung Hoa cách đây 8.000 năm, ngọc thạch được xem như sự hoà quyện các tinh tuý của trời và đất, vì thế nó rất thiêng liêng. Vai trò ưu thượng của loại bảo thạch này khiến cho ngọc thạch và ngành kim hoàn ngọc thạch trở thành biểu tượng của văn minh trong lịch sử và văn hoá TQ. Trong khi theo những di chỉ khảo cổ khai quật được, thời kỳ tiền sử phương Tây, bao gồm thời đồ đá, đồ sắt và đồ đồng, còn thời tiền sử của TQ bao gồm thời vũ khí bằng đá, thời ngọc thạch và thời đồ đồng. Dưới thời nhà Thương và nhà Chu, gươm và giáo bằng ngọc thạch được xem như biểu tượng tối thượng của quyền lực.
    Viên ngọc Hà là viên ngọc nổi tiếng nhất TQ. Câu chuyện kể về nó có từ năm 700 trước CN. Một người tên là Biện Hà ở nước Sở nhìn thấy một con phượng hoàng đáp xuống đỉnh núi (giờ đây là khu bảo tồn tự nhiên Shennongjia). Anh ta tin rằng có một kho báu được chôn giấu tại đấy bởi vì theo thần thoại TQ: “Phụng hoàng chỉ đậu xuống vùng đá ngọc thạch. Sau khi đã sục sạo khắp đỉnh núi, Biện Hà tìm thấy một viên ngọc thạch ròng thật to và mang về cống cho vua Lý Đế. Nhưng khi nhà vua cho gọi một người thợ đến để kiểm tra viên ngọc, người này bảo rằng viên ngọc chẳng có giá trị gì cả. Thế là nhà vua ra lệnh chặt chân trái của Biện Hà để trừng phạt về tội khi quân.
    [​IMG]
    Khi vua Vũ Đế lên kế vị, Biện Hà lại mang viên ngọc đến dâng lên vua và kết quả cũng như lần trước. Anh ta phải “chia tay” với cái chân phải còn lại. Đến lượt vua Văn Đế lên ngôi, Biện Hà lại mang viên ngọc đến cổng cung điện và ngồi đấy 7 ngày 7 đêm để khóc lóc một cách đớn đau. Nhà vua cho người ra hỏi vì sao anh ta lại kêu khóc thảm thương như thế, vì vào thời ấy hình phạt chặt chân được xem như là không quá nặng. Biện Hà đáp rằng không phải anh khóc vì bị mất chân mà vì anh quá thất vọng khi thấy món quà quý báu của mình lại bị xem như viên đá cuội, còn anh, một con người trung thực lại bị cho là kẻ lừa đảo. Vua Văn Đế cho phá viên ngọc ra, lúc ấy mọi người mới nhận thấy quả đúng là một viên bảo ngọc. Thế là người ta đặt tên cho nó là viên ngọc Hà để tôn vinh lòng trung thành của Biện Hà. Thậm chí nước Tần còn muốn đổi đất cho nước Sở để lấy viên ngọc thạch quý báu đó.
    Câu chuyện trên đây phản ảnh niềm quý trọng ngọc thạch của người Trung Hoa và quan niệm cổ xưa về lòng trung thành. Thật vậy, người ta nhận thấy rõ sự vô lý của Biện Hà khi cho rằng việc bị chặt hai chân chẳng đáng gì so với nguyện vọng được cống hiến báu vật cho người xứng đáng nhất, tức là nhà vua.
    Trong hơn 1.000 năm sau thời Biện Hà, ngọc thạch vẫn là biểu trưng cho quyền lực tối thượng tại Trung Hoa. Nhiều vị đại đế đã xem nó như thế, chẳng hạn như Tần Thuỷ Hoàng; Hán Cao Tổ, hay Lưu Bang, đời nhà Hán; vua Dưỡng Đế nhà Tuỳ; và vua Thái Tông, tức Lý Thế Dân đời nhà Đường.
    Đến cuối đời Tần (221-206 trước CN), Lưu Bang ra lệnh cho thủ lĩnh quân nổi loạn Hạng Vũ tấn công triều chính nhà Tần và buộc Tần Vương Anh phải giao ngọc ấn.
    Sau đó Lưu Bang dẹp yên Hạng Vũ và lập ra nhà Hán. Ông đặt lại tên cho ngọc ấn nhà Tần là “Ấn triều Hán”.
    [​IMG]
    Hòn non bộ bằng ngọc thạch
    Người giữ ấn tiếp theo là Vương Mãng. Lúc vua Tây Hán mới lên 2 tuổi, Mãng soán ngôi và buộc hoàng hậu trao lại ngọc ấn. Nhưng bà này không nghe theo và nổi giận ném ngọc ấn xuống đất. Những chỗ sứt mẻ sau đó được sửa lại bằng vàng và lọt vào tay các vị vua nhà Tuỳ và nhà Đường. Người cuối cùng nắm giữ ngọc ấn là Lý Tòng Khê đời hậu Đường, sau đó đã bị thất bại trước rợ Khiết Đan. Lý Tòng Khê cầm ngọc ấn chạy lên một ngọn tháp rồi châm lửa thiêu cả ngọn tháp. Ông chết đi và chiếc ngọc ấn cũng vĩnh viễn biến mất.
    Trong tục ngữ TQ, ngọc thạch thường được nhắc đến như biểu trưng cho danh dự và đức hạnh. Câu: “Thà là một mảnh ngọc thạch còn hơn là một viên ngói” đã có từ năm 550, thời kỳ vua Hiếu Tĩnh Đế nhà Ngụy bị tể tướng Cao Dương soán ngôi rồi ông này lập ra nhà Tề ở phương Bắc. Năm sau Cao Dương giết Hiếu Tĩnh Đế và 3 thái tử. Nhưng đến năm thứ 10 sau khi Cao Dương lên ngôi, đã xảy ra một vụ nhật thực: vào thời Trung Hoa cổ đại, đó là điềm gở. Sợ rằng hiện tượng này là điềm báo trước mối đe doạ đến ngôi vị, Cao Dương ra lệnh giết hết 700 thành viên của 44 họ tộc Hiếu Tĩnh Đế. Khi tin dữ này đến tai các họ tộc xa của hoàng tộc, mọi người đều rất lo sợ phải chịu chung số phận bi thảm đó. Trong một cuộc họp dòng tộc để thảo luận tìm phương cách thoát chết, một người tên là Nguyên Kính An đề nghị đổi tên tộc thành Cao để tỏ lòng trung thành với nhà Tề. Nhưng Nguyên Kính Hào, em họ của Kính An, tỏ ra khinh bỉ lời gợi ý đó: “Cần gì phải bỏ tên tộc của tổ tiên chỉ để được sống chứ? Một con người đích thực thà chết như một mảnh ngọc thạch còn hơn sống như một viên ngói đất sét”. Nguyên Kính An đem lời đó kể lại với Cao Dương, thế là Kính Hào bị bắt và bị xử tử. Sau khi đổi tên tộc thành họ Cao, Kính An được Cao Dương ban thưởng, nhưng hắn bị bệnh và qua đời sau Kính Hào 3 tháng. Đến 18 năm sau, triều đại nhà Bắc Tề cũng sụp đổ. Tuy câu nói khí khái của Kính Hào đã khiến ông mất mạng, nhưng nó vẫn còn được mọi người nhắc đến suốt nhiều thế kỷ qua.
    [​IMG]
    Ngày xưa, đồ trang sức bằng ngọc thạch thể hiện đẳng cấp và quy chế xã hội. Phụ nữ thượng lưu thường đeo đồ trang sức bằng ngọc thạch và chúng thường đung đưa lách cách rất êm tai mỗi khi họ bước đi. Nhưng ngọc thạch không chỉ là vật trang trí. Nói chung, người ta cho rằng có một sự tương tác giữa món trang sức và người mang chúng. Điều này dựa trên lý thuyết sau: khi một người đeo đồ trang sức là ngọc thạch, linh hồn của ngọc sẽ hoà quyện vào khí của người ấy, điều này thể hiện qua nét sáng bóng và vẻ tinh tế của ngọc. Khi ấy nước da của người ấy sẽ hồng hào và thể chất khỏe mạnh thêm. Nếu người ấy ốm yếu, ngọc thạch sẽ giúp nhanh chóng hồi phục.
    Người TQ cũng đeo ngọc thạch như là dấu hiệu của văn hoá đạo đức, điều này được nói đến trong ngạn ngữ sau: “Một người có phẩm hạnh sẽ không tháo trang sức ngọc thạch ra mà không có lý do chính đáng”. Người ta bảo rằng Khổng Tử đã so sánh nét dịu dàng của ngọc thạch với lòng khoan dung; độ cứng cáp với tính trung thực; sự đa dạng về màu sắc với óc sáng kiến và vẻ trong vắt với lòng chung thuỷ. Theo người TQ, một phụ nữ lý tưởng là “người thuần khiết như ngọc thạch và trong vắt như băng đá”.
    Tre Today (Theo Beijing lnformation)
     

Chia sẻ trang này