1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11/2/09
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Những mẩu chuyện ở trong topic này nằm trong bộ kinh pháp cú
    Ghi lại cuộc đời của Đức Phật một cách gần gũi và chính xác nhất

    Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka).

    Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.

    Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật;

    Cú (Pada) là lời nói, câu kệ.


    Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường.


    Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).


    Là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài


    . Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Ðại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Ðức Phật nhập diệt. Mỗi bài kệ chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết được.






    Hiện đời khổ đã đến
    Đời sau khổ nhiều hơn
    Kẻ ác đầy nước mắt
    Hái quả đắng đã gieo



    Sở dĩ có bài kệ này là do một câu chuyện đã xảy ra từ thời Phật
    còn tại thế



    Ở cách tinh xá của Đức Phật không xa ,có một người
    chuyên làm đồ tể ,chuyên nuôi và giết thịt heo




    ông này có một công nghệ giết thịt heo có thể nói là
    từ xưa đến nay hiếm người làm như vậy
    Nhưng trong kinh và sử có ghi lại rõ ràng cách thức như vậy ..


    Ông mới làm thế này :
    Ông nuôi heo cho nó lớn ,mập mạp rồi đem ra giết
    Trước khi giết thì ông trói chặt con heo lại
    Lấy một cây gậy to đánh tới tấp vào người con heo
    Đánh vừa mạnh vừa nhanh vừa thuần thục nhưng
    khéo léo không để cho con heo bị chết
    Vì khi chết thịt sẽ cứng lại liền .
    Cho nên ông đánh cho nó gần chết rồi lại nghỉ
    Công việc tàn ác đó kéo dài cho tới khi thịt heo mềm nhũn ra
    nhưng vẫn phải để con heo sống .




    Xong xuôi rồi ông mới lấy 1 công cụ để banh hàm heo ra
    để nó không thể ngậm miệng lại được
    Bắt đầu ông mới đổ nước thật sôi vào miệng nó
    những vẫn phải khéo léo làm sao nước nóng vừa đủ
    để con heo không bị chết .
    Sở dĩ ông phải làm thế la vì đây là công đoạn để rửa sạch
    nội tạng của con vật đáng thương này
    Con heo khốn khổ vừa giẫy đạp vừa tru tréo ầm ĩ nhưng
    vẫn phải chịu sự hành hạ đó




    Sau khi quan sát thấy nội tạng đã khá sạch , ông bèn đun sôi
    nước thật nóng để đổ lên mình con heo
    Công đoạn này là lông và da con vật bị nước nóng làm bong ra
    nhưng vẫn khéo léo để không cho con heo được chết


    Sau khi da và lông đã trôi ra hết , ông lấy dao cắt đầu của nó
    hứng lấy máu rồi đem thân heo đi quay trên lửa
    Lấy máu vừa chảy ra đổ lên mình heo để cho thịt có mầu đỏ tươi .
    ..



    Công đoạn cuối cùng là đem đi tiêu thụ
    Cửa hàng của ông rất tấp nập
    Nhờ đó mà ông rất giầu có
    Điều này cũng dễ hiểu bởi vì công nghệ thịt heo của ông
    có thể sẽ khiến cho sản phẩm làm ra được nhiều người ưa chuộng



    Sống trong giầu có như thế ,ông cảm thấy vậy là đủ rồi
    chẳng cần phải làm bất cứ việc gì nữa cả
    Ai mà tới xin xỏ là bị ông chửi mắng đuổi đi
    Chư tăng mà có đi ngang qua nhà ông thì ông cũng tỏ
    thái độ ngạo mạn và khinh bỉ




    Tuy nhiên ,đến ngày phước báo từ nhiều kiếp trước đã hết
    ông đột ngột bị một chứng bệnh lạ
    Nó hành hạ ông rất ghê gớm và khiến cho toàn thân đau nhức
    khó tả
    Sự đau đớn này khiến cho ông phải gào khóc kêu than suốt ngày
    Lâu dần ,tiếng kêu than đó biến mất
    thay vào đó ông chỉ phát ra những tiếng éc éc giống loài heo
    Sau đó ,ông cũng chẳng đi được nữa ,mà chỉ có thể bò được




    Người nhà không thể làm gì được ,sợ hãi quá thế là họ
    khóa tất cả các cửa lại ,nhốt ông vào một căn phòng .
    Tuy vậy ,cũng không được lâu
    Tiếng kêu là của ông rất to khiến hàng xóm vô cùng khiếp đản
    Cứ như vậy qua 7 ngày 7 đêm
    Ông thét lên một tiếng kinh hoàng ,toàn thân đen đúa như bị thiêu
    rồi gục chết
    ...



    Lúc đó ,có mấy vị tỳ kheo có việc nên vô tình đi ngang qua
    thấy sự việc như vậy liền về bạch với Phật


    Phật nghe xong mới nói :
    Tên đồ tể này đã đến lúc phải nhận lãnh nghiệp báo của Y
    Và giờ này Y đang ở địa ngục để gánh chịu hậu quả rồi .

    Suốt một đời y đã tạo nghiệp rất nặng
    không hề làm phước cho nên ngay trong hiện đời
    quả báo đã hiện ra 1 phần
    Rồi sau khi chết phải chịu quả báo gấp vạn lần trước đây


    Rồi Phật mới nói bài kệ trên để cảnh tỉnh đại chúng .



    Câu chuyện thứ hai :

    Có một người thiện tâm ,kính Phật , cũng ở gần tinh xá của Phật
    Thì ông này có lòng tốt và có một cái hạnh rất lạ
    Bởi vì Kinh thành xá vệ có rất nhiều người qua lại ,tới lui
    trong đó không ít kẻ hành khất và người nghèo khó


    Thấy vậy ,ông liền dùng tài sản của mình để bố thí ,để giúp đỡ
    cho những con người khốn khổ đó
    Và dĩ nhiên ,ông cũng thường xuyên cúng dường chư tăng



    Qua đây , một lần nữa chúng ta có thể khẳng định với nhau rằng
    từ ngàn xưa cho đến ngàn sau ,không có một tăng đoàn nào
    có thể thánh thiện ,có thể đáng tôn kinh như tăng đoàn của Phật


    Cho nên người nào có duyên được cúng dường cho tăng đoàn
    của Phật thì duyên lành và phước báo không thể tính kể được




    Và ông thiện tín này là 1 trong số người có duyên lành như vậy
    Và điều đặc biết nữa là ông đã dạy cho 14 người con của mình
    đứa con nào cũng phải biết làm điều tốt và thương quý người nghèo
    rồi thay nhau cúng dường chư tăng hàng ngày


    Thời đại ngày này ,hành động này được gọi là
    Phật hoá gia đình .


    Một thời gian dài trôi qua ,người thiện tâm này cũng đã già
    và biết trước ngày chết của mình


    Đây là một điểm nữa chúng ta cần lưu ý
    Người nào làm việc thiện thật nhiều ,nhưng là đúng người
    cần giúp ,đúng việc cần làm thì ngoài phước báo ra
    họ còn có được trí tuệ để biết trước ngày ra đi
    Còn một trường hợp nữa cũng làm việc thiện rất nhiều
    nhưng không may giúp những người không đáng giúp
    cúng dường những vị thầy không đáng tôn kính
    sau này khi chết đi rất khó siêu chứ đừng nói đến chuyện
    được sinh vào cõi lành





    Trở lại câu chuyện
    Ông này mới gọi các con lại và nói rằng :
    Ngày đó ,giờ đó cha sẽ mất
    và trước khi mất cha muốn được gặp chư tăng lần cuối
    Các con của ông mới đến bạch Phật và thỉnh cầu
    Phật đồng ý và chư tăng lần lượt đến nhà ông gặp ông


    Lúc đó chư tăng mới hỏi ông trước khi ra đi muốn nghe bài kinh
    nào không ?

    Ông mới trả lời :
    Con thường được nghe Thế Tôn ca ngợi bài kinh tứ niệm xứ
    và Ngài nói rằng đó là con đường cao cả nhất ,để có thể
    nhập thiền ,để có thể giải thoát và giác ngộ
    Con muốn xin chư tăng tụng cho con nghe bài kinh tứ niệm xứ



    Chư tăng bắt đầu tụng theo lời Phật :
    Có một con đường duy nhất dẫn đến sự giải thoát và giác ngộ
    ..


    Sau đó ông mới hỏi mấy người con của mình rằng
    cõi nước nào ,cõi trời nào có Phật thuýêt pháp .
    các con ông mới trả lời :
    Nghe Phật bảo cõi trời Đẩu Suất có Phật Di Lặc đang thuyết pháp


    Biết chuyện như vậy ,ông mới yêu cầu mấy người con của mình
    ném một vòng hoa lên trần nhà với mong muốn
    được sinh về đó


    Vừa ném vòng hoa lên giữa không trung thì lạ thay
    vòng hoa không rơi xuống mà cứ lơ lửng


    Sau đó ,ông nhắm mắt và mỉm cuời ra đi một cách bình an .




    Sau đó chư tăng mới ra về và bạch Phật về chuyện này .


    Phật mới nói bài kệ :

    Hiện đời vui đã đến
    Đời sau vui nhiều hơn
    Người thiện đầy hạnh phúc
    Hái quả ngọt đã gieo


    Qua đây chúng ta phân tích hai câu chuyện này một chút :


    Thì ở đây , người đổ tể giết heo đã tạo ra và thọ nhận được 2 điều

    Một là ngày càng to béo ra ,mập mạp ra và khá giầu có

    Ở đây ông không hề tin nhân quả và có thể thấy
    không chỉ ông đồ tể này mà những người ác độc đều không tin
    nhân quả
    Khi họ giầu sang thì họ nghĩ là mình thành công là mình luôn đúng
    họ không chịu nghe 1 điều gì nữa cả và kiêu mạn bắt đầu phát sinh


    Có một thực tế đáng buồn và khá ảm đảm là những người
    cực kì giầu có ,cực kì thành công thường không tin vào nhân quả
    không tin vào tôn giáo ,không tin bất kì cái gì ngoài họ
    Vì sao ?
    Đơn giản là vì họ thành công ,và khi thành công thì họ nghĩ
    là mình luôn đúng ,họ tin vào cái khôn ngoan và sự hiểu biết
    họ có .



    Họ tin rằng chân lý là kẻ khôn ngoan ,kẻ mạnh sẽ thắng .

    Họ không tin rằng có một hạnh phúc nào hơn hạnh phúc
    hiện tại họ đang có


    Họ không tin rằng trên đời này công bằng
    Họ có làm phúc bao giờ đâu mà sao họ vẫn giầu có


    Nhưng có điều thế này
    có không ít người từ khi biết Phật pháp ,tu hành Phật pháp
    lại hay gặp chuyện xui xẻo


    Điều này sẽ khiến niềm tin của họ bị lung lay dần .

    Có hai nguyên nhân dẫn đến việc này :

    Nguyên nhân thứ nhất là do có hai hạng người cùng phát tâm tu tập



    THứ nhất là hạng người khi đến với đạo phát tâm lớn quá
    khủng khiếp quá , lòng tin mạnh mẽ quá
    Họ Phát nguyện không kém 1 vị Bồ Tát là bao nhiêu
    Do cái nguyện quá lớn nên cái nhân quá lớn cũng từ đây xuất hiện
    Xuất thế gian , vượt thoát luân hồi
    ...

    do như vậy nên các nghiệp từ vô vàn kiếp trước
    cùng ồ ạt xuất hiện để họ trả cho xong trong 1 kiếp này
    ( tất nhiên nếu đủ bản lĩnh đệ thọ nhận quả báo mà không kêu ca)
    Vì thế cái người đó sẽ phải chịu đựng khổ đau gần như nhất
    thế gian này .
    Phát nguyện càng lớn ,tu càng tinh tấn thì quả báo từ các
    kiếp trước xuất hiện càng nhiều


    Ví dụ như với một người bình thường trong 1 kiếp bình thường
    phát tâm tu tập bình thường sẽ phải chịu 100 quả báo chẳng hạn
    rồi sang kiếp sau tiếp tục như thế cho đến khi hết nghiệp thì thôi



    Còn với một người phát nguyện cực lớn ,tu tập cực tinh tấn
    thì ngay trong đời hiện tại sẽ phải chịu 10 nghìn quả báo 100nghìn
    quả báo .
    Tuy nhiên ,chỉ một hai kiếp sau là hết nghiệp .
    Đối với hạng người này thì nếu vượt qua được thử thách này
    thì con đuờng trở thành Bồ Tát sẽ không xa
    Còn nếu như không vượt qua được thì sẽ tiếp tục trôi lăn
    trong luân hồi .




    Thứ hai là hạng người phát tâm vừa vừa
    Có nghĩa là lễ Phật hay xin Phật gia hộ cho gia đình bình an
    làm ăn tấn tới
    Hạng người này sẽ ít gặp xui xẻo hơn vì họ còn phải trôi lăn
    ở trong luân hồi nhiều kiếp nữa ,cho nên Phật sẽ thử thách
    họ dần dần trong các kiếp
    chứ không quá sốc như hạng người thứ nhất

    Tuy nhiên ,những người ở trường hợp đầu tiên này
    đều do tu tập đúng ,và nghiệp báo chỉ là thử thách mà thôi
    Nên luôn được Phật gia hộ che chở




    Nguyên nhân thứ hai :


    Xuất hiện thêm một hạng người nữa
    cũng biết đạo cũng phát nguyện nhưng tu sai
    gặp phải ông thầy không chân chánh
    tu phải pháp môn không dẫn đến giải thoát
    chỉ dựa vào một thứ gọi là niềm tin suông
    ..
    Người này tuy cũng có căn lành biết đạo
    nhưng không may gặp ông thầy tà đạo
    tu tập chưa bao lâu thì bị trả nghiệp



    Cái quả báo phải chịu này là do Chư Phật tạo ra để
    cảnh cáo mình dừng lại ,không được tu như thế nữa



    Cho nên khi đến với đạo mà gặp chuyện xui thì ta phải kiểm
    trả lại mình xem :


    Thứ nhất là có phải do ta phát nguyện quá lớn hay không ?
    Ví dụ nếu còn chúng sinh nào chưa thành Phật
    thì con nguyện chưa thành Phật
    v.v.
    nếu do nguyên nhân này thì là do tu đúng mà gặp thử thách nên
    cố gắng chịu đựng và đi tiếp



    thứ hai là nếu ta chỉ phát nguyện sơ sơ ,phát nguyện bình thường
    như giầu sang ,sinh đẹp mà gặp xui thì biết ngay là mình tu sai
    vị thầy mà mình theo đã đi sai phương pháp
    Phải kiểm tra lại liền ,so sánh ,đối chiếu ...
    Cũng có nhiều pháp môn ,nhiều phương pháp một khi ta
    đã tu tập theo sẽ tạo ra cảm giác phấn khởi ,kiêu mạn
    tưởng chừng như chỉ ít ngày là ta đắc quả ngay ,chỉ ít ngày
    ta thành Phật tới nơi rồi ..
    Người nào mà bị như thế nên xem xét ,kiểm tra lại
    coi chừng mình đang nhầm đường lạc lối ..


    Còn con đường nào ,pháp môn nào ,vị thầy nào
    khi ta tu tập theo khiến ta càng thấy mình nhỏ bé ,mình
    tầm thường ,mình chỉ như cỏ dại ,như đất như đá
    Có nghĩa là khiến cho bản ngã ,cái tôi này nhỏ lại ,biến mất
    để trở thành vô ngã thì coi chừng ta đang đi đúng đường .



    Ở đây ai tu thấy mình ngon lành ,mình giỏi ?
    Ở đây ai tu thấy mình vẫn còn kém cỏi ,vẫn còn tầm thường lắm ?


    Hay so sánh là biết ngay kết quả tu đúng hay tu sai liền .



    Đây chính là lúc thử thách lòng tin của con người một
    cạch tột độ nhất
    Đây chính là lúc thử thách đạo đức của con người ta một
    cách chân thực và khắc nghiệt nhất .
    Một bài kiểm tra mà 10 người thi 9 người trượt .
    Đỗ thì vinh quang không kể xiết
    Trượt thì cay đắng ê chề

    Vì vậy tu tập không hề dễ dàng
    Làm con Phật không hề dễ dàng
    Muốn đạt được một quả vị trong đạo chưa kể lớn hay nhỏ
    chưa kể giải thoát hay chưa không hề dễ dàng .
     
    Last edited by a moderator: 11/2/09
  2. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11/2/09
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lời Phật dạy

    Bây giờ chúng ta qua một câu chuyện khác. Bài kệ thế này:
    Làng mạc hay rừng núi
    Thung lũng hay đồi cao
    La hán trú chổ nào
    Nơi ấy thật khả ái.

    Ngài Xá Lợi Phất sau khi ngài đi tu đắc đạo rồi, ngài lặng lẽ độ các em mình đi tu hết, đạo lực ngài rất phi phàm .
    Chỉ có cha mẹ ngài thì bất mãn, chống đối, cuối cùng giữ được một người em út.


    Người em út năm đó lên mười mấy tuổi, cha mẹ vội cho đi hứa hôn vì sợ không hứa hôn cưới vợ kịp thì ngài Xá Lợi Phất cũng độ đi tu luôn thì không ai kế thừa gian sản rất lớn.



    Người em của ngài Xá Lợi Phất tên là Rêvata, trong buổi lễ đính hôn, Rêvata được đắt đến nhà gái gặp cô dâu tương lai, cô dâu cũng còn rất trẻ vì vào thời đó ở Ấn Độ vẫn còn tục tảo hôn, cưới vợ rất sớm


    Khi dắt cô dâu ra, có cha mẹ ông bà ngồi đầy đủ, và chú rể Rêvata là em út của ngài Xá Lợi Phất.
    Sau khi ông mai chúc phúc nói với mọi người ông nói thế này:


    “Xin chúc cho cô dâu sau này cũng được sống lâu như bà cố ở đây”.


    Bà cố năm đó 102 tuổi, bà ngồi mắt lờ đờ, da nhăn, răng không còn, lưng còm, tóc bạc, nhìn không rõ ai là ai hết.
    Chú Rêvata trợn mắt nhìn bà cố nói:


    Trời đất ơi, người vợ mình sau này giống như bà cố này


    Chú quay lưng đâm đầu chạy một mạch trốn không hứa hôn luôn.


    Chú chạy quá chừng , khi chú bỏ chạy như vậy ngài Xá Lợi Phất đã biết trước.


    Ngài biết trước đoạn đường chú sẽ chạy qua và dặn chư tăng đứng đón ở chỗ đó và nói nếu chú đó đến xin xuất gia thì chấp nhận liền và đem chú đi giấu cho ngài


    Vì ngài biết nếu để trễ, gia đình sẽ bắt lại liền.
    Chú nhỏ con chạy nhanh nhưng gia nhân thì đang đuổi theo.
    Đúng như ngài dự đoán, chú chạy qua con đường đó, vừa gặp các vị Tỳ kheo liền sụp xuống lạy:
    “Cho con xin xuất gia”.
    Lập tức, hai vị tỳ kheo liền xách hai nách chú kéo vô bụi giấu.


    Người nhà đi tìm không ra tại vì chú lũi vô bụi đi tắt ngang qua đường rừng đi về Tinh xá rồi phủi tóc tu hành cho một đề mục thiền quán.


    Rồi chú sợ gia đình tìm, chú trốn vào một khu rừng keo đầy gai, chú sống trong đó tu và đắc đạo, chứng Alahán .


    Sau đó ngài Xá Lợi Phất biết em mình chứng Alahán rồi mới đến xin Phật cho ngài đến thăm em. Đức Phật nói đợi Ngài, Ngài cũng đi thăm.


    Khi đi, có vị nói:
    Bạch Thế Tôn từ đây đến khu rừng keo đó không có làng mạc, không có người, cách sáu mươi dặm đường rất là xa

    Đức Phật mới hỏi trong đoàn đi có Sivali đi hay không?”,

    “Dạ thưa có Sivali”.

    Đức Phật nói: “ như vậy không sao, hãy đi”.

    Tôn giả Sivali là một tôn giả mĩ mãn về phước đức, tức là ngài xuất hiện ở chỗ nào thì nơi đó quỷ thần, chư thiên đều cúng dường .
    Vì cái phước cúng dường của ngài gần như vô lượng vô biên.
    Sau này, chúng ta sẽ học về ngài.


    Phật tin chắc đi qua khu vực không có làng mạc, không có người mà nếu có ngài Sivali đi thì không ai bị đói .
    Phật không dùng phước của mình mà nương vào phước của đệ tử mình.
    Đây là một điều rất lạ.
    Và đoàn người cất bước đi.
    Đức Phật không dùng thần thông, Ngài không bay mà đi bộ bình thường.
    Trên đường đi vừa đến buổi ăn cơm thì chỗ đó hiện ra làng mạc, dân chúng liền.
    Người ta đến cúng dường hết cả đoàn.
    Ai vậy?
    Chư thiên phối hợp nhau cúng dường.
    Cứ đi đến khúc nào cần phải ăn cơm, cần phải nghỉ ngơi là nhà cửa, tinh xá hiện ra, đi ra là nhà cửa biến mất hết, người cũng biến mất hết.
    Và đi mấy ngày như vậy mới đến khu rừng keo .
    Và ngài Rêvata lúc này vẫn còn nhỏ, ngài dùng thần lực hiện ra đầy đủ lầu các, đền đài để đón Phật và chư tăng vì ngài đã chứng Alahán.
    Ngài đã cúng dường Phật và Phật đã ở đó mấy ngày để thuyết pháp.
    Tin đó lan ra xa . Có hai vị Tỳ kheo nghe tin đó vội chạy đến.
    Nhưng hai ông đi đến với tâm nghi ngờ nói: “Người mới xuất gia không bao lâu làm sao có thể đắc đạo có thần lực được như vậy, không đến thì không tin”.

    Và khi hai ông đến chỉ thấy rừng keo, gai của cây keo móc rách áo, y của ông luôn.
    Hai ông đi lanh quanh rồi bỏ về.
    Khi bỏ về hai ông gặp bà tín nữ Vêsakha.
    Bà là một nữ cư sĩ vĩ đại nhất nhì vào thời Đức Phật.
    Hai ông Tỳ kheo mới nói thế này: “Chúng tôi nghe nói rằng trong khu rừng keo đó thần lực của Rêvata đã tạo nên lầu các, tinh xá để cúng dường Phật và chư tăng nhưng tôi đến không thấy
    Bà hoang mang và đoán trong đây nhất định có điều gì bí ẩn thuộc về thần thông.
    Một lần gặp Phật bà mới hỏi: “Bạch Thế Tôn, con nghe hai vị Tỳ kheo ban đầu nói đó chỉ là rừng keo gai góc, Thế Tôn đã vào rừng keo gai góc ở không có gì hết. Nhưng sau, lại có hai vị Tỳ kheo lại kể ngược lại là Rêvata đã dùng thần lực biến cả khu rừng thành lầu các, tinh xá đẹp đẽ.
    Vậy sự thật là như thế nào?”.
    Đức Phật lại không trả lời, Ngài không nói thật hư, Ngài chỉ mỉm cười nói một bài kệ:
    Làng mạc hay rừng núi
    Thung lũng hay đồi cao
    La hán trú chỗ nào
    Nơi ấy thật khả ái.
    Qua câu chuyện chúng ta sẽ thấy được công dụng của việc thấy thân này vô thường .
    Nhiều người cứ tưởng rằng khi ngồi thiền chúng ta quán thân vô thường là tu pháp môn thấp
    Nhưng pháp môn này không hề thấp đâu .
    Bằng chứng là khi chú Rêvata này hiểu được sự vô thường của thân như thế, ái dục biến mất và chạy trốn đi tu và đắc đạo .
    Khi ta ngồi thiền cũng quán thân này vô thường rồi sẽ già, sẽ chết nhưng khi hết thời ngồi thiền, chúng ta bước ra ngoài gặp một cô gái đẹp, chúng ta thấy mến.
    Tức là cái quán thân của chúng ta chưa kĩ, chưa tới, chưa thấu đáo.
    Nếu chúng ta quán thân vô thường thấu đáo, khi bước ra ngoài gặp một người đẹp chúng ta dửng dưng liền.

    Hãy nhớ, khi cái chấp buông xuống thì trí tuệ khởi lên. Ta bỗng nhiên trở thành một người có minh triết .
    Ngài Rêvata có lẽ do duyên đời trước, đồng thời có lẽ bà cố đó quá ấn tượng cho nên chỉ trong một khoảnh khắc ngài ngước ngài nhìn bằng ta thường quán vô thường 10 năm.
    Trong câu chuyện này có một điểm hay là ngài Xá Lợi Phất biết căn cơ em mình có thể đắc đạo, cho nên dặn chư Tăng phá lệ tiếp nhận em mình. Mặc dù luật đưa ra là một người muốn xuất gia phải có sự đồng ý của cha mẹ. Trong trường hợp này, ngài Xá Lợi Phất biết nếu không nhận thì sẽ mất một vị Alahán cho nên ngài phá lệ. Chúng ta phải hiểu một bậc Thánh là như vậy, vì lợi ích cuối cùng chứ không chấp vào nguyên tắc. Nguyên tắc, luật pháp hay đường lối đều đưa đến cứu cánh mục đích cao cả cuối cùng.

    Trong câu chuyện này có một điều thú vị nữa là.
    Phật không dùng thần thông để đi nhanh mà Ngài cũng không tác ý kêu chư Thiên chúng dường đoàn của mình mà đi bộ bình thường và sống nhờ cái phước của người đệ tử mình là ngài Sivali, Ngài biết cái phước của ngài Sivali là dư trang trải hết cho chư Tăng.
    Ngài Sivali tại sao phước lớn đến như vậy?
    Là do công hạnh cúng dường của ngài từ nhiều kiếp rất đặc biệt.
    Thậm chí đến kiếp này lòng thương tưởng của ngài đối với chúng sinh thật lớn.
    Lúc ngài đã là Alahán, một hôm ngài đi khất thực, người ta cúng cho ngài thức ăn rất ngon.
    Ngài ôm bình bát đến một gốc cây và ngồi xuống ăn, thời xưa thì ăn bằng tay chứ không có muỗng.
    Người Ấn Độ chỉ ăn bốc thôi.
    Ăn xong ngài rửa tay và ngồi nghỉ.
    Bỗng có một con chó đói chạy đến.
    Ngửi thấy mùi thức ăn trong bát, nó cứ vẫy đuôi, lè lưỡi và bụng nó gầy trơ xương ra, lông nó rụng gần hết. .
    Ngài nhìn thấy, ngài xót thương, ngài ép hơi vận lực ói ra để cho nó ăn.
    Hi vọng nhờ vậy mà nó đủ sữa cho con nó bú.
    Tấm lòng của ngài Sivali là như vậy.
    Bây giờ có nhiều người làm còn hay hơn nữa, đó là hiến máu nhân đạo.
    Thức ăn chúng ta ăn vô biến thành máu rất quí mà mình rút máu ra để hiến máu nhân đạo.
    Công đức đó không thua ngài Sivali.
    Nên vì vậy, người nào đã từng hiến máu nhân đạo cái phước sẽ được tồn tại nhiều kiếp.
    Đó là một cách làm phước rất tốt.

    Chúng ta cũng thấy cái hay của Đức Phật là Ngài phát huy đệ tử của mình chứ không có ỷ cái sức của mình. Phước của Ngài dư để nuôi đệ tử mà Ngài không cần, Ngài lấy phước của Sivali để tôn vinh, phát huy cho đệ tử mình.
    Đó là bản chất của người lãnh đạo giỏi.
    Và đặc biệt, một bậc Thánh cao siêu như Đức Phật, Ngài có thể bay, biến mất chỗ này hiện ra chỗ kia, thậm chí Ngài có thể biến lên cõi trời được.
    Vậy mà, khi đi thăm đệ tử của mình là Ngài đã đi bộ suốt sáu mươi dặm đường.

    Chúng ta hãy hiểu một điều là một bậc Thánh càng cao siêu thì càng thích làm những chuyện bình thường.
    Chỉ có những người không bình thường thì mới thích làm những chuyện cao siêu.

    Dấu hiệu của bậc Thánh là ở đâu dù nghèo vẫn luôn ngăn nắp.

    Nhất là vệ sinh luôn luôn sạch sẽ.

    Ở Ấn Độ người ta không chú trọng nhà vệ sinh riêng nhưng trong đạo Phật,
    từ thời Đức Phật,
    nhà vệ sinh luôn luôn được chú trọng rất kỹ.
     

Chia sẻ trang này