Linh cảm hay giác quan thứ sáu

Thảo luận trong 'Kiến thức Nhân Tướng Học-Âm Dương, Ngũ Hành' bắt đầu bởi Tử Vi, 27 Tháng sáu 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Nhìn bằng lưỡi! Định hướng bằng làn da! Bay bằng đũng quần! Các nhà nghiên cứu đang tìm cách khai thác tính mềm dẻo của não bộ để tác động vào 5 giác quan của chúng ta và xây dựng một vài giác quan mới.

    Mùa thu năm 2004, trong suốt 6 tuần, sáng nào anh Wachter, một nhà quản trị hệ thống tại Đại học Osnabruck của Đức, cũng đeo một chiếc thắt lưng to bản có 13 miếng lót rung – giống như những bộ phận báo rung của điện thoại di động. Bên ngoài chiếc thắt lưng có một nguồn điện và một cảm biến có thể phát hiện ra từ trường của trái đất. Bất kỳ miếng lót nào chỉ lên phía bắc thì đều tắt nguồn điện đi.



    Công nghệ cảm biến giúp ta quan sát thế giới bằng nhiều “cặp mắt” khác nhau

    Nhờ chiếc thắt lưng này, Wachter bắt đầu ý thức hơn về những cuộc hành trình khi muốn đi đâu đó. Wachter cho biết: “Tôi đột nhiên nhận ra rằng nhận thức của tôi đã thay đổi. Tôi đã có một bản đồ thành phố ở trong đầu. Tôi luôn tìm được đường về nhà. Cuối cùng, tôi cảm thấy không bao giờ bị lạc đường, thậm chí ở một nơi hoàn toàn xa lạ”. Ngay trong những giấc mơ, Wachter cũng thấy cảm giác rung lên chạy quanh thắt lưng, giống như khi anh thức.

    Thay đổi dữ liệu giác quan

    Hóa ra, vấn đề không nằm ở cảm giác. Thế giới có đầy rẫy những thiết bị có thể phát hiện ra những thứ mà con người không thể. Bởi vậy, đây là giải pháp: tìm cách thay đổi dữ liệu giác quan mà bạn muốn – những trường điện từ, sóng siêu âm, tia hồng ngoại – sang một thứ gì đó mà não của con người có thể đọc được như xúc giác hoặc thị giác. Bộ não của con người hoá ra lại linh hoạt hơn chúng ta nghĩ, như thể chúng ta có những cái cổng giác quan không được sử dụng, chỉ đợi những trình mở rộng phù hợp. Bây giờ đã đến lúc để chúng ta xây dựng chúng. Ngoài 5 giác quan quen thuộc: tai, mắt, mũi, lưỡi, da; có một giác quan thứ 6 (hoặc ít nhất là 5,5) được công nhận được gọi là cơ quan cảm nhận trong cơ thể. Một mạng lưới các dây thần kinh kết hợp với tai trong, thông báo cho bộ não biết cơ thể và tất cả các bộ phận cơ thể ở đâu và chúng được định hướng như thế nào. Điều này giải thích tại sao bạn biết khi bạn đang nằm sấp hoặc làm sao bạn có thể biết chiếc xe mà bạn đang ngồi trên đó là đang chuyển hướng mặc dù có thể lúc đó bạn đang nhắm mắt.



    Những chiếc máy tính có thể cảm nhận tương tự như chúng ta vậy. Chúng có một vài loại cảm biến ngoại vi, được thiết kế để thu nhận những hạt phóng xạ, hoặc âm thanh, hoặc các chất hoá học. Những cảm biến này được nối với một máy biến năng (transducer) có thể chuyển đổi các dữ liệu về hoạt động của cuộc sống sang tín hiệu kỹ thuật số. Sau đó, chiếc máy biến năng này truyền dẫn những dữ liệu đã được biến đổi sang chiếc máy vi tính. Trái ngược lại, não bộ của con người luôn luôn phải tích hợp tất cả các thông tin thu nhận được từ 5,5 giác quan này và sau đó đưa ra một bức tranh toàn diện về môi trường. Do vậy, nó liên tục đưa ra các quyết định xem nên chú ý tới điều gì, điều gì cần khái quát hoá hoặc so sánh và điều gì có thể bỏ qua. Nói một cách khác, não rất linh hoạt.

    Xa hơn cảm giác

    Vào tháng 2.2007, một nhóm các nhà nghiên cứu người Đức đã xác nhận rằng: Vùng vỏ não về thính giác của con khỉ có thể xử lý những thông tin liên quan đến thị giác. Tương tự, vỏ não về thị giác của chúng ta có thể dung nạp tất cả các loại dữ kiện thay đổi. Cách đây hơn 50 năm, một nhà nghiên cứu người Áo, Ivo Kohler, đã đưa cho mọi người một chiếc kính đeo mắt làm lộn ngược mọi hình ảnh tiếp nhận. Sau một vài tuần, những vật thí nghiệm được đặt lại đúng vị trí – thị lực vẫn bị ảnh hưởng, nhưng não của họ đã xử lý hình ảnh sao cho chúng vẫn như bình thường. Sau đó, vào các thập niên 60 và 70, những nhà nghiên cứu về thần kinh sinh vật của trường Đai học Harvard là David Hubel và Torsten Wiesel đã xác định rằng, những dữ kiện thu nhận từ thị giác tại độ tuổi nhất định giúp cho các động vật phát triển một vùng vỏ não thị giác chức năng (họ đã được nhận chung giải Nobel cho công trình nghiên cứu này). Tuy nhiên, phải đến cuối thập niên 90, các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra rằng não bộ của người trưởng thành có thể thay đổi, nó có thể bố trí lại các nơron bằng cách tạo thành các khớp thần kinh mới và tự sắp xếp lại “bản đồ” của não. Đặc tính đó được gọi là cơ chế thần kinh mềm dẻo.



    Mắt sẽ không còn là cơ quan “thị giác”

    Đây quả thực là một thông tin tốt đẹp cho những người đang tạo ra các thiết bị giác quan nhân tạo. Bởi vì nó có nghĩa rằng: não bộ có thể thay đổi cách nó xử lý thông tin từ một giác quan đặc biệt, hoặc nhận thông tin từ một giác quan và xử lý nó bằng một giác quan khác. Nói theo cách khác, bạn có thể sử dụng bất kỳ cái cảm biến nào bạn muốn, với điều kiện là bạn chuyển đổi các dữ liệu nó thu nhận được sang hình thức mà não bộ của con người có thể hiểu được.

    Những cuộc trình diễn của giác quan

    Vào thập niên 60, Paul Bach-y- Rita đã lập nên công trình nghiên cứu đầu tiên của mình về “sự trình diễn xúc giác” chứng minh rằng con người có thể “nhìn” bằng làn da. Khoảng những năm 1980, các nhà khoa học về thần kinh học trong nhóm Paul Bach-y-Rita, nay thuộc trường Đại học Wisconsin, vẫn sử dụng các cơ quan cảm nhận để tiếp tục những dữ liệu cảm biến mới với “khả năng định hướng” của chiếc lưỡi: liệu trên thực tế, lưỡi có khả năng làm tăng thị lực khi có những khuyết tật về thị lực hay không?



    Ai ngờ rằng chiếc lưỡi còn có thể đóng vai trò định hướng và giữ thăng bằng

    Vào những năm 1970, có một chuyện về một bác sĩ phẫu thuật là Angus Rupert đã trần truồng nhào lộn không dù (skydiving) xuống đất. Và trong khi rơi tự do với hai mắt nhắm nghiền, ông ta nhận thấy cách duy nhất ông có thể biết mình đang lao thẳng xuống đất là nhờ cảm nhận gió chạm vào làn da. Ông không hề cảm thấy một chút nào về trọng lực của trái đất. Kinh nghiệm đó đã khiến Rupert nảy sinh ý tưởng về một “hệ thống nhận thức tình huống chiến thuật” (tactical situational awareness system), một bộ quần áo có gắn các bộ phận rung, giống như cái thắt lưng feltSpace kể trên để giúp các phi công nâng cao khả năng định hướng khi bay đêm.

    Thành công vẫn còn rất xa vời. Những thành quả hiện tại cho những thiết bị mô phỏng hỗ trợ cảm giác vẫn còn cồng kềnh, khá viễn tưởng. Cái mà các nhà nghiên cứu lĩnh vực này tìm kiếm là một điều gì đó rõ ràng, một cái gì đó mà người sử dụng có thể cảm thấy dễ chịu khi đeo nó trên người. Song công nghệ cảm biến không phải là vấn đề chính ở đây. Vấn đề là phải làm sao hiểu rõ hơn về cách thức mà não bộ xử lý thông tin, thậm chí khi quan sát thế giới bằng nhiều cặp mắt khác nhau.

    Giới hạn của giác quan con người

    Phương hướng không phải là thứ mà con người có thể cảm nhận do bẩm sinh. Tất nhiên một vài loài chim có khả năng này và đối với chúng, điều đó không kém phần quan trọng hơn vị giác hoặc khứu giác như đối với chúng ta. Trên thực tế, nhiều động vật có những giác quan hoàn hảo và phi thường. Loài cá thái dương (sunfish) nhìn thấy được ánh sáng bị phân cực. Loài rùa Caretta cảm giác được từ trường của trái đất. Loài cá mập đội mũ (bonnethead sharks) có khả năng nhận biết được những rung động tinh tế (nhỏ hơn 1 nanovolt) trong một điện trường nhỏ. Và nhiều những loài vật khác có những kiểu giác quan là dạng tăng cường của các giác quan thông thường: con dơi có thể nghe được những tần số ngoài phạm vi thính giác của chúng ta và một vài côn trùng có thể nhìn thấy được tia tử ngoại.

    Tre Today



    Được đăng bởi: tamvn
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hiểu thêm về giác quan thứ 6

    Đối với con người, linh cảm có vai trò như một cái la bàn và nó đi theo người ta trong suốt cả cuộc đời. Gerald Traufetter nhà báo của tạp chí Spiegel đã mô tả trong cuốn sách của ông mang tên "Sự thông thái của cảm giác" quá trình nghiên cứu, khám phá sức mạnh của trực giác.

    Linh cảm hoàn toàn không phải là thần bí, nó dựa trên kinh nghiệm và tri thức mà chúng ta hoàn toàn không biết là mình biết. Với sự hỗ trợ của cảm giác, linh cảm của con người như một cái la bàn giúp ta ra những quyết định lớn, nhỏ khác nhau trong suốt cuộc đời.
    Một "bàn tay bí ẩn" nào đó đã vào cuộc mỗi khi George Soros quyết định đầu cơ vào một hoạt động tài chính đáng gờm của ông ta. Ngay từ khi còn trẻ, Soros vẫn cho rằng con trai ông là một kẻ kiệm lời, xuất chúng và đấy là lý do vì sao ông đi đến quyết định chuyển dịch trên thị trường vốn quốc tế.
    Nhưng cậu con trai nhìn thấu lý do thực sự về những quyết định của người cha mình: “Cụ thay đổi vị trí của mình trên thị trường mỗi khi cảm thấy những cơn đau nhức nhối ở lưng”. Phải chăng cơn đau nhức nhối này là "tiếng nói" trong thâm tâm khi thì thể hiện ở dạ dày, khi thì ở sống lưng?
    Linh cảm đặc biệt tạo cho con người biết ghi nhận và đi đến những hành động lạ thường: Năm 1759, ông Arthur Guinness đã thành lập doanh nghiệp của mình trên cơ sở một nhà máy bia bị bỏ hoang ở Dublin. Ông đã ký một hợp đồng thuê đất trường kỳ - 9.000 năm - với giá 45 bảng một năm. Tại sao ông ta lại có một cảm giác chắc thắng đến như vậy?
    Một lực lượng hùng hậu gồm các nhà tâm lý học, các chuyên gia thần kinh và chuyên gia nghiên cứu hành vi đã dày công nghiên cứu để giải mã khả năng mà trong dân gian gọi là sự “mách bảo của linh cảm”.
    Bằng các phương pháp thử nghiệm khôn ngoan, bằng các thí nghiệm sắc sảo và chụp điện não, các nhà nghiên cứu cố tìm cách làm rõ thế giới đầy bí ẩn của cái gọi là sự hiểu biết vô thức.
    Và họ luôn chứng kiến những kết quả hết sức bất ngờ: Thí dụ chỉ sau ít giây đồng hồ, các em học sinh đã có thể quả quyết nhận xét liệu thầy giáo có phải là người dạy giỏi không.
    Tại các cuộc “Speed-Dating-Partys” nơi những người độc thân chỉ có 6 phút để chọn người đối thoại với mình thì những người có quyết định chớp nhoáng thường ít bị thất vọng hơn so với những người cân nhắc, chọn lựa kỹ lưỡng.
    Thí nghiệm chọn tranh cũng tương tự, những người quyết định chóng vánh thường có những bức tranh vừa ý và treo lâu hơn tại nhà mình so với những người so đo chọn lựa.
    Nhà tâm lý học Cornelia Betsch thuộc Đại học Heidelberg cho rằng, các nhà quản lý ái ngại không muốn thừa nhận quyết định của họ xuất phát từ linh cảm vì thế các nhà quản lý thường thuê các công ty tư vấn tìm nguyên nhân dẫn đến các quyết định có tính trực giác này của họ.
    Đối với những việc mà các nhà kinh tế sẵn sàng chi trả hàng trăm nghìn euro thì bộ não ở mỗi con người luôn phải ra những quyết định miễn phí: sau khi sự việc đã diễn ra, người ta mới suy nghĩ vì sao đã quyết định như thế chứ không thể có quyết định khác.
    Sự tiến bộ kỹ thuật, sự nối mạng nền kinh tế trên thế giới đòi hỏi những người điều hành cỗ máy kinh tế hàng ngày, hàng giây phải có những quyết định nhanh chóng. Chỉ cần nhấn chuột, một nhà đầu tư có thể chuyển số tiền hàng tỉ tới thế giới tài chính hiện số.
    Thông thường những người tham gia các thương vụ này phải có những quyết định chớp nhoáng trong tích tắc mà lý trí không thể có dịp phát huy tác dụng đáng kể. Trong khi đó, một quyết định diễn ra trong khoảnh khắc lại có thể quyết định đến sự tồn vong của cả một hệ thống kinh tế.
    Trong khi đó các ngành khoa học thần kinh cũng có đóng góp rất hấp dẫn là nghiên cứu cơ sở về tâm lý học, sinh vật học phân tử và thần kinh học khi ra quyết định. Khi nào thì có sự hiện diện của lý trí, tỉ lệ vô thức là bao nhiêu? Chức năng của linh cảm phát huy đến mức độ nào? Khi nào người ta có thể tin tưởng vào sự linh cảm và khi nào linh cảm dẫn đến thất bại? Ba hợp phần của linh cảm là kinh nghiệm, tri thức và cảm xúc.
    Gary Klein, nhà nghiên cứu về linh cảm của Mỹ ví quá trình này như hệ thống miễn dịch: Những quyết định nhỏ này dựa trên so sánh mẫu chứ không phải dựa vào việc phân tích. Trẻ em chưa có bao nhiêu kinh nghiệm bệnh tật. Nhưng chúng càng hay bị cảm cúm bao nhiêu thì hệ miễn dịch của chúng sẽ càng phản ứng tốt hơn bấy nhiêu”.
    Cuốn sách “Linh cảm - sự thông thái của cảm giác” kể lại việc các nhà khoa học bằng những phương pháp khoa học đầy hình ảnh và các thí nghiệm quan sát con người trong quá trình ra quyết định. Theo đó người ta không thấy những quyết định hợp lý hay những quyết định có tính trực giác.
    Mọi quyết định hợp lý cũng là quyết định có tính trực giác vì chúng đều dựa vào một quá trình tư duy vô thức. Tác động của linh cảm trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cho chúng ta thấy trí tuệ phản ứng như thế nào.
    Người bác sĩ ở phòng cấp cứu, người lính cứu hỏa đang có mặt trong một cầu thang rực lửa, người thủ môn đang hoạt động trên sân cỏ, người môi giới trên sàn chứng khoán - tất cả những con người này đều sử dụng ít nhiều sự khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể sức mạnh của linh cảm.
    Từ nghiên cứu này khoa học đã phát triển một sự tổng hợp mới giữa tính hợp lý và linh cảm. Trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống diễn ra hàng ngày, cho đến những tai họa đột ngột, linh cảm là điều có thể học được.
    Linh cảm hoàn toàn không liên quan gì đến phép siêu hình hay là một vấn đề trừu tượng, mà là sự mẫn tiệp trong cảm xúc của con người[​IMG]

    ( An Ninh Thế Giới)
     

Chia sẻ trang này